Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 cảm thụ văn học theo bộ sách Cánh diều

Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập với các nước trong khu vực trên thế giới. Để đáp ứng ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ trưởng BGD-ĐT đã chỉ đạo đổi mới chương trình tiểu học theo mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ và các kĩ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối, hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Đứng trước thực trạng đó yêu cầu đối với bậc tiểu học, với nhà giáo dục phải đào tạo con người toàn diện trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện quyết định giúp HS nắm bắt tri thức một cách dễ dàng.

Tiếng Việt ở bậc tiểu học có vị trí hết sức quan trọng cùng với môn Toán và các môn khác nó góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người là nền móng cho nền khoa học .

Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là rất cần thiết nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học. Trong giảng dạy Tiếng việt ở Tiểu học, việc dạy học sinh cảm thụ văn học góp một phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển cái đẹp trong tâm hồn của học sinh. Để trau dồi năng lực môn Tiếng Việt cho HS tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, người giáo viên phải quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao năng lực văn học cho các em.

Cảm thụ văn học nó không phải học trong phạm vi một bài, một chương, một lớp mà nó được sử dụng liên tục ở các bài sau, chương sau và các lớp sau và còn được sử dụng trong thực tiễn hàng ngày. Vì vậy, yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học như trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, hay yêu cầu tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

Qua nghiên cứu SGK Tiếng Việt lớp 3, SGV tôi thấy cần hình thành cho HS năng lực cảm thụ văn học thông qua hệ thống bài tập, yêu cầu đặt ra cho HS tập viết các đoạn văn hay, học tốt các giờ luyện từ và câu, luyện về cảm thụ văn học qua các bài đọc ở các tiết tiếng Việt để học sinh trở thành những công dân có ích cho xã hội. Vậy làm thế nào để giúp HS hình thành khả năng cảm thụ văn học và phát huy tính sáng tạo, kích thích niềm say mê học môn Tiếng Việt cho HS lớp 3 là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 cảm thụ văn học theo bộ sách Cánh diều”.

docx 20 trang Tú Anh 02/12/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 cảm thụ văn học theo bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 cảm thụ văn học theo bộ sách Cánh diều

