Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
Có thể nói, Ngữ văn là môn học không chỉ có tác dụng trong việc bồi dưỡng trí tuệ mà môn học còn có tác dụng khơi gợi những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người đọc. Giáo sư Hà Minh Đức đã cho rằng “Văn học không chỉ là một nguồn tri trức mà còn là nguồn năng lượng lớn lao có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống”. Nhưng nếu giáo viên không có cách thức tổ chức tốt giúp học sinh tiếp nhận những đơn vị kiến thức từ đơn giản đến phức tạp thì môn học sẽ không có hứng thú với môn học, mai một khả năng diễn đạt mà đặc biệt sẽ làm cho học sinh không thấy hết được giá trị của tác phẩm văn chương. Chính vì thế, việ vận dụng, thực hiện những biện pháp phù hợp vào dạy học, đặc biệt là tác phẩm thơ là một yêu cầu cần thiết đối với môn Ngữ văn.
Phong trào thơ mới là hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam. Trong phần đọc văn của chương trình ngữ văn hiện hành, thơ mới có ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng. Các tác phẩm thơ mới đều rất độc đáo về nội dung và nghệ thuật, có nhiều khám phá mới lạ trong cách cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên, trong cách diễn tả bức chân dung con người. Nên việc dạy các tác phẩm thơ mới luôn đặt ra cho giáo viên và học sinh nhiều khó khăn, thách thức. “Vội vàng” là tác phẩm trữ tình đặc biệt, mang đậm phong cách sáng tác của Xuân Diệu: Độc đáo, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, được thể hiện bởi thể thơ tự do, mang âm hưởng của phong trào thơ mới “Mới nhật trong những nhà thơ mới” nên gây ra không ít khó khăn cho việc truyền thụ và lĩnh hội của giáo viên và học sinh.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa của Bộ giáo dục hiện nay có chú trọng đến đổi mới biện pháp giảng dạy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh nghiệm được rút ra cho bản thân. Với những văn bản thuộc phong trào thơ mới phải có cách cảm nhận đa diện, nhiều chiều để hiểu hết được những giá trị về nội dung và nghệ thuật. Từ đó giúp giờ học văn bớt nhàm chán, gây được hứng thú, khơi gợi những tư duy cảm nhận đa chiều từ học sinh.
Đó là những nguyên do cơ bản khiến tôi chọn đề tài: Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu ......................................................................................................................1 2. Tên sáng kiến: ....................................................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến:..............................................................................................................2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ...........................................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến............................................................................................2 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu....................................................................................2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến .........................................................................................2 7.1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.....................................................................................2 7.2. Cơ sở lí luận ....................................................................................................................4 7.3. Thực trạng vấn đề ..........................................................................................................5 7.4. Các biện pháp thực hiện ...............................................................................................9 7.4.1. Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu và nét đặc sắc trong phong cách Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”....................................................................................9 7.4.1.1. Phong cách nghệ thuật...........................................................................................9 7.4.1.2. Phong cách nghệ thuật với vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương. ......10 7.4.1.3. Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu............................................................11 7.4.1.4. “Vội vàng” - bài thơ trữ tình tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu. .............................................................................................................................13 7.4.2. Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài “Vội vàng”.........................................................................................14 7.4.2.1.Đọc sáng tạo ............................................................................................................14 7.4.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh..................................................................................................16 7.4.2.3. Kết hợp các biện pháp phân tích, so sánh giảng bình để tăng khả năng cảm thụ cho học sinh...........................................................................................................18 7.4.2.4. Hoạt động nhận thức:...........................................................................................20 7.4.2.5. Biện pháp sử dụng trò chơi................................................................................20 GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM ................................................................................................26 8. Những thông tin bảo mật: Không................................................................................36 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: .........................................................36 10. Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến .................................................................37 11. Danh sách tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến.......................40 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0964.352.857. - Email: nguyenthihuyen.gvquangha@vinhphuc.edu.vn. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Tác giả Nguyễn Thị Huyền. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy tác phẩm “Vội vàng’’ cuả Xuân Diệu trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu. Sáng kiến được tác giả áp dụng lần đầu năm học 2020 - 2021 và tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh vào năm sau, nhất là có sự đổi mới, cập nhật phù hợp với yêu cầu việc huy tính tích cực của học sinh đã bước đầu cho thấy một số kết quả khả quan. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của phong trào thơ mới (1932 - 1945) và là đỉnh cao của thơ ca trữ tình hiện đại của Việt Nam. Khối lượng tác phẩm, các công trình nghiên cứu dịch thuật đồ sộ, phong phú, giá trị đã khẳng định vị trí và tầm vóc lớn lao của ông trong lịch sử thơ ca dân tộc. Được nghiên cứu về Xuân Diệu là cả một niềm vinh hạnh lớn lao của người viết. “Vội vàng” là một bài thơ lớn của Xuân Diệu nói riêng và phong trào thơ mới nói chung: lớn cả về tư tưởng và cả về chất lượng nghệ thuật. Người ta có thể nhận thấy tất cả những nguồn mạch tư tưởng, cá tính sáng tạo, những cách tân về nghệ thuật thơ mới của Xuân Diệu qua bài thơ này. Trong nhà trường Trung học Phổ thông (THPT) trước đây “Vội vàng” cùng với “Đây mùa thu tới” và “Thơ duyên” là một trong ba bài thơ của Xuân Diệu được đưa vào dạy chính khóa ở lớp 11. Còn trong sách cải cách bây giờ “Vội vàng” là thi phẩm duy nhất của Xuân Diệu được đưa vào học chính (ở cả sách giáo khoa Ngữ văn 11 ban Khoa học xã hội và nhân văn và cả Ban cơ bản). Điều này phần nào khẳng định giá trị rất lớn của bài thơ “Vội vàng” trong giáo dục nhà trường hiện nay. 2 Xuất phát từ tình trạng trên người viết muốn đưa ra một hướng dạy học mới cho tác phẩm và quyết định chọn đề tài “Khai thác nét đặc sắc của phong cách Xuân Diệu trong dạy học bài thơ “Vội vàng” 7.2. Cơ sở lí luận 7.2.1. Nguyên tắc tiếp nhận đồng bộ Tiếp nhận đồng bộ là “một sự vận dụng hài hòa các biện pháp lịch sử phái sinh, cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương” (Phan Trọng Luận). Hay nói cách khác tiếp cận đồng bộ chính là sự vận dụng hài hòa các yếu tố trong và ngoài văn bản để lý giải tác phẩm. Lịch sử phát sinh ở đây chính là đặt bài thơ “Vội vàng” vào hoàn cảnh lịch sử, vào trào lưu tư tưởng của phong trào thơ mới để giúp học sinh hiểu được những nét riêng độc đáo trong quan niệm sống; thái độ sống cũng như vẻ đẹp bản sắc cái tôi trong phong cách của nhà thơ Xuân Diệu. Nếu giáo viên không đặt bài thơ vào hoàn cảnh lịch sử những năm 30 - 45 để lí giải học sinh sẽ khó mà hiểu được tại sao Xuân Diệu lại có một thái độ sống “Vội vàng” như vậy. Bên cạnh đó khi hướng dẫn học sinh học bài thơ, giáo viên không được thoát li tác phẩm mà phải tập trung khám phá cái hay, cái đẹp thuộc về giá trị nội dung và nghệ thuật của nó, tránh lối tán chung chung không đúng trọng tâm vấn đề. Cần làm rõ nét phong cách nổi bật của Xuân Diệu trong bài thơ. Muốn hiểu được những giá trị đích thực của thi phẩm, điều quan trọng đầu tiên và bắt buộc là giáo viên phải bám sát vào cấu trúc văn bản của tác phẩm. Nguyên tắc tiếp nhận đồng bộ với nhận thức đúng đắn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu dễ dàng và toàn diện hơn về bài thơ. 7.2.2. Xem học sinh là trung tâm, là chủ thể của quá trình cảm thụ, tiếp nhận văn bản. Bản chất của nghề dạy học “là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” (Phạm Văn Đồng). “Không thể nào đào tạo được những học sinh phát triển về văn học mà chính bản thân những người đó chưa có được một sự chuyển hóa về chất lượng và giới hạn tư tưởng tình cảm” (Phan Trọng Luận). Bởi vậy, một nguyên tắc có tính bắt buộc trong việc dạy học bài thơ “Vội vàng” cũng như tất cả những tác phẩm văn học khác là giáo viên phải luôn xem học sinh là chủ thể trong quá trình tiếp nhận không được cảm thụ thay, rung cảm thay cho học sinh. Có như vậy mới phát huy được tính chủ thể, chủ động tích cực sáng tạo của học sinh trong giờ học và sự chuyển hóa giữa nội dung tác phẩm vào thế giới tư tưởng tình cảm của các em. “Quan điểm học sinh là chủ thể sẽ có khả năng phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, phát huy tư duy sáng 4 nhất định về phong cách tác giả như giọng thơ, từ ngữ, hình ảnh, tất cả đều tạo tâm thế háo hức muốn tìm hiểu. Như vậy các em học sinh lớp 11 với kỹ năng nắm bắt cuộc sống tinh nhạy, hiểu biết phong phú về nghệ thuật, độc lập sáng tạo trong suy nghĩ, tìm tòi... hoàn toàn có khả năng tiếp nhận tác phẩm “Vội vàng” từ góc độ phong cách tác giả để qua đó tự bồi dưỡng thêm những tư tưởng thẩm mỹ cho chính mình. ➢ Năng lực tiếp nhận giá trị thẩm mỹ của học sinh lớp 11 Học sinh lớp 11 THPT hoàn toàn có điều kiện và khả năng đạt tới trình độ tư duy sâu sắc. “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới được chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lí luận mà là một vấn đề thực tiễn”. Thực tiễn đã và đang cho thấy học sinh phổ thông nói chung và học sinh cấp III nói riêng đều có khả năng sáng tạo. Các em không chỉ lĩnh hội tri thức một chiều, tiếp nhận thụ động theo kiểu là bình chứa để thầy cô “rót kiến thức” mà đã biết đặt vấn đề tìm hiểu “tại sao”, “vì sao”, thậm chí có những học sinh tỏ ý nghi ngờ các kết luận và sẵn sàng phản hồi ý kiến của giáo viên. Thêm vào đó các em đã biết tiếp thu một cách sáng tạo tư liệu mình tiếp nhận, biến các kiến thức cơ bản của giáo viên và sách tham khảo thành kiến thức của mình. Bên cạnh những thuận lợi trên, việc tiếp nhận một tác phẩm văn học mới đối với học sinh lớp 11 THPT vẫn còn gặp khó khăn. Muốn học tập và lĩnh hội kiến thức có hiệu quả cần phải cố gắng liên tục và nghiêm chỉnh trong khi đó, học sinh lớp 11 chưa có thật đầy đủ ý thức trách nhiệm và chưa hiểu sự cần thiết phải thực hiện những yêu cầu học tập. Yêu cầu chương trình học tập và trình độ giáo viên phải đạt đến một tầm nhất định để cải thiện tình hình này. Đối với tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu các em sẽ tiếp nhận được nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm nếu có sự định hướng cụ thể, rõ ràng, sâu sắc. Nhưng nếu tiến hành giảng dạy không kỹ, không sâu, không chu đáo thì các em sẽ không lĩnh hội được hết những tầng bậc ý nghĩa lớn lao của tác phẩm. 7.3.1.2. Đối tượng giáo viên Không chỉ học sinh, nhiều giáo viên hiện nay vẫn chưa hiểu hết giá trị của tác phẩm “Vội vàng”, trong giờ dạy giáo viên thiên về phân tích, chia khổ nhưng không biết đặt “Vội vàng” trong toàn bộ sáng tác, trong phong cách của Xuân Diệu, không khai thác nét phong cách tác giả trong bài thơ. Vì vậy hiệu quả không cao. Đây là hậu quả của một đội ngũ dạy học văn còn non yếu cả về khoa học cơ bản (nội dung giảng dạy) và khoa học sư phậm (biện pháp giảng dạy), trong 6 này không gây sự hứng thú hấp dẫn với học sinh, chưa tạo được tâm thế để đưa các em vào bài học. Trong quá trình dạy học, các giáo viên còn đưa ra những câu hỏi đơn giản mang tính chất thống kê, học sinh có trả lời ngay mà chưa buộc các em phải tư duy thực sự để nắm rõ, hiểu sâu tác phẩm, không kích thích sự khám phá trăn trở nơi người học. Sau khi học xong, kiến thức, kỹ năng mà các em nắm được còn sơ sài không chắc chắn. Các em không thấy được cái hay, nét đặc sắc tiêu biểu của bài thơ “Vội vàng” và phong cách Xuân Diệu mà chỉ nắm được nội dung chung chung trên bề mặt câu chữ. Trong quá trình dạy học giáo viên còn coi nhẹ khâu hướng dẫn học sinh đọc bài để từ đó học sinh có được cái nhìn tổng thể, toàn diện về tác phẩm cũng như giọng điệu riêng của tác phẩm. Một điều khá phổ biến trong dạy học hiện này đó là giáo viên chưa chú ý đến việc cho học sinh đọc. Giáo viên thường vì lý do thời gian mà nghiễm nhiên cho rằng hoạt động đọc là việc ở nhà của các em, thời gian trên lớp dành cho việc phân tích. Thực ra hoạt động đọc rất cần thiết, đọc giúp học sinh khắc sâu thêm ấn tượng, cần phải rèn luyện cho các em đọc đúng giọng điệu, nhất là đối với một bài thơ giàu nhịp điệu như “Vội vàng” thì hoạt động đọc chính là “chìa khóa vàng” đưa người học vào khám phá giá trị bài thơ, nét phong cách đặc sắc của Xuân Diệu một cách hữu hiệu nhất. Những yếu kém thiếu sót trên đã dẫn đến việc dạy học “Vội vàng” chưa thực sự đạt hiệu quả. Học sinh chưa nắm bắt, lĩnh hội được những giá trị đặc sắc của thi phẩm, chưa thấy được nét nổi bật của phong cách Xuân Diệu mà “Vội vàng” là bài thơ thể hiện rõ nhất. Sau khi học xong bài thơ học sinh không có dấu ấn gì đặc biệt, không nhận ra được nét riêng của phong cách “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”; không thấy được nét tiêu biểu đặc sắc của “Vội vàng”. Và như vậy là quá trình dạy học đã không thành công nếu không mốn nói là thất bại. Thực trạng này đòi hỏi phải đề ra một biện pháp , biện pháp dạy học mới có hiệu quả hơn, phải tìm được hướng tiếp cận mới trong dạy học “Vội vàng”. 7.3.2.2. Thực trạng học sinh lớp 11A6 Thực tiễn học tập của học sinh lớp 11A6 cũng không nằm ngoài thực trạng chung ấy. Lớp 11A6 gồm 39 học sinh trong đó 100% các em có thiên hướng chọn khối tự nhiên để xét vào Đại học, Cao đẳng sau kì thi TN THPT. Điều đó có nghĩa các em học văn chỉ là nhiệm vụ, không phải là thú vui. Đây là những rào cản lớn của người thầy trên con đường dẫn dắt các em lĩnh hội tri thức. 8 là gương mặt tinh thần, là diện mạo riêng biệt giúp người đọc nhận ra được nhà văn trong dòng chảy lịch sử của văn học với biết bao sự phong phú và phức tạp. Mỗi nhà văn khi cầm bút đều ý thức được sự quan trọng và cần thiết của phong cách, nhưng không phải bất cứ nhà văn nào cũng làm được điều đó. Phải là những con người có tài năng, bản lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo. Bởi lẽ phong cách, cá tính chính là kết quả đào luyện lâu dài của nhà văn trong quá trình lăn lộn với đời sống, xây dung về tư tưởng và nghệ thuật mà có. Độc đáo một cách đa dạng, bền vững mà luôn luôn đổi mới và có phẩm chất thẩm mỹ. Đó là những tiền đề quan trọng để làm nên phong cách mỗi nhà văn. Hiểu về phong cách của mỗi tác giả sẽ khiến người ta hiểu hơn về chiều sâu tác phẩm cũng như tiếng nói, tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ thể hiện trong đó. 7.4.1.2. Phong cách nghệ thuật với vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương. Việc đề xuất giảng dạy tác phẩm văn chương dưới góc độ phong cách nghệ thuật là có cơ sở của nó. Trước hết, đó là phong cách có vai trò quan trọng và cần thiết, đặc biệt những ai đã “dính vào duyên bút mực”. Nhưng để thấy được phong cách của một nghệ sĩ thì nhất thiết phải tìm hiểu và xem xét trong hệ thống tác phẩm của tác giả đó. Và ngược lại mỗi tác phẩm dù ít dù nhiều cũng chính là sự thể hiện cụ thể phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ, đặc biệt là với những tác phẩm văn chương dưới góc độ phong cách bạn đọc còn có thể nhìn thấy cái riêng, cái đóng góp của tác giả, các tác phẩm vào tiến trình văn học dân tộc. Và cũng từ các nét phong cách cụ thể, khi soi chiếu vào tác phẩm bạn đọc sẽ có thể hiểu tác phẩm đó một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Ví dụ nét phong cách cơ bản của Nam Cao là nhìn cuộc sống với con mắt tình thương, một cái nhìn sâu từ bên trong nội tâm nhân vật, đi sâu vào những bi kịch tinh thần trong sự giành giật với miếng cơm manh áo. Đây là nét phong cách quan trọng, định hướng cho học sinh khi đi vào phân tích các tác phẩm “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đời thừa” của ông. Cách tiếp cận tác phẩm văn chương dưới góc độ phong cách nghệ thuật khác với việc tiếp cận từ góc độ thi pháp hay loại thơ tìm hiểu tác phẩm ở góc độ thi pháp là đi sâu tìm hiểu vào hệ thống các nguyên tắc, phương thức, phương tiện thể hiện hình tượng văn học. Thi pháp bao gồm các phương tiện khác nhau của hình thức nghệ thuật như thể loại, ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện, cách xây dựng hình tượng nhân vật, không gian, thời gian. Những nguyên tắc tạo dựng được thể hiện ở tính lặp lại một cách có hệ thống trong tác phẩm, mỗi yếu tố lặp lại đều thể hiện quan niệm. Tiếp cận ở góc độ thi pháp là sự tiếp cận nghiêng về phương diện hình thức nghệ thuật. 10 (Giục giã) Hồn thơ Xuân Diệu luôn thiết tha, rạo rực, đắm say với cuộc đời - cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất của nó. Bên cạnh đó hồn thơ ấy cũng đầy trăn trở, băn khoăn. Băn khoăn bởi luyến tiếc, sợ cái đẹp tàn phai. Đây là hai mặt biện chứng thống nhất trong tâm hồn Xuân Diệu. Vì quá yêu, yêu tha thiết cuộc đời, yêu cái đẹp của cuộc sống, vì nhận ra sự trôi chảy của thời gian đồng nghĩa với sự ra đi, tàn phai của cái đẹp cuộc sống nên hồn thơ Xuân Diệu đầy lo âu, để rồi càng cuống quýt vội vã chạy đua cùng tuổi trẻ và thời gian. Tất cả tạo nên một cái tôi riêng đầy màu sắc, phong cách Xuân Diệu. Ứng với những quan điểm, cái nhìn, tâm hồn đầy mới mẻ là những cách tân nghệ thuật mang đậm nét Xuân Diệu. Trước hết Xuân Diệu đưa đến cho thơ ca dân tộc những hình ảnh tươi mới đầy sức quyến rũ mang đậm dấu án sáng tạo cá nhân như: “xuân hồng”, “xuân tươi”, “vườn non”. Nhà thơ đưa con người chuyển từ đối cực “được so sánh” sang đối cực “so sánh”, lấy con người làm thước đo chuẩn mực cho cái đẹp, tạo nên “một cuộc đổi mới đáng kể trong thơ ca Việt Nam hiện đại”. Trong thơ ông hệ thống từ mạnh được sử dụng tối đa: “Ta bấu răng vào da thịt của đời Ngoàm sự sống để làm êm đói khát Muôn nỗi ấm và muôn phần nỗi mát Ta đều ăn nhấm nhía rất ngon lành” (Thanh niên) Các quan hệ từ, chỉ định từ được dùng thường xuyên: “đây”, “này đây”, hệ thống cảm xúc tinh tế, linh diệu, thể hiện khả năng nghe thấy sự mơ hồ: “Không gian như có dây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu” (Nhị hồ) Ngoài ra Xuân Diệu còn đưa vào thơ ca một hệ thống kiểu câu thơ mới: câu định nghĩa, cách ngắt nhịp mới với những câu thơ vắt dòng, giọng điệu thơ trẻ trung, sôi nổi thể hiện một phong cách trẻ trung, yêu đời, đắm say với cuộc sống. Thơ Xuân Diệu là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại. Ông là bậc kỹ sư tài danh của ngôn từ, mang đến cho thơ ca những hình ảnh giàu thi cảm, những tư tưởng nghệ thuật, quan niệm sống mới mẻ. Đó là một hồn thơ luôn đắm say, vội vã, yêu đến thiết tha cuộc sống nơi trần gian này, khi vui cũng như khi buồn lòng đều nồng nàn, tha thiết, là phong cách của một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khai_thac_net_dac_sac.docx