Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nghe Tiếng Anh một cách hiệu quả ở trường Tiểu học
Chúng ta đang sống trong thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với xu hướng hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực. Trong đó ngoại ngữ - Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.
Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp bằng Tiếng Anh, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nghe là một kỹ năng yếu nhất và học sinh “sợ” học nhất trong bốn kỹ năng. Điều này đã làm tôi băn khoăn, trăn trở trong việc dạy học môn Tiếng Anh. Làm thế nào để các em học sinh luôn thấy học Tiếng Anh thật dễ? Làm thế nào để mỗi tiết học Tiếng Anh luôn sôi nổi, mang lại tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn hiệu quả?
Đối với học sinh tiểu học, các bài dạy kỹ năng nghe không tách riêng một tiết mà được dạy xen vào cùng các kỹ năng khác như kỹ năng viết hay kỹ năng nói. Với học sinh lớp 3 thì việc dạy và học kỹ năng nghe dường như dễ dàng hơn vì đây là năm đầu tiên các em làm quen với môn Tiếng Anh, vốn từ vựng và mẫu câu chưa nhiều, nội dung các bài nghe rất nhẹ nhàng, ngắn gọn nên các em nghe và “bắt” tương đối tốt. Nhưng khi lên lớp 4 và 5 khi vốn từ vựng và mẫu câu đã phong phú hơn thì nội dung các bài nghe đã dài và khó hơn nên các em đã bắt đầu gặp khó khăn và “nản” khi học kỹ năng nghe. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được tập trung và nêu một số phương pháp hướng dẫn học sinh nghe ở các khối lớp.
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm, sau những lần dự giờ của đồng nghiệp và nhất là sau khi đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân trong việc “Hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 nghe một cách hiệu quả”. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho các đối tượng học sinh khác nhau và đã nhận được kết quả đáng mừng.
Trong bài viết này, tôi xin mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm đó. Tôi hy vọng kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nghe Tiếng Anh một cách hiệu quả ở trường Tiểu học
MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................................2 1/ Lý do chọn đề tài: ...............................................................................................................2 2/ Mục đích nghiên cứu: .........................................................................................................3 3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu:...................................................................................3 4/ Giả thuyết khoa học:...........................................................................................................3 5/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................3 6/ Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................................3 - Phương pháp nghiên cứu lý luận. .........................................................................................3 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. .........................................................................................3 - Phương pháp phân tích tổng hợp..........................................................................................3 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ....................................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG................................................................................................................4 1. Cơ sở lý luận. ..................................................................................................................4 2.2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................................4 3. Một số biện pháp để hướng dẫn học sinh nghe một cách hiệu quả: ...............................6 PHẦN 3: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ PHẦN 4:TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................15 PHỤ LỤC: UNIT 5: CAN YOU SWIM? ..............................................................................16 Lesson 2 UNIT 10: WHERE WERE YOU YESTERDAY? ...................................................................20 Lesson 2 ................................................................................................................................20 4 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 nghe một cách hiệu quả”. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho các đối tượng học sinh khác nhau và đã nhận được kết quả đáng mừng. Trong bài viết này, tôi xin mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm đó. Tôi hy vọng kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo. 2/ Mục đích nghiên cứu: - Giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Tiếng Anh, hướng học sinh phát triển một cách toàn diện nhất có thể. - Giúp học sinh phát triển tư duy, tạo tiền đề cho các em học tốt các bộ môn học khác. - Giúp học sinh nâng cao khả năng tập trung chú ý và lắng nghe. 3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nghe một cách hiệu quả ở trường tiểu học. 4/ Giả thuyết khoa học: Hiện nay, việc dạy Tiếng Anh cho trẻ cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà trường và phía phụ huynh. Trong những năm vừa qua, học sinh của tôi đã có nhiều sân chơi dành riêng cho các em để phát triển khả năng nghe nói cũng như tạo điều kiện cho các em sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp. Qua đó, chúng tôi đã có những giây phút học mà chơi rất thú vị và đáng nhớ với học sinh của mình. Không những thế, tôi cũng được học hỏi rất nhiều từ các trường bạn và tự rút ra những kinh nghiệm cá nhân vô cùng đáng quý. 5/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Học sinh từ lớp 3 đến lớp 5. 6/ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6 - Những năm gần đây, phụ huynh học sinh đã quan tâm hơn và tạo điều kiện, khuyến khích con em mình học Tiếng Anh. 2.2. Khó khăn. - Học sinh tiểu học ở độ tuổi từ 8 - 10 tuổi, mức độ nhận thức của các em còn thấp, sự tập trung và trí nhớ không dài. Thêm nữa, học sinh chỉ quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp với lứa tuổi để mở rộng bổ sung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với môn ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình. - Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện vẫn chỉ là môn học tự chọn, thế nên không ít phụ huynh và ngay cả bản thân học sinh chưa thực sự quan tâm và đầu tư cho bộ môn này. Các em cho rằng chỉ cần học tốt các môn Văn và Toán là đủ vì môn Tiếng Anh không cần xếp loại khi xét thi đua và xét lên lớp. Do vậy trong các giờ học Tiếng Anh, các em chỉ ngồi “xem” cô giáo và các bạn khác học mà không hòa nhập với bài học. - Nghe là một trong những kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện giao tiếp. Giống như kỹ năng đọc, nghe cũng là một kỹ năng tiếp thụ, nhưng nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thụ qua nghe là lời nói. Khi ta nói các ý thường không được sắp xếp có trật tự như viết. Hơn nữa, khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe một lần; còn khi đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản. Do đó, dạy và học kỹ năng nghe bao giờ cũng khó hơn các kỹ năng khác. Tại sao nghe lại là một việc khó khăn? Khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của thầy cô. Ngoài ra, thầy cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý những phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi nghe băng, học sinh thường phải đối mặt với những khó khăn sau: - Lời nói trong băng quá nhanh. - Bài nghe có nhiều từ mới và mẫu câu mới. - Trọng âm bài nghe khác. - Không kiểm soát được nội dung bài nghe. 8 1. Khi nghe, học sinh phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các âm vị. Ví dụ như cặp từ “run” và “sun”, khi học nghe phải phân biệt được sự khác nhau giữa âm / r / và / s / để có thể hiểu được đúng nghĩa của câu. 2. Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc câu. Khi nghe chỉ cần nghe ngữ điệu cũng có thể xác định được câu đó thuộc loại câu gì: câu trần thuật, câu hỏi hay câu cảm thán. 3. Khi nghe các em cũng không cần thiết phải hiểu hết các từ mà các em nghe được, nhưng các em phải hiểu được ý chính của các thông tin mà các em vừa nghe, hay nói cách khác, các em phải nghe được “key words”. Đây là vấn đề cơ bản nhất. Kỹ năng này gọi là kỹ năng nghe lướt. Đối với học sinh lớp 4, xuyên suốt cả năm học thì kỹ năng nghe được dạy vào tiết thứ 2 (A4) và tiết thứ 3 (B3) của một đơn vị bài học. Trong đó Section A4 là dạng bài “Nghe và đánh dấu” (Listen and Check); Section B3 là dạng bài “Nghe và đánh số” (Listen and Number). Mỗi bài nghe lại được minh hoạ bằng những bức tranh có nội dung rất sát với nội dung bài nghe. Vì thế, mỗi giáo viên khi dạy kỹ năng nghe đều khai thác triệt để nội dung các bức tranh để phục vụ cho bài nghe đó. Và tất nhiên, mỗi giáo viên đều biết rằng dạy nghe cần tuân thủ theo đúng quy trình gồm 3 giai đoạn: - Trước khi nghe (Pre _ listening). - Trong khi nghe (While _ listening) - Sau khi nghe (Post _ listening) Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ở bậc tiểu học, việc dạy kỹ năng nghe thường chiếm 1/3 hay 1/4 thời lượng tiết dạy, có nghĩa là việc dạy nghe theo đúng quy trình 3 giai đoạn Pre _ While _ Post chỉ trong khoảng thời gian tối đa là 10 phút. Vậy trong 10 phút này, việc chia thời gian cho 3 giai đoạn nghe như thế nào cho phù hợp và hiệu quả là không dễ. Đôi khi, bước “Pre” phải kéo dài và chiếm nhiều thời gian hơn cả, chỉ để phục vụ và chuẩn bị tâm thế cho học sinh vào bước “While” bước ngắn nhất có khi chỉ 1 phút, vì các bài nghe của học sinh tiểu học thường rất ngắn gọn và bám sát chủ đề. Như vậy, việc học sinh có nghe và bắt đợc nội dung bài nghe hay không phụ thuộc vào chính sự 10 b) Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài nghe: khai thác xem học sinh đã biết và cha biết gì về nội dung bài nghe qua các bức tranh. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm Thông thường, với mỗi bài nghe, giáo viên cho học sinh tả các bức tranh một cách đơn thuần: học sinh chỉ nêu nội dung tranh sau đó nghe băng, như vậy sẽ khiến các bài nghe trở nên khó khăn hơn. Nhưng khi giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo cặp hay theo nhóm về nội dung của các bức tranh một cách cụ thể theo đúng tình huống, ngữ cảnh thì việc nghe sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, học sinh tiểu học thờng chưa có được sự độc lập về tư duy như học sinh trung học cơ sở, nên nhất thiết phải có sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên. Lúc này giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi mở về nội dung các bức tranh sao cho những câu trả lời mà học sinh đưa ra phải bám sát và liên quan đến nội dung bài nghe. Hay nói cách khác, giáo viên phải dẫn dắt, gợi mở cho học sinh đi đến được “keywords” và “phrases” sẽ xuất hiện trong bài nghe, để từ đó học. c) Gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe bằng cách đa ra một tình huống về một nhân vật nào đó quen thuộc với các em, hay đưa ra một lời dẫn phù hợp với nội dung bài nghe. 12 Giáo viên chỉ bật băng khi học sinh thật sự tập trung e) Giáo viên phải chắc chắn rằng học sinh đã nắm rõ được yêu cầu của bài nghe. Học sinh tiểu học vốn không có được ý thức tập trung lâu dài, các em cũng dễ bị mất tập trung bởi ngoại cảnh hay bởi sự hiếu động của một người bạn nào đó ở gần, do vậy các em vẫn có thể có sự nhầm lẫn giữa dạng bài nghe “Listen and CHECK” và “Listen and NUMBER”. Do vậy, trước khi cho học sinh nghe, giáo viên cần kiểm tra xem học sinh của mình đã xác định được yêu cầu của bài là “CHECK” hay “NUMBER” hay chưa. Giáo viên có thể dùng câu hỏi “Are you going to CHECK or NUMBER?” hoặc gọi một học sinh nhắc lại yêu cầu của bài. f) Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện tối - ưu nhất để cho tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia tích cực vào bài học. 14 được kết quả tốt nhất. Như vậy mọi đối tượng học sinh đều bị lôi cuốn và tập trung cao độ trong giờ học. Vậy là mục đích giờ học đã đạt được. * Những điều cần chú ý: - Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến các kỹ năng khác. Do đó giáo viên phải biết tận dụng mọi cơ hội để gợi mở cho học sinh luyện tập xen kẽ được cả 4 kỹ năng, giúp các em hình thành và phát triển khả năng học ngoại ngữ một cách toàn diện nhất. - Học sinh tiểu học thường rất thích được “nịnh”, nên giáo viên phải thường xuyên tỏ thái độ khen ngợi, động viên học sinh qua cử chỉ, nét mặt, lời nói của mình. Hay nói cách khác, đối với học sinh tiểu học, giáo viên phải biết vừa dạy vừa “dỗ”. 