Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu của việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy hình học Lớp 5

Giáo dục Tiểu học là cấp học quan trọng, đóng vai trò nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trẻ ở cấp học này cần giáo dục đầy đủ, căn bản tạo tiền đề cho việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kĩ năng học tập ở các cấp học cao hơn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mỗi giáo viên tiểu học cần không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, trong đó có việc tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới nhằm tích cực hóa hoạt động học tập.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học để sao cho nền giáo dục nước nhà đem lại kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới. Trong đó đổi mới các phương pháp dạy học Toán là yêu cầu cần thiết bởi trong các môn học, ít có môn nào lại giúp rèn luyện năng lực suy nghĩ và phát triển trí tuệ cho HS như môn Toán. Trong bản thân môn Toán cũng ít có nội dung nào giúp phát triển tư duy logic, trí thông minh, óc sáng tạo như nội dung Hình học. Để dạy học nội dung này, giáo viên không những cần có trình độ kiến thức tốt về hình học mà còn phải biết sử dụng hợp lý các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Một trong những phương pháp, kĩ thuật mới giúp khai thác tối đa hiệu quả dạy và học nội dung hình học đó là sử dụng sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học rất hiệu quả. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giúp giáo viên tận dụng được khả năng ghi nhận hình ảnh tạo điều kiện kích thích não bộ của học sinh phát triển. Đây là cách không chỉ giúp các em tiết kiệm thời gian trong việc tiếp thu, ôn tập các kiến thức mà còn giúp phát triển các thao tác trí tuệ (ghi nhớ, chú ý, sáng tạo) và phát triển các năng lực tư duy ban đầu (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,...).

Thực tế cho thấy, nhiều GV tiểu học vẫn chưa có những hiểu biết đầy đủ, chính xác về SĐTD và cách sử dụng SĐTD trong dạy hình học ở tiểu học. Từ đó dẫn đến việc, GV hầu như chưa biết sử dụng SĐTD để dạy HS học hình học như thế nào. Điều đó phần nào làm giảm hiệu quả dạy học và HS chưa có hứng thú với môn toán ở tiểu học

Xuất phát từ các lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy hình học cho học sinh lớp 5”

docx 12 trang Tú Anh 27/12/2024 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu của việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy hình học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu của việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy hình học Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu của việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy hình học Lớp 5
 với môn toán ở tiểu học
 Xuất phát từ các lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp 
nâng cao việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy hình học cho học sinh lớp 5”
 II. GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
 Ở HS tiểu học, đặc biệt với học sinh lớp 5, tư duy của HS có sự chuyển dần 
từ tính trực quan, cụ thể sang tính trừu tượng, khái quát. Ở giai đoạn này, các em 
có thể hiểu khái niệm, định nghĩa của đối tượng hình học dựa vào dấu hiệu, bản 
chất của chúng, thao tác phân tích và tổng hợp phát triển hơn. Để nhận biết các 
biểu tượng hình học, trẻ dựa trên hoạt động của các giác quan. Chú ý không chủ 
đích được phát triển mạnh và chiếm ưu thế, chú ý của các em chưa bền vững nên 
khả năng tập trung và duy trì sự chú ý của trẻ không kéo dài lâu. Tuy nhiên, những 
gì mới mẻ, trực quan, sinh động như các hình hình học mới; cách cắt, ghép, biến 
đổi từ hình này sang hình khác đều dễ dàng cuốn hút sự chú ý của trẻ. Vì vậy, 
việc sử dụng phương tiện, kĩ thuật dạy học một cách hợp lý, khoa học nhằm tạo 
hứng thú là một yêu cầu quan trọng.
 Dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập nội dung các môn học, khả năng ghi 
nhớ của HS lớp 5 phát triển hơn, chuyển dần từ ghi nhớ máy móc sang ghi nhớ 
logic. Ở giai đoạn này, việc ghi nhớ một vấn đề nào đó của HS sẽ dựa trên các 
vấn đề khác có liên quan; dựa trên một số thao tác tư duy như so sánh, đối chiếu 
hay phân tích, tổng hợp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ logic còn phụ thuộc 
vào nhiều yếu tố như sức hấp dẫn của tài liệu học tập, phương pháp dạy học, các 
yếu tố tâm lí tình cảm hay hứng thú của các em.
