Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh Lớp 2
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, là bậc học có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên tiểu học, đặc biệt những giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh.
Năm học 2022-2023 là năm học thứ ba thực hiện chương trình GDPT 2018 và là năm học thứ hai thực hiện đổi mới chương trình đối với lớp Hai.
Học sinh lớp 2 là những học sinh đang ở giai đoạn đầu tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học.
Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng hơn và sâu sắc hơn. Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em.
Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình GDPT 2018.
Bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ với những câu hỏi: Làm thế nào để cho những tiết học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn? Làm thế nào để học sinh lớp 2 hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập? Phải làm sao để hình thành cho các em từng kĩ năng sống, kĩ năng học tập khoa học? Phải làm sao để các em cảm nhận được trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui? Phải làm sao để ngay từ đầu, các em có được nề nếp học tập một cách nghiêm túc và hiệu quả để tạo tiền đề làm cơ sở vững chắc cho cả một quá trình học tập lâu dài sau này?
Cũng như các thầy cô giáo khác, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy
Vì những lí do trên, bằng kinh nghiệm của bản thân tích lũy được qua thực tế giảng dạy và qua học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp học sinh hứng thú, tích cực, chủ động và tự giác hơn trong học tập qua đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh lớp 2”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh Lớp 2
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, là bậc học có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên tiểu học, đặc biệt những giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Năm học 2022-2023 là năm học thứ ba thực hiện chương trình GDPT 2018 và là năm học thứ hai thực hiện đổi mới chương trình đối với lớp Hai. Học sinh lớp 2 là những học sinh đang ở giai đoạn đầu tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học. Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng hơn và sâu sắc hơn. Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình GDPT 2018. Bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ với những câu hỏi: Làm thế nào để cho những tiết học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn? Làm thế nào để học sinh lớp 2 hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập? Phải làm sao để hình thành cho các em từng kĩ năng sống, kĩ năng học tập khoa học? Phải làm sao để các em cảm nhận được trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui? Phải làm sao để ngay từ đầu, các em có được nề nếp học tập một cách nghiêm túc và hiệu quả để tạo tiền đề làm cơ sở vững chắc cho cả một quá trình học tập lâu dài sau này? Cũng như các thầy cô giáo khác, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Vì những lí do trên, bằng kinh nghiệm của bản thân tích lũy được qua thực tế giảng dạy và qua học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp học sinh hứng thú, tích cực, chủ động và tự giác hơn trong học tập qua đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh lớp 2” nghiên cứu phân loại đối tượng học sinh, để phân loại các nhóm biện pháp. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận Như mỗi chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “Ngôi nhà thứ hai” của mình. “Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với hoc tập giao lưu để hình thành, rèn luyện và vận dụng kiến thức trong thực tiễn đời sống. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy gây hứng thú trong học tập để các em có thể học tập tốt được tất cả các môn học khác”. (Trích “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa” – tác giả Trần Bá Hoành – NXB Đại học Sư phạm). Đây là một trong những cơ sở lí luận quan trọng, giúp người giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Cơ sở thực tiễn Qua những tiết dự giờ, tôi thấy giáo viên còn hạn chế trong việc vận dụng phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học tích cực nên chủ yếu các em học sinh tiếp thu nhanh mới tích cực tham gia học tập, còn số học sinh tiếp thu chậm ít có cơ hội tham gia hoạt động. Chính vì thế, việc học tập thường ít hứng thú. Bên cạnh đó thì nội dung đơn điệu, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên đi theo lối mòn, không có nhiều sự thay đổi, ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân cũng tạo nên sự nhàm chán, ngại học của học sinh. Một số em còn xem nhẹ việc học, chưa có thái độ, phương pháp học tập đúng đắn. Vì thế, học sinh chưa có ý thức tự tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học. Chính vì vậy, mục tiêu phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là vấn đề cần thiết. Mỗi GV cần vận dụng có hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, bắt nhịp với việc đổi mới chung của ngành Giáo dục và cũng chính là để học sinh chủ động trong học tập có phương pháp tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới trở thành người năng động, sáng tạo. - Một số em còn sợ học, lười đi học. - Năm học 2021 – 2022, do tình hình dịch bệnh covid bùng phát, các con học sinh phải học online, không được đến trường gặp cô, gặp bạn nên khi lên lớp 2, các con vẫn còn nhút nhát, rất bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. - Nhiều học sinh thiếu sự tập trung trong giờ học; thậm chí có những em còn vừa học vừa chơi hoặc nằm gục xuống bàn khiến các giờ học trầm lắng và kết quả học tập chưa cao. - Một số phụ huynh học sinh còn mang tư tưởng "khoán trắng" cho nhà trường. Họ coi việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy các cô. - Nhiều gia đình còn nuông chiều con cái, không kiên trì hướng dẫn con tham gia các hoạt dộng chuẩn bị cho việc học trên lớp dẫn tới việc các con ỉ lại, chưa chăm, ngại học. Vậy nên làm gì và làm như thế nào để khắc phục tình trạng trên? Câu hỏi đó đã khiến tôi luôn trăn trở, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh lớp 2” Vậy số học sinh nam của lớp 2E sẽ là bao nhiêu bạn? Sau đó, tôi dẫn dắt học sinh vào bài mới bằng câu hỏi gợi mở: thế nào là nhiều hơn? Thế nào là ít hơn? Để giải các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị chúng ta sẽ làm như thế nào? Cô mời các em cùng tìm hiểu bài “Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ” - Bài toán về nhiều hơn Ngoài ra, tôi luôn luôn tìm ra cách giới thiệu để tạo hứng thú cho các em mỗi khi bắt đầu 1 bài học mới. Chẳng hạn như: Khi dạy bài “ Lít” ( SGK Toán trang 78 ) tôi cho học sinh khởi động thông qua hoạt động rót nước vào bình và cốc để học sinh so sánh xem đồ vật nào đựng được nhiều nước hơn, đồ vật nào đựng ít nước hơn. Từ đó, tôi giới thiệu về ứng dụng thực tế của đơn vị lít là dùng để đo sức chứa của 1 cái chai, 1 cái ca, 1 cái can hay 1 cái thùng ,.. Bên cạnh đó, tôi thận trọng trong việc giao các nhiệm vụ học tập cho các em ở trên lớp và ở nhà để đảm bảo các em có đủ thời gian hoàn thành bài tập được giao (Chia nhỏ các nhiệm vụ học tập để các em dễ dàng giải quyết). Khi đã tự mình giải quyết tốt các nhiệm vụ mà cô giáo đưa ra sẽ giúp các em thấy phấn khởi, tự tin và ham thích tham gia học tập hơn. Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ học tập đúng đắn, giúp các em tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đây không chỉ là 1 việc làm thiết thực để tạo hứng thú học tập mà còn có giá trị gắn kết kiến thức đã được học với cuộc sống. Việc kích thích, khơi gợi niềm tự hào sẵn có trong mỗi học sinh cũng sẽ tạo động lực tích cực cho các con trong quá trình tham gia học tập. Ví dụ: Bài Gia đình của em (Sách Tự nhiên và Xã hội) - Chuẩn bị: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị những bức ảnh chụp chung cả gia đình mình, hoặc các bức ảnh do các em tự vẽ về gia đình. - Tiến trình: Gọi học sinh giới thiệu về gia đình mình cho các bạn cùng nghe + Gia đình gồm những ai? (Chỉ trên tranh / ảnh) + Các thành viên trong nhà làm gì? + Cả nhà tụ họp đầy đủ vào lúc nào? Làm gì? + Em nghĩ gia đình em như thế nào? (Gia đình em mọi người rất thương yêu nhau, em yêu gia đình của em.) Bên cạnh việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh thì nội dung thứ hai tôi hướng tới đó là: Để trò chơi mang lại hiệu quả cao thì khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học cần lưu ý: - Lựa chọn trò chơi mang ý nghĩa giáo dục - Thời gian chơi mỗi trò chơi từ 5 – 7 phút - Trong mỗi tiết học không nên lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi - Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú. Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể lồng ghép vào trò chơi các nhân vật hoạt hình, các câu chuyện cổ tích quen thuộc mà trẻ yêu thích để làm cho trò chơi thêm hấp dẫn. Rất nhiều trò chơi được thiết kế trên giáo án điện tử có thể tổ chức cho học sinh tham gia trong các tiết học, các môn học. Tùy từng dạng bài và mục tiêu cụ thể của bài mà tôi tiến hành sưu tầm và lựa chọn các trò chơi phù hợp để tổ chức cho học sinh. Các trò chơi mà tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia chơi trong các giờ học là: - Vòng quay kì diệu. - Ô cửa bí mật. - Hái táo - Rung chuông vàng - Thỏ tìm đường về nhà - Ngôi sao may mắn - Truy tìm kho báu - Đánh bay Covid - Giúp chim xây tổ. - Mèo con bắt chuột. - Giúp ếch con về nhà. - Nhanh như chớp * Trò chơi 1: “Thỏ tìm đường về nhà” mới khi ôn lại bài cũ rất linh hoạt. * Trò chơi 3: “Đánh bay Covid” - Mục đích: Đây là trò chơi dùng để củng cố về nội dung bài học, thông qua trò chơi giúp học sinh ôn lại những nội dung kiến thức có trong bài học, giúp các em ghi nhớ nội dung bài học ngay trên lớp. Một phần nhắc nhở học sinh cần cẩn thận, luôn đề cao tinh thần phòng trống dịch bệnh Covid-19. - Luật chơi: Trò chơi gồm hệ thông các câu hỏi (tùy vào thời lượng bài học mà giáo viên có thể thiết kế từ 4-6 câu hỏi phù hợp với nội dung bài), học sinh giúp các bác sĩ đánh bay Covid bằng chính sự nhiểu biết của mình. Mỗi câu trả lời đúng, các em sẽ giúp bác sĩ đánh bay Covid ra khỏi các không gian cụ thể như phòng ngủ, lớp học, những nơi công cộng và đánh bay Covid ra khỏi Trái đất. - Số người tham gia: Cả lớp - Phạm vi áp dụng: Sử dụng trong hoạt động khởi động hoặc củng cố Ví dụ: Khi dạy bài Phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 ( SGK Toán 2 – trang 60-61), để củng cố kiến thức cho học sinh, tôi đã tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Giải cứu Bạch Tuyết” như sau: Tên trò chơi: Giải cứu Bạch Tuyết Mục đích - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng có nhớ các số trong phạm vi 100 - Rèn kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế trò chơi trên powerPoint gồm 1 bức tranh có hình nàng Bạch Tuyết và 4 ô cửa bí mật. Các ô cửa có chứa đề bài như sau: - Ô cửa 1: 34 + 8 = ? - Ô cửa 2: 36 + 5 = ? - Ô cửa 3: Số hạng thứ nhất là 64, số hạng thứ hai là 28. Tổng của 2 số là bao Giáo viên nhận xét và bổ sung những kiến thức cần thiết. Trò chơi học tập được sử dụng như một phương pháp tổ chức cho học sinh khám phá và chiếm lĩnh nội dung học tập hoặc thực hành, luyện tập một kĩ năng nào đó trong chương trình môn học. Đây là một phương pháp có tác dụng hòa đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh mà ít có phương pháp nào sánh kịp. Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, qua trò chơi người chơi còn có thể được rèn luyện về thể lực, rèn luyện các giác quan, tạo quan hệ với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè trong nhóm, trong tổ, Vì vậy, việc sử dụng trò chơi trong dạy học là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Trò chơi không những mang lại niềm vui và niềm hứng thú học tập mà còn giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo án điện tử. Ngày nay, giáo án điện tử được sử dụng rất phổ biến bởi những tiện ích mà nó đem lại nhưng làm thế nào để mỗi giáo án điện tử có chất lượng, thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học mà không gây sự nhàm chán thì cần sự sáng tạo, sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho mỗi bài soạn, sử dụng linh hoạt và phong phú các hiệu ứng. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, giáo viên trong tổ chuyên môn đã không ngừng học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, tạo hình ảnh sinh động, lồng ghép các video vào bài giảng nhằm lôi cuốn học sinh. Giáo viên làm chủ kiến thức, bám sát vào các đối tượng học sinh cụ thể để truyền thụ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội ngũ giáo viên. Nhưng với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm bồi dưỡng về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn các tiết lên lớp, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Đặc biệt sách giáo khoa lớp 2 có rất nhiều kênh hình nên việc thiết kế giáo án điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới yêu cầu của đề bài sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. để khích lệ các