Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3 trường TH&THCS Đăk Trôi (bộ sách Cánh diều)
Như chúng ta đã biết, có thể nói ở bậc Tiểu học môn Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, kĩ năng viết là một trong những kĩ năng quan trọng trong 4 kĩ năng nổi bật của môn Tiếng Việt đó là: Nghe, nói, đọc và viết. Kĩ năng này hình thành cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết và hoạt động giao tiếp. Vì thực hiện xuyên suốt và song song với các hoạt động nghe, nói, đọc; nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả góp phần giúp các em đọc thông, viết thạo. Bên cạnh đó, chữ viết trong môn Tiếng Việt còn là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác ghi lại tiếng nói, mỗi hình nét tương ứng với một đoạn âm thanh có ý nghĩa của tiếng nói.
Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh lớp 1,2,3 nói riêng mà học sinh tiểu học nói chung khi đọc một văn bản để viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt và cả các môn học khác ở tiểu học.
Bởi lẽ, chính tả là toàn bộ các quy tắc, quy định về cách viết các đơn vị từ ngữ như cách viết hoa, viết tên riêng, cách viết dấu câu. Chính tả là những quy định mang tính xã hội có tính chất bắt buộc và thống nhất trong cả nước mà không cho phép sự sáng tạo của cá nhân nào trong chữ viết.
Việc dạy chính tả hiện nay được thực hiện một cách có kế hoạch mang tính chủ động qua hệ thống các bài tập ở sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh học chính tả qua các bài viết (nghe viết, nhớ viết). Qua làm các bài tập điền phụ âm đầu, điền vần, điền dấu thanh hoặc qua các bài chính tả rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp. Tăng cường kĩ năng viết các văn bản sẽ giúp học sinh có ý thức hơn khi viết văn bản trong thực tiễn ở một góc độ nào đó. Chính vì thế mà viết trở thành một kĩ năng vô cùng quan trọng trong môn Tiếng Việt vì nó đòi hỏi kĩ năng rèn chữ, viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
Tuy nhiên, hiên nay một bộ phận giáo viên vẫn còn cho rằng, ở mỗi bài viết đòi hỏi một lượng thời gian nhất định chỉ cần học sinh nghe viết được, nhớ viết được là xong và họ vẫn chưa thật sự coi trọng việc rèn chữ cho học sinh nên mới chỉ dừng lại ở góc độ đọc, viết, nhận xét mà chưa thật sự sát sao với học sinh. Mặt khác, giáo viên còn có tâm lí ngại chấm chữa chính tả cho học sinh. Hơn nữa, phụ huynh học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số trình độ nhận thức của họ còn rất hạn chế nên việc quan tâm, giúp đỡ đến chữ viết của con em mình vẫn chưa có dẫn đến tình trạng học sinh viết bài chính tả một cách vội vàng, không có chú ý đến việc rèn chữ viết chỉ muốn viết cho xong bài tập được thầy cô giáo hoặc bố mẹ giao cho mình. Vì lẽ đó mà chữ viết của các em đã bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là đối với học sinh của lớp 3C và học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở trường TH&THCS Đăk Trôi thì việc viết đúng chính tả cần được quan tâm và chú trọng.
