Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh hạn chế về năng lực môn Tiếng Việt Lớp 1 (bộ sách Cánh diều)

Như ta đã biết: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Quốc gia có hưng thịnh hay không chính là nhờ trình độ học thức của mỗi người công dân.Vì vậy Đảng, Nhà nước ta xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu.” Như Bác Hồ đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn công học tập của các cháu.” Bởi vậy giáo dục Tiểu học có vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Song thực tế có rất nhiều học sinh hạn chế về năng lực.Thường thì những học sinh nào hạn chế về đọc ngay từ những lớp đầu cấp, thì suốt những năm học sau cũng hạn chế về đọc, và cả quá trình đi học hầu như đều hạn chế về đọc. Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh hạn chế về đọc, mặc dù đã nhiều năm theo học chữ?. Như ta đã biết: Muốn tiếp thu được tri thức, trước tiên phải biết chữ, nếu không biết chữ thì việc học là hoàn toàn vô nghĩa. Hiện nay nhiều nhà trường cứ cho học sinh lên lớp tràn lan (kể cả học sinh hạn chế về đọc cũng được lên lớp vì thành tích chung của nhà trường.Vậy những học sinh hạn chế về đọc, chưa đạt các yêu cầu trong học tập vẫn cứ là những đối tượng hạn chế đọc trong những năm học tới và là những đối tượng mà bao nhà trường, bao giáo viên phải mất bao nhiêu công sức, thời gian để xoá học sinh hạn chế về đọc mà có xoá được đâu!

Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các trường Tiểu học nói riêng đã có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh hạn chế về đọc ngồi nhầm chỗ. Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để rèn học sinh hạn chế về đọc, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1. Bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này.Với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, viết được. Có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác.Trên thực tế các giáo

viên thường chú trọng tổ chức bồi dưỡng thêm cho học sinh giỏi mà chưa tổ chức phụ đạo riêng cho đối tượng học sinh hạn chế về đọc. Chính vì lẽ đó bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp để phụ đạo học sinh hạn chế về đọc của lớp mình. Bởi ở mỗi học sinh có trình độ nhận thức khác nhau. Có học sinh nhận thức kiến thức nhanh thì học giỏi. Học sinh trình độ nhận thức kiến thức chậm thì đọc phải cố gắng nhiều, nhiều học sinh không theo kịp chương trình học tập của khối lớp mình. Và đặc biệt ở lớp 1. Nếu học sinh đó hạn chế về đọc, sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời.

Việc cho học sinh lên lớp tràn lan sẽ không những không xoá được học sinh hạn chế về năng lực mà ngày càng sản sinh ra càng nhiều học sinh hạn chế về đọc. Vì học lớp dưới đã hạn chế về đọc, giờ cho lên lớp trên với lượng kiến thức càng ngày khó hơn, dung lượng lớn hơn thì liệu những đối tượng hạn chế về đọc không tiếp thu được kiến thức có theo kịp không? Hay là càng ngày lại càng hạn chế về đọc!

Vì vậy ngay từ đầu ngôn ngữ là công cụ trực tiếp để tiếp thu tri thức, cho nên nếu học hết lớp 1 mà chưa biết đọc - viết, thì có lẽ là tương lai là mù chữ cả đời, hạn chế về đọc ở lớp 1 thì những năm học tiếp, việc học lớp trên sẽ là gánh nặng. Vậy nhà trường muốn xoá học sinh hạn chế về đọc thì phải tập trung xoá ngay từ gốc đó là lớp 1.

Bởi vậy giảng dạy học sinh hạn chế về đọc ở lớp 1 là công việc hết sức quan trọng. Nên tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài: Một số biện pháp rèn học sinh hạn chế về năng lực môn Tiếng Việt lớp 1.

doc 24 trang Tú Anh 10/12/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh hạn chế về năng lực môn Tiếng Việt Lớp 1 (bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh hạn chế về năng lực môn Tiếng Việt Lớp 1 (bộ sách Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh hạn chế về năng lực môn Tiếng Việt Lớp 1 (bộ sách Cánh diều)
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2022 - 2023
 Ngày tháng Chức Trình độ 
Họ và tên Nơi công tác Tên sáng kiến
 năm sinh danh CM
 Tổ Một số biện pháp rèn 
Quách Thị Trường Tiểu trưởng học sinh hạn chế về 
 Cử nhân
Thanh 03/09/1969 học Ba Trại chuyên năng lực môn Tiếng 
 Đại học
Huyền A môn Việt lớp 1.
 khối 1
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt
 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 05/10/2022
 Mục đích của giải pháp: “Một số biện pháp rèn học sinh hạn chế về năng lực 
 môn Tiếng Việt lớp 1”
 Tính mới của giải pháp: Đề tài: “Một số biện pháp rèn học sinh hạn chế về 
 năng lực môn Tiếng Việt lớp 1” đã đưa ra một số biện pháp thiết thực dạy phân 
 môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1.
