Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Lịch sử Lớp 5

Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hoá và bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của các vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc giáo dục lịch sử cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Trong các câu chuyện dân gian, thi ca dân gian… của người xưa đều mang đậm dấu ấn lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc xây dựng đất nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi thế hệ, mỗi con người khi đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương. Bởi vì “Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”.

Vì vậy, mục tiêu lớn nhất của bộ môn Lịch sử là nhằm nâng cao chất lượng dạy học, làm cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Môn Lịch sử trong trường học là “cầu nối” giữa “quá khứ” với “hiện tại”. Việc học lịch sử để “ôn cố tri tân” (nhắc cái cũ để biết cái mới) có tác dụng đào tạo thế hệ trẻ thành những người yêu nước. Mục tiêu của việc dạy học lịch sử nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng là cung cấp cho các em kiến thức lịch sử, giúp học sinh hiểu biết về truyền thống dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, góp phần hình thành phẩm chất cách mạng cho công dân Việt Nam.

Như vậy, việc nâng cao sự hiểu biết về Lịch sử, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, với lòng tự hào dân tộc, đem tài năng và trí tuệ phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với một dân tộc, đặc biệt là những con người làm công việc dạy học. Vì vậy, môn Lịch sử ở Tiểu học được coi là môn học quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở Tiểu học.

Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy việc dạy - học tốt môn Lịch sử là điều khá khó khăn đối với nhiều giáo viên Tiểu học. Đa số học sinh chưa có hứng thú khi học môn học này. Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, nắm bắt kiến thức mơ hồ, ghi nhớ máy móc. Kiến thức lịch sử mà các em vừa được học có thể bị quên ngay sau đó vì các em thường quan niệm Lịch sử là môn phụ nên không quan tâm nhiều đến môn học.

Trong những năm qua, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để đưa lịch sử dân tộc đến với học sinh một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc, khơi gợi được ở các em lòng say mê, sự hứng thú đối với môn học. Do đó tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 5” với hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử cho học sinh.

doc 30 trang Tú Anh 16/12/2024 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Lịch sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Lịch sử Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Lịch sử Lớp 5
 Sáng kiến”Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn lịch sử lớp 5”
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hoá và bề dày lịch sử lâu đời. Đó là 
những ngày đầu của các vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh 
giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi 
lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Từ xưa, nhân 
dân ta đã coi trọng việc giáo dục lịch sử cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ. 
 Trong các câu chuyện dân gian, thi ca dân gian của người xưa đều mang 
đậm dấu ấn lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc xây dựng đất nước 
và giữ nước của dân tộc. Mỗi thế hệ, mỗi con người khi đi qua những chặng đường 
ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ 
trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và 
nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử 
quê hương. Bởi vì “Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”.
 Vì vậy, mục tiêu lớn nhất của bộ môn Lịch sử là nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học, làm cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, quá trình dựng nước và 
giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Môn Lịch sử trong trường học là “cầu nối” giữa 
“quá khứ” với “hiện tại”. Việc học lịch sử để “ôn cố tri tân” (nhắc cái cũ để biết cái 
mới) có tác dụng đào tạo thế hệ trẻ thành những người yêu nước. Mục tiêu của việc 
dạy học lịch sử nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng là cung cấp cho các em kiến 
thức lịch sử, giúp học sinh hiểu biết về truyền thống dân tộc, giáo dục lòng yêu 
nước, niềm tự hào dân tộc, góp phần hình thành phẩm chất cách mạng cho công 
dân Việt Nam.
 Như vậy, việc nâng cao sự hiểu biết về Lịch sử, kế thừa và phát huy truyền 
thống tốt đẹp của cha ông, với lòng tự hào dân tộc, đem tài năng và trí tuệ phục vụ 
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước là một trong những nhiệm vụ hết sức 
quan trọng đối với một dân tộc, đặc biệt là những con người làm công việc dạy 
học. Vì vậy, môn Lịch sử ở Tiểu học được coi là môn học quan trọng góp phần 
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở Tiểu học.
