Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1

Bác Hồ của chúng ta có câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Đúng vậy chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu hay không mà sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó.

Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục nó. Vì vậy, kĩ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết và hữu ích.

Để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức lý thuyết sang trang bị những năng lực và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục Kĩ năng sống vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục. Rèn luyện kĩ năng sống là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Do đó, không phải vì kĩ năng sống có tầm quan trọng rất lớn mà cố đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh. Điều cần thiết là làm cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của kĩ năng sống và lồng nó vào các môn học. Những người đã đi làm thì cần bổ sung một vài chuyên đề cần thiết mà bản thân còn yếu để nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.

Đối với bậc Tiểu học, các môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm.

Vậy Kĩ năng sống là gì? Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Đó là vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng bản thân tôi mà rất nhiều những bậc phụ huynh và xã hội quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh hay con của mình có những kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội.

Chính vì thế, bản thân tôi là một giáo viên đang công tác dạy học trong nhà trường. Tôi nhận thấy cần phải chuyên tâm tích cực nghiên cứu để tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm góp phần hữu hiệu hóa các hoạt động trong việc giảng dạy lồng ghép cung cấp kiến thức kĩ năng sống. Đồng thời hướng dẫn giáo dục giúp cho các em có thái độ nhận thức đúng và hành vi thói quen tốt khi ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1”.

docx 39 trang Tú Anh 19/12/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1
 nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt 
đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai 
trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen 
đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan 
trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
 Vậy Kĩ năng sống là gì? Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học 
sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc 
sống hằng ngày? Đó là vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng bản thân tôi mà rất 
nhiều những bậc phụ huynh và xã hội quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh hay 
con của mình có những kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này, trở thành những 
con người tốt, có ích cho xã hội.
 Chính vì thế, bản thân tôi là một giáo viên đang công tác dạy học trong nhà 
trường. Tôi nhận thấy cần phải chuyên tâm tích cực nghiên cứu để tìm ra những 
biện pháp cụ thể nhằm góp phần hữu hiệu hóa các hoạt động trong việc giảng dạy 
lồng ghép cung cấp kiến thức kĩ năng sống. Đồng thời hướng dẫn giáo dục giúp 
cho các em có thái độ nhận thức đúng và hành vi thói quen tốt khi ứng xử giao 
tiếp trong cuộc sống. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng 
sống cho học sinh lớp 1”.
II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
 Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu việc chỉ đạo thực hiện một số 
biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 tại trường Tiểu học Minh Hoà - 
huyện Dầu Tiếng - tỉnh Bình Dương, trong suốt năm học 2022 - 2023.
 Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: Từ tháng 10 năm 2022 đến 
tháng 12 năm 2023.
III. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Mục đích nghiên cứu:
 Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực. 
Loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
 Giúp các em có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, định và giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả đúng, sai của việc làm... .
 Học để làm: gồm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: Kĩ năng 
đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..;
 Học để làm người: gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, 
kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, trách nhiệm. .
 Học để chung sống: gồm các kĩ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng 
định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
 Theo UNICEFF: Kĩ năng sống là tập hợp rất nhiều kĩ năng tâm lý xã hội 
và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao 
tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kĩ năng tự xử lý và quản lý bản thân 
nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả
 Theo tổ chức Y tế Thế giới: Kĩ năng sống là kĩ năng thiết thực mà con 
người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kĩ năng tâm lý xã 
hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một 
cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng 
ngày.
 Còn theo tôi Kĩ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con 
người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình 
huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả.
 Từ những định nghĩa và quan niệm nêu trên mà tôi rút kết được rằng:
 Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân có khả năng ứng xử phù hợp 
với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình 
huống của cuộc sống hằng ngày.
 Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn 
tại và thích ứng vững vàng trước cuộc sống và nhiều thách thức trong thực tại.
 Rèn kĩ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi 
trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như: 
Vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động 
không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai 
nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng 
xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
 Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng 
dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới phương 
pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc 
“Giáo dục kĩ năng sống” cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những 
yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Với cuộc vận 
động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy cô giáo tâm 
huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi 
giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp 
vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh.
 Ngoài ra trong các buổi SHDC, dịp lễ, Tết,... nhà trường phối hợp với TPT 
Đội cũng thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em với 
các cuộc thi như “Kể chuyện về Bác Hồ”, “Chúng em với an toàn giao thông” “ 
làm cành hoa mai, hoa đào ngày Tết, làm lồng đèn nhân dịp Tết trung thu hoặc 
trò chơi dân gian, trò chơi vận động, tham quan,...
 Tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường vào các buổi lao 
động, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, nuôi heo đất...Thông 
qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tính 
đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần 
chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.
 Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kĩ năng sống với các hoạt động giáo dục 
vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ những năm gần đây như: 
Giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, ... tạo nhiều 
cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kĩ năng sống.
 2. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi đã được nêu trên thì còn một số khó khăn sau: 
Do ảnh hưởng sự phân bố dân cư. Đa số là sống rải rác ở các địa bàn khác nhau. nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi 
ra vào lớp,... không ít những tình huống dở cười, dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám 
xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ 
sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để giáo viên phải đi tìm,...
 Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít 
sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. Học sinh chỉ có học kiến thức, 
khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti 
nhiều, thường nóng nảy. Kĩ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy.
 Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kĩ 
năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho 
rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức mà quên hướng cho con em mình 
làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Phần 
lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô 
chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Nhiều gia 
đình không hướng dẫn con em làm bất cứ việc gì kể cả vệ sinh cá nhân,...
 Qua khảo sát tôi thấy
 Số học sinh có kỹ Số học sinh có kỹ 
 Số học năng sống năng sống chưa 
 STT Lớp
 sinh nhiều
 Số lượng % Số lượng %
 1 1.2 27 6 22,2 21 77,8
 2 1.1 26 7 26,9 19 73,1
 3 1.3 28 5 17,9 23 82,1
 4 1.4 28 8 28,6 20 71,4
 5 1.5 28 5 17,9 23 82,1
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Phân loại kĩ năng sống
 Có nhiều cách phân loại kĩ năng sống khác nhau. Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè, người khác.
 Thương lượng
 Giao tiếp có hiệu quả.
 Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả
 Tư duy phê phán.
 Tư duy sáng tạo.
 Ra quyết định.
 Giải quyết vấn đề.
 2. Xác định kĩ năng sống cần dạy của lớp 1: Cần chú ý các kĩ năng sống 
theo từng chủ đề. Cụ thể:
 2.1. Bản thân
 Kĩ năng Tự phục vụ bản thân: Trẻ biết tự chăm sóc bản thân một cách đúng 
đắn: (vd: đánh răng, rửa mặt, gấp mền, buộc dây giày).
 Kĩ năng Bảo vệ bản thân: Trẻ nhận biết những nơi nguy hiểm, những vật 
dụng, tình huống nguy hiểm, và cách ứng phó.
 Kĩ năng Làm chủ cảm xúc: Trẻ biết nhận diện những cảm xúc cơ bản, và 
kiềm chế cảm xúc.
 Kĩ năng Quản lý thời gian: Trẻ biết quý giá trị của thời gian và sử dụng 
thời gian hợp lý.
 Kĩ năng Quản lý tài chính: Trẻ biết lựa chọn, sắp xếp ưu tiên cho những 
khoản chi phí.
 2.2. Bạn bè
 Kĩ năng Tự phục vụ bản thân. Kĩ năng Bảo vệ bản thân. Kĩ năng làm chủ 
cảm xúc. Kĩ năng Quản lý tài chính.
 2.3. Gia đình
 Kĩ năng Ý thức trách nhiệm: Trẻ xác định được vai trò của mình trong hoạt 
động gia đình.
 Kĩ năng Làm việc nhà: Trẻ có thể làm một số hoạt động vệ sinh và những 
việc lặt vặt trong nhà vừa sức với bản thân. cần, tích cực của học sinh, cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng 
sáng tạo ở mỗi học sinh. Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục 
học sinh để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Gần 
gũi thân thiện với học sinh.
 Cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục các 
em một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp các em phát triển đồng 
đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ. 
Phát huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm 
tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các tình huống khác 
nhau .
 Tạo được mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, các em biết 
chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và 
diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm học sinh khác nhau, giúp các 
em luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.
 Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của các 
em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục 
các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
 4. Tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ rèn kĩ năng sống
 Rèn kĩ năng sống được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, giáo dục kĩ năng sống 
được giáo dục trong mọi môi trường như: Gia đình, nhà trường, xã hội.
 HS cần được tham gia và giải quyết được các tình huống trong cuốc sống.
 Mỗi HS có mỗi biểu mẫu đánh giá riêng nhằm giúp giáo viên quan sát ghi 
chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của các em, các mối quan hệ với cô, 
với bạn, ghi chép những kĩ năng học sinh đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, 
thước đo để đánh giá cuối mỗi tuần, tháng hoặc trong năm học ở các tiết sinh hoạt 
chủ nhiệm. Từ đó giúp các em hình thành các kĩ năng sống trong lớp của mình.
 Ở trường được trang bị một thư viện xanh ngoài trời với thiết kế hài hòa, 
trang trí đẹp mắt với nhiều loại truyện, sách, tranh khác nhau, nhiều màu sắc, kích 
cỡ,... Giúp các em hứng thú tham gia đọc sách vào các buổi giải lao . Qua đó giúp tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng 
vai,.học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
 Cụ thể trong môn tập đọc ngoài việc củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho 
học sinh môn tập đọc còn mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, 
nhân cách cho học sinh. Nội dung những bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng 
Việt lớp 1 phản ánh một số vấn đề lớn đang đặt ra trước nhân dân ta và toàn nhân 
loại thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân 
văn, do đó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời 
sống, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và nhân cách cho học sinh.Việc giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh lớp 1 của môn tập đọc chiếm một ưu thế quan trọng, mỗi 
bài văn, bài thơ,...đều chứa đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bằng cách tổ 
chức và dẫn dắt khéo léo đầy tính sư phạm của giáo viên các kĩ năng sống của 
các em sẽ được bồi dưỡng, hình thành và phát triển.
 Môn kể chuyện: Với nhiệm vụ giúp củng cố cho các em kĩ năng kể chuyện 
đã được hình thành ở các lớp dưới còn có một vai trò quan trọng nữa là giúp học 
sinh mở rộng vốn hiểu biết và cũng góp phần hình thành nhân cách của con người 
mới. Cùng với nội dung học tập của các môn học khác, những câu chuyện học 
sinh được nghe, được đọc và được kể ở lớp 1 có tác dụng rất lớn trong việc mở 
rộng vốn kiến thức về con người, về tình cảm, nhân cách. Để phát huy hết khả 
năng rèn kĩ năng sống cho học sinh qua môn kể chuyện giáo viên cần chú ý tổ 
chức cho học sinh trao đổi, đối thoại để nắm chắc ý nghĩa của câu chuyện, nói 
được nhận xét riêng của các em về mỗi nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, những 
bài học mình rút ra được cho bản thân và cho mọi người.
 Ví dụ: Trong bài “Rùa và thỏ “ các em nhận biết được nguyên nhân thành 
công của rùa, thất bại của thỏ. Thỏ thua rùa không phải vì Thỏ chậm hơn Rùa 
mà do sự chủ quan coi thường người khác của thỏ. Từ đó các em rút ra được bài 
học cho bản thân. Ngoài ra tiết kể chuyện các em còn được thể hiện giọng kể của 
mình, thái độ khi kể chuyện, cách đánh giá, nhận xét các nhân vật thể hiện vai 
diễn trong câu chuyện. học.... Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. 
Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức 
khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được 
một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là 
không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất 
giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ 
cho các em qua các tiết học.
 Ví dụ: Các bài thuộc chủ đề: “Con người và sức khỏe “ học sinh sẽ biết 
giữ vệ sinh thân thể, biết cách ăn uổng, nghỉ ngơi hợp lí. Không còn hiện tượng 
đến lớp không rửa mặt. Hiện tượng mặc bẩn, luộm thuộm, quần áo sộc sệt,...
 Môn An toàn giao thông: Hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao 
thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử 
lí. Chẳng hạn: “Khi đi bộ em đi ở phía tay nào? Nếu đường có vỉa hè thì em đi 
thế nào?”; “Em có nên chơi đùa trên lòng đường không? Vì sao?”; “Khi ngồi trên 
xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần 
thiết phải đội mũ bảo hiểm?”; “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? 
Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?”;... Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên 
đường: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không 
được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò,...Như vậy, các em có 
thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải.
 Ví dụ: Bài “An toàn khi ở nhà” sử dụng các vật sắc, nhọn chẳng may gây 
thương tích...Các nhóm sẽ thảo luận nhóm để đưa ra cách xử lí tình huống trên. 
Các em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn 
mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra. các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển 
hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, 
biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp học 
sinh và của cá nhân học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái 
độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện 
có định hướng giáo dục giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả 
năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh 
các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá, 
kĩ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể 
của hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, 
phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. 
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động 
xã hội. Hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với 
quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã 
hội.
 Những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, giáo viên đã giáo dục cho 
các em biết “Nói lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử như: Biết đi thưa về trình, 
chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được 
tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn 
tuổi,... . Bản thân giáo viên phải học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và 
dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu 
cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính 
hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi.
 Ngoài ra còn có các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học.
 Buổi sinh hoạt dưới cờ bản thân tôi luôn khuyến khích các em xung phong 
trả lời những câu hỏi mà thầy hay hỏi. Luôn lắng nghe các nội dung, hoạt động 
cần làm trong tuần. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt các phong 
trào “Nhặt được của rơi đem trả người đánh mất” hoặc các hoạt động Tiến bước 
lên đoàn và được tuyên dương trước cờ.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1.pdf