Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả
Trong chương trình Tiểu học, môn tiếng Việt là một trong hai môn chính có vai trò rất quan trọng. Dạy tiếng Việt ở tiểu học tạo cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt thành thạo để sử dụng trong học tập, giao tiếp; cung cấp cho HS những hiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và nước ngoài. Môn Tiếng Việt 5 gồm có năm phân môn, mỗi phân môn có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tích hợp với nhau. Phân môn Tập Làm Văn có nhiệm vụ rèn cho HS các kỹ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. Dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. Đây là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm dấu ấn cá nhân. TLV, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học môn Tiếng Việt. Đối với HS Tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó. Để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích của phân môn TLV đòi hỏi người học cần diễn đạt tới. Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, hình thành nhân cách. Chương trình TLV ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ lớp 2 -3, các em đã được làm quen với loại văn này khi được tập quan sát và trả lời câu hỏi. Lên lớp 4, 5 các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn với các loại văn như: miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, tả người, tả cảnh - những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Để hoàn thành bài văn miêu tả, đối với HS lớp 5 thường rất khó khăn. Do đặc điểm tâm lý chưa ổn định, hơn nữa các em còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt... dẫn đến khi viết văn, HS còn thiếu hiểu biết về đối tượng miêu tả hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả. Đối với giáo viên đây cũng là loại bài khó dạy. GV còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của HS. Vì vậy, không phải dạy loại văn nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn và không phải GV nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm ra các phương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng.của GV cũng còn nhiều hạn chế. Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài: “Một sổ biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ........................................................................................1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 II. NỘI DUNG ..................................................................................................2 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài .....................................................................2 2. Thực trạng ......................................................................................................2 3. Giải pháp, biện pháp ......................................................................................5 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp...............................................................5 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ...............................5 3.3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.................12 4. Kết quả đề tài................................................................................................13 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................13 1. Kết luận.........................................................................................................13 2. Khuyến nghị .................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của HS. Vì vậy, không phải dạy loại văn nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn và không phải GV nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm ra các phương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng.của GV cũng còn nhiều hạn chế. Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài: “Một sổ biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả”. 2. Mục đích của đề tài: Giúp học sinh lớp 5: - Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. - Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên. Giúp giáo viên: - Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt. - Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Có 5 nhiệm vụ chính: - Tìm hiểu mục tiêu, nội dung, chương trình và những phương pháp dạy học để giảng dạy văn miêu tả. - Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ giảng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp Năm. - Khảo sát và hướng dẫn cụ thể một số đoạn văn mẫu, một số bài văn hay ở lớp 5, phân loại học sinh để từ đó có kế hoạch kèm cặp. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài: Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 2345” của Bộ GD-ĐT đã đề ra. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, dựa vào các loại sách tham khảo, sách tiếng Việt 5, sách GV tiếng Việt 5, bản thân tôi dựa sự đúc kết kinh nghiệm qua thời gian giảng dạy và tình hình thực tế của học sinh lớp 5C. 2. Thực trạng: a. Thuận lợi và khó khăn: a. 1. Thuận lợi: - Phong trào giáo dục nói chung của nền giáo dục được quan tâm rộng khắp, nhà trường được đầu tư nhiều về CSVC, thiết bị giảng dạy,... - Bản thân tôi là GV đã trực tiếp giảng dạy lớp 5 nhiều năm, có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt huyết cao. - Một số phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học của con em mình. - Một số em ham học, yêu thích môn học, viết bài văn có bố cục, hình ảnh. a. 2. Khó khăn: Năm học này, tôi được phân công phụ trách lớp 5C với 36 học sinh. Hầu hết 36 học sinh của lớp 5C tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học sinh lớp 4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật. Nhưng qua khảo sát chất lượng đầu năm học này, đã có 5 học sinh bị điểm yếu về Tập làm văn. - Phần lớn học sinh không thích học phân môn Tập làm văn vì môn này khó nó đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em. - Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên khi viết văn thường bị lặp lại từ, câu văn lủng củng, thiếu hình ảnh, cảm xúc. khi học văn miêu tả, các em càng ngày càng yêu thích học môn văn hơn. Đặc biệt là dạng văn miêu tả, biết xác định yêu cầu bài, nắm dạng bài, xác định đúng bố cục bài văn, nội dung rõ ràng, ... - Góp phần nâng cao chất lượng của môn Tập làm văn nói chung và chất lượng về văn miêu tả nói riêng. c. 2. Mặt yếu: - Một số em chưa hiểu yêu cầu đề văn, chưa nắm được dạng bài, lạc đề, đặt câu cụt, câu què, nội dung sơ sài, lủng củng, rập khuôn, liệt kê,.. .dẫn đến tiết học chưa đồng đều, lớp học chưa sôi nổi, thời gian học văn còn chiếm rất nhiều thời gian trong buổi học. - Một số em còn dựa vào văn mẫu, chưa có sự sáng tạo, tự giác. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Về phía học sinh: Theo tôi có sáu nguyên nhân như sau: - Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. - Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. - Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. Về phía giáo viên: Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra bảy giải pháp sau đây, hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi. 1. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn: Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn miêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau : (1) Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. (2) Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau: - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập. (3) Trình tự dạy Tập làm văn: Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh có năng khiếu; có nội dung cho học sinh chậm tiến, ... từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy" (3) Tả theo trình tự tâm lí: Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng. Ví dụ 1: ““Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gô vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bông, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dê dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sâm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà tôi - Tiếng Việt 5 - Tập 1). Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc “dày kì lạ”. Ví dụ 2: “Sầu riêng là loại trái quý ở miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa ... Hoa sầu riêng trố vào cuối năm .... Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngay thẳng đuột ...” Tác giả đã tả nét đặc sắc nhất của quả, hoa và dáng cây sầu riêng. Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,...) để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả. Ví dụ 3: Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy tác giả đã Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình. KIỂU BÀI TẢ CẢNH: Cần xác định các yêu cầu sau: (1) Xác định không gian, thời gian nhất định: Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chọn trình tự quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một vị trí chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều cơ bản nhất của nó. Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát. (2) Xác định trình tự miêu tả: Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong,... là tuỳ thuộc đặc điểm của cảnh. (3) Chọn nét tiêu biểu: Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn. (4) Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan: Tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo trong nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh như thế nào sẽ đem đến cho cảnh những tình cảm như thế. Nhà thơ Lê Anh Xuân, trong niềm vui của ngày Tổ quốc hoàn toàn thống nhất, đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm, bằng tâm trạng hạnh phúc nhất, ông đã thốt lên: “Bỗng thấy nội tôi trẻ lại Như thời con gái tuổi đôi mươi.” tả người thợ rèn đang làm việc: “Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vây, quằn quại, giãy lên đành đạch.” Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh người thợ rèn như một người chinh phục dũng mãnh và thấy rõ quá trình biến thỏi thép thành một lưỡi rựa. Vì thế, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học sinh xác định các yêu cầu sau: (1) Chú ý tả ngoại hình - hoạt động: Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác- mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát triển về cơ thể, về tâm lý riêng biệt khác nhau và có những hành động thể hiện theo giới tính, thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống.. Khi miêu tả cần tập trung vào việc làm sao nêu được cái chung và cái riêng của con người được miêu tả. (2) Quan sát trò chuyện trực tiếp: Khi tả người, điều cần nhất là quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý kiến với người đó. Quan sát khuôn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách nói, cử chỉ, thao tác lúc làm việc. để rút ra nét nổi bật... (chọn và quan sát người định tả trong thời gian chuẩn bị bài mới ở nhà). Ta cũng cần dùng cách quan sát gián tiếp là thông qua trí nhớ hoặc nhận xét của một người khác về người định tả để bổ sung những thông tin cần thiết. (3) Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động: Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt,từng bộ phận để tả nhưng để nội dung bài văn miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình, tính nết đan xen với tả hoạt động. (4) Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình: Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về người đó, không cần phải tô điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ, vẽ nên một hình ảnh toàn diện. Làm như vậy bài văn sẽ trở nên khuôn sáo, thiếu sự chân thật làm người đọc cảm thấy khó chịu. Thầy cô giáo cần lưu ý học sinh rằng, câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại hình, nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động,... Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ: Ví dụ 1: Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông (bì bọp, ì ọp, ì ầm, xôn xao, ào ào...) Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dòng sông: dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ, dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp đồng lúa chín vàng... (2) Sử dụng từ ngữ trong miêu tả: Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...). Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ...” Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời... nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường làng đã... người qua lại.” Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên). - Hoa xoan nở từng chùm trông giống như... (những chùm sao) - Nắng cứ như...xối xuống mặt đất. (thuỷ tinh) - Giọng bà trầm ấm ngân nga như... (tiếng chuông) Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS sách giáo khoa xác định có 3 hoạt động chính: 1. Nghe thầy (cô) nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp. 2. Chữa bài. 3. Đọc tham khảo các bài văn hay được thầy (cô) giáo khen để học tập và rút kinh nghiệm (TV5- T1- T53). Để tiết trả bài viết đạt hiệu quả, giáo viên cần lấy thông tin từ bài viết của học sinh (đã chấm và ghi ở sổ chấm bài) và thực hiện các hoạt động trả bài một cách bài bản, có linh hoạt tuỳ theo tình hình chất lượng Tập làm văn của lớp. Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài làm của lớp gồm các bước sau: Bước 1: Đánh giá việc nắm vững các yêu cầu của đề bài (ghi đề, học sinh đọc đề bài, xác định 3 yêu cầu: thể loại, nội dung và trọng tâm). Đánh giá tình hình làm bài của lớp về mặt nhận thức đề (số bài đã đạt 3 yêu cầu của đề, số bài chưa đạt hoặc đạt chưa đủ 3 yêu cầu. Biểu dương cá nhân, cả lớp...). Bước 2: Đánh giá về nội dung bài viết (cho học sinh nêu dàn ý chung của kiểu bài tả cảnh, tả người) ... Đọc một vài đoạn văn đã chọn sẵn cho học sinh nghe và nhận xét, cuối cùng giáo viên đánh giá chung về nội dung đoạn văn đó. Hoạt động 2: Chữa bài Nội dung và cách thức thực hiện sửa chữa lỗi diễn đạt: Việc sửa chữa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài làm của cả lớp mà trong quá trình chấm bài, GV đã ghi ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, các lỗi chính tả, ... Đến lúc này GV tổ chức, hướng dẫn cho HS nhận xét, sửa chữa. Định hướng như vậy sẽ giúp cho việc sửa chữa lỗi sát hợp và kịp thời uốn nắn kĩ năng diễn đạt cho lớp. Tuy nhiên, sửa như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhàm chán trong HS vì tiết trả bài nào cũng sửa chữa những lỗi đó. Riêng tôi, ngay từ đầu năm học đã lên kế hoạch sửa lỗi diễn đạt cho lớp, mỗi tiết trả bài viết tập trung sửa chữa cho một hoặc hai loại lỗi nào đó một cách bền vững, tức là cần có trọng tâm sửa lỗi cho từng tiết. Hoạt động 2 này tiến hành theo 3 bước: Bước 1: Tham gia chữa lỗi chung cho cả lớp:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả.pdf