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
 Trường Tiểu học Minh Hoà – Dầu Tiếng – Bình Dương Sáng kiến”Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn lịch sử lớp 5”
phải là những sự kiện rời rạc. Khi nghiên cứu phải làm rõ mối liên hệ và quy luật 
phát triển giữa chúng”.
 Năm 1951 ở Xevrơ (Pháp) 70 nhà sử học và giáo dục lịch sử của 32 nước 
tư bản đã họp và thông qua mục đích và nguyên tắc dạy học Lịch sử ở trường phổ 
thông. 
 Theo họ:
 1. Lịch sử phải đặt cho mình nhiệm vụ tìm kiếm chân lí
 2. Lịch sử phải là những câu chuyện về sự phát triển, lịch sử phải kể những 
thay đổi thường xuyên, phải động chứ không phải tĩnh.
 3. Lịch sử phải nhấn mạnh ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc và nhân dân 
các nước, nhấn mạnh sự trao đổi trong lĩnh vực kĩ thuật, chính trị cũng như văn 
hóa, triết học, tôn giáo.
 4. Lịch sử phải lưu ý tầm quan trọng của các nhân tố xã hội và kinh tế.
 5. Lịch sử phải nhấn mạnh các nhân tố tinh thần và đạo đức.
 6. Lịch sử phải nhấn mạnh ý nghĩa cuộc đấu tranh cho sự khoan dung và hòa 
bình.
 Do đặc điểm nội dung kiến thức cũng như mục tiêu dạy học môn lịch sử ở 
Tiểu học không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ 6 nguyên tắc trên, nhưng những 
nguyên tắc cần và đủ cho việc dạy học Lịch sử ở Tiểu học là các nguyên tắc sau:
 1. Lịch sử phải đặt cho mình nhiệm vụ tìm kiếm chân lí.
 2. Lịch sử phải là những câu chuyện về sự phát triển, lịch sử phải kể những 
thay đổi thường xuyên, phải động chứ không phải tĩnh.
 3. Lịch sử phải nhấn mạnh các nhân tố tinh thần và đạo đức.
 4. Lịch sử phải nhấn mạnh ý nghĩa cuộc đấu tranh cho sự khoan dung và 
hòa bình.
 Dạy Lịch sử trong nhà trường chính là giúp học sinh hiểu được quá trình 
phát triển của xã hội loài người nói chung, quá trình phát triển của xã hội Việt 
Nam nói riêng. Trong chương trình Lịch sử ở Tiểu học cũng có những bài nhằm 
giúp học sinh hiểu một sự kiện lịch sử từ đó giúp học sinh tăng thêm lòng tự hào 
dân tộc và biết giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Cũng có những bài 
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
 Trường Tiểu học Minh Hoà – Dầu Tiếng – Bình Dương Sáng kiến”Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn lịch sử lớp 5”
học tập uể oải, thiếu tích cực chủ động, giờ học không sôi nổi, hiểu biết một cách 
mơ hồ về lịch sử thậm chí còn có sự nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử, sự kiện 
lịch sử. Tôi xác định là do những nguyên nhân sau: 
 Thông tin từ sách giáo khoa lịch sử mang tính chính xác và khoa học,. Kiến 
thức được tinh giản tối đa và hết sức thiết thực. Giáo viên phải trình bày kiến thức 
lịch sử chính xác. 
 Giáo viên chưa biết khai thác kiến thức lịch sử được trình bày ở kênh chữ 
cũng như kênh hình một cách phù hợp.
 Khi sử dụng đồ dùng dạy học còn mang tính giới thiệu, không khai thác triệt 
để ưu thế của đồ dùng phục vụ cho bài học. 
 Do đòi hỏi của phương pháp dạy học tích cực là học sinh làm việc nhiều, 
giáo viên ít thuyết trình nên đại đa số giờ lịch sử giáo viên không tái hiện các sự 
 kiện lịch sử bằng lời nói của mình, chỉ nêu câu hỏi để học sinh tìm ra kiến 
thức trong sách giáo khoa.