em. Những em nào tiến bộ tôi có thể thưởng bông hoa, sticker hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em. Nhận thức được tầm quan trọng như đã nêu của hoạt động nhóm và thấy được những hạn chế trong kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh tôi đã chú trọng tìm hiểu và vận dụng phương pháp này trong dạy học. Những ưu điểm của phương pháp này đều được mọi người ghi nhận song việc áp dụng không phải là không gặp khó khăn bởi trong mỗi lớp, học sinh có nhiều trình độ nhận thức khác nhau, có cả học sinh yếu, học sinh cá biệt thì để áp dụng tốt phương pháp này cần tìm ra những biện pháp riêng phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Tôi đã áp dụng những biện pháp sau: Phân loại học sinh Vận dụng linh hoạt phương pháp hoạt động nhóm: a) Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Có những nhiệm vụ giao chung cho các nhóm cùng hoàn thành, có những nhiệm vụ giao riêng cho từng nhóm. b) Thay đổi sự kết hợp giữa các đối tượng học sinh trong một nhóm: Việc chia nhóm cố định theo đơn vị tổ phát huy nhiều ưu điểm như đã trình bày ở trên song đôi khi giáo viên cũng cần cho học sinh trung bình và học sinh yếu cùng thảo luận nhóm với học sinh giỏi để những học sinh này được học sinh giỏi truyền cảm hứng học tập tích cực; để học sinh giỏi lôi kéo các em vào các hoạt động học tập; để các phương pháp học tập tích cực thấm dần tới các em; để các em thấy đủ tự tin rằng mình cũng có thể tham gia học cùng các bạn học giỏi. Điều này giúp các em có thêm tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập. Còn học sinh giỏi thì lại thấy vinh dự và tự hào khi được là người dìu dắt, giúp đỡ các bạn trong học tập. Các em càng thêm cố gắng phấn đấu để xứng đáng với trách nhiệm Biện pháp 6: Sử dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức dạy học Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã cùng với các giáo viên trong tổ trao đổi, thảo luận, rút ra những kinh nghiệm khi vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phát huy những kết quả đạt được để tạo ra được những tiết dạy có hiệu quả, giúp học sinh học tập trung hơn, hứng thú hơn, tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Sau đây là một số phương pháp trong dạy học mà tôi thường xuyên vận dụng trong các giờ dạy nhằm nâng cao vai trò chủ động của học sinh, đồng thời khích lệ các em chủ động tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập của mình - Phương pháp vấn đáp - Đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp đóng vai thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra. - Biết giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau. - Chủ động vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới. - Tập trung chú ý nhiều vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những yêu cầu khó, - Nhiều em mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động và hoàn thành tốt nội dung các môn học. Nhìn vào những kết quả đạt được, tôi nghĩ mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp để tạo hứng thú học tập cũng như góp phần nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 NỘI DUNG 3 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 3 Chương 2: Thực trạng của việc phát huy tính tích cực, chủ động 4 và ý thức tự giác trong học tập của học sinh 4 1. Thực trạng giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh. 4 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng 6 Chương 3: Một số biện pháp nhằm tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác trong học tập cho học sinh lớp 2 1. Các biện pháp nhằm tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ 6 động và tự giác trong học tập cho học sinh lớp 2 Biện pháp 1: Tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. 6 Biện pháp 2: Vận dụng phù hợp các trò chơi học tập 7 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học 13 Biện pháp 4: Xây dựng phong trào học tập lành mạnh - Động viên, 14 khích lệ học sinh kịp thời Biện pháp 5: Áp dụng phương pháp hoạt động nhóm 17 Biện pháp 6: Sử dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức dạy học 18 2. Kết quả đạt được 19 KẾT LUẬN 20 1. Kết luận 20 2. Khuyến nghị 20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_ti.doc
- 1. Phiếu nhận xét đánh giá SKKN.doc
- 2. Đơn đề nghị công nhận SKKN.docx
- 3. BC KQ nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.doc