Đó chính là lý do tôi tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3C trường TH&THCS Đăk Trôi”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3 trường TH&THCS Đăk Trôi (bộ sách Cánh diều)
2 vẫn chưa có dẫn đến tình trạng học sinh viết bài chính tả một cách vội vàng, không có chú ý đến việc rèn chữ viết chỉ muốn viết cho xong bài tập được thầy cô giáo hoặc bố mẹ giao cho mình. Vì lẽ đó mà chữ viết của các em đã bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là đối với học sinh của lớp 3C và học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở trường TH&THCS Đăk Trôi thì việc viết đúng chính tả cần được quan tâm và chú trọng. Đó chính là lý do tôi tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3C trường TH&THCS Đăk Trôi”. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng: Có thể nói, mấy năm gần đây các trường tiểu học trong địa bàn huyện Mang Yang nói chung và trường TH & THCS Đăk Trôi nói riêng, phong trào rèn chữ viết đẹp đã được chú trọng và ngày càng nâng cao được thể hiện rất rõ ràng và cụ thể thông qua các Hội thi viết chữ đẹp cấp trường, viết chữ đẹp cấp huyện do Phòng Giáo dục huyện Mang Yang phát động và cũng đã thu về được những kết quả đáng được mong đợi. Với mục tiêu phát triển chữ viết cho học sinh của lớp, của trường ngày càng đẹp hơn, tiến bộ hơn, tôi cũng đã ấp ủ rất nhiều dự kiến, học hỏi rất nhiều, tôi luyện bản thân, hoàn thiện mình đặc biệt là về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, luôn nung nấu để tìm ra được các giải pháp tốt giúp chữ viết của học sinh tiểu học trong trường nói chung và học sinh lớp 3C nói riêng được cải thiện hơn, viết đúng, viết đẹp hơn. Năm học 2022- 2023, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3C. Trong quá trình dạy học, tôi thấy được những lỗi sai của học sinh khi viết chính tả là: chữ viết không cẩn thận, sai rất nhiều lỗi chính tả những chữ rất đơn giản và gặp thường xuyên mà có em vẫn viết sai đặc biệt là các tiếng có âm đầu tr/ch; s/x; d/gi; ng/ngh; g/gh; hay là việc viết bỏ dấu thanh;... Sở dĩ các em thường viết sai là do không nắm vững quy tắc viết chính tả hoặc do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát và cập nhật các thông tin về học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, phụ huynh học sinh và bạn đồng nghiệp để có biện pháp phù hợp. 4 Học sinh ở lớp tôi, vẫn còn 4 em: Liu, Canh, Nhut, Nuễ viết hoa một cách tùy tiện không theo một trật tự hay một quy luật cụ thể nào, lúc thì viết hoa, lúc lại viết thường, các em vẫn chưa nắm được quy cách khi nào cần viết hoa, khi nào phải viết thường. Ví dụ: Hồ Chí Minh/ Hồ chí minh Bàn tay của em/ bàn Tay Của em Cao Bằng/ Cao bằng Điện Biên/ điện biên + Về lỗi dấu thanh: Học sinh ở lớp tôi, chủ yếu là sai thanh hỏi / thanh ngã và bỏ dấu thanh, đặc biệt là lỗi bỏ dấu thanh, bởi lẽ các em là người đồng bào dân tộc thiểu số nên khi viết chính tả các em rất thường hay bỏ dấu thanh (chiếm 72,2 %). Ở lớp tổng số học sinh là 18 em thì có đến 13 em sai về lỗi này đó là các em : Trang, Yin, Thuyêt, Nhut, Canh, Lưỡi, Nuễ, Na, Tân, An, Tân, Thao, Non. Ví dụ : suy nghĩ / suy nghỉ/ suy nghi nghỉ hè/ nghĩ hè/ nghi he Bài viết của em Non đầu năm học Theo thống kê số học sinh sai về dấu thanh cũng chiếm tỉ lệ đáng kể. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương ( vì học sinh chủ yếu là người Bahnar, các em hằng ngày tiếp xúc với ông bà, bố mẹ, anh, chị, em, bạn bè,đều là người bản địa chính vì vậy mà các em chịu ảnh hưởng bởi tiếng 6 Dựa vào điều tra, cập nhật và phân loại học sinh, tôi đưa ra một số biện pháp để khắc phục thực trạng sai lỗi chính tả nói trên của lớp tôi như sau: 2.1. Biện pháp giáo viên đọc mẫu - Hướng dẫn cách viết cho học sinh. • Đối với những em hay sai lỗi viết không viết hoa, sai cách trình bày: Giáo viên hướng dẫn viết chữ đầu câu ta phải viết như thế nào? (Viết hoa chữ đầu câu). Danh từ riêng phải viết như thế nào? (Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng để tạo nên tên riêng đó) . Sau dấu chấm phải viết như thế nào? (Viết hoa chữ cái đầu tiên sau dấu chấm). Đối với bài văn ta viết và trình bày như thế nào? (Viết thụt vào một ô vở so với chữ đầu bài văn). Đối với bài thơ ta viết và trình bày như thế nào? (Đối với bài thơ tự do thì các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa chữ đầu dòng và viết bằng nhau. Đối với bài thơ lục bát phải trình bày theo thể thơ: dòng 6 tiếng viết thụt lùi vào 2 ô so với lề vở; dòng thơ 8 tiếng dịch ra 1 ô so với lề vở và cứ như thế cho đến hết bài thơ; các chữ đầu dòng thơ đều phải viết hoa). Thông qua kĩ năng đọc trong môn Tiếng Việt và các môn học khác hoặc giờ ra chơi, hằng ngày tôi gọi một những em hay mắc lỗi để tìm hiểu nguyên nhân mà các em sai về từ, chữ, âm, vần thường mắc phải. Cùng trò chuyện trao đổi giúp các em đọc đúng luyện thanh từ đó sẽ nhớ lâu hơn. Rồi dần dần đọc đúng, đến viết đúng. • Đối với những em hay sai phụ âm đầu ch/ tr; s/x: Các em đọc sai tr/ch: GV hướng dẫn và chỉ cho các em cách đọc 2 âm này thông qua đọc và yêu cầu học sinh viết song song các từ có phụ âm đầu chứa âm tr/ch như: trời, trăng, trâu, trưa, trễ, trê, tre, chào, cha, che, chào mào, chích chòe, cháu, chú, chiêng, Nếu học sinh đọc âm tr thành âm ch thì dẫn đến tình trạng viết sai chính tả rất nhiều.Vì các em đọc sao viết vậy. Do vậy giáo viên cần phải luyện đọc cho thật chuẩn, chính xác. Giáo viên hướng dẫn cụ thể cách phát âm ch/tr như sau: Âm ch: Để phát âm được “ch”, các em chú ý mở khẩu hình miệng như sau: cong môi, lưỡi chạm vào hàm răng trên và sau đó từ từ co lại kết hợp bật hơi ra. Âm tr: Để phát âm được “tr”, các em đặt mặt lưỡi dưới nướu hàm trên để chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra khỏi miệng. Với cách luyện đọc đúng thường xuyên dần dần các em sẽ khắc sâu hơn và hình thành viết đúng chính tả. 8 Ngoài ra, tôi còn cho học sinh học thuộc luật chính tả với thanh hỏi, thanh ngã là: ngang - sắc - hỏi ( có nghĩa là tiếng không có dấu thanh hoặc có thanh sắc thì thường đi với tiếng có thanh hỏi); huyền - ngã - nặng (có nghĩa là tiếng có thanh huyền hoặc thanh nặng thường đi chung với tiếng có thanh ngã). Nhưng luật trên chỉ tương đối thôi chứ không tuyệt đối. Ví dụ:Vất vả, chăm chỉ, sư tử,... Buồn bã, giã gạo, gìn giữ, 2.2. Biện pháp giúp học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả • Đối với những em hay sai lỗi âm đầu: c/k; ng/ngh; g/gh: Giáo viên giúp học sinh phân biệt âm đầu c/k; g/gh bằng cách giáo viên hệ thống thành sơ đồ: k, gh, ngh: i e ê iê Trước âm i, e, ê và âm đôi iê, âm “gờ (kép)” ghi bằng gh, ví dụ: ghi, ghé, ghế, ghiền hay âm k: kẻ, kì, kiến, kể,hoặc âm “ ngờ (kép) bằng ngh: nghỉ, nghiêng, nghé, nghệ, Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc quy tắc chính tả trên bằng cách hình dung và vẽ ra được sơ đồ như trên thì việc các em viết sai là không bao giờ xảy ra. Vì thế để viết đúng các âm đầu: c/k, g/gh, ng/ngh thì điều cần làm duy nhất là nhớ được quy tắc chính tả mà tôi nói trên. 2.3. Biện pháp giúp học sinh hiểu ý nghĩa của từ : Khi dạy chính tả giúp học sinh hiểu nghĩa của từ là rất quan trọng. Các em hiểu nghĩa từ thì sẽ viết đúng. • Đối với những em hay sai lỗi phần vần: Đối với những học sinh thường hay mắc lỗi về phần vần như : ai/ ay, ui/ uôi, ưi/ươi, in/inh, ăn/anh, ưu/ươu, iêu/iu hoặc viết sai ở các vần khó như : uya, uyn, uyt, ươt. Để khắc phục lỗi này tôi thường phân tích từ khó cho học sinh hiểu để các em có thể khắc phục được. Ví dụ: Khi viết chính tả bài: “Hai bàn tay em” đến phần phân tích từ khó giáo viên phải phân tích cách hiểu nghĩa từ “bàn tay’’ để khi viết học sinh viết đúng không lẫn lộn với từ “tai’’. Giáo viên phân tích: bàn tay, ngón tay luôn viết y (dài) nói chung “cái tay” dùng để cầm, nắm một vật gì đó thì luôn viết y (dài) mới đúng. Còn cái “tai” để nghe có nghĩa là lỗ tai thì viết i (ngắn) và chữ “tai” đi 10 Tôi cho các em tìm những từ có thể ở trong hoặc ngoài bài (theo nhóm). Sau đó cho các em tổng hợp từ vào bảng nhóm theo cột (làm bộ sưu tập từ) của nhóm cho các em trình bày nhóm nào có nhiều từ hơn và giải nghĩa đúng là nhóm thắng cuộc và được tuyên dương. Sau khi các bạn trình bày học sinh dưới lớp đặt câu hỏi cho đội bạn giải nghĩa từ. Ví dụ: Bạn cho biết thế nào là gió , giúp đỡ, dỗ dành, Từ đó học sinh hiểu nghĩa các từ và viết bài sẽ không bị nhầm lẫn hay sai chính tả nữa. Ngoài trò chơi đó, ta cũng có thể tổ chức một số trò chơi khác như trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”. Giáo viên sẽ gọi 1 học sinh lên nhìn một từ nào đó mà giáo viên đưa ra, sau đó sẽ diễn tả lại từ đó bằng hành động cử chỉ, điệu bộ chứ không được nói và nhiệm vụ ở dưới lớp phải dựa vào những cử chỉ đó để đoán ra được từ cần tìm. Từ đó, học sinh sẽ hiểu được nghĩa của từ cần tìm thông qua những gì mà bạn mình diễn tả, kèm theo những gợi ý của giáo viên, dần dần vốn từ của học sinh sẽ được tăng dần lên và lỗi sai chính tả của các em cũng giảm dần đi khi nghe và viết lại các từ đó nếu các em gặp phải. 2.4. Biện pháp chấm chữa bài cho học sinh: Việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi viết chính tả, cũng không kém phần quan trọng thường giáo viên chúng ta sẽ thu tất cả vở học sinh để tự mình giáo viên chấm. Như vậy giáo viên đã bỏ qua bước cho học sinh tự sửa lỗi trên vở của mình hoặc của bạn (học sinh đổi vở cho nhau để bắt lỗi). Bởi lẽ, bằng cách này giáo viên chỉ có một điểm lợi là giảm bớt thời gian trên tiết dạy. Nhưng có điểm bất lợi rất lớn là học sinh không được tiếp xúc với bài mình vừa viết, không tự phát hiện ra những lỗi viết sai với sự hướng dẫn sữa chửa của giáo viên. Chính vì thế mà tôi đưa ra giải pháp là sau khi học sinh nghe viết xong một bài chính tả rồi thì giáo viên sẽ đính bài mẫu lên bảng và để tự bản thân học sinh soát, sửa lỗi chính tả cho mình hoặc sửa lỗi cho bạn sẽ giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu hơn những lỗi chính tả mà mình mắc phải. Ngoài ra, tôi còn đưa ra giải pháp cho các bạn học tốt, nghe viết tốt, đúng chính tả chấm chữa bài cho những bạn hay mắc lỗi chính tả nhất trong lớp. Cụ thể, trong lớp tôi đầu năm học có 3 em nghe viết tốt, đúng toàn bộ là em Sao, em Blưn và em Mơ nên tôi cho 3 em này phụ trách 3 tổ. Em Sao phụ trách tổ 1, em Blưn phụ trách tổ 2 và em Mơ sẽ phụ trách tổ 3 các em sẽ cùng với giáo viên chấm chữa bài và chỉ rõ lỗi sai của các bạn trong tổ mình được phân công để từ đó các bạn mắc lỗi biết cách khắc phục lỗi và cẩn thận hơn khi viết những bài 12 Hình ảnh cô giáo chấm chữa bài cho em Yin 2.5. Biện pháp sử dụng thiết bị dạy học: Đối với việc dạy kĩ năng viết trong môn Tiếng Việt thì việc thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học cũng rất cần thiết. Nếu ở từng bài giáo viên có chuẩn bị phiếu bài tập, các phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi như: Tranh ảnh, bảng phụ, băng giấythì hiệu quả học tập sẽ cao hơn, giúp học sinh nhớ lâu hơn về quy tắc viết chính tả, từ đó mà không mắc lỗi chính tả. Thứ nhất là sử dụng phiếu học tập: Với cách này giáo viên phải soạn bài trên tinh thần hướng dẫn học sinh làm việc trên phiếu học tập. Giáo viên có thể dự kiến thời điểm hướng