 *Số liệu thống kê: Đầu năm học 2020 - 2021, khi mới nhận lớp, tôi đã tiến 
hành thăm dò sở thích và hứng thú khi học môn lịch sử của học sinh lớp mình chủ 
nhiệm và thu được kết quả như sau: 
 Mức độ hứng thú
 Các giai đoạn
 Thích học Bình thường Không thích học
 Đầu tháng 9
 2/35 9/35 24/35
 Chính vì vậy mà tính tất yếu phải có giải pháp hợp lý sát thực và phù hợp với 
tình hình thực tế của lớp 5 tôi phụ trách nói riêng và của khối 5 trong trường Tiểu 
học nói chung là rất cần thiết. Qua đó, giúp học sinh hứng thú và học tập tốt môn 
Lịch sử lớp 5.
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
 Trường Tiểu học Minh Hoà – Dầu Tiếng – Bình Dương Sáng kiến”Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn lịch sử lớp 5”
quy trình áp đặt, rập khuôn. Kiến thức bài hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa 
và sách giáo viên, chưa biết mở rộng, khắc sâu nêu bật trọng tâm mỗi tiết học.
 Khi dạy các dạng bài “Kể chuyện lịch sử” giáo viên thường chỉ nêu nội dung 
những câu hỏi gợi ý trong dách giáo khoa và cho học sinh trả lời bằng miệng sau 
đó yêu cầu học sinh tường thuật lại sự kiện lịch sử đó. Vì vậy mà hiệu quả giờ dạy 
chưa cao, tiết học chưa sôi nổi, học sinh cảm thấy không hào hứng học tập.
 b. Đối với học sinh
 Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 - lứa tuổi mau nhớ nhưng cũng 
nhanh quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao.
Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế nhiều, do đó đã ảnh 
hưởng đến việc tiếp thu bài học.
 Lịch sử là một môn khó học đối với học sinh. Vì vậy, trong học tập, học sinh 
chưa tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức mà còn e ngại, rụt rè, chưa mạnh dạn, 
chưa tự tin, nhiều em còn ngại học, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em không 
dám phát biểu hoặc ngại phát biểu ý kiến, học qua loa cho xong bài mà không hiểu 
rõ nguồn gốc, nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện lịch sử. 
 Là giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm, tôi luôn mong muốn từng tiết dạy Lịch sử 
của giáo viên đều đạt hiệu quả cao. Tôi đã nghiên cứu và tìm tòi áp dụng linh hoạt 
các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với môn Lịch sử. 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật, là tồn tại khách quan trong quá 
khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử. 
Nhận thức lịch sử phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ 
về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Do vậy, việc cho học sinh tiếp cận thông 
tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau là điều tất yếu. Muốn học sinh có 
biểu tượng về các sự kiện lịch sử đã diễn ra, với những hình ảnh cụ thể, sinh động, 
rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, 
trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan hệ xã hội cụ thể. Có nhiều 
phương pháp, nhiều con đường để tái tạo lịch sử, dựng lại hình ảnh quá khứ. 
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
 Trường Tiểu học Minh Hoà – Dầu Tiếng – Bình Dương Sáng kiến”Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn lịch sử lớp 5”
ảnh, bản đồ, lược đồ,... còn hàm chứa những thông tin lịch sử với mức độ khác 
nhau phục vụ việc dạy và học đạt hiệu quả.
 * Ví dụ : Bài Thu - đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
 Tôi cho HS làm việc với lược đồ kết hợp với sách giáo khoa tìm hiểu diễn 
biến của chiến dịch Việt Bắc. Sau đó dùng lược đồ phóng to để học sinh thuật lại 
diễn biến của trận đánh cho cả lớp cùng nghe.
 Hoặc khi dạy một số bài: “Bình Tây đại nguyên soái Trương Định”; Nguyễn 
Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước; Cuộc phản công ở kinh thành Huế; 
Phan Bội Châu và phong trào Đông du; Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước; Bác 
Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Đây là một số bài gắn với sự kiện và giai đoạn lịch sử 
với sự xuất hiện của các nhân vật Lịch sử tiêu biểu. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng 
triệt để các hình ảnh, chân dung các nhân vật lịch sử và có sự so sánh vai trò của 
họ ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau (Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh)
 2. Phương pháp đàm thoại (hỏi - đáp)
 Phương pháp này đòi hỏi giáo viên thiết kế câu hỏi công phu sao cho câu hỏi 
đặt ra phải ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, kích thích học sinh suy nghĩ làm 
việc.