 - Mô tả bản chất của sáng kiến:
 * Cách thức và các bước thực hiện giải pháp:
 Bước 1: Cơ sở lí luận của đề tài
 Bước 2: Cơ sở thực tiễn (Điều tra thực trạng trước khi thực hiện đề tài bằng 
 phiếu khảo sát và phân tích số liệu thu được):
 + Mức độ nhận thức của giáo viên về các biện pháp rèn học sinh hạn chế về 
 năng lực
 + Mức độ hứng thú của học sinh khối 1 với các biện pháp rèn học sinh hạn chế 
 về đọc
 Bước 3: Những biện pháp thiết thực dạy phân môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
 + Học sinh có kĩ năng đọc tốt.
+ Giáo viên: có nhiều kinh nghiệm trong dạy môn Tiếng Việt giúp học sinh 
hứng thú say mê học tập từ đó rèn học sinh hạn chế về năng lực tốt hơn.
+ Giáo viên và Học sinh không bị áp lực về chương trình.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Ba Vì, ngày 22 tháng 03 năm 2023
 Người làm đơn
 Quách Thị Thanh Huyền
 1
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Như ta đã biết: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Quốc gia có hưng thịnh 
hay không chính là nhờ trình độ học thức của mỗi người công dân.Vì vậy Đảng, 
Nhà nước ta xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu.” Như Bác Hồ đã nói: 
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước 
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, 
chính là nhờ phần lớn công học tập của các cháu.” Bởi vậy giáo dục Tiểu học có 
vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà.
 Song thực tế có rất nhiều học sinh hạn chế về năng lực.Thường thì những học 
sinh nào hạn chế về đọc ngay từ những lớp đầu cấp, thì suốt những năm học sau 
cũng hạn chế về đọc, và cả quá trình đi học hầu như đều hạn chế về đọc. Vậy 
nguyên nhân do đâu mà học sinh hạn chế về đọc, mặc dù đã nhiều năm theo học 
chữ?. Như ta đã biết: Muốn tiếp thu được tri thức, trước tiên phải biết chữ, nếu 
không biết chữ thì việc học là hoàn toàn vô nghĩa. Hiện nay nhiều nhà trường cứ 
cho học sinh lên lớp tràn lan (kể cả học sinh hạn chế về đọc cũng được lên lớp vì 
thành tích chung của nhà trường.Vậy những học sinh hạn chế về đọc, chưa đạt các 
yêu cầu trong học tập vẫn cứ là những đối tượng hạn chế đọc trong những năm 
học tới và là những đối tượng mà bao nhà trường, bao giáo viên phải mất bao 
nhiêu công sức, thời gian để xoá học sinh hạn chế về đọc mà có xoá được đâu!
 Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các trường Tiểu học nói riêng 
đã có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh hạn chế về đọc ngồi nhầm chỗ. 
Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để rèn học sinh hạn chế về đọc, giúp 
học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1. Bởi lớp 1 là nền móng 
cho sự phát triển của học sinh sau này.Với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, 
viết được. Có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên 
lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác.Trên thực tế các giáo
viên thường chú trọng tổ chức bồi dưỡng thêm cho học sinh giỏi mà chưa tổ 
chức phụ đạo riêng cho đối tượng học sinh hạn chế về đọc. Chính vì lẽ đó bản 
 3
b. Nhiệm vụ:
 Làm tốt công tác tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh 
học sinh. Ưu tiên và tập trung cho việc khắc phục hiện tượng học sinh còn hạn 
chế năng lực, nâng dần khả năng tiếp nhận chương trình, từng bước giảm dần 
học sinh còn hạn chế về đọc, ngồi nhầm lớp, không được để tỷ lệ học sinh hạn 
chế về năng lực nhiều và tái phát học sinh hạn chế về năng lực đặc biệt là đọc.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu là thực trạng học sinh hạn chế về năng lực của lớp 1A1 
Trường Tiểu học Ba Trại A - Ba Vì - Hà Nội .
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thu nhận tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Dạy thực nghiệm.
- Trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp.
5. Thời gian nghiên cứu:
 Tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài này năm học 2022 - 2023, khi nhận lớp 
1A1 là lớp có nhiều học sinh còn hạn chế về năng lực. Ngay từ đầu năm học, tôi 
đã lên ngay kế hoạch như sau:
 Tháng 9 năm 2022: Giảng dạy khảo sát thực tế tìm hiểu về học lực và điều 
kiện hoàn cảnh gia đình với từng học sinh. Lên kế hoạch thực hiện đề tài.
 Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023: Thực hiện đề tài.
 Tháng 3 năm 2023: Khảo sát thực tế, đánh giá học lực của học sinh. 
Viết và hoàn thiện đề tài.
 Phần thứ hai: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
* Vai trò của việc dạy học sinh hạn chế về năng lực ở lớp1: 
 Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người có tri thức, có đạo đức, 
năng động, sáng tạo. Muốn tiếp thu được tri thức, trước tiên phải biết chữ, nếu 
 5
Khảo sát đầu năm học 2022 – 2023
 SS HTT HT CHT
 SL % SL % SL %
 31
 8 25,8 13 41,9 10 32,3
 Như vậy nhìn vào bảng khảo sát chất lượng ta thấy học sinh hạn chế về năng 
lực còn nhiều, tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy những nguyên nhân sau:
2. Nguyên nhân học sinh hạn chế về năng lực đọc:
 * Về học sinh: Trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng học sinh đầu vào 
còn thấp gây khó khăn cho công tác giảng dạy. Do nhiều học sinh bố mẹ mải
làm ăn, lúc đi học mới về ở với ông bà để đi học. Còn một số em chưa qua lớp 
mẫu giáo, chưa được làm quen với các chữ cái, thiếu kỹ năng sống, ngại giao 
tiếp. Các kỹ năng sống tối thiểu như: chào hỏi cũng xa lạ. Nhiều em hạn chế về 
đọc, nói nhỏ, rụt rè, nhút nhát. Đa số các em tuổi nhỏ, hiếu động, sự tập trung 
chưa cao, hay quên, chểnh mảng, lơ là một chút là học hành sa sút, chán nản, rồi 
đọc chậm. Có em lại đọc vẹt rất nhanh, chỉ nhìn tranh, nghe bạn đọc, đọc lại rất 
tốt, song chẳng biết chữ gì. 
 * Về giáo viên: Một số ít giáo viên chưa kịp thời triển khai những giải pháp tích 
cực để nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời chưa tìm biện pháp giảng dạy để 
kèm cặp học sinh. Trong các tiết dạy thường giáo viên chỉ chú ý truyền đạt kiến 
thức trọng tâm cho cả lớp, ít quan tâm đến đối tượng học sinh hạn chế về đọc có 
nắm bắt được kiến thức hay không.
 * Về phụ huynh: Đa số học sinh hạn chế về năng lực là chưa được phụ 
huynh quan tâm nhiều đến việc giáo dục, dạy dỗ con cái ở nhà.Các em thiếu sự 
quan tâm, dìu dắt của bố mẹ trong học tập. Để rèn học sinh hạn chế về đọc tôi đã 
sử dụng các biện pháp cơ bản sau:
3. Những biện pháp cơ bản chung:
3.1. Giúp các em vượt qua những khó khăn trở ngại về tâm lý khi mới vào lớp 1.
3.2.Tạo hứng thú cho giờ học, kích thích sự tập trung chú ý của học sinh hạn chế 
về năng lực. 
3.3. Cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng đọc ở lớp 1.
 7
 - Chào con! Con đọc hộ cô chữ này. Tôi chỉ vào chữ.
 Em ngồi im, tôi nói với cả lớp:
 - Các con ạ! Hôm nay bạn Bách bị mệt, không đọc bài được. Chứ các chữ này 
bạn Bách biết hết, mai bạn Bách hết mệt sẽ đọc cho cô và các bạn cùng nghe nhé.
 Hôm sau em vẫn không đọc và tôi vẫn kiên trì nói những câu tương tự như 
thế. Có em thắc mắc: “Sao bạn mệt lâu thế!” Tôi cười: “Ừ, bạn mệt đấy!” Hàng 
ngày tôi thường đến bên chỉ bảo em đọc. Mới đầu em còn đọc nhỏ lí nhí, tôi vẫn 
khen em có tiến bộ. Sau hai tuần học, một hôm tôi gọi em đọc, em đọc to, cả lớp 
vỗ tay khen bạn.Từ đó em đọc được bài to, rõ ràng trước lớp. 
 Với sự ân cần chỉ bảo, thân thiện của cô mà các em bạo dạn dần lên, các 
em vui vẻ học tập, thích đi học. Đó là thành công của người thầy trong những 
ngày đầu các em vào lớp 1.
