Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 3
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ở (mỗi bậc học) bậc tiểu học, học sinh cần đạt được 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kỹ năng Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng đối với người học ngoại ngữ nói chung và với học sinh nói riêng.
Khi học sinh có kỹ năng Nghe tốt, học sinh sẽ có khả năng sử dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và diễn đạt ý một cách chính xác. Do vậy cải thiện kỹ năng Nghe sẽ giúp học sinh có thể tự tin giao tiếp hơn.
Tuy nhiên, học sinh tiểu học còn nhỏ, hiếu động nên thường gặp phải một số khó khăn và hạn chế về kỹ năng Nghe như: Môi trường xung quanh, khả năng tập trung, vốn từ vựng, âm thanh và ngữ điệu, kiến thức và kinh nghiệm. Ngoài ra, qua khảo sát thực tiễn giảng dạy, tôi thấy học sinh cũng chưa thực sự hứng thú với kỹ năng Nghe.
Đó cũng chính là lý do thôi thúc để tôi chắp bút viết đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 ”. Qua đề tài này, tôi hy vọng góp phần tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy kỹ năng Nghe và giúp học sinh của mình thêm tự tin để thể hiện khả năng ngôn ngữ trong cuộc sống và môi trường giao tiếp thực tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 3
2 bài tập theo yêu cầu chứ chưa phát triển được đa dạng các hoạt động để hấp dẫn và tạo động lực hơn với học sinh. 2.3. Giải pháp Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi tiến hành nghiên cứu, tôi thường sử dụng các phương pháp sau:: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp thực hành luyện tập. - Sưu tầm, tra cứu, học hỏi từ đồng nghiệp. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng - Ý thức, thái độ học tập của học sinh khối lớp 3 đối với kỹ năng Nghe của môn Tiếng Anh. - Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh. - Sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn. - Sự quan tâm của phụ huynh đối với môn Tiếng Anh. - Giải pháp phát triển kỹ năng Nghe tiếng anh cho học sinh khối 3 trường Tiểu học Tự Nhiên. 4.2 Phạm vi Về không gian: Biện pháp phát triển kỹ năng Nghe tiếng anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3. Về thời gian: Đề tài này được áp dụng trong suốt quá trình cả năm học 2023 – 2024 qua từng giai đoạn cụ thể: - Giai đoạn I: Từ đầu năm học: Chọn đăng ký đề tài, sưu tầm tài liệu, điều tra thực tế khối 3, tổ khối lớp 3. - Giai đoạn II: Lập đề cương, đưa ra giải pháp vận dụng vào thực tế, chỉnh sửa bản nháp. - Giai đoạn III: Cuối học kì I: Thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả, hoàn chỉnh đề tài. 4 1.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi kể trên tôi gặp không ít những khó khăn khi giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói chung và kỹ năng nghe nói riêng. - Nhiều em học sinh còn chưa cảm thấy hứng thú với kỹ năng Nghe tiếng anh vì khi nghe các em không hiểu được nội dung chính, không biết cách tìm từ khóa mà nguyên nhân chính là do các em không nhớ từ vựng. Nhiều em hoàn toàn phụ thuộc vào bạn cùng nhóm hoặc đợi chờ kết quả từ giáo viên. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tiếng anh của con em mình. Chưa nhắc nhở hay động viên các em tham gia vào các cuộc thi. - Việc đầu tư cơ sở vật chất ở nhà trường tuy có cải thiện rất nhiều. Nhưng chưa có phòng học ngoại ngữ nên việc tạo môi trường học tiếng anh còn hạn chế. 1.3. Khảo sát thực tế Ngay từ đầu năm học 2023 – 2024, tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng Nghe của học sinh khối 3 và thu được kết quả như sau: Tổng số Em tự đánh giá về kỹ năng Số lượng Tỷ lệ % học sinh nghe Tiếng Anh của bản thân Nghe được một số câu đơn giản 150 83.7 Nghe được các hội thoại đơn giản 140 78.2 179 Nghe và nối được đoạn text ngắn 135 75.4 học sinh Nghe được các đoạn text dài 98 54.7 Học sinh nghe, hiểu và giao tiếp được 90 50.3 Không thể Nghe được Tiếng Anh 35 19.5 Qua kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ học sinh không thể nghe được Tiếng Anh vẫn còn nhiều. Đây là một con số thể hiện thực trạng rất đáng lo ngại mà mỗi giáo viên dạy Tiếng Anh đều mong muốn cải thiện. 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe Tiến trình của một tiết dạy nghe trải qua 3 giai đoạn: Pre – listening, While – listening, Post – listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh hiểu và nắm bắt được bài mà còn giúp học sinh sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế. 2.1.1. Pre – listening (Trước khi nghe) 6 Giai đoạn 1: Pre - listening Tôi yêu cầu học sinh nghe và viết từ vào chỗ trống. Các bước thực hiện: Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và làm việc nhóm đôi. Hỏi và trả lời về các hoạt động trong từng tranh. Bước 2: Giáo viên sẽ hỏi và học sinh trả lời cụ thể từng tranh đồng thời ôn lại các từ vựng và các mẫu câu. Việc đó sẽ giúp các em nghe tốt hơn (Hỏi để gợi ý các từ cần điền vào chỗ trống) Bước 3: Nói rõ học sinh sẽ nghe 3 lần và điền từ vào chỗ trống Giai đoạn 2: While – listening Các bước thực hiện: Bước 1: Mở audio cho học sinh nghe ( học sinh sẽ được nghe 2 lần. Lần