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 cảm thụ văn học theo bộ sách Cánh diều
 2/20
 Một số biện pháp để giúp học sinh lớp 3 cảm thụ văn học theo bộ sách 
Cánh diều. 
 b. Phạm vi nghiên cứu
 - Học sinh lớp 3A3 
3. Thời gian nghiên cứu
 - Từ tháng 9 đến cuối tháng 3 năm 2023
4.Mục đích nghiên cứu
 + Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến HS cảm thụ văn bản kém
 + Đưa ra những giải pháp giúp HS cảm thụ tốt các văn bản
 + Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cảm thụ văn học cho học sinh 
lớp 3
5. Phương pháp nghiên cứu
 5.1. Nghiên cứu lý luận 
 Thông qua sách báo, tài liệu, các tập san chuyên đề GD để nắm bắt tâm lý 
HS, tham khảo các phương pháp dạy học kỹ thuật tích cực như: Phương pháp kỹ 
thuật đặt câu hỏi, phương pháp kỹ thuật hoạt động nhóm, phương pháp kỹ thuật 
trính bày một phút, phương pháp kỹ thuật chúng em biết ba, phương pháp kỹ thuật 
đọc tích cực, phương pháp kỹ thuật viết tích cực, phương pháp kỹ thuật KWLH.
 5.2. Điều tra thực nghiệm
 - Dự giờ rút kinh nghiệm.
 - Phỏng vấn trò chuyện với HS.
 - Khảo sát chất lượng học tập của HS.
6. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 GV đã vận dụng phương pháp dạy học kỹ thuật tích cực vào giảng dạy 
nhằm nâng cao được chất lượng giờ học, giúp HS nâng cao được hiệu quả chất 
lượng học tập. 4/20
sáng tạo và chủ yếu khai thác bài bằng hệ thống câu hỏi có sẵn trong SGK và 
luyện đọc là chủ yếu, phần cảm thụ văn học không đề cập tới hoặc chỉ là sơ sài. 
Giáo viên và HS phụ thuộc vào tài liệu như SGK, sách bài soạn mà không nắm 
bắt chương trình yêu cầu gì ở HS có năng khiếu.
 - Ví dụ : Khi dạy bài “Lễ chào cờ đặc biệt” (Bài 1 trang 8 Tiếng Việt 3 Bộ 
 sách Cánh diều tập 1). 
 GV chỉ khai thác câu hỏi trong SGK rồi cho luyện đọc. Qua dự giờ tôi thấy 
HS phải chấp nhận giá trị đã có mà chưa độc lập sáng tạo trong suy nghĩ đặc biệt 
phần cảm thụ văn học.
 Hạn chế của việc dạy học theo tôi thường gặp ở GV là :
 + Kiến thức bó gọn trong bài 
 + HS không được chuẩn bị đúng mức để hoạt động độc lập, sáng tạo, luôn 
lệ thuộc vào thầy cô.
 + HS học tập thường ít hứng thú không bộc lộ và phát triển năng lực cá 
nhân.
 + Một số GV còn làm việc máy móc, rập khuôn, không năng động sáng tạo.
 Chính vì vậy các em không cảm nhận được những câu thơ, câu văn, đoạn 
thơ, đoạn văn, bài thơ hoặc bài văn hay. 
 2.2. Tình hình cảm thụ văn học của HS
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3A3, kết quả môn Tiếng Việt như sau 
: 
 ( Minh chứng kèm theo: Bảng 1)
 Từ chất lượng trên tôi đã tìm hiểu sâu nguyên nhân HS chưa giỏi ở môn 
Tiếng Việt, tôi nhận thấy: 6/20
 Từ ví dụ đó học sinh sẽ tìm được rất nhiều hình ảnh đẹp trong bài và câu 
trả lời vì sao sẽ giúp các em tìm hiểu sâu về giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung 
của bài đó. 
 3.2. Giải pháp 2: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một 
cách linh hoạt, sáng tạo gây hứng thú học cảm thụ văn học 
 Trước hết giáo viên cần tổ chức cho HS học tập theo phương pháp tích cực 
“ Lấy HS làm trọng tâm” thông qua các hình thức học tập... GV là người hướng 
dẫn tổ chức hoạt động, HS tự huy động vốn hiểu biết của bản thân để tự chiếm 
lĩnh tri thức mới rồi dùng các tri thức đó vào trong thực hành.
 Trong các tiết dạy, giáo viên cần đưa ra nhiều yêu cầu cảm thụ khác nhau, 
nhằm củng cố bổ sung kiến thức bồi dưỡng trong từng bài tập đọc cụ thể. Ví dụ : 
Nêu ý nghĩa đoạn bài hoặc dạng bài chỉ ra những hình ảnh đẹp, dạng bài phát hiện 
các biện pháp tu từ, dạng bài phát hiện từ đắt...
 GV cần nhiều thời gian nhận xét, chữa bài học sinh để kịp thời động viên 
và phát hiện các thiếu sót của học sinh. Có kế hoạch và biện pháp giúp đỡ HS sửa 
chữa những thiếu sót của mình, trong quá trình dạy học giáo viên phải cảm nhận 
những cái gì nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện 
trong tác phẩm (cuốn truyện bài văn, bài thơ....).
 Trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc, GV phải căn cứ vào chương 
trình, vào từng loại bài, vào điều kiện thực tế của nhà trường để dạy tốt phân môn 
Tập đọc, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cảm thụ văn học 
ở phương diện lý thuyết và đặc biệt kĩ năng vận dụng thực hành phù hợp với mục 
đích yêu cầu của tiết dạy. Yêu cầu tất cả HS phải tham gia làm bài, nhưng cách 
chữa, nhận xét bài cho HS khác nhau. Học sinh khá giỏi: chữa cả bài. HS trung 
bình: rèn HS viết đoạn. HS yếu: rèn viết câu. Mức độ nâng dần trong hai học kì 
của năm học. tôi yêu cầu HS cố gắng học tập tốt các yêu cầu về rèn luyện cảm thụ 
văn học.
 - Gợi ý cho HS tiếp xúc câu văn gây nhiều ham thích.
 - Lập sổ tay khi tích lũy về thực tế cuộc sống về văn học
 - Bước đầu nắm vững cơ bản về Tiếng Việt
 - Rèn luyện kĩ năng viết một số câu, đoạn văn về cảm thụ văn học.
 Trong quá trình giảng dạy ở các tiết Tập đọc, tiết tự học, tiết TiếngViệt 8/20
 - Đọc thầm nhiều lần để tham khảo nội dung và cách đọc.
 Đoạn 1 : “ Có một cô bé  một chút cho vui” Đoạn này nói về cuộc trò 
chuyện của dì và cô bé, vậy cần phải đọc như thế nào? nên ngắt giọng , nghỉ hơi 
và đọc với giọng điệu như thế nào cho phù hợp? (Giọng dì âu yếm, giọng cô gái 
thì e thẹn, ngại ngùng). 
 Đoạn 2: “ Quả thật ... cảm ơn dì” ở đoạn này tả tâm trạng của cô bé như 
thế nào? Cần đọc nhấn giọng những từ ngữ nào để diễn cảm ?
 Đoạn 3 ,4: “ Dