Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ tập đọc

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; …là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dặn của Bác Hồ”.

Theo “Chiến lược con người” mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra đường hướng rất đúng đắn là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” theo quan điểm chỉ đạo của NQ 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH TW Đảng Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong các môn học ở Tiểu học cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng. Tiếng Việt với tư cách là môn học giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe - nói - đọc - viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động ở mọi lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được thế giới bên trong, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác, đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đó sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp.

Muốn đạt được mục tiêu đó việc rèn luyện kỹ năng Tiếng Việt trong dạy học Tập đọc phải được tiến hành song song và đồng bộ. Một trong những kỹ năng đó là kỹ năng đọc đúng (đọc đúng chỗ ngắt giọng - ngắt hơi đúng những câu văn dài, ngắt hơi phù hợp với nội dung bài). Đây chính là những yếu tố then chốt để đọc hay, đọc diễn cảm. Trong thực tế, đọc văn hay cũng chính là một hình thức phân tích tác phẩm. Đọc tốt sẽ góp phần cảm thụ trong các bài văn, bài thơ. Nó chính là cái chìa khóa nhiệm màu giúp học sinh mở cánh cửa lâu đài của các văn bản, các tác phẩm nghệ thuật, là bậc thang đưa các em đến với những đội ngũ những học sinh giỏi văn. Do đó muốn đọc hay trước tiên phải đọc đúng.

Việc rèn đọc đúng cho học sinh bao gồm: Luyện phát âm đúng và ngắt nghỉ đúng khi đọc những câu văn dài, những câu văn khó đọc. Với phương châm rèn cho học sinh đọc đúng, đọc chuẩn Tiếng Việt trong vài năm gần đây được hầu hết các trường quan tâm nhưng chưa khi nào lại phát triển rộng khắp và có chiều sâu như hiện nay. Vì vậy chất lượng học sinh phát âm chuẩn đã được cải thiện và đạt kết quả bước đầu. Trong khi đó việc hướng dẫn học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng trong những câu văn dài, những câu văn khó đọc thì hầu hết còn chưa làm đến nơi đến chốn. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em bởi từ việc đọc chưa đúng, hiểu chưa rõ nên việc nắm bắt nội dung kiến thức sẽ khó khăn và có thể sẽ bị lệch lạc. Thực tế cho thấy việc rèn cho học sinh biết ngắt nghỉ đúng nghĩa, hợp nội dung, đảm bảo ngữ pháp là một việc làm rất khó. Tôi đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để giúp các em đọc đúng, hiểu những điều đọc được? Tôi đã dành thời gian nghiên cứu "Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh lớp 5 trong giờ tập đọc" và thực hiện trong năm học 2022 - 2023 tại lớp tôi phụ trách.

doc 18 trang Tú Anh 10/12/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ tập đọc
 MỤC LỤC
 Trang
A - Phần mở đầu 1
 I. Lý do chọn đề tài 1
 II. Mục đích nghiên cứu 2
 III. Đối tượng nghiên cứu 3
 IV. Phạm vi nghiên cứu 3
 V. Thời gian, địa điểm 3
 VI. Đóng góp mới về mặt thực tiễn 3
B - Phần nội dung 3
 I.Tổng quan. 3
 1. Cơ sở lý luận 3
 2. Cơ sở thực tiễn 4
 II. Nội dung ngắt nghỉ câu 4
 1. Thực trạng 4
 2. Các giải pháp 5
 3. Kết quả nghiên cứu 10
 4. Bài học kinh nghiệm 11
C - Phần kết luận, kiến nghị 13
 1. Kết luận 13
 2. Khuyến nghị 13
 Tài liệu tham khảo. 15 2
những câu văn dài, ngắt hơi phù hợp với nội dung bài). Đây chính là những 
yếu tố then chốt để đọc hay, đọc diễn cảm. Trong thực tế, đọc văn hay cũng 
chính là một hình thức phân tích tác phẩm. Đọc tốt sẽ góp phần cảm thụ trong 
các bài văn, bài thơ. Nó chính là cái chìa khóa nhiệm màu giúp học sinh mở 
cánh cửa lâu đài của các văn bản, các tác phẩm nghệ thuật, là bậc thang đưa các 
em đến với những đội ngũ những học sinh giỏi văn. Do đó muốn đọc hay trước 
tiên phải đọc đúng.