 Từ những đặc điểm nhận thức trên, chúng ta nhận thấy để dạy học nói chung 
và dạy học một số YTHH nói riêng, GV cần nắm vững đặc điểm nhận thức có 
liên quan và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức biểu tượng hình học, đặc biệt là 
các hạn chế. Từ đó đặt ra yêu cầu: mỗi GV cần thường xuyên thiết kế, lựa chọn 
và sử dụng những phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kĩ thuật dạy học phù 
hợp để khắc phục được những hạn chế về nhận thức đó. dụng SĐTD trong dạy học nói chung và dạy hình học nói riêng của GV
 + GV chưa quen với việc sử dụng SĐTD nên việc tổ chức HS hoạt động còn 
lúng túng
 2.2. Thực trạng học hình học bằng SĐTD của học sinh lớp 5 trường Tiểu 
học Gia Thượng.
 - Ưu điểm: HS khá hứng thú khi được tiếp nhận nội dung bài học qua sơ đồ 
tư duy, đặc biệt là các bài cần có sự phân tính, tổng hợp, cải thiện khả năng ghi 
nhớ.
 - Tồn tại: Trong thực tế học, đa phần các em HS đều ít biết về kĩ thuật dạy 
học này nên mức độ sử dụng rất ít và hầu hết để tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức, 
chưa sử dụng để lĩnh hội kiến thức toán học mới, chủ yếu dưới dạng tiếp nhận từ 
GV mà chưa tự xây dựng được sơ đồ tư duy cho riêng mình.
 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ 
 DUY
 TRONG DẠY HÌNH HỌC CHO HS LỚP 5
1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của GV và HS về việc sử dụng SĐTD 
trong dạy học một số YTHH.
* Đối với GV:
 - Mỗi GV cần tìm hiểu một cách cụ thể vai trò, tác dụng, cách sử dụng 
SĐTD trong dạy học đặc biệt là dạy nội dung hình học. Qua thực tế tìm hiểu, tôi 
thấy có thể sử dụng sơ đồ tư duy có thể dùng trong các trường hợp:
 + Tạo ra các bài tập toán.
 + Gợi ý để gợi mở và giải quyết vấn đề toán học.
 + Hệ thống hóa kiến thức trong nhiều bài, cả chương.
 - GV nên đăng kí tổ chức các chuyên đề dạy học toán ở tiểu học, đi sâu giới 
thiệu về SĐTD và kỹ thuật sử dụng SĐTD trong dạy học toán ở tiểu học, từ đó 
vận dụng SĐTD vào dạy học YTHH ở tiểu học theo các bước.
 - Tăng cường chia sẻ trong tổ chuyên môn thực hành các thao tác sử dụng 
SĐTD trong dạy học YTHH ở tiểu học: lựa chọn nội dung có thể sử dụng (bài thu hút được sự chú ý của mắt hơn và mắt cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với việc 
nhìn vào các đường thẳng
 + Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm, tránh lạm dụng quá nhiều 
hình ảnh dẫn đến rối mắt, phân tán sự chú ý của HS
 + Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình 
thức đẹp, chữ viết rõ. Nếu thiết kế sơ đồ trên giấy, bìa thì nên vẽ phác bằng bút 
chì trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được
Ví dụ: Sử dụng SĐTD bài “Diện tích hình thang” (SGK Toán 5, tr. 93)
 * Đối với GV:
 - GV nhận thức để sử dụng SĐTD vào các thời điểm sau: ôn bài cũ (tóm 
tắt lại các hiểu biết về hình thang đã học ở bài học trước); dạy bài mới (lên kế 
hoạch tìm cách biến đổi hình thang để xây dựng công thức tính diện tích hình 
thang từ công thức tính diện tích các hình đã học); củng cố (tóm tắt, hệ thống hóa 
kiến thức về hình thang)
 - Hướng dẫn HS cách lập SĐTD ở mỗi thời điểm bằng cách vẽ tay hoặc sử 
dụng phần mềm chuyên dụng MindMap.
