Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt dạng toán có lời văn
Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quantrọng. Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
Thông qua việc giải toán của học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặtthiếu sót. Qua việc giải toán, các em sẽ biết được nhiều khái niệm toán học ngoài ra giải toán còn rèn cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ.
Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp Tiểu học nói chung và ở lớp ba nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên Tiểu học cầnphải làm để nâng cao chất lượng dạy học toán cho học sinh.
Thông qua học toán giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh.
Vậy làm thế nàođể học sinh hiểu đề bài, biết cách giải và tìm ra đáp số đúng của bài toán, đó là điều khiến tôi rất trăn trở. Đây là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán có lời văn lớp 3” với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3nói chung và học sinh lớp tôi chủ nhiệmnói riêng. Để các em có thể giải thànhthạo những bài toán có lời vănở lớp 3 và những bài toán có lời vănkhác khi học lên các lớp trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt dạng toán có lời văn
2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. Thông qua việc giải toán của học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Qua việc giải toán, các em sẽ biết được nhiều khái niệm toán học ngoài ra giải toán còn rèn cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp Tiểu học nói chung và ở lớp ba nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên Tiểu học cần phải làm để nâng cao chất lượng dạy học toán cho học sinh. Thông qua học toán giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu đề bài, biết cách giải và tìm ra đáp số đúng của bài toán, đó là điều khiến tôi rất trăn trở. Đây là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán có lời văn lớp 3” với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nói chung và học sinh lớp tôi chủ nhiệm nói riêng. Để các em có thể giải thành thạo những bài toán có lời văn ở lớp 3 và những bài toán có lời văn khác khi học lên các lớp trên. 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi hướng tới hai mục đích khi nghiên cứu đề tài này. Đó là: a. Giúp học sinh nhận dạng bài toán và lựa chọn phương pháp giải toán 4 PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: - Giải toán có lời văn có vai trò quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình. Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau: + Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục. + Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống. + Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng. Việc giải toán có thể gúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng v.v... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn. + Việc giải toán giúp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo ... 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Nội dung chương trình môn toán lớp 3, trọng tâm là dạng “giải toán có lời văn” Trong nội dung chương trình môn toán lớp 3 gồm 5 mạch kiến thức: Các kiến thức về số học, các kiến thức về yếu tố hình học, đại lượng và phép đo đại lượng, một số yếu tố thống kê, giải toán có lời văn. Giải toán có lời văn là mạch kiến thức trọng tâm, có một vị trí quan trọng vì nó góp phần rèn luyện trí thông minh, phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy giải toán cho học sinh Tiểu học, đồng 6 chưa thật sự linh hoạt. - Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên đôi lúc chưa quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh. Ví dụ: Học sinh năng khiếu cần những câu hỏi nâng cao, học sinh chậm cần những câu hỏi dễ hiểu và sát thực với đề bài. * Nguyên nhân khách quan: - Vốn Tiếng Việt của một số em còn hạn chế nên nhiều khi việc hiểu nghĩa của từ trong toán học đối với các em là rất khó, dẫn đến học sinh trả lời không chính xác. - Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hướng dẫn học sinh giải các bài toán ở dạng có lời văn. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi luôn gần gũi, nắm được những ưu và nhược điểm của từng đối tượng học sinh, theo dõi thường xuyên cụ thể kết quả học tập (trên lớp, làm bài tập) để phân loại đối tượng nhằm có những biện pháp phù hợp cho từng nhóm. 3. Thực trạng ban đầu 3.1. Giáo viên: *Thuận lợi: - Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh tiểu học vv cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. - Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. - Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt. * Khó khăn - Tranh ảnh minh họa cho môn Toán còn hạn chế. Giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư. 3.2. Học sinh: *Thuận lợi: - Ở độ tuổi 8 - 9 của học sinh lớp 3. Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv. 8 lượng giờ dạy và đồng thời giáo viên cũng là người tổ chức, hướng dẫn thiết kế cho từng học sinh trong lớp. - Nắm vững nội dung chương trình toán 3. - Giúp học sinh có một số kĩ năng giải tốt một số dạng toán có lời văn trong chương trình toán 3. - Tăng cường luyện tập các bài toán có lời văn cho học sinh. - Dạy học quan tâm đồng đều đến tất cả các đối tượng học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ toán. Ở chương trình toán lớp 3 thường có các dạng bài toán sau: + Dạng 1: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số (Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia cho số phần) Ví dụ: An làm được 30 bông hoa bằng giấy. An tặng bạn 1/6 số bông hoa đó. Tìm số bông hoa An tặng bạn? + Dạng 2: Gấp một số lên nhiều lần (Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần) Ví dụ: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? + Dạng 3: Giảm đi một số lần (Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần) Ví dụ: Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán số bưởi của mẹ giảm đi 4 lần. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi? + Dạng 4: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé (Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé thì được số lần) Ví dụ: Một con lợn cân nặng 42kg, một con ngỗng cân nặng 6kg. Hỏi con lợn cân nặng gấp mấy lần con ngỗng? + Dạng 5: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bước 1: Tính xem số lớn gấp mấy lần số bé. Bước 2: Trả lời số bé bằng một phần mấy số lớn. Ví dụ: Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Hỏi tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? + Dạng 6: Giải các bài toán liên quan đến nội dung hình học: Ví dụ: Cho hình vuông có cạnh là 8cm.Tính chu vi hình vuông đó? + Dạng 7: Giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị: Ví dụ: 5 thùng dầu chứa 40l dầu. Hỏi 9 thùng dầu như thế chứa bao nhiêu l dầu?(dạng 1 thực hiện phép chia trước;nhân sau) Ví dụ: Có 24 l mật ong đựng đề vào 6 can. Nếu có 30l mật ong thì đựng đề 10 Đây là một bước rất quan trọng, giáo viên cần nhắc nhở cho học sinh đọc kĩ đề, đọc nhiều lần (đọc thầm trong nhóm) để hiểu rõ đề toán cho biết gì? Như đã cho biết điều kiện gì? Bài toán hỏi cái gì? Bài toán thuộc dạng nào? Khi đọc bài toán phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống Toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường. Ví dụ: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. a. Hỏi mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong? b. Hỏi 5 can như thế đựng bao nhiêu lít mật ong? * Học sinh đọc đề, tìm hiểu đề bài. Sau đó học sinh có thể nêu được (có thể cho các em tự hỏi đáp nhau) - Bài toán cho biết gì? (Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can). - Bài toán hỏi gì? (a) Mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong? b) Hỏi 5 can như thế đựng bao nhiêu lít mật ong?) - Muốn biết mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong ta làm như thế nào? (Lấy số lít mật ong chia cho số can 37: 7 = 5 l) - Muốn biết 5 can như thế đựng bao nhiêu lít mật ong ta làm như thế nào? (Lấy số lít mật ong trong mỗi can nhân với số can 5 x 5 = 25l) Bước 2: Tóm tắt đề toán Đây là dạng diễn đạt ngắn gọn đề toán, tóm tắt đúng sẽ giúp cho học sinh có cách giải dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Nhìn vào tóm tắt là định ra các bước giải bài toán. Trên thực tế có rất nhiều cách tóm tắt. Cho nên, khi dạy tôi đã truyền đạt một số cách tóm tắt các đề toán thông dụng sau: Cách 1: Tóm tắt bằng chữ (lời) Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng Cách 3: Tóm tắt bằng lưu đồ Tuy nhiên, tôi luôn luôn hướng các em chọn cách nào dễ hiểu nhất, rõ nhất, điều đó còn tùy thuộc vào nội dung từng bài. * Cách 1: Tóm tắt bằng chữ (lời): Ví dụ : Bài 3, SGK toán 3 trang 68 Có 45kg gạo, chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 9túi: 45kg gạo 1 túi: ..kg gạo? * Cách 2 : Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng : Ví dụ: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. 12 là bao nhiêu? * Ví dụ: Bài toán 4 SGK trang 18: + Chọn ( phép trừ) nếu bài toán cho “ bớt đi” hoặc “tìm phần còn lại” Thùng thứ nhất có 125l dầu, thùng thứ hai có 160l dầu. Hỏi thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiều lít dầu? * Tìm cách giải bài toán, chọn phép tính giải thích hợp: Ví dụ : Bài tập 2 SGK toán 3 trang 33. * Đây là dạng toán gấp một số lên nhiều lần Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? Khi gặp bài toán này một số học sinh rất lúng túng không biết làm phép tính gì đây? Nhất là đối với các em có học lực yếu, trung bàin (có em làm phép tính cộng) Tôi hướng dẫn học sinh như sau: Trước tiên các em cho cô biết: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Muốn tìm được số cam của mẹ ta làm thế nào? ( lấy số cam của con nhân với 5) 7 x 5 = 35 (quả) - Ở bài toán này tôi chú ý cho học sinh tìm những từ quan trọng trong bài toán để tìm ra phép tính, đó là từ (gấp 5). Khắc sâu kiến thức cho học sinh khi bài toán cho có từ “gấp” thì có phép tính nhân khi giải bài toán đó. Bên cạnh đó sẽ giúp các em nắm chắc dạng bài tập này để khi gặp những bài tập sau các em sẽ biết cách làm ngay. Bước 4: Viết lời giải * Đặt câu lời giải thích hợp và phép tính: Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước quan trọng và khó khăn nhất đối với một số học sinh trung bình, yếu lớp 3. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn đối với người dạy. Tùy từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn các hướng dẫn sau: Cách 1: (Được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất). Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “ Hỏi” thay từ “mấy”, “ bao nhiêu” bằng từ “số” rồi thêm từ “là” để có câu lời giải: VD: Bài toán hỏi: Hỏi nhà Hoa còn lại bao nhiêu con vịt? Thì câu lời giải là: Nhà Hoa còn lại số con vịt là: (Đây là đối với bài toán có một phép tính) Cách 2: (Đối với bài toán có hai phép tính). Thùng thứ nhất đựng 12 l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng 14 Từ đó giúp các em có thói quen kiểm tra đánh giá, sửa bài. Trình bày bài giải toán có lời văn đúng, đẹp. Diễn đạt lời văn phải chính xác, cụ thể. Việc giải các bài toán bằng nhiều cách giải khác nhau có tác dụng lớn trong việc xây dựng hứng thú, thúc đẩy các em cố gắng tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện óc suy nghĩ linh hoạt, độc lập, có phê phán và tinh thần cải tiến trong giải toán có lời văn cho học sinh. 4.5. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học: Để gây được hứng thú trong học tập cho các em. Tôi đã dựa theo nội dung mỗi bài dạy, tôi đã linh hoạt chuẩn bị bài giảng với những thay đổi về hình thức tổ chức dạy học như: - Làm việc độc lập từng cá nhân trên bảng con - Chơi tiếp sức giữa các tổ trên bảng lớn của lớp - Thi đua làm nhanh giữa các nhóm ở bảng học nhóm - Cho học sinh độc lập suy nghĩ làm bài vào vở - Giáo viên trợ giúp đối với học sinh chưa đạt yêu cầu,... - Việc thay đổi hình thức tổ chức dạy học không những làm cho không khí tiết học sôi nổi mà còn làm cho các em hứng thú và say mê trong tiết học. Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh. Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ : viết đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp, và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình học giải toán có lời văn của các em. - Bên cạnh đó giáo viên cần phải nhận xét đánh giá bài thường xuyên. Để nhận ra sự tiến bộ của học sinh, biểu dương những học sinh đã làm tốt, khích lệ những học sinh còn thụ động, rụt rè tham gia vào giờ học. Bằng những lời khen, lời động viên thích hợp nhằm giúp cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. 5. Kết quả Gần một năm thực hiện tôi nhận thấy chất lượng bài làm của học sinh tăng lên rõ rệt. Từ chỗ học sinh giải những bài toán đơn giản còn chưa thạo đến nay đa số các em đã giải được những bài tập nâng cao cùng dạng, các em đều có ý thức làm bài. Điều quan trọng là khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lôgíc của các em đã được nâng lên. Chính vì nhờ phát triển những khả năng tư duy như thế nên các em giải các dạng toán khác cũng nhanh hơn, dễ dàng hơn. Kết quả cụ thể như sau: 16 sinh không biết vận dụng vào làm thực hành. Gần gũi, động viên những em học yếu môn toán để các em tiến bộ, giúp đỡ nhẹ nhàng khi cần thiết. - Hướng dẫn học sinh nắm đầy đủ các kĩ năng cần thiết khi giải toán bằng phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng, không gò bó. Kích thích tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp trong khi tìm tòi. - Tập cho học sinh có kĩ năng tự phân tích bài toán, tự kiểm tra đánh giá kết quả của bài toán, tập đặt các câu hỏi gợi mở cho các bước giải trong bài toán. - Coi việc giải toán có lời văn là cả một quá trình, không nóng vội mà phải kiên trì và phát hiện ra chỗ hổng sau mỗi lần hướng dẫn để khắc phục, rèn luyện. Để giải được các bài toán có lời văn, trước hết các em phải có các kĩ năng đọc, viết số, kĩ năng đặt tính, kĩ năng vận dụng các tính chất của phép tính, kĩ năng tự kiểm tra. - Hình thành cho học sinh làm quen với các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, ... Giải các bài toán có lời văn còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại kết quả ... Do đó giải toán có lời văn là một cách rất tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_h.docx