 Việc rèn đọc đúng cho học sinh bao gồm: Luyện phát âm đúng và ngắt nghỉ 
đúng khi đọc những câu văn dài, những câu văn khó đọc. Với phương châm rèn 
cho học sinh đọc đúng, đọc chuẩn Tiếng Việt trong vài năm gần đây được hầu 
hết các trường quan tâm nhưng chưa khi nào lại phát triển rộng khắp và có chiều 
sâu như hiện nay. Vì vậy chất lượng học sinh phát âm chuẩn đã được cải thiện 
và đạt kết quả bước đầu. Trong khi đó việc hướng dẫn học sinh biết ngắt nghỉ 
hơi đúng trong những câu văn dài, những câu văn khó đọc thì hầu hết còn chưa 
làm đến nơi đến chốn. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng 
học tập của các em bởi từ việc đọc chưa đúng, hiểu chưa rõ nên việc nắm bắt 
nội dung kiến thức sẽ khó khăn và có thể sẽ bị lệch lạc. Thực tế cho thấy việc 
rèn cho học sinh biết ngắt nghỉ đúng nghĩa, hợp nội dung, đảm bảo ngữ pháp là 
một việc làm rất khó. Tôi đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để giúp 
các em đọc đúng, hiểu những điều đọc được? Tôi đã dành thời gian nghiên cứu 
"Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh lớp 5 trong 
giờ tập đọc" và thực hiện trong năm học 2022 - 2023 tại lớp tôi phụ trách.
II. Mục đích nghiên cứu
 Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh đồng thời góp phần nâng 
cao chất lượng dạy phân môn tập đọc lớp 5 là yêu cầu khó khăn hiện nay đối 
với mỗi giáo viên. Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở tiểu học, tôi nhận thấy 
trong môn Tiếng Việt - Tập đọc là phân môn có tính tổng hợp. Bên cạnh giúp 
cho học sinh biết đọc, phân môn Tập đọc còn giúp các em có những kiến thức 
Tiếng Việt, Văn học ..., những hiểu biết về đời sống hàng ngày và thế giới xung 
quanh. Qua các bài tập đọc còn giáo dục cho các em tình yêu gia đình, quê 
hương, đất nước, con người ... Đặc biệt khi đọc các bài văn, bài thơ các em 
không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm nảy nở 
những ước mơ tốt đẹp, từ đó các em dễ dàng tiếp thu những văn minh nhân loại, 
hình thành cho các em những cảm xúc thẩm mĩ, khả năng diễn đạt được ý tưởng 
nhận thức qua từng bước khám phá các nghĩa tiềm ẩn trong mỗi câu văn, câu 4
Kĩ năng đọc chính là một trong những đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người 
học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp học sinh chiếm 
lĩnh được tri thức trong giao tiếp và học tập. Tập đọc là một khả năng không thể 
thiếu đối với mỗi con người. Biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, từ đó 
hướng cho các em tới lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy 
nghĩ một cách lôgích. Qua đó học sinh được mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, 
xã hội, con người góp phần hình thành nhân cách của con người mới. Như vậy 
việc dạy đọc có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó bao gồm các nghiệp vụ giáo dưỡng, 
giáo dục và phát triển con người toàn diện. 
2. Cơ sở thực tiễn
 Để đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, mục đích của phân môn thì việc lựa chọn 
những phương pháp, vận dụng những biện pháp hiệu quả cho học sinh là điều 
hết sức quan trọng. 
 Việc "Rèn kỹ năng ngắt - nghỉ hơi đúng trong giờ Tập đọc cho học sinh 
lớp 5" mà tôi đề cập đến là vấn đề vô cùng sát thực với việc nâng cao chất 
lượng cho học sinh ở địa bàn nơi tôi công tác. 
II. Nội dung về ngắt nghỉ câu:
1. Thực trạng 
 Đầu năm học 2022 - 2023 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A5 - Trường 
Tiểu học Ba Trại A – Ba Vì – Hà Nội. Trong quá trình dạy tôi thấy học sinh 
không quan tâm đến phương pháp đọc của mình đặc biệt là cách ngắt nghỉ, do 
đó các em rất yếu về năng lực di chuyển kĩ năng đọc đã được hình thành ở các 
lớp trước, để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài mới. Các em đã đọc thành 
tiếng, phát âm đúng và rõ các tiếng có vần khó. Nhưng đọc để thể hiện nội dung 
bài thì còn thấp. Khi đọc, nhiều em chưa hiểu ý nghĩa của từng đoạn, từng bài, 
các em ngắt nghỉ câu văn, ngắt nghỉ câu thơ chưa chính xác dẫn đến việc chưa 
thể hiện được nội dung và tình cảm bài đọc bằng sắc hái giọng đọc. 
 Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh và đặc biệt chú ý đến việc đọc 
ngắt - nghỉ hơi đúng của học sinh. 
 Kết quả khảo sát như sau:
 Đọc to,rõ 
 Đọc to, rõ Đọc phát âm 
 ràng, ngắt 
 Thời Sĩ ràng, ngắt đúng ngắt nghỉ Đọc phát âm 
 nghỉ đúng, 
 điểm. số. nghỉ đúng, chưa đúng, chưa sai ngắt nghỉ 
 chưa diễn 
 diễn cảm diễn cảm. chưa đúng, 
 cảm.
 chưa diễn cảm 6
đọc hay. Do đó việc rèn cho học sinh có thói quen nhận xét bạn đọc đúng hay 
sai để sửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai là việc làm cần thiết. 
 Ví dụ: Bài Kì diệu rừng xanh, trong bài có câu: “Nắng trưa đã rọi xuống 
đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.” HS đã đọc 
tách rời “ẩm-lạnh”, tôi đã nói: ẩm lạnh là từ ghép nên cần đọc liền để đúng 
nghĩa. HS đọc sai câu (ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ, đọc sai ngữ điệu, ), tôi 
gợi ý để HS nhận ra chỗ sai, tự tìm ra được cách đọc phù hợp. Cụ thể: Việc ngắt 
nghỉ hơi phải phù hợp với dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, 
dấu hai chấm. Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu 
câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm, câu khiến) để hướng dẫn học sinh đọc đúng, tôi 
còn chú trọng đến việc ngắt hơi ở những chỗ không có dấu câu nhưng là những 
chỗ tách ý, tôi đã dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định đúng cách 
ngắt lấy hơi đúng. Đối với những bài thơ cần ngắt nhịp đúng. Với bài thơ lục 
bát, nhịp thơ phổ biến là 2/4, 4/2, 3/5, 2/6. Dòng thơ 7 chữ nhịp thơ thường là 
2/5, 5/2, 3/4, 4/3. Dòng thơ 5 chữ nhịp thơ thường là 2/3, 3/2. 
 Ví dụ: - “Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám / còn thấy 
bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia/ khắc 
tên tuổi 1306 vị tiến sĩ/ từ khoa thi năm 1442/ đến khoa thi năm 1779/ như 
chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.” 
 - “Mấy con mang vàng / hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc 
chân vàng /giẫm trên thảm lá vàng / và sắc nắng / cũng rực vàng trên lưng nó. 
Chỉ có ấy vạt cỏ xanh biếc / là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.” (Kì diệu 
rừng xanh Tiếng Việt tập 1 trang 76) 
 “Có cây đa / phải hỏi cây đa, có cây sung / phải hỏi cây sung, có mẹ cha 
/ phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi / mà không hỏi cha, đi suối lấy nước / mà chẳng 
nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ / mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa 
ra xét xử.” (Luật tục xưa của người Ê- đê Tiếng Việt tập 2 trang 56) 
 - “Trời xanh đây / là của chúng ta 
 Núi rừng đây / là của chúng ta 
 Những cánh đồng / thơm mát 
 Những ngả đường / bát ngát 
 Những dòng sông / đỏ nặng phù sa.” 
 (Đất nước Tiếng Việt tập 2 trang 95) 
 “Chắt trong vị ngọt / mùi hương 
 Lặng thầm thay / những con đường ong bay 
 Trải qua mưa nắng vơi đầy 8
hề để ý đến dấu câu, ngắt hơi tự do, nghỉ tùy tiện mặc dù đoạn văn có những 
dấu chấm câu rất rõ ràng.
 Hiện tượng học sinh ngắt hơi, nghỉ hơi tùy tiện như ví dụ trên trong thực tế 
không phải là ít. Muốn khắc phục tình trạng này giáo viên cần kiên trì hướng 
dẫn học sinh có thói quen ngắt nghỉ hơi đúng khi gặp các dấu câu trong bài tập 
đọc nói chung và các bài đọc khác nói riêng. Phát hiện những lỗi sai của học 
sinh khi ngắt giọng và tiến hành sửa sai kịp thời.
 Sau khi học sinh đã có thói quen đọc đúng chỗ ngắt giọng khi có dấu câu, 
giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học sinh tập ngắt - nghỉ ở những vị trí không 
có dấu câu trong câu văn dài, khó đọc hay văn bản khoa học có bảng thống kê 
và phải tiến hành từng bước từ dễ đến khó, từ làm quen đến thói quen, tiến tới 
có kỹ năng đọc đúng chỗ ngắt giọng.
2.3. Rèn đọc đúng ở những vị trí không có dấu câu
 Ví dụ:
 "Thế là / A- lếch - xây đưa / bàn tay vừa to vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay 
đầy dầu mỡ của tôi ..."
 (Tiếng Việt 5 - tập 1 - T45)
 Trong câu văn này theo cách đọc của học sinh thì "bàn tay" đã tách ra khỏi 
"A - lếch - xây" do đó câu văn bị hiểu sai thành "A - lếch - xây đưa" là chủ ngữ 
và "Bàn tay vừa to vừa chắc ra" là vị ngữ. 
 Để giúp học sinh đọc đúng câu văn này, giáo viên cần ghi câu văn lên bảng, 
yêu cầu học sinh tìm cách ngắt giọng đúng. Sẽ có nhiều ý kiến đưa ra, người 
giáo viên cần khéo léo gợi mở để học sinh đưa ra được lý do xác đáng cho việc 
ngắt nghỉ hợp lý như sau:
 "Thế là / A - lếch - xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay 
đầy dầu mỡ của tôi...".
 Hay trong bài "Hội thổi cơm thi ở Đông Vân" (Tiếng Việt 5 - T1 - T83). Có 
học sinh đã ngắt hơi như sau:
 "Hội thổi cơm thi / bắt nguồn từ các cuộc trẩy / quân đánh giặc của người 
Việt / cổ bên bờ sông Đáy xưa".
 Ở đây học sinh cũng sai lầm khi ngắt giọng tách một từ thành hai làm cho 
câu văn trở nên tối nghĩa. 
 Gặp những trường hợp như vậy ngoài việc hướng dẫn học sinh nắm được 
các quan hệ về mặt ngữ pháp, giữa các cụm từ trong câu nhất là không được 
tách một từ thành hai như trên. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt giọng 10
này sang dòng khác. Để khắc phục lỗi ngắt nhịp khi đọc các bài thơ, trước hết 
giáo viên cần gợi mở để các em đưa ra ý kiến của mình khi đọc bài thơ này.
Muốn khắc phục những lỗi trên, khi hướng dẫn học sinh giáo viên cần lưu ý cho 
các em phân tích quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu thơ hoặc những cụm từ 
có quan hệ về nghĩa, hay khi đọc một số câu thơ có vần điệu mà học sinh tiểu 
học dễ ngắt sai: 
 Ví dụ: Trong bài "Bài ca về trái đất" (Tiếng Việt 5 - T1 - T141). Với hai 
câu thơ đầu của bài, giáo viên cần ghi lên bảng và yêu cầu học sinh thảo luận 
tìm cách ngắt hơi đúng:
 Trái đất này / là của chúng mình.
 Quả bóng xanh / bay giữa trời xanh.
 Sau khi học sinh đưa ra cách ngắt hơi hợp lý giáo viên cần tổ chức cho học 
sinh trao đổi. Căn cứ vào đâu ta có thể ngắt hơi như vậy? Các em sẽ trả lời ngắt 
hơi theo cấu tạo ngữ pháp dấu ngắt ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ ....
 Cần làm cho học sinh hiểu rằng muốn ngắt giọng tốt phải hiểu nội dung. 
Việc hiểu ý nghĩa của từ, cụm từ, nội dung cũng có tác dụng làm cho học sinh 
ngắt giọng đúng.
 Qua cách ngắt nhịp của học sinh như vậy, tôi gợi ý để học sinh nêu tác dụng 
cách ngắt nhịp của hai câu thơ trên. Cách ngắt nhịp như vậy làm cho người nghe 
hình dung ra được hai cái bóng một cao, một thấp, một "dài lênh khênh", một 
"tròn chắc nịch" và giúp các em hiểu được ý của câu thơ đó và có thể trả lời 
được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài như “Em hãy miêu tả hình ảnh hai 
cha con dạo trên bãi biển?” Đó là hình ảnh người cha cao còn người con thấp 
tròn chứng tỏ cha gầy còn con mập mạp, mũm mĩm đi bên nhau giữa không gian 
bao la tạo ra một hình tượng biểu cảm sâu sắc: Cha và con đồng điệu cùng nét 
vẽ, màu sắc của bức tranh. 
2.5. Phát huy tính tích cực của học sinh trong rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng
 Muốn phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh, người giáo viên cần tạo 
mọi điều kiện cho học sinh được bộc lộ năng lực nhận thức và thực hành. Cần tổ 
chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động rèn kỹ năng đọc bằng nhiều hình 
thức: Cá nhân, nhóm, cặp để học sinh được trao đổi, được trình bày, nêu ý kiến, 
thi đọc, nhận xét, đánh giá bạn đọc. 
