Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 1
Chúng ta đều nhận thức được rằng, môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học là rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
Vì khả năng đọc của học sinh lớp 1 còn hạn chế, các em ít vốn sống nên trong khi tìm hiểu nội dung bài đọc các em thường lúng túng khi tìm câu trả lời. Một số học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe. Một số em hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu. Điều này khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài. Và lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập cũng như khả năng giao tiếp, tính cách điềm tĩnh, ôn hòa và tâm hồn bay bổng của các em.
Từ năm học 2020-2021,chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã có những bước thay đổi căn bản : Dạy học , đạc biệt là dạy Tiếng Việt theo định hướng hình thành và phát triển năng lực.
Vậy thế nào là dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực:
Dạy học nhằm hình thành năng lực là dạy học hướng đến mục tiêu phát triển những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt của môn Tiếng Việt để học sinh trở thành con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.
Các biểu hiện chủ yếu của năng lực làm chủ Tiếng Việt của học sinh:
- Kĩ năng đọc lưu loát thành tiếng, kĩ năng đọc hiểu; kĩ năng nghe chính xác; kĩ năng nói; kĩ năng viết chính xác; viết sáng tạo.
Mỗi kĩ năng được chia ra thành các mức độ thành thạo khác nhau:
- Về kiến thức Tiếng Việt:
Các mức độ nhận thức ở Tiểu học:
+ Biết là nhớ khái niệm, quy tắc và nhắc lại; là nhớ lại các thông tin thu thập được và nhắc lại.
+ Hiểu là diễn đạt lại các khái niệm, quy tắc bằng ngôn ngữ của bản thân, có khả năng áp dụng khái niệm, quy tắc vào tình huống đơn giản tho mẫu hoặc có khả năng đưa ra ví dụ theo mẫu.
+ Vận dụng thấp là kết nối các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống giả định gần giống tình huống mẫu.
+ Vận dụng cao là dùng kiến thức để giải quyết một tình huống mới.
Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, nội dung được đánh giá nhận thức bao gồm: kiến thức về quy tắc chính tả, kiến thức về từ và câu, kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng nghe hiểu.
Quan trọng nhất là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể trong đời sống.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Tập đọc lớp 1 và sự đổi mới phương pháp trong dạy học theo hướng tích cực, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 1
2 các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Vì khả năng đọc của học sinh lớp 1 còn hạn chế, các em ít vốn sống nên trong khi tìm hiểu nội dung bài đọc các em thường lúng túng khi tìm câu trả lời. Một số học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe. Một số em hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu. Điều này khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài. Và lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập cũng như khả năng giao tiếp, tính cách điềm tĩnh, ôn hòa và tâm hồn bay bổng của các em. Từ năm học 2020-2021,chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã có những bước thay đổi căn bản : Dạy học , đạc biệt là dạy Tiếng Việt theo định hướng hình thành và phát triển năng lực. Vậy thế nào là dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực: Dạy học nhằm hình thành năng lực là dạy học hướng đến mục tiêu phát triển những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt của môn Tiếng Việt để học sinh trở thành con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời. Các biểu hiện chủ yếu của năng lực làm chủ Tiếng Việt của học sinh: - Kĩ năng đọc lưu loát thành tiếng, kĩ năng đọc hiểu; kĩ năng nghe chính xác; kĩ năng nói; kĩ năng viết chính xác; viết sáng tạo. Mỗi kĩ năng được chia ra thành các mức độ thành thạo khác nhau: - Về kiến thức Tiếng Việt: Các mức độ nhận thức ở Tiểu học: + Biết là nhớ khái niệm, quy tắc và nhắc lại; là nhớ lại các thông tin thu thập được và nhắc lại. + Hiểu là diễn đạt lại các khái niệm, quy tắc bằng ngôn ngữ của bản thân, có khả năng áp dụng khái niệm, quy tắc vào tình huống đơn giản tho mẫu hoặc có khả năng đưa ra ví dụ theo mẫu. + Vận dụng thấp là kết nối các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống giả định gần giống tình huống mẫu. + Vận dụng cao là dùng kiến thức để giải quyết một tình huống mới. 4 II. Khả năng áp dụng, phổ biến rộng rãi của đề tài/ giải pháp : 1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ HỌC MÔN TẬP ĐỌC CỦA HỌC SINH a. Thực trạng về dạy học: Chương trình Tiếng Việt lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Tiếng Việt lớp 1 ở nước ta. Thực hiện những đổi mới về giáo dục Tiếng Việt, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn giáo dục nước ta đang trong thời kì đổi mới. Như đã nói ở trên, môn Tiếng Việt của bộ sách Cánh diều đã đưa những bài tập đọc vào phần đọc ứng dụng từ rất sớm - Nội dung là những bài văn , bài thơ, những câu chuyện ngắn, hay, hấp dẫn gắn với cuộc sống sinh hoạt của các em. - Đặc biệt, ở mỗi bài tập đọc đều có tranh minh họa với màu sắc đẹp, hình ảnh sinh động phù hợp với nội dung từng bài. Trong đó, văn bản đọc hiểu ở lớp 1 gồm những loại sau: - Văn bản nghệ thuật (hoặc được viết theo phong cách nghệ thuật) chiếm tỷ lệ khoảng 70% nhằm đảm bào mục đích dạy tiếng đồng thời với dạy văn, phát triển khả năng giao tiếp kết hợp với bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. - Văn bản khoa học (hoặc được viết theo phong cách khoa học). - Văn bản nhật dụng (bao gồm một số giấy tờ đơn giản, ấn phẩm đơn giản dùng trong đời sống và gần gũi với học sinh lớp 1). Độ dài của văn bản: Văn bản nghệ thuật là văn xuôi và văn bản khoa học khoảng 50 đến 80 chữ. Văn bản truyền thông và văn bản nhật dụng khoảng 30 chữ. Độ dài của câu trong văn bản khoảng từ 8 đến 10 từ. Các câu được dùng với nghĩa hiển ngôn. Ưu điểm: - Các bài đọc phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1 , sử dụng tối đa những âm, vần đã học và có sự thay đổi hình thức, nội dung để hấp dẫn các em . - Các văn bản đọc được tuyển chọn phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1: thú vị, hấp dẫn, bổ ích, gần gũi với thế giới hồn nhiên, tưới tắn của trẻ. Có 6 - Do một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ảnh hưởng đến việc học tập của các em. - Do một số học sinh chưa chăm học, nên chưa nắm bắt, tiếp thu được bài. Vì vậy khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc, hoặc nghĩa từ thì các em thường trả lời sai và rất lúng túng. - Do vốn từ ít, kinh nghiệm sống của các em còn hạn chế nên có những từ ngữ các em không hiểu hoặc hiểu sai lệch nội dung của bài. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH: Theo tôi để đưa ra giải pháp hữu hiệu cho phân môn tập đọc thì mỗi giáo viên cũng nên thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của mỗi học sinh. Cụ thể là : - Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là: + Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. + Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”. + Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở 8 HS đọc nhẩm bài, kết hợp quan sát tranh, trao đổi nhóm đôi, hỏi bạn thêm 1 số câu hỏi gần với cuộc sống hàng ngày của các em như - Bạn có em giống bạn Hà không? - Bạn có trông em đỡ bà không? - Bố