 * Ví dụ: Bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
 Khi tìm hiểu mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành tôi dùng 
phương pháp đàm thoại với một số câu hỏi:
 Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thanh là gì? (Nguyễn Tất Thành 
quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp)
 Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo 
các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? (Nguyễn Tất 
Thành chọn đường đi về phương Tây, Người không đi theo con đường của các sĩ 
phu yêu nước trước đó như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vì các con đường này 
đều thất bại. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” 
mà người Tây hay nói và muốn xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào 
ta.)
 3. Phương pháp miêu tả, kể chuyện, tường thuật
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
 Trường Tiểu học Minh Hoà – Dầu Tiếng – Bình Dương Sáng kiến”Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn lịch sử lớp 5”
 Cung cấp thêm tư liệu
 * Ví dụ : Bài Sấm sét đêm giao thừa
 Tôi cung cấp thêm tư liệu nói về thành tích diệt giặc trong cuộc tổng tiến 
công, nổi dậy xuân Mậu Thân 1968: “Trong vòng 1 tháng (1 -1968) ta đã: Loại 
khỏi vòng chiến đấu 150 000 quân địch, trong đó có 45 000 lính Mĩ; bắn rơi 2370 
máy bay các loại; bắn chìm 233 tàu xuồng chiến đấu; bắn cháy 3500 xe quân sự 
trong đó có 1750 xe bọc thép.
 Tiểu kết, tổng kết, khái quát kiến thức của bài.
 5. Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm
 Thông qua trao đổi trong tập thể, các ý kiến, kinh nghiệm, ý nghĩ, thái độ 
của mỗi cá nhân được bộc lộ, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ hợp tác 
trong học tập phát triển. Những vấn đề có nhiều cách hiểu hoặc phức tạp cần tranh 
luận hoặc những phần kết luận, nhận xét mà tác giả sách giáo khoa đã khéo léo “để 
dành”, không viết sẵn thì giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
* Ví dụ: Sau khi học xong bài Thu - đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” và 
bài Chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950, tôi cho học sinh thảo luận nhóm: Nêu 
điểm giống và khác nhau chủ yếu nhất giữa Chiến dịch Thu - đông 1947 và Chiến 
thắng Biên giới Thu - đông 1950?
 6. Phương pháp đóng vai
 Học tập bằng hành động là một kiểu học tập cơ bản. Vì vậy, tổ chức cho 
học sinh đóng vai cũng cần được vận dụng trong một số bài học Lịch sử.
 Ví dụ: Bài Tiến vào Dinh Độc Lập
 Ở hoạt động tìm hiểu sự kiện tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, tôi cho 
học sinh trao đổi theo nhóm 6 và đóng vai (vai người dẫn chuyện, Dương Văn 
Minh, chiến sĩ cách mạng).
 Bên cạnh đó vẫn còn một số phương pháp khác có thể sử dụng. Như vậy, 
học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là học thuộc, nạp vào bộ nhớ 
của học sinh theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò ghi, học thuộc lòng theo 
thầy, theo sách giáo khoa mà là học sinh thông qua làm việc với sử liệu tự tạo ra 
hình ảnh lịch sử, tự xây dựng, hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra bằng các 
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
 Trường Tiểu học Minh Hoà – Dầu Tiếng – Bình Dương Sáng kiến”Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn lịch sử lớp 5”
 - Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch 
 sử tiêu biểu
 - Phải giúp học sinh nắm được 
 - Truyền đạt.
 vì sao Nhà nước/ Đảng (Chính 
 phủ) phải tiến hành hoạt động 
 - Đồ dùng dạy học.
 đó?
Loại bài về thành - Hoạt động đó nhằm mục đích 
 - Thảo luận nhóm
tựu xây dựng đất gì?
nước - Mô tả hoạt động/ quá trình đó 
 - Hỏi đáp.
 diễn ra như thế nào?