4.2.Tạo hứng thú cho giờ học, kích thích sự tập trung chú ý của học sinh hạn 
chế về năng lực: 
 Hứng thú là nguồn động lực quan trọng bậc nhất giúp việc học tập trở nên 
hiệu quả. Bởi thế, các thầy cô giáo rất quan tâm đến việc làm sao để tạo ra bầu 
không khí học tập sôi nổi, hào hứng trong lớp học. Không khí học tập sôi nổi, 
hào hứng trong lớp học còn gọi là sinh khí.
 Vấn đề tạo sinh khí trong dạy học là nói đến sự hào hứng, say mê trong dạy và 
học. Sinh khí ấy không đích thị là nội dung mà cũng không hoàn toàn là phương 
pháp, song lại hình thành trên cơ sở nội dung vững vàng và phương pháp hiệu 
quả. Sinh khí là tâm thế dạy và học giúp người dạy hào hứng dẫn lối - học trò 
vui say nhập cuộc. Đó là sức sống của giờ dạy.
 Hơn nữa lứa tuổi các em hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao. Thật 
là một cực hình nếu các con phải ngồi im không được cựa quậy. Vì có em học 
chậm nhưng lại nghịch ngợm luôn tay chân, cái tay khó yên một chỗ, cái óc 
chẳng thể thiếu điều để suy nghĩ. Vì vậy chúng ta cần hướng tính năng động của 
các em vào hoạt động có mục đích để giờ học đạt hiệu quả cao.
 Làm thế nào để trẻ luôn thấy việc học là niềm vui?
 9
Vì những bài ôn này ở trong sách được các em thường xuyên đọc có thể nhàm 
chán. Nên tôi đã thay vào phần chơi trong tiết hai của bài ôn là những bài mà tôi 
tự nghĩ và viết ra phiếu. Có thể phiếu chỉ là một từ gồm 2 hoặc 3 tiếng cũng có 
thể là một câu văn. Song những từ và câu văn này phải có nghĩa nhằm phát triển 
vốn từ Tiếng Việt trong sáng cho học sinh và mang tính giáo dục. 
* Phần học vần: 
 Để củng cố cho học sinh ôn các âm vần đã học một cách chắc chắn, sang đến 
phần vần.Tôi thường nghĩ ra một đoạn văn gần gũi với trẻ cho trẻ đọc nhằm 
củng cố các âm vần đã học. 
 Hàng ngày tôi giao phiếu bài cho học sinh giỏi. Những ngày đầu, tôi trực 
tiếp kiểm tra học sinh giỏi, biết được các em học giỏi đã đọc trơn tru, lưu loát rồi 
thì khi nhận được phiếu là các em kiểm tra bạn một cách chính xác. Từ những 
điều học sinh giỏi tiếp thu được các em sẽ in sâu và truyền thụ lại cho bạn. Lúc 
đó, học sinh hạn chế về đọc dễ tiếp thu hơn. Bởi vì ông cha ta đã dạy: 
 "Học thầy không tày học bạn". 
 Đúng thế trẻ dạy trẻ ngôn ngữ của trẻ dễ hòa đồng với nhau. Tuy nhỏ song trẻ 
cũng có lòng tự trọng thấy bạn hơn và lại dạy mình thì cũng phải cũng cố gắng 
học để đỡ thua kém bạn. Từ đó, chất lượng học sinh trong tương đối đồng đều. 
Trên lớp tôi luôn thường xuyên kiểm tra đọc và kèm cặp học sinh hạn chế về 
đọc. Nhằm củng cố cho các em về kiến thức một cách vững vàng hơn.
 4.4. Luôn khuyến khích, động viên học sinh trong giờ đọc. 
 Các em còn nhỏ luôn muốn được yêu thương, quan tâm, chăm sóc, muốn được 
động viên kịp thời thì các em mới tiến bộ. Đặc biệt là học sinh hạn chế về đọc: một 
âm, một vần, một tiếng đọc đúng, đọc to, một con số viết đúng, một phép toán làm 
đúng ... một tiến bộ dù nhỏ thôi cũng đáng được biểu dương, khen ngợi. Điều đó 
luôn mang đến niềm vui cho các em, khích lệ trẻ luôn cố gắng trong học tập. Trong 
lớp tôi luôn yêu mến tất cả các em, coi tất cả các con đến lớp đều chưa biết gì, tôi 
nhẹ nhàng, chỉ bảo tận tình, yêu mến Học sinh. Vì vậy, các em rất ham học thường 
đọc bài trước ở nhà để lên lớp còn thể hiện biểu diễn đọc to, Qua thực tế giảng 
dạy, tôi thấy những lời động viên thật là kỳ diệu. Nó không chỉ giúp học sinh 
 11
kịp thời và động viên các em khắc phục các lỗi mà mình còn mắc phải. Khi các 
em đọc tốt thì các em mới học tốt được.
 Với HS nhóm 2: Để khắc phục lỗi đọc sai: Không chỉ rèn cho các em luyện 
đọc đúng từ trong giờ tập đọc mà trong các tiết tăng cường Tiếng Việt tôi cũng 
luôn viết bài lên bảng, cho học sinh đọc tăng cường thêm. Hoặc tôi đưa ra những 
bài tập phân biệt phụ âm đầu để giúp các em phát âm tốt hơn. 
 Với sự dạy bảo ân cần của các thầy cô và sự kiên trì của cha mẹ, các học sinh 
hạn chế về đọc ngày hôm nay tiến bộ hơn ngày hôm qua, dù một chút cũng là 
điều đáng được trân trọng và động viên. 
4.7. Trao đổi, học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ:
 Giáo viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng giáo 
dục, vì vậy là một tổ Trưởng chuyên môn tổ 1 tôi luôn trao đổi, học hỏi cùng 
đồng nghiệp về phương pháp dạy. Cùng tháo gỡ khó khăn trong các buổi sinh 
hoạt chuyên môn, cùng xây dựng nhiều chuyên đề giảng dạy.
 Vì vậy, chất lượng giáo viên của tổ được nâng cao, góp phần nâng cao chất 
lượng dạy và học trong nhà trường.
 Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. So sánh đối chiếu:
 Như vậy: Với các biện pháp trên đây. Tôi đã nâng dần chất lượng học sinh ở 
lớp mình và vào đợt kiểm tra định kỳ kết quả học lực của các em như sau:
 Khảo sát đầu năm học 2022 – 2023
 SS HTT HT CHT
 SL % SL % SL %
 31
 8 25,8 % 13 41,9 10 32,3
Kết quả áp dụng năm học 2022 - 2023
 SS HTT HT CHT
 GHKI SL % SL % SL %
 31
 12 38,7 13 41,9 6 19,4
 CHKI 31 15 48,4 14 45,2 2 6,4
Học kì 2 vẫn đang áp dụng.
 13
viên phải luôn trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sư phạm để luôn đem đến cho học 
sinh những niềm vui trong việc tiếp thu những kiến thức mới. 
3. Khuyến nghị và đề xuất.
 Phòng giáo dục. Nên thường xuyên tổ chức các chuyên đề để giáo viên học tập 
không chỉ học tập kiến thức mà còn học nghiệp vụ sư phạm. Đó là cách truyền 
thụ cho học sinh, cách nói năng, cư xử của giáo viên đối với học sinh.
 - Về phía nhà trường. Cần tổ chức phụ đạo riêng số học sinh hạn chế về năng 
lực ngay từ đầu năm học.
 - Về phía học sinh.Tham gia đầy đủ các buổi hoạt động ngoại khóa do nhà 
trường tổ chức.
 Trên đây là một số kinh nghiệm trong dạy học sinh hạn chế năng lực môn 
Tiếng Việt lớp 1. Đề tài còn có rất nhiều những thiếu sót, kính mong quý ban 
trong Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết, không sao chép 
lại của người khác. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Ba Trại, ngày 22 tháng 3 năm 2023
 Người thực hiện
 Quách Thị Thanh Huyền
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 MÔN: TIẾNG VIỆT(TUẦN 27)
 Tiết 315: MÓN QUÀ QUÝ NHẤT
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS biết:
- Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 40- 50 
tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt 
hơi ở câu dài; Giúp HS mở rộng vốn từ. Hiểu các từ ngữ trong bài. Trả lời đúng 
các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu câu chuyện nói về tình cảm bà cháu: Bạn nhỏ rất 
yêu bà, còn với bà, tình cảm của cháu là món quà quý giá nhất
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác; tư duy; quan sát...Biết vận 
dụng những điều đã học vào thực tế.
- Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của cháu đối với bà, biết yêu thương 
và quý trọng người thân.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Máy tính, bài giảng điện tử
 HS: SGK, Bảng con, Vở Bài tập TV. 
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Khởi động. 
 * GV cho HS nghe hát và vận động theo 
 nhịp bài hát “Bà ơi bà”. - HS hát và vận động theo nhịp bài hát 
 * Gọi 2 HS đọc truyện Chuột con đáng “Bà ơi bà”.
 yêu và TLCH: -2 HS đọc truyện Chuột con đáng yêu 
 + Vì sao chuột con ước được to lớn như và trả lời câu hỏi
 voi?
 -Gv nhận xét
 - GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK và 
 giới thiệu bài.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_hoc_sinh_han_che.doc