 Rèn cho học sinh ngắt hơi đúng trong tiết tập đọc là một việc làm khó 
nhưng tuyệt đối giáo viên không được làm thay học sinh hoặc mắng mỏ, đe nẹt, 
quá mức cho phép khi các em chưa phát hiện được chỗ ngắt hơi đúng. Tất cả 12
sinh đọc to rõ răng ngắt nghỉ đúng , chưa diện cảm tăng rõ rệt. Số học sinh đọc 
phát âm đúng, ngắt nghỉ chưa đúng , chưa diễn cảm giảm mạnh, số học sinh đọc 
phát âm sai ngắt nghỉ chưa đúng chưa diễn cảm cũng giảm đáng kể. Tôi đã thấy 
được sự thay đổi của các em, thấy được sự hứng thú của các em mỗi khi học tiết 
tập đọc. Đến nay, tôi đã có niềm tin và khẳng định được việc hướng dẫn các e 
cách ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ trong giờ tập đọc, giúp các em bớt áp lực, tiến bộ 
hơn.
4. Bài học kinh nghiệm
* Bài học chung
 Qua nghiên cứu lý luận và thực tế dạy rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho 
học sinh lớp 5 trong giờ tập đọc cho học sinh Tiểu học, tôi đã rút ra bài học có 
giá trị sau: 
 - Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm 
tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách 
đọc diễn cảm để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc. Việc đọc 
ngắt nghỉ hơi đúng của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh luyện tập thể 
hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài đọc qua giọng đọc, đồng thời các 
em học tập cách đọc của giáo viên.
 - Việc nắm nội dung bài đọc và xác định giọng đọc của cả bài, đoạn, câu là 
một yếu tố cơ bản giúp học sinh đọc diễn cảm tốt.
 - Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm để học sinh luyện 
tập lẫn nhau.
 - Giáo viên phải thực sự là người có tâm huyết và dành thời nhiều gian 
đầu tư nghiên cứu tiết dạy.
*Bài học riêng
 - Muốn rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh lớp 5 trong giờ tập 
đọc" trước hết người thầy phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của 
thầy phải chuẩn, hay có sức cuốn hút học sinh vì khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu 
của thầy giáo ảnh hưởng rất lớn đối học sinh, các em sẽ theo dõi lắng nghe thầy 
cô đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước để so sánh đánh giá với việc đọc 
của mình.. Chính vì vậy thầy cô phải có chuẩn bị chu đáo mỗi từ ngữ cô đọc , 
nói đều phải chẩn.
 - Động viên, khuyến khích kịp thời và giúp đỡ tận tình để đồng nghiệp có 
điều kiện phát huy hết khả năng tìm tòi sáng tạo trong bài dạy.
 * Bài học thành công
 - Tóm lại Việc rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng cho học sinh không phải một 
sớm một chiều mà đó là một quá trình lâu dài cần phải có thời gian việc rèn đọc 14
 - Phụ huynh học sinh cần liên hệ với giáo viên để nắm được những ưu 
điểm, tồn tại của hs để cùng giáo viên giúp đỡ học sinh đọc tốt hơn ở tất cả các 
môn học khác.
 c) Đối với học sinh.
 - Chăm chỉ học tập và rèn đọc, có ý thức tự học để bản thân ngày càng 
tiến bộ.
 - Học sinh có ý thức thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào 
nói chung hay trong các bài tập đọc nói riêng.
 - Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để 
đọc.
d) Đối với tổ chuyên môn.
 - Tổ chuyên môn nên có những buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức làm đồ 
dùng dạy học phục vụ cho một số tiết dạy tập đọc.
 - Thông qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, dự dờ thăm lớp, giáo viên 
cần có ý thức tự học và học hỏi lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ. 
 - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về luyện cách đọc. GV trong khối 
đưa ra các bài để các thành viên thảo luận, đưa ra các cách đọc dễ hiểu đối với 
học sinh.
e) Đối với nhà trường.
 - Trường cần có đủ sách tham khảo cho giáo viên, học sinh về môn Tiếng 
việt.
g) Đối với phòng.
 Nên tổ chức nhiều chuyên đề cụm về cách hướng dẫn đọc ngắt nghỉ cho học 
sinh ở nhiều thể loại văn xuôi, thơ nhiều hơn để giáo viên có thêm kinh nghiệm 
học hỏi lẫn nhau.
 Trên cơ sở những kết quả thu được và những điểm hạn chế nêu trên, tôi 
mong rằng có thể tiếp tục hướng nghiên cứu một số biện pháp nữa để học rèn 
đọc đúng hơn. Do thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài này 
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ 
tận tình của Hội đồng khoa học và sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp 
để đề tài này hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết, không sao chép 
của bất kỳ ai.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ba Trại, ngày 20 tháng 3 năm 2023
 Tác giả

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_ngat_nghi.doc