Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh (bộ sách Cánh diều)

Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức. Trong đó yếu tố con người trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước và phương tiện cho sự phát triển đó chính là tri thức công nghệ. Tin học đóng vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy cho sự phát triển các ngành các lĩnh vực khác. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước đã chính thức đưa bộ môn tin học là môn học chính khóa trong chương trình phổ thông mới 2018.

Môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường THCS, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại hiện nay. Thông qua môn Tin học, học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy trong thời đại công nghệ mới 4.0, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo.

Trong dạy học môn tin, tôi nhận thấy nếu có một phương pháp tốt sẽ rất dễ gây hứng thú cho học sinh vì học sinh luôn muốn học những điều mới lạ, học sinh rất thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận thấy đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Chương trình Tin học mới đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời cuộc mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu rèn luyện nâng cao kĩ năng CNTT của học sinh. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của thời đại số, nếu chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung sách giáo khoa thì chưa đáp ứng được sự biến chuyển rất nhanh của ngành CNTT; vì vậy giáo viên cần linh hoạt, sự nhạy bén, tư duy có sự quan sát và sáng tạo trong dạy học để đảm nhận tốt vai trò giảng dạy hướng dẫn học sinh giúp kỹ năng sử dụng máy tính được nâng cao, phát huy tính tự chủ tích cực của học sinh. Chính vì thế đòi hỏi phải tìm ra phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, dễ dàng tìm được sự móc nối giữa các kiến thức, kỹ năng đã học với kiến thức thực tiễn, kiến thức mới trong đời sống số hàng ngày. Với những lí do như trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh – Đan Phượng”.

doc 11 trang Tú Anh 02/12/2024 1001
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh (bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh (bộ sách Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh (bộ sách Cánh diều)
 2/ 11
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức. Trong đó yếu tố 
con người trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước 
và phương tiện cho sự phát triển đó chính là tri thức công nghệ. Tin học đóng 
vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy cho sự phát triển các 
ngành các lĩnh vực khác. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước đã chính 
thức đưa bộ môn tin học là môn học chính khóa trong chương trình phổ thông 
mới 2018.
 Môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường THCS, nó có 
một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại hiện nay. Thông qua môn 
Tin học, học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy 
trong thời đại công nghệ mới 4.0, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ 
môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo.
 Trong dạy học môn tin, tôi nhận thấy nếu có một phương pháp tốt sẽ rất 
dễ gây hứng thú cho học sinh vì học sinh luôn muốn học những điều mới lạ, học 
sinh rất thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận thấy đây là một điều 
kiện thuận lợi cho giáo viên. Chương trình Tin học mới đã có nhiều thay đổi để 
phù hợp hơn với thời cuộc mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu rèn luyện nâng cao kĩ 
năng CNTT của học sinh. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của thời đại 
số, nếu chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung sách giáo khoa thì chưa đáp ứng 
được sự biến chuyển rất nhanh của ngành CNTT; vì vậy giáo viên cần linh hoạt, 
sự nhạy bén, tư duy có sự quan sát và sáng tạo trong dạy học để đảm nhận tốt 
vai trò giảng dạy hướng dẫn học sinh giúp kỹ năng sử dụng máy tính được nâng 
cao, phát huy tính tự chủ tích cực của học sinh. Chính vì thế đòi hỏi phải tìm ra 
phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, dễ dàng tìm được sự móc nối giữa 
các kiến thức, kỹ năng đã học với kiến thức thực tiễn, kiến thức mới trong đời 
sống số hàng ngày. Với những lí do như trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một 
số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế 
Vinh – Đan Phượng”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Xác định cơ sở thực tiễn của một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo 
dục đổi mới phương pháp dạy học – lấy người học làm trung tâm. 4/ 11
 PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự 
phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục 
của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin 
kĩ thuật số, thời đại Internet. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính 
sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:
 - Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát 
triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng 
dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển 
kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách 
phát triển so với các nước đi trước”.
 - Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng 
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận 
thức về vai trò của CNTT; ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào 
tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương 
trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.
 Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy 
và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học 
trong nhà trường,...
 Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy 
dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, 
phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải 
chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học 
sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học 
phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương trình của môn Tin học hiện hành 
ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
 Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT vào giảng dạy là những chủ chương của 
ngành Giáo dục, trong đó có thể kể đến như giáo án điện tử, mô phỏng các ví dụ, 
thí nghiệm trực quan... như đã từng áp dụng, trên cơ sở đó kết hợp với thao tác 
trên các thiết bị thực tế với kỹ năng thực hành trên thiết bị máy tính như bộ môn 
Tin học. Từ kết quả thao tác thực tế, thực hành của học sinh qua mỗi tiết học, 
học sinh có thể tự mình đánh giá kiến thức tiếp thu bài của mình, của bạn kết 
hợp tự đánh giá của giáo viên đối với mỗi học sinh. Qua đó học sinh có thể tự 6/ 11
tính theo sách giáo khoa thì học sinh rất mơ hồ và trừu tượng về máy tính không 
biết hình thù các thiết bị như thế nào, nhất là khi giáo viên thực hiện phương 
pháp dạy học mới, phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”. Đối với bài học 
này, tôi đã sưu tầm, sử dụng các thiết bị máy tính để học sinh có thể quan sát 
trực tiếp có cái nhìn trực quan hơn như: Bộ nhớ ngoài, Bộ nhớ trong, Thiết bị 
vào, Thiết bị ra, Bộ xử lí trung tâm, case máy tính, bộ phát wifi ..Ngoài ra còn 
có tranh trực quan Sơ đồ cấu trúc máy tính
 2. Biện pháp thiết kế bài giảng điện tử để mô phỏng các quá trình, 
kiến thức bài học.
 Để đạt được mục đích, yêu cầu của bài dạy theo đúng chuẩn kiến thức kỹ 
năng của môn học là việc mà tất cả các nhà giáo đặc biệt là những người đang 
trực tiếp đứng trên bục giảng trăn trở với từng trang giáo án, làm sao để học sinh 
hiểu được nội dung của bài học, hiểu được những kiến thức mà thầy cô muốn 
truyền tải đến học trò của mình. Việc đơn giản hóa kiến thức như: ít trừu tượng, 
ít phải tư duy... để học sinh dễ hiểu và vận dụng ngay được kiến thức bài học.
 Với bộ môn Tin học không chỉ yêu cầu học sinh nắm được kiến thức môn 
học, mà còn có kỹ năng trong thực hành, vì vậy thiết kế bài giảng điện tử đã giải 
quyết được phần nào yêu cầu truyền đạt kiến thức cho học sinh. 
 Trong môn Tin học có nhiều bài sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy 
đem lại sự hứng thú học cho học sinh và đã đạt kết quả cao trong sự tiếp thu bài 
của học sinh.
 Ví dụ: Khi học các bài: Bài 6: Thực hành thao tác tệp với thư mục ở Tin 
học 7 (sách Cánh Diều) hay Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet ở Tin học 
6 (sách Kết nối tri thức). Khi học lý thuyết để học sinh hiểu và làm được thì các 
thao tác phải được hướng dẫn tập trung ngay trên máy, học sinh phải thực hành 
tại chỗ, thông qua một số học sinh đại diện của từng nhóm. Các thao tác tạo 
mới, lưu, sao chép  đều sử dụng các từ tiếng Anh và một số hộp thoại giáo 
viên không thể vẽ được trên bảng, nếu chỉ giáo viên đọc ghi thì rất khó hiểu đến 
khi thực hành học sinh lúng túng, nhưng nếu ta trình chiếu nút lệnh lên bảng vài 
ba lần học sinh sẽ ghi nhớ ngay đến khi thực hành sẽ không bỡ ngỡ.
 3. Biện pháp vận dụng sự hiểu biết của học sinh từ thực tế cuộc sống, 
các kĩ năng sử dụng một số phần mềm để xây dựng bài học.
 Với sự phát triển thông tin mạnh mẽ, học sinh không chỉ lĩnh hội kiến 
thức trong nhà trường mà còn học hỏi được rất nhiều từ cuộc sống thực tế các 8/ 11
 4. Biện pháp tham gia các nhóm học tập trên mạng xã hội, học tập 
thông qua các nền tảng số.
 Việc học tập hiện đại không chỉ bó hẹp trong không gian nhà trường mà 
còn được mở rộng trên rất nhiều các nền tảng số, các nhóm học tập trên mạng xã 
hội. Giáo viên khuyến khích học sinh tham gia hoặc theo dõi các nhóm học tập, 
các trang học tập như: Cộng đồng lập trình trẻ em, Tự học lập trình, thủ thuật 
Excel  trên mạng xã hội facebook hoặc theo dõi một số trang học tập trên 
mạng youtube như: trang của thầy Bùi Việt Hà, Howkteam,  để học tham 
khảo học tập các ngôn ngữ lập trình như Scratch, Python Ngoài ra còn có 
những nền tảng số cho học sinh tham gia như https://hnoj.edu.vn/ : đây là một 
trang học tập ngôn ngữ lập trình Scratch, Python của thành phố Hà Nội, giúp 
học sinh có nhiều thông tin kết nối học tập giữa các bạn cùng trang lứa và giáo 
viên trong toàn thành phố.
 IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 1. Kết quả
 Từ thực tế dạy học trong học kì 1 năm học 2022-2023 tại trường THCS 
Lương Thế Vinh, tôi nhận thấy phương pháp này có những mặt tích cực sau đây:
 Giờ học trở nên sinh động, giảm bớt kiến thức trừu tượng, không xa với 
thực tế mà thiết thực gần gũi với học sinh, gây hứng thú cho học sinh, sự yêu 
thích môn học tăng lên so với trước. Phát huy được sự tích cực chủ động của 
học sinh trong nắm bắt kiến thức từ thực tiễn và cuộc sống hàng ngày.
 Kết quả: Sau khi học xong các bài học được áp dụng phương pháp trên, 
tôi đã thu được kết quả khả quan như sau:
 THỐNG KÊ TỈ LỆ ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN TIN HỌC
 HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2022-2023
 Sĩ 8.0-10 6.5-7.9 5.0-6.4 3.5-4.9 0-3.4 TB trở lên
 Khối
 số SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 6 - 
 242 109 45.04 74 30.58 54 22.31 5 2.07 - 237 97.93 
 7 - - 
 186 162 87.10 18 9.68 6 3.23 - - 186 100.00 
 TS - 
 428 271 63.32 92 21.50 60 14.02 5 1.17 - 423 98.83 
 THỐNG KÊ TỈ LỆ ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ MÔN TIN HỌC 10/ 11
 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục trong 
các năm gần đây. Chính vì thế, chúng ta thấy được sự cần thiết đổi mới phương 
pháp giảng dạy của từng giáo viên trong từng bộ môn để đáp ứng được sự phát 
triển của xã hội trong thời đại mới.
 Bản thân là giáo viên tin học, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất 
lượng của bộ môn nhằm giúp các em học sinh nâng cao kiến thức, kĩ năng để có 
thể cùng hòa nhịp xu thế phát triển CNTT trong thời đại 4.0. Từ đó tôi đã áp 
dụng các biện pháp như đã trình bày ở trên, sau một thời gian thực hiện, dù chưa 
đủ dài nhưng cũng đã cho kết quả khả quan, học sinh hứng thú học, ham hiểu 
biết, yêu thích môn học và tiếp thu bài tốt hơn từ đó cho kết quả học tập cao 
hơn, điều quan trọng là kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh cao hơn rõ rệt.
 2. Kiến nghị
 Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đang là vấn đề cấp thiết. Để dạy 
học Tin học trong nhà trường có hiệu quả, tôi xin đề nghị một số vấn đề như 
sau: 
 - Vì đây là một môn học mang tính đặc thù riêng nên cần có phòng học 
chức năng riêng biệt, môi trường thoáng mát, trong lành, đầy đủ máy tính cá 
nhân cho mỗi em học sinh và đồ dùng dạy học.
 - Cần trang bị thêm một số tranh ảnh, tài liệu, đồ dùng dạy học trực quan 
phục vụ cho môn học để việc dạy và học càng thêm hiệu quả hơn.
 Với thực trạng học Tin học trong nhà trường và yêu cầu đổi mới phương 
pháp dạy học Tin học, tôi xin có đóng góp một phần ý kiến nhỏ vào việc nâng 
cao chất lượng học môn Tin học ở các lớp 6,7 cũng như bậc THCS nói chung.
 Mặc dù đã cố gắng trình bày diễn đạt song không thể tránh khỏi các thiếu 
sót, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để đề tài 
của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Đan Phượng, ngày 24 tháng 2 năm 2023
 ĐƠN VỊ Cam kết không sao chép
 Người viết

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_m.doc