 * Đối với HS:
 - Giúp HS về nhận thức đọc và sử dụng SĐTD trong bài học này.
 - Giúp HS thực hành các thao tác vẽ SĐTD để tìm cách biến đổi hình thang 
về các hình đã học để vận dụng từ công thức tính diện tích các hình đã học xây 
dựng công thức tính diện tích hình thang. (Phụ lục 1)
2. Biện pháp 2: Thiết kế tình huống sử dụng SĐTD trong dạy học một số 
YTHH.
 Nội dung của biện pháp này là thiết kế các tình huống sử dụng SĐTD trong 
các trường hợp:
 - Hình thành tri thức hình học mới
 Đối với trường hợp này, SĐTD được sử dụng vào đầu các tiết học khi dạy - 
học các tri thức hình học mới mà có liên quan với một số tri thức hình học đã học 
trước đó hoặc có mạch kiến thức tương tự với một số bài hay nội dung hình học hành
 - Bước 4: Dự kiến SĐTD (Phụ lục 1)
 - Bước 5: Đưa SĐTD vào sử dụng thử, đánh giá, chỉnh sửa và hoàn thiện
 GV cũng có thể sử dụng SĐTD nhằm phát huy năng lực sáng tạo của HS. 
Cách thức sử dụng này đã khai thác được điểm mạnh nhất của SĐTD là giúp phát 
triển ý tưởng. Sau mỗi bài học, mỗi chương hay mỗi nội dung hình học, GV có 
thể gợi ý để HS phát triển nhánh, đưa thêm cách giải của bài toán hình học, tìm 
kiếm các tính chất tổng quát của đối tượng hình học, hay khái quát một bài toán 
hình học tổng quát từ các bài toán riêng lẻ...
Ví dụ: HS lập SĐTD để giải bài toán sau theo nhiều cách khác nhau
 “Cho hình chữ nhật ABCD, I là điểm chia đoạn AB thành hai phần bằng 
nhau, đoạn thẳng BD cắt CI tại K. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD biết diện 
tích tứ giác ADKI là 20cm2 ”
 Sử dụng SĐTD trong trường hợp này có ưu điểm nổi bật đó là giúp HS tìm 
ra nhiều cách giải của bài toán. GV có thể đặt câu hỏi gợi mở để hướng HS vẽ 
các nhánh chính của SĐTD như:
 1. Bài toán cho biết những gì?
 2. Bài toán yêu cầu tìm gì?
 3. Nêu cách giải của em
 4. Thử tìm thêm cách giải khác cho bài toán trên
 Từ những câu hỏi trên, HS xác định các nhánh chính của SĐTD (đã biết, 
cần tìm, cách giải.) và câu trả lời sẽ là các nhánh con.
 GV có thể tổ chức cho HS lập SĐTD theo nhóm để phát triển cách giải của 
bài toán. Sau đó cho các nhóm trình bày ý tưởng, đóng góp ý kiến và bổ sung để 
SĐTD của các em hoàn thiện hơn
Ví dụ: HS lập SĐTD để phát triển thêm cách giải mới cho bài toán (Phụ lục 1)
3. Biện pháp 3: Xây dựng tiêu chí đánh giá khi HS sử dụng SĐTD trong dạy 
học YTHH.
 Nội dung của biện pháp gồm: Xác định các tiêu chí đánh giá về tính thẩm + Thao tác tiến hành: các thao tác GV hướng dẫn cần rõ ràng, HS dễ nhìn, 
 dễ tiếp thu
 + Hiệu quả học tập: HS tóm lược đầy đủ các công thức tính chu vi, diện 
 tích các hình (hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình bình 
 hành, hình thang, hình thoi) và vận dụng vào giải các bài toán liên quan.
 - Xác định các biểu hiện của mỗi tiêu chí: Sau khi thiết kế SĐTD và 
 hướng dẫn HS lập SĐTD để hệ thống hóa kiến thức về chu vi, diện tích một 
 số hình, GV dựa vào các tiêu chí đánh giá trên để xác định các biểu hiện của 
 mỗi tiêu chí, từ đó thấy được những điểm đã làm được và những điểm còn 
 thiếu sót
 - Kiểm tra lại nội dung và biểu hiện của các tiêu chí để không lặp lại và 
 bao quát những vấn đề cơ bản nhất của vấn đề
 - Thực hiện thử và điều chỉnh: GV đưa SĐTD đã chuẩn bị vào tiết học 
 thực tế để rút kinh nghiệm và có phương án khắc phục những thiếu sót
 - Áp dụng các yêu cầu đánh giá trong tình huống thực hành cụ thể
 GV có thể thiết kế SĐTD (Phụ lục 1)
 4. Hiệu quả sáng kiến
 Để đối chiếu kết quả học tập của học sinh sau khi vận dụng biện pháp 
 trên vào thực tế dạy học, tôi tiến hành cho học sinh năm học 2017- 2018 và 
 năm học 2018- 2019 làm bài khảo sát (Thời gian: 15 phút) để so sánh kết quả 
 với đề bài như sau:
 Hãy thống kê lại các công thức hình học trong chương 3 SGK Toán 5
 Sau khi chấm bài cho học sinh kết quả thu được như sau:
 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Năm học
 Lớp Sĩ số SL TL SL TL SL TL
2017-2018 5A2 46 18 39,1% 25 54,3% 3 6,6%
2018- 2019 5A2 45 25 55,5% 20 44,5% 0 0%
Qua kết quả trên, tôi thấy chất lượng bài làm của học sinh được nâng lên rõ rệt, 
học sinh làm bài chủ động, tự tin, đa số các em đã ghi nhớ được khá tốt các công linh hoạt giúp việc dạy và học ngày càng hoàn thiện hơn, ví dụ như thiết kế 
SĐTD có thể được thực hiện qua các phần mềm trên máy tính.
2. Khuyến nghị
 Qua nội dung trình bày trong sáng kiến, tôi xin đề xuất một số khuyến 
nghị sau:
 - Ban Giám hiệu nhà trường tăng cường các hoạt động bồi dưỡng chuyên 
môn, nghiệp vụ, giúp GV tiếp cận với các kĩ thuật dạy học như kĩ thuật SĐTD 
để phát huy tính tích cực của HS.
 - GV không ngừng học hỏi, trau dồi hiểu biết về SĐTD để xác định đúng 
các tình huống cần thiết sử dụng SĐTD, kích thích hứng thú học tập của HS. 
Đặc biệt, GV phải khéo léo kết hợp các kĩ thuật dạy học truyền thống với kĩ 
thuật SĐTD, nhằm tạo giờ học thoải mái, nhẹ nhàng mà hấp dẫn, hiệu quả
 - HS cần chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc sử dụng SĐTD. Các em 
nên tự thiết lập và sử dụng các SĐTD để hình thành tri thức hình học hay hệ 
thống hóa tri thức hình học theo cách hiểu của mình và thầy cô chỉ là người hỗ 
trợ. Như vậy, vai trò của SĐTD mới có thể phát huy hiệu quả một cách tối đa.
 Tôi hi vọng những kinh nghiệm của mình sẽ góp phần làm phong phú 
thêm hệ thống kĩ thuật dạy học sử dụng trong dạy học. Qua đó, phát huy tính 
tích cực, năng lực sáng tạo và năng lực tự học của HS. Tôi rất mong nhận được 
sự đóng góp ý kiến các bạn đồng nghiệp!
 Xin chân thành cảm ơn!
 Long Biên, ngày 20 tháng 5 năm 2020
 Người viết
 Nguyễn Thị Ngọc Ánh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_cua_vie.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu của việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy hình họ.pdf