Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4

Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em học sinh phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”.

Mục tiêu giáo dục Tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi môn học ở Tiểu học góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Ở Tiểu học và đặc biệt là ở lớp 4, phân môn Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng: cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới ngày nay. Từ đó, bước đầu hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, .. .vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

Có thể nói phân môn Lịch sử không những cung cấp cho học sinh các kiến thức thực tiễn, kĩ năng thực hành mà môn học còn góp phần bồi dưỡng và phát triển ở các em sự ham học hỏi để hiểu biết hơn về lịch sử dân tộc, khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước và ý thức bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa. Học tốt phân môn Lịch sử ở Tiểu học là điều kiện quan trọng để các em mở rộng kiến thức lịch sử dân tộc ở các bậc học tiếp theo.

Vậy làm thế nào để tạo cho học sinh sự hứng thú với phân môn Lịch sử ngay từ lớp 4 và giúp các em nắm vững được các kiến thức lịch sử? Vấn đề này làm tôi băn khoăn, suy nghĩ và trăn trở trong nhiều năm giảng dạy, đó là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4”.

docx 14 trang Tú Anh 21/12/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4
 2
đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử cho 
học sinh lớp 4”.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
 Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những 
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, 
thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
 Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học đã được thực 
hiện trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Đây là con 
đường giúp HS tiếp cận tri thức mới, HS tự khám phá, tự tìm ra chân lí. Chủ 
trương của ngành giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trung 
tâm của giờ học, còn GV chỉ là người hướng dẫn, gợi ý để HS tự phát hiện ra kiến 
thức mới. Đặc trưng nổi bật của nhận thức Lịch sử là con người không thể tri giác 
trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện 
thực trong quá khứ, nó tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận. Vì vậy 
nhiệm vụ của dạy Lịch sử là phải tái hiện lại bức tranh Lịch sử của dân tộc, cho 
HS tiếp cận những thông tin từ tư liệu lịch sử, tiếp xúc những chứng cứ, những 
dấu vết của quá khứ. Từ đó, tạo ra ở HS những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính 
xác về các nhân vật, sự kiện Lịch sử. Đây là môn học không chỉ có tác dụng quan 
trọng trong việc phát triển trí tuệ mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho 
thế hệ trẻ.
 Trong chương trình lớp 4, mỗi tuần có 01 tiết Lịch sử, tuy số tiết ít nhưng điều 
này là phù hợp và không thể thiếu vì đây là môn học cung cấp những tri thức, 
những hiểu biết về nền lịch sử lâu đời của dân tộc và bồi dưỡng lòng yêu nước, 
niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho HS. Bên cạnh đó các em còn biết được những địa 
danh, những sự kiện lịch sử mà các anh hùng dân tộc đã phải đổ nhiều công sức 
để giành lại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính các sự kiện, nhân 
vật lịch sử tiêu biểu ấy giúp các em có cái nhìn toàn diện về dân tộc Việt Nam, 
đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, nắm chắc lịch sử của dân tộc. 4
phân môn Lịch sử, mà quên mất rằng để có thể vững bước trong cuộc sống thực 
tiễn, học sinh còn cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức và kĩ năng cơ 
bản từ những môn học tưởng như là “phụ”, “thứ yếu” như Lịch sử. III. Một số 
biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 
4
 1. Biện pháp 1: Chuẩn bị mọi điều kiện phục vụ cho việc dạy phân môn 
Lịch sử lớp 4
 1.1. Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy
 Để có một tiết dạy theo hướng phát huy năng lực chủ động, tích cực của HS 
người GV phải phải nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ của bài dạy; nghiên cứu kĩ để 
chia nội dung thành các hoạt động cụ thể. Khi soạn bài, GV cần nghiên cứu kĩ 
nội dung từng bài, phân loại dạng bài để lựa chọn phương pháp, các thức tổ chức 
dạy học để phát huy năng lực học tập của HS. Thông qua các hoạt động đó HS 
vừa phát triển năng lực đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, tập dượt 
phương pháp nghiên cứu và tăng cường khả năng giao tiếp. Đối với các bài học 
có nội dung trừu tượng hoặc hệ thống kênh hình nhiều, câu hỏi có độ khó, có 
hướng mở đòi hỏi cần phải nhiều thời gian và nhiều HS tham gia thảo luận, mới 
vỡ lẽ ra vấn đề thì GV nên thiết kế để tổ chức cho các em hoạt động nhóm. Dự 
kiến trước những khó khăn mà HS có thể gặp phải. Từ đó nghĩ cách chia nhỏ câu 
hỏi hoặc thiết kế câu hỏi dưới dạng bảng biểu, luôn đặt các câu hỏi:
 - Mục tiêu của hoạt động trong bài này là gì? Hoạt động nào cần thảo luận 
nhóm? Hoạt động này yêu cầu GV và HS chuẩn bị những phương tiện, thiết bị 
gì?
 - Học sinh cần phải tham khảo, sưu tầm chuẩn bị trước những tài liệu gì?
 - Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động: cách kê bàn ghế, bảng nhóm 
hoặc phiếu học tập, kết hợp sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học.
 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để tổ chức cho HS thảo luận, cần chuẩn bị những 
“câu hỏi mở” đòi hỏi HS phải tư duy và trình bày nhiều ý kiến, thậm chí có phần 
tranh luận để tìm ra kết quả đúng nhất thì mới lôi cuốn được nhiều HS tham gia. 6
 1.2.2. Sưu tầm video, clip, tư liệu,...
 Hiện nay công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với ngành Giáo 
dục. Nó tạo nên nhiều khía cạnh trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế 
tôi đã sưu tầm những thước phim trên nguồn Internet có nội dung liên quan đến 
giảng dạy Lịch sử “Việt Nam đất nước con người" lưu vào bài giảng điện tử theo 
nội dung của từng bài, từng phần để giảng dạy cho phù hợp.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 
938) ”, (trang 21) tôi đã cho HS xem đoạn phim “Đại chiến Bạch Đằng" (có nội 
dung ứng với phần diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng) từ đó đặt câu hỏi định 
hướng để các em chủ động tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, ở phần củng cố kiến thức, 
tôi có thể cho HS xem đoạn phim giới thiệu về lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm 
(Sơn Tây, Hà Nội) và các hoạt động tưởng nhớ ông của nhân dân nơi đây. (Phụ 
lục 1)
 Với những hình ảnh động, hoàn toàn cảnh thật, đảm bảo tính khoa học cao. 
Điều này tạo hứng thú cho HS, kích thích các em tham gia sôi nổi vào tiết học, 
giúp HS tiếp thu nội dung bài học một cách chủ động, tích cực, góp phần nâng 
cao hiệu quả giờ học.
2. Biện pháp 2: Hình thành một số kĩ năng cơ bản khi học phân môn Lịch 
sử lớp 4
 2.1. Xây dựng cho HS kĩ năng đọc và phân tích tư liệu, các câu lệnh trong 
sách đã được in nghiêng (hoặc chữ nhỏ)
 Tôi dựa vào kênh chữ để hướng dẫn HS thực hiện hoạt động và có thể chuẩn 
bị thêm một số câu hỏi phù hợp, vừa sức giúp cho các em phát huy khả năng nói, 
hạn chế tối đa việc học thuộc lòng và ghi nhớ máy móc.
 Ví dụ: Bài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo'’” để biết 
được tình hình nước ta sau khi Ngô quyền mất, tôi cho HS đọc thầm đoạn văn 
“Ngô Quyền ở xã Đường Lâm .... Nam Hán” trong SGK Lịch sử và Địa Lí 
(trang 21), sau đó trao đổi nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Sau Khi Ngô Quyền mất 
tình hình nước ta như thế nào? (Phụ lục 2) 8
xây dựng mẫu phiếu tích lũy kiến thức để hướng dẫn HS ghi kiến thức đã học và 
học kiến thức đã ghi. Mẫu phiếu tích lũy kiến thức phải đảm bảo được tính lô gíc, 
khoa học giúp HS dễ nhận biết, dễ ghi, dễ học. Nội dung phiếu tích lũy kiến thức 
cần ghi ngắn gọn nhưng khi nhìn vào phiếu HS có thể đọc lại kiến thức bài học 
một cách dễ dàng. Căn cứ vào nội dung kiến thức của từng bài học, tôi đã nghiên 
cứu và đưa ra mẫu phiếu tích lũy kiến thức. (Phụ lục 2)
 Để các em có phương pháp tìm hiểu và ghi nhớ từng yếu tố một cách hiệu 
quả. Vào mỗi tiết học lịch sử tôi đều dạy theo phương pháp tích cực, HS được 
tìm hiểu kiến thức thông qua cách hướng dẫn của giáo viên. Cuối tiết học (phần 
củng cố bài) tôi cho HS nhắc lại kiến thức và ghi vào phiếu tích lũy kiến thức.
 Ví dụ: Khi dạy xong hai giai đoạn lịch sử “Buổi đầu dựng nước và giữ nước” 
và “Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập" đến phần củng cố HS nhắc lại 
kiến thức bài học và ghi vào phiếu. Ngoài việc nắm được kiến thức trọng tâm nêu 
trên tôi còn yêu cầu nhóm đối tượng hoàn thành tốt thực hiện mở rộng kiến thức 
tại lớp.
 Với cách tổ chức theo đối tượng tôi vừa đảm bảo được kiến thức trọng tâm 
của bài (theo chuẩn) lại vừa mở rộng được kiến thức cho HS (trên cơ sở chuẩn). 
Bài dạy sẽ có hiệu quả hơn, HS ghi nhớ kiến thức một cách chủ động không gò 
ép.
 3. Biện pháp 3: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phân môn Lịch 
sử lớp 4
 3.1. Tích hợp kiến thức Văn học
 Tôi đã vận dụng các kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử đã làm cho giờ Lịch 
sử hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn và cuối cùng 
mang lại cho giờ học hiệu quả cao hơn.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 
2" (1075-1077) (trang 34). Sau khi học sinh nhìn lược đồ kể lại diễn biến của 
trận chiến trên sông Như Nguyệt tôi đọc cho học sinh nghe bài thơ:
 Sông núi nước Nam vua nam ở 10
 - Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về chiến thắng Bạch Đằng.
 - Chuẩn bị: Chuông cho 4 đội chơi, phần thưởng cho đội chiến thắng.
 - Cách chơi: + Cả lớp chia thành 4 đội chơi.
 + Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, giáo viên sẽ đọc gợi ý về từ hàng 
ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Nếu sai hoặc sau 30 giây không 
có câu trả lời thì đội khác được quyền đoán.
 + Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc.
 + Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm.
 + Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ hàng dọc.
 + Đội nào có điểm cao hơn là đội thắng cuộc
 - Nội dung ô chữ và gợi ý cho từng ô:
 1. Hậu quả mà quân Nam Hán phải nhận khi sang xâm lược nước ta.
 2. Hành động của quân giặc khi bị quân ta đánh mai phục.
 3. Đây là vũ khí làm thủng thuyền của giặc.
 4. Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên này để đánh giặc.
 5. Quê của Ngô Quyền ở đâu?
 6. Đây là tướng giặc đã tử trận ở Bạch Đằng.
 7. Đây là người lãnh đạo trận chiến Bạch Đằng.
 8. Quân Nam Hán đến từ phương nào?
 Đáp án từ hàng dọc: BẠCH ĐẰNG (Phụ lục 3)
 Qua trò chơi ô chữ, tôi thấy học sinh lớp mình đã tham gia nhiệt tình, 
 tích cực nên có thể tự ghi nhớ kiến thức của bài học rất nhanh và dễ dàng.
 4.2. Trò chơi “Rung chuông vàng”
 - Mục tiêu: Củng cố kiến thức về lịch sử trong cả một chương.
 - Chuẩn bị: + GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi hoặc câu đố liên quan đến 
 các nội dung lịch sử đã học như:
 Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?
 Câu 2: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng vương là gì?
 Câu 3: Trong trận đánh đồn Đống Đa tướng giặc nào phải tự tử? 12
 IV. Hiệu quả của SKKN
 Qua thời gian áp dụng các biện pháp nêu trên vào dạy học Lịch sử lớp 
 4, tôi thấy chất lượng học phân môn Lịch sử đã được nâng lên rõ rệt. Các em 
 thích học Lịch sử hơn, phần ghi nhớ kiến thức bài học nhẹ nhàng hơn mà lại 
 rất hiệu quả. Tiết học Lịch sử sôi nổi hơn không trầm như trước, HS hào hứng, 
 tích cực tìm hiểu kiến thức, yêu thích học bộ môn Lịch sử hơn. Càng ngày các 
 em càng thích được tìm tòi, thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, 
 tình yêu quê hương, đất nước và ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của các em 
 cũng được nâng lên rõ rệt. Không chỉ có vậy, các em còn biết áp dụng những 
 kiến thức học được của môn Lịch sử vào các môn học khác như các phân môn 
 trong môn Tiếng Việt, phân môn Địa lí, Đạo đức,..Đồng thời, kiến thức của 
 các em về lịch sử Việt Nam cũng tốt hơn.
 Để nắm được kết quả học tập của học sinh, sau mỗi kì, mỗi năm học, tôi 
đã
 tiến hành ra đề khảo sát kiến thức HS kết quả như sau:
 THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ
 Giai đoạn Tổng Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn 
 số HS tốt thành
 TS TL TS TL TS TL
 54,2 
 Năm học 2020-2021 48 12 25% 25 10 20,8%
 %
 Năm học 2021-2022 48 17 35,4% 24 50% 7 14,6%
 Học kì I năm học
 40 24 60% 16 40% 0 0
 2022-2023 14
 2. Đối với nhà trường
 - Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tốt các chuyên đề về đổi mới phương 
pháp dạy Lịch sử để các đồng chí giáo viên học tập rút kinh nghiệm và nâng 
cao trình độ chuyên môn.
 - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ giáo viên cần đưa ra những 
vướng mắc, khó khăn trong quá trình giảng dạy để thảo luận tìm cách giải 
quyết.
 Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện để Nâng cao chất lượng 
dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do 
trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất 
mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi 
được hoàn thiện và hữu ích.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2023
 Người thực hiện
 Trịnh Thị Phương

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 4.pdf