( Gồm các bài 21, 22, - Kết quả/ thành tựu/ vai trò/ ý 
28) nghĩa của hoạt động đó đối với 
 đất nước.
 - Nhân vật lịch sử nảy sinh 
 trong hoàn cảnh lịch sử như thế 
 nào? - Truyền đạt.
Hoạt động của nhân - Hoàn cảnh cụ thể của nhân vật - Kể chuyện.
vật lịch sử (tên, nơi sống, nguyện vọng). - Miêu tả
( Gồm các bài 1, bài - Suy nghĩ, hành động cụ thể - Tường thuật
2, bài 5, bài 6) của nhân vật nhằm thực hiện - Thảo luận.
 nguyện vọng.
 - Đóng góp của nhân vật lịch sử.
 - Phải mô tả được hoàn cảnh 
Tình hình kinh tế, lịch sử: thời gian, địa điểm, lí 
chính trị, văn hoá, do. - Vấn đáp
xã hội. - Trong tình cảnh đó, chính - Thảo luận nhóm.
 quyền (hay nhân dân, nhân vật 
( Gồm các bài 4, bài lịch sử) đã làm gì? Làm như thế 
12, bài 16, bài 19) nào?
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
 Trường Tiểu học Minh Hoà – Dầu Tiếng – Bình Dương Sáng kiến”Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn lịch sử lớp 5”
 Sau khi mời đại diện một số nhóm trình bày, tôi nhấn mạnh: Thực dân Pháp 
cấu kết với chính phủ Nhật trục xuất nhóm thanh niên Việt Nam. Năm 1909 phong 
trào tan rã.
 Cuối cùng, để củng cố, tôi giao phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh 
làm việc nhóm.
 Ngoài việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ra, tôi còn chú ý sử 
dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, 
kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật “Trình bày một phút”, kĩ 
thuật “Hỏi và trả lời”, kĩ thuật “Đọc tích cực”, kĩ thuật “Phân tích phim”,.
 Với các kĩ thuật dạy học này, các em có cơ hội được thực hành, trải nghiệm 
làm cho các em thích thú, giờ học nhẹ nhàng, thiết thực, bổ ích hơn.
* Ví dụ : Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”
 Tôi đã sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong đó 
có kĩ thuật phân tích phim. Tôi đã sưu tầm, cắt một đoạn phim tư liệu về tội ác của 
đế quốc Mĩ, đoạn phim về tinh thần chiến đấu của quân và dân ta đưa vào giáo án 
điện tử. Trước khi cho học sinh xem, tôi nêu câu hỏi thảo luận để các em tập trung 
chú ý như: Xem phim tư liệu và cho biết giặc Mĩ đánh phá ở những đâu, tội ác của 
chúng như thế nào? Với đoạn phim thứ hai, tôi lưu ý học sinh tập trung: Quân và 
dân ta đánh trả như thế nào?
 Sau khi học sinh xem xong, tôi yêu cầu học sinh trả lời. Vì có định hướng 
trước nên học sinh trả lời tương đối tốt và rất hào hứng.
 * Ví dụ: Tiến vào Dinh Độc Lập
 Tôi đã sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong đó 
có kĩ thuật trình bày 1 phút. Cuối bài tôi cho học sinh trình bày những tranh ảnh, 
thông tin mà nhóm mình sưu tầm được trong vòng 1 phút về chiến dịch Hồ Chí 
Minh. Muốn vậy tôi phải dặn dò học sinh sưu tầm tranh ảnh về chiến dịch từ tiết 
trước và định hướng cho học sinh những tranh ảnh, thông tin cần sưu tầm. Đây là 
hoạt động mà học sinh rất thích thú và làm việc sôi nổi, tích cực.
 Như vậy, nếu giáo viên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp và 
hình thức dạy học truyền thống cũng như hiện đại thì sẽ phát huy tối đa các mặt 
 Người thực hiện: Phạm Thị Hải
 Trường Tiểu học Minh Hoà – Dầu Tiếng – Bình Dương

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc