Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh Lớp 3
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học.
Thông qua hoạt động học tập, học sinh được phát triển các kĩ năng: giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Việc tạo hứng thú học Toán cho học sinh có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập và phát triển nhân cách cho các em; góp phần thực hiện mục tiêu chương trình môn Toán. Vậy làm thế nào để tiết học môn Toán trở nên sinh động, nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn? Đồng thời phát huy được tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em. Đó cũng chính là lý do tôi chọn sáng kiến “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh Lớp 3

2 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học. Thông qua hoạt động học tập, học sinh được phát triển các kĩ năng: giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Việc tạo hứng thú học Toán cho học sinh có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập và phát triển nhân cách cho các em; góp phần thực hiện mục tiêu chương trình môn Toán. Vậy làm thế nào để tiết học môn Toán trở nên sinh động, nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn? Đồng thời phát huy được tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em. Đó cũng chính là lý do tôi chọn sáng kiến “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3”. 2. Mục đích của sáng kiến - Tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao niềm say mê, tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh. - Giúp giáo viên vận dụng linh hoạt một số biện pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực phẩm chất, năng lực cho học sinh. - Thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. 3. Phạm vi, đối tượng áp dụng 3.1. Phạm vi áp dụng Các biện pháp này đã được thực hiện trong các tiết học của môn Toán của lớp 31, trường Tiểu học Minh Hòa nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học Toán. 3.2. Đối tượng áp dụng Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 4 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” - Nhà trường luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới: tivi, hệ thống mạng wifi, máy tính để bàn, máy chiếu, đèn, quạt, bàn ghế (phù hợp với tầm vóc, lứa tuổi của học sinh),... - Học sinh có nề nếp, ý thức học tập; được trang bị tương đối đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. - Được sự đồng thuận, ủng hộ và phối hợp của phụ huynh trong quá trình giáo dục và rèn luyện học sinh. 2.2. Khó khăn - Một số cha mẹ học sinh là công nhân đi làm theo ca hoặc lao động tự do nên chưa quán xuyến được việc học hành của con em mình. - Một số học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập, thiếu sự tập trung trong giờ học. 2.3. Nguyên nhân Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát về sự hứng thú học Toán của học sinh để tìm hiểu nguyên nhân: Lớp Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng lượng lượng lượng 31 35 HS 7HS 20% 9 HS 25,7% 9 HS 25,7% 10 HS 28,6% - Các em chưa có hứng thú học tập môn toán. - Giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt khi vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong các tiết học Toán. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đạt được hiệu quả mong muốn. - Giáo viên chưa thực sự linh hoạt trong việc động viên, khích lệ học sinh. 3. Những biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 6 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” Biện pháp 2. Tạo hứng thú học tập từ vốn kiến thức thực tế Để tạo ra được hứng thú học Toán cho học sinh, giáo viên phải giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của Toán học trong cuộc sống hàng ngày. Trong mỗi tiết học toán, giáo viên thiết kế thêm một số bài tập, tình huống liên quan đến thực tế. Học sinh có thể tự đặt ra bài toán theo tóm tắt của giáo viên. Học sinh được phân tích và nêu hướng giải bài tập. Tôi luôn tìm cách tạo hứng thú cho các em mỗi khi bắt đầu bài học mới. Chẳng hạn như: Khi dạy bài “Nhiệt độ. Đơn vị đo nhiệt độ” tôi cho học sinh khám phá thông qua hoạt động dùng tay sờ vào chai nước nóng, chai nước nguội và chai nước lạnh để so sánh về độ nóng lạnh. Từ đó, tôi giới thiệu về nhiệt độ, đơn vị đo nhiệt độ Trong các giờ dạy, tôi luôn bắt đầu từ những kiến thức thực tế và cho học sinh tự mình lấy các ví dụ, tự phát hiện kiến thức mới thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, không hề áp đặt. Học sinh có thể tự tìm ví dụ về các phép tính cho riêng mình, miễn sao đạt được yêu cầu. Từ những việc làm cụ thể đó, giáo viên đã giúp học sinh tạo hứng thú trong học tập: Học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đây là một việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán cho học sinh, gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong toán học. Biện pháp 3. Kết hợp đa dạng, linh hoạt các phương pháp dạy học Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá trình dạy Toán cần kết hợp linh hoạt một số phương pháp dạy học như: a) Phương pháp trực quan Là một phương pháp dạy học Toán mà ở đó người giáo viên làm cho học sinh nắm được tri thức, kĩ năng của môn Toán dựa trên các hoạt động quan sát trực tiếp đối với các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung quanh. Vì Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 8 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” Trong thực tế, thông thường giáo viên tổ chức trò chơi học tập nhằm mục đích củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên dựa theo nội dung của từng bài, từng mạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp. Trò chơi không những giúp cho việc hình thành, khắc sâu kiến thức được nhẹ nhàng mà còn tạo được hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi giờ học. * Trò chơi học tập có thể tổ chức ở hầu hết các bước lên lớp: + Hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối) + Hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá; phân tích, hình thành kiến thức mới) + Hoạt động luyện tập, thực hành. + Hoạt động vận dụng, ứng dụng. * Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi Toán học: - Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học. - Luật chơi rõ ràng, đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện. - Điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phải phong phú hấp dẫn, đơn giản, dễ làm. - Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. - Trò chơi phải kích thích được sự hứng thú của học sinh. - Đánh giá trò chơi với thái độ nhẹ nhàng mang tính chất khích lệ, động viên nhưng phải công bằng. * Để trò chơi mang lại hiệu quả cao thì khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học toán, cần lưu ý: - Lựa chọn trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. - Thời gian chơi mỗi trò chơi từ 3 – 5 phút. - Trong mỗi tiết học không nên lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi. - Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú. Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 10 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” chơi, giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, nhận biết, so sánh, giao tiếp, chia sẻ, hỗ trợ,.. Học sinh được hình thành và phát triển những phẩm chất đoàn kết, yêu quý, tôn trọng người xung quanh,... Biện pháp 5. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học Đặc trưng của hình thức dạy học môn Toán là dạy học trong lớp, theo thời gian quy định, giáo viên có thể tham khảo nội dung cũng như các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa. Khi sử dụng hình thức dạy học này tạo ra sự nặng nề đơn điệu, hạn chế sự nhận thức tiếp thu kiến thức của học sinh. Để khắc phục hạn chế đó, giáo viên có thể thực hiện một số hình thức dạy học như sau: a) Học trong lớp Có 3 cách tổ chức: * Học cá nhân Tổ chức cho học sinh học cá nhân sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực học sinh trong học Toán. Việc học cá nhân chỉ đạt hiệu quả khi mỗi học sinh thực sự làm việc theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên trên phiếu học tập, bảng con, vở,... Giáo viên có thể trực tiếp kiểm tra từng em, giúp từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ. * Học nhóm Học nhóm sẽ tạo không khí hợp tác học tập, học tập có tổ chức, có trách nhiệm giữa các thành viên trong một nhóm học sinh. Khi học nhóm, mỗi học sinh phải phát biểu ý kiến của mình, phải thực hiện nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. * Học toàn lớp Khi học toàn lớp, giáo viên tổ chức cho các em cùng trao đổi ý kiến, tổ chức hướng dẫn để cùng học sinh tham gia giải quyết một bài toán, cách trình bày một lời giải, cùng đặt vấn đề mới nảy sinh (dưới dạng câu hỏi) trong quá trình học tập. Giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng, đủ thông tin với tốc độ vừa phải, thường xuyên gợi ý để thu thập các thông tin học sinh để điều chỉnh. Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 12 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” Biện pháp 6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Toán Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo án điện tử, bảng tương tác Acti. Ngày nay, giáo án điện tử được sử dụng rất phổ biến bởi những tiện ích mà nó đem lại. Để mỗi giáo án điện tử có chất lượng, phát huy được hiệu quả, góp phần tạo hứng thú cho học sinh thì cần sự sáng tạo, sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên. Việc thiết kế giáo án điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới yêu cầu của đề bài sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Hoặc khi tóm tắt bài toán có thể dùng hình ảnh phù hợp để minh họa cho đề bài. Những bài toán về đếm hình được đưa lên màn hình lớn và tạo hiệu ứng tách, ghép hình sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn. Khi tổ chức trò chơi có thể thêm hiệu ứng âm thanh như tiếng chuông, tiếng vỗ tay, để thu hút sự chú ý, tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia học tập. Ngoài ra, tôi thường xuyên vào các trang Violet, kinhnghiemdayhoc.net. Hành trang số, để tham khảo cách thiết kế giáo án điện tử của đồng nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú cho học sinh, làm cho tình cảm giữa cô với trò, trò với trò ngày thêm gắn kết. Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 14 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” bông hoa, sticker hay thư khen cho những học sinh có tiến bộ Khi các em được nhận những lời khen, thư khen thì các em cảm thấy rất vui, hạnh phúc. Tặng Thư khen học sinh tiến bộ trong học tập Thường xuyên ghi nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em. Vì thế, giáo viên cần chỉnh chu trong từng nét chữ và lời khen. Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 16 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” - Lựa chọn - phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học để truyền tải nội dung bài học. - Đầu tư cho tiết dạy luôn nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tích cực của học sinh. - Quan tâm, động viên, giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn để học tập tốt hơn. - Yêu nghề, mến trẻ, trau dồi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội. 3. Kết luận của sáng kiến Tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập là một việc làm vô cùng cần thiết, quan trọng vì đó là động lực giúp học sinh tham gia hoạt động học tập có hiệu quả nhất. Khi giáo viên đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tôi tin giờ học toán sẽ rất hiệu quả, chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện và nâng cao, góp phần cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Trên đây là một số biện pháp TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN cho học sinh lớp ba nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung mà tôi đã tìm tòi học hỏi qua tài liệu, đồng nghiệp và ghi chép lại trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, phần trình bày của tôi có thể còn những điều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của anh chị em đồng nghiệp, hội đồng thẩm định sáng kiến và các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Minh Hoà, ngày 29 tháng 01 năm 2024 Người thực hiện (Kí, ghi rõ họ tên) Phạm Xuân Thủy Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương 18 SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3” NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN Người thực hiện: Phạm Xuân Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_toan.doc