đầu, giúp học sinh làm quen với bài nghe. Lần thứ 2, nghe thông tin chính xác để viết từ vào chỗ trống.) Bước 2: Yêu cầu học sinh đổi chéo bài với bạn kế bên Bước 3: Học sinh nghe lại audio và giáo viên chốt đáp án đúng, yêu cầu trả sách lại cho bạn, kiểm tra có bao nhiêu bạn đúng, khuyến khích và tuyên dương học sinh. 8 Ngoài ra, tôi cũng bổ sung và củng cố từ vựng cho học sinh thông qua trò chơi. Trò chơi : Who’s faster? Tôi áp dụng với bài Unit 1 – Lesson 2.1 sách I learn smart start 3. Cách thực hiện: Bước 1: Phổ biến cách chơi. Bước 2: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm gọi 1 bạn Bước 3: Mở audio cho học sinh nghe. Học sinh nghe thấy từ nào thì phải đập nhanh vào tranh đó và đọc lại. Học sinh nào đập nhanh hơn và đọc chính xác hơn thì học sinh đó được thưởng điểm tốt về tổ. Sửa phát âm cho học sinh nào đọc sai. Tôi lặp lại với các nhóm khác trong vòng 5-7 phút Bước 4: Nhận xét, tuyên dương 2.3. Biện pháp 3: Dạy nghe thông qua các bài hát, phim hoạt hình, video các cuộc nói chuyện của người bản xứ Bài hát, đoạn phim và video là một cách thú vị để học sinh luyện tập kỹ năng nghe. Học sinh có thể nghe và cố gắng hiểu ý nghĩa của bài hát, đoạn phim hoặc video đồng thời cũng cải thiện khả năng phát âm của mình bằng cách hát 10 năng sử dụng thư điện tử cho các em. Tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho học sinh trong giờ ra chơi hoặc trong thời gian rảnh. Ví dụ minh họa: ứng dụng DHA trên eduhome giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghe, bổ sung từ vựng, củng cố mẫu câu. Ứng dụng có kèm theo các hình ảnh sinh động, đẹp mắt tạo hứng thú cho học sinh. Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh cách cài ứng dụng DHA. Nhắc nhở, khích lệ học sinh làm bài sau khi kết thúc mỗi tiết học. Học sinh có thể kiểm tra đáp án ngay sau khi hoàn thành mỗi câu. Tặng quà để khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Ngoài ra, học sinh có thể luyện nghe và thực hành giao tiếp trên trang wed https://www.youtube.com/results?search_query=english+singsing. Một điểm tạo hứng thú cho học sinh trên trang web này là không những giúp học sinh luyện kỹ năng nghe mà học sinh còn có thể lồng tiếng cho các nhân vật trong video. 12 Bước 2: Nêu rõ yêu cầu của đề bài. Học sinh nghe và đánh dấu tick vào ô trống đúng. Bước 3: Mở audio cho học sinh nghe 2 lượt. Lượt 1 học sinh nghe và làm bài. Lượt 2 học sinh nghe và soát lại bài của mình Bước 4: Mở lại audio cho học sinh nghe. Yêu cầu học sinh đổi chéo bài cho nhau. Giáo viên cùng học sinh nghe và kiểm tra lại đáp án đúng. Cuối cùng giáo viên yêu cầu học sinh trả bài lại cho bạn mình, kiểm tra có bao nhiêu bạn làm đúng, yêu cầu bạn làm sai sửa lại bài. 14 Học sinh nghe – thực hành theo cặp Học sinh làm việc nhóm, nghe – hỏi – đáp 16 2. Kết luận Sau một thời gian tìm tòi, mạnh dạn thử nghiệm một số giải pháp mới nhằm thúc đẩy phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 3. Tôi nhận thấy rằng tất cả các kỹ năng của Tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng Nghe rất cần sự luyện tập thường xuyên và lâu dài mới đem lại kết quả cao cho người học. Không ai học ngoại ngữ mà không mắc lỗi, cho nên người học cần tự tin và kiên nhẫn giao tiếp thật nhiều trong lớp học đặc biệt là bên ngoài lớp học và trong cuộc sống thực tế thì mới có thể nâng cao kĩ năng và năng lực ngoại ngữ cho bản thân. Thông qua quá trình rèn luyện, học tập đó người học sẽ nâng cao năng lực ngoại ngữ, củng cố thêm từ vựng và tự điều chỉnh, sửa dần những lỗi sai cơ bản để hoàn thiện từng ngày. Quá trình rèn luyện này cần được dẫn dắt, trợ giúp của giáo viên và phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài. Sau khi ứng dụng giải pháp “Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3”, bản thân tôi nhận thấy học sinh không chỉ cải thiện được kỹ năng nghe mà còn nâng cao được vốn từ vựng, mạnh dạn trong giao tiếp hơn. Các tiết học nghe trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, còn tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập của học sinh. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh có những đức tính phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới. Có thể nói rằng đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 ” được tôi áp dụng với học sinh lớp 3 - Trường Tiểu học Tự Nhiên đã thành công và đạt được những kết quả tốt đẹp. Bản thân tôi là 1 giáo viên đã là người tạo ra bầu không khí học tập vui vẻ, niềm hứng khởi cho học sinh giúp các con cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đó chính là môi trường của lớp học hạnh phúc mà cả xã hội đang hướng tới. 3. Khuyến nghị Để học tốt môn Tiếng Anh, học sinh cần nâng cao ý thức tự học, tự tìm hiểu, qua đó mới tìm ra vấn đề và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn trong lớp. Thông qua việc học nhóm hay học trong các câu lạc bộ tiếng anh các em sẽ có nhiều cơ hội thực hành trước lớp hơn bằng cách gửi các sản phẩm học tập của bản thân lên nhóm, do đó cũng cần rèn luyện tính mạnh dạn. Ngoài ra, giáo viên
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_ng.docx