của bạn có yêu bạn và em bé như bố bạn Hà không? Từ những câu hỏi mà học sinh đã đưa ra, giáo viên tổ chức để học sinh trả lời, đồng thời kiểm tra đọc hiểu của từng cá nhân học sinh. Hình thức thứ hai có thể chuyển những hoạt động bằng lời của học sinh thành các bài tập thông qua việc sử dụng phiếu học tập hay bảng phụ. Ví dụ : Bài Kể cho bé nghe- SGK trang 104 Hãy nối ô chữ ở cột A với 1 ô chữ ở cột B sao cho đúng ý trong bài. Cột A Cột B Con vịt Hay chăng dây điện Con nhện Dùng miệng nấu cơm Con cua, con cáy Hay sủa đâu đâu Con chó 10 Chuẩn bị: Giáo viên in phiếu (4 phiếu cho 4 nhóm) Đề bài : Điền vào chỗ trống trong sơ đồ để thấy được hình dáng của chú hề - Tổ chức : Giáo viên chia lớp thành 4 đội, mỗi đội tìm hiểu và nối vào phiếu . Sau khi nối, cả nhóm cùng nhau vẽ chú hề Môi Đỏ choen choét Mũi Quả cà chua Áo quần Lòe loẹt Nụ cười Thân thiện Sau đó đại diện tổ lên trình bày. Trò chơi : Ai tinh mắt Mục tiêu : Luyện tìm nhanh các từ có vần trong bài tập đọc. Chuẩn bị : Giáo viên đưa bài thơ lên bảng Tổ chức cho học sinh chia ra làm 2 đội ( chơi tiếp sức) thi đua gạch chân và đọc từ có vần vừa học. Đội nào nhanh đọc đúng thì đội đó sẽ thắng. Bài Đi học – SGK trang 95 12 Ví dụ : Bài Quyển vở của em – SGK trang 122 Bài tập đọc có ba khổ thơ, mỗi khổ là một ý của bài. Khổ thơ 1: Mở quyển vở ra , em sẽ thấy từng trang giấy trắng Khổ thơ 2: Lật từng trang vở, em sẽ sờ thấy những trang giấy mát rượi Khổ thơ 3: Khi viết vào quyển vở mới tinh, em sẽ cố gắng viết những dòng chữ thật đẹp 2.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh cách nhớ, hiểu nội dung bài. Khi dạy đọc hiểu cho học sinh ở tiết 2 vẫn tiếp tục nhiệm vụ luyện đọc kết hợp với nhiệm vụ giúp học sinh nhớ, hiểu được nội dung bài. Nhớ được nội dung bài là sự khởi đầu của việc hiểu bài. Quá trình hiểu một bài gồm nhiều bước, với nhiều thao tác tư duy. Giáo viên không nên nôn nóng bắt học sinh chưa kịp nhớ nội dung bài đã phải phân tích tổng hợp, khái quát hóa các yếu tố trong bài để tìm ra ý nghĩa của bài (ở các tầng bậc khác nhau). Đây là công việc của các lớp học và bậc học sau này. Việc nhớ và hiểu nội dung bài được kết hợp chặt chẽ với việc luyện đọc nhiều lần văn bản. Vì thế, việc đọc lưu loát cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó giúp các em đọc hiểu về nội dung một câu, một đoạn trong bài. Cần yêu cầu các em đọc nhiều lần đoạn, câu văn đó (đọc thành tiếng, đọc thầm) sao cho thông 14 Kết quả thế nào? Sau khi gặp lại nhau, ba bạn đồng thanh nói gì? Vì sao ba bạn lại đồng thanh nói như vậy? Sau bước tìm hiểu nội dung bài thì gọi một vài HS đọc lại bài, cố gắng đọc diễn cảm. Từ việc đọc diễn cảm bài văn, bài thơ giúp cho các em hiểu bài sâu hơn. Với các bài tập đọc là thơ thường có yêu cầu học sinh thuộc lòng. Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng ngay tại lớp với mức độ tăng dần, thuộc từng khổ thơ ròi mới đến cả bài thơ. 2.4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng đọc cho từng đối tượng học sinh. Trong thực tế giảng dạy, chúng ta gặp nhiều những đối tượng học sinh khó khăn khi tìm hiểu nội dung bài. Khi đó, giáo viên phải có kế hoạch rèn kỹ năng cho từng đối tượng học sinh. Phải thể hiện rõ ở bài soạn: câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi, học sinh trung bình, học sinh yếu để từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời. Giáo viên cần phải biết động viên, tránh sự nôn nóng để tạo hứng thú cho các em trong việc tự tìm ra kiến thức mới. Đối với những học sinh còn lúng túng trong khi tìm câu trả lời thì giáo viên cần có câu hỏi gợi mở hoặc cho học sinh khá giỏi nói trước, rồi cho học sinh yếu nhắc lại. Có những học sinh hiểu được