dẫn học sinh làm bài tập trên lớp một cách linh hoạt sáng tạo giúp học sinh nắm vững yêu cầu, thực hiện tốt yêu cầu bài tập. Học sinh làm, hoàn thành phiếu và có thể đổi phiếu để tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau rồi báo cáo kết quả trước lớp. Ví dụ: Bài chính tả: Nghe-viết “Trong đêm bé ngủ”, phân biệt dấu hỏi/dấu ngã (trang 53, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 - tập 1, bộ Cánh diều), giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập cho học sinh làm như sau. PHIẾU HỌC TẬP Em hãy điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những từ in đậm sao cho thích hợp: Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ 14 Lần Số Viết sai Viết đúng Viết sai Viết sai Không Thời gian học phụ âm toàn bộ dấu thanh vần viết hoa sinh đầu Đầu năm 18 3 ( 16,7%) 13 (72,2%) 5 (27,8%) 3 (16,7%) 4 (22,2%) Giữa HKI 18 7 (38,8 %) 5 ( 27,8%) 3 (16,7%) 2 (11,1%) 2 (11,1%) Cuối HKI 18 12 (66,7%) 3 ( 16,7%) 1 (5,5%) 1 ( 5,5%) 1 (5,5%) Bài viết của em Non hiện tại Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho thấy việc rèn chữ, rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho các em có tăng lên và ngày càng được cải thiện từ đó cũng giúp cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, việc rèn luyện kĩ năng viết cho các em không phải một sớm một chiều thực hiện ngay 16 Học sinh đọc tốt thì các em sẽ nghe viết tốt, nghe viết tốt sẽ giúp các em học tốt môn Tiếng Việt, viết đẹp, viết đúng chính tả cũng sẽ giúp các em tự tin hơn khi viết bài với môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác, bởi lẽ học sinh lớp tôi là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp bằng tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy mà khi các em học tốt môn Tiếng Việt (viết đúng chính tả, đọc rõ từ ngữ) thì các em sẽ tự tin hơn khi bước ra ngoài xã hội, giao tiếp với mọi người bằng tiếng Việt mà không phải e dè hay tự ti. Việc áp dụng “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3C ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đăk Trôi” này tôi thấy học sinh đã phát huy được những năng lực rất tốt về kĩ năng viết chính tả nhằm nâng cao chất lượng về cả hoạt động nghe, nói, đọc, viết của học sinh của lớp 3C, mà tôi nhận thấy rất phù hợp cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở trong khối 3 của trường TH&THCS Đăk Trôi và các trường có học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. 2. Kiến nghị: * Đối với nhà trường. Nhà trường tạo điều kiện, cơ sở vật chất như bàn ghế đúng theo kích cỡ với học sinh tiểu học, phòng học có đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch, đẹp; trang bị thêm một số thiết bị dạy học điện tử để đáp ứng nhu cầu học tập đầy đủ cho các em: tivi, * Đối với giáo viên: - Giáo viên cần phải đọc thật chuẩn tiếng phổ thông. - Giáo viên cần phải vận dụng phương pháp dạy đối với từng bài chính tả. - Phải quan tâm đến từng em có nguyên nhân viết sai lỗi chính tả. - Tổ chức các hội thi “Vở sạch chữ đẹp” của lớp, của khối để khuyến khích các em. - Đối với kĩ năng Đọc (phần luyện đọc từ khó) cần phân tích kĩ để học sinh đọc đúng, từ đó viết đúng. - Cần kết hợp với các môn học khác để rèn chính tả cho các em. - Xây dựng niềm vui, hứng thú cho các em trong học tập. - Lên lớp cần có đồ dùng trực quan, phối hợp nhiều phương pháp để rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. - Giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề, yêu thương và giúp đỡ học sinh trong học tập. - Giáo viên cần có quyển sách “Từ điển chính tả thông dụng” của giáo sư Nguyễn Kim Thản – NXB Khoa học xã hôi nhân văn, năm 1995 và quyển sách 18 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung.docx