4. Kết quả đạt được: Đối chiếu với những giờ dạy có kỹ năng nghe trong thời gian đầu năm học so với thời gian này tôi thấy các em ngày càng hào hứng và sôi nổi hơn khi học nghe. Nhiều lớp, các em chỉ nghe 1 lần đã “bắt” được đúng nội dung và hoàn thành yêu cầu của bài nghe. Vào đầu năm học, rất nhiều em nói với tôi rằng em không thích nghe vì nghe đĩa khó lắm. Các em thích nghe thầy giáo đọc hơn. Nhưng càng về cuối năm học, khi tôi hỏi các em thấy nghe đĩa còn khó không, rất nhiều em trả lời rằng các em không thấy khó như trước nữa và các em không còn “sợ” nghe đĩa nữa. Vẫn với câu hỏi khảo sát như đầu năm “Trong 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết em thích học kỹ năng nào nhất?” khi tôi đa ra vào cuối năm thì kết quả đạt được như sau: KHỐI 3, 4, 5 (tổng số 687 học sinh) Số học sinh Tỉ lệ % Nghe 301 43,3% Nói 161 23,3% Đọc 117 16,7% Viết 108 16,7% 16 Tài liệu tham khảo - Sách tiếng Anh 3,4,5 NXB GD Việt Nam - Sách bài tập tiếng Anh 3,4,5 NXB GD Việt Nam - Sách giáo viên NXB GD Việt Nam - Tập tranh, ảnh theo sách - Sách mem.vn. - play volley ball ( slice 8) *Model sentences - Set the scene + Eliciting from picture by asking Ss: Look at the picture: Who are they? + Tom is asking Peter whether he can play badminton. - Model sentences + Give Ss to listen all the dialogue. + Ask Ss to listen and repeat sentence by sentence. + Let Ss practice the dialogue in pairs. + Call some pairs to read the dialogue and comment. + Eliciting the exchange from the Ss by asking Ss T: How does Tom ask? Ss: Can you play volleyball? T: How does Peter answer? Ss: No, I can’t. Model sentences Can you play volleyball? No, I can’t. - Concept check: + use: What do you use these sentences for? Board Pairwork (to ask and answer about the abilities) + Form: Look at the answer, If you can do this activity, you answer: Yes, I can and if you can’t, you answer: No, I can’t. Look at the question, What’s this after the T - WC word “Can you”? 3’ - Consolidate the model sentences. - Students can talk about their abilities. IV. Change: • Show the pictures in page 66 ( Look, Look at the screen listen and repeat) and answer the - Ask ss: How many pictures are there? questions. - Who are in the pictures? - When did these actions happen? - Play the CD twice • Link to the model sentences 5 minutes b. Model sentences ( slice6 ) Listen and repeat A: What did you do yesterday? B: I played B: I painted a picture Listen to the I played badminton teacher’s voice 5 minutes c. Practice. - Ask ss to open their books part 2 page 66 Copy down (point and say) - Have them to work in pairs in 1minute Look at their books - Ask and answer about three pictures in the book. Pairwork - Model first and ask ss do the same - Call some pairs perform in front of the class. 10 minutes * Link to the new section by playing a game: Memory ( from slide 7 to 23) - Show the rule of the game on the screen and ask them read in silence. Read in silence - Have students play the game - Have them use all the words Play the game Which they have played to practise asking and answering the questions in part 3 ( Let’s talk – page 66 ) - Ask ss work in group of 3,4 or 5 - Have them practise in 2 minutes - Call some groups perform in front of class Work in group and remark Perform in front of class CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng Giáo dục huyện Thanh Trì Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện Thanh Trì Ngày Trình độ Nơi Chức Họ và tên tháng năm chuyên Tên sáng kiến công tác danh sinh môn Nguyễn 04/03/1978 Tiểu học Giáo Đại học Một số biện pháp hướng dẫn Văn Kiên Ngũ Viên học sinh nghe Tiếng Anh Hiệp một cách hiệu quả ở trường tiểu học. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy Tiếng Anh trong trường Tiểu học. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 17/01/2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nghe Tiếng Anh một cách hiệu quả ở trường tiểu học” được xây dựng, nghiên cứu và đúc kết từ những tiết giảng dạy thực tế trên lớp học. Qua những biện pháp này học sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng trong một tiết học và không còn cảm thấy “sợ” kỹ năng nghe. Từ đó học sinh sẽ cảm thấy tự tin và yêu thích môn Tiếng Anh hơn, đặc biệt là kỹ năng nghe. Không những thế, khi áp dụng những biện pháp này học sinh còn được rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh qua việc kể lại nội dung vừa nghe và tả lại các bức tranh bằng ngôn ngữ của chính mình. Sáng kiến có bố cục đúng mẫu hướng dẫn, chi tiết, khoa học, giải pháp rõ ràng. Khi áp dụng vào thực tế đã đạt được những thành công nhất định trong công tác dạy và học. - Tính khả thi: Phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường Tiểu học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Giúp thay đổi tư duy của giáo viên trong việc dạy kỹ năng nghe đối với học sinh tiểu học. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngũ Hiệp, ngày 28 tháng 04 năm 2022 Người nộp đơn Nguyễn Văn Kiên
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_ng.doc