ý, nhưng khi diễn đạt bằng lời thì lại lúng túng và khi đó giáo viên phải tích cực gọi nhiều lần để khuyến khích tính bạo dạn của các em. Đối với những học sinh tiếp thu chậm, giáo viên cần chú ý đến các hình thức tổ chức hoạt động, đưa ra yêu cầu phù hợp với đối tượng để các em hăng hái, tích cực học tập. Nếu học sinh trả lời đúng, hoặc thiếu ý thì giáo viên cũng không nên khiển trách ngay mà phải nhẹ nhàng, hướng dẫn các em không tự ti, mặc cảm với các bạn khác. Kết hợp với gia đình động viên các em chăm đọc bài và chuẩn bị nội dung bài trước khi đến lớp. Trong giờ truy bài, cần phân công học sinh khá kiểm tra học sinh yếu, nội dung bài là ôn bài cũ và chuẩn bị mới mới. Cần khuyến khích các em có nhu cầu đọc sách báo, truyện tranh thiếu nhi. Giáo viên sẽ thấy được những tiến bộ rệt của học sinh thông qua việc các em tự kể lại theo ý hiểu cho các bạn nghe câu truyện mình vừa đọc. Hay trong các giờ tự học, giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua lẫn nhau kể chuyện, tìm hiểu nội dung truyện hoặc bài tập đọc qua đó để học sinh tự học tập, phát huy khả năng của riêng bản thân mình. 16 2.5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các tiết tập đọc Để tạo hứng thú cho học sinh giáo viên soạn các bài giảng điện tử để học sinh hiểu rõ hơn bài tập đọc. Từ chỗ hiểu bằng hình ảnh ( dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ : từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng), học sinh sẽ hiểu hội dung bài học từ đó các em sẽ đọc tốt hơn và hiểu rõ hơn. *Tạo hình ảnh động của nhân vật để học sinh hứng thu học tập hơn. * Nhấn mạnh từ cần tìm bằng cách đổi màu chữ * Ngắt nghỉ câu dài bằng cách tạo hiệu ứng ngăn cách // Ở phần luyện đọc theo câu, giáo viên sử dụng phần mềm để cho học sinh hiểu rõ hơn cách ngắt câu dài. Bằng cách tạo hiệu ứng , sử dụng các nét xổ (//) để 18 Stt Thời gian Đọc trơn thành tiếng Đọc diễn cảm 1. Cuối học kì I 28/38 học sinh 16/38 học sinh 2. Cuối tháng 3 38/38 học sinh 28/38 học sinh Đề tài này của tôi có khả năng ứng dụng vào thực tế dạy học. Tôi đã áp dụng các biện pháp này cho học sinh lớp tôi phụ trách, đa số các con đều có những tiến bộ nhất định. Giờ dạy học tập đọc không còn nhàm chán nữa mà các con đều hào hứng học tập. Tuy nhiên , để đạt được hiệu quả cao giáo viên cần nhiều thời gian và công sức để soạn bài và làm phiếu học tập. Ngoài ra, giáo viên còn phải biết về công nghệ thông tin để soạn bài trên phần mềm powerpoin Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình dạy học. Tôi mong rằng đề tài không chỉ góp phần giúp học sinh lớp 1 thêm hứng thú , say mê phân môn Tập đọc. Mặt khác học sinh sẽ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, các con sẽ chủ động, tự giác học tập. IV. Đề xuất: Giáo viên cần học hỏi, tiếp thu, nghiên cứu tài liệu thực hành đổi mới các phương pháp rèn đọc hiểu trong giờ Tập đọc cho học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi “đọc đúng, đọc hay và đọc hiểu” cho cả giáo viên và học sinh. Động viên khen thưởng kịp thời đối với các lớp và giáo viên làm tốt phong trào này. Thông qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn, tiếp tục tổ chức các chuyên đề phổ biến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1” Trên đây là một số kinh nghiệm rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc. Với khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều và thời gian thực nghiệm đang tiến hành thực hiện, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp giúp cho kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn, giúp tôi hoàn thành tốt công tác chuyên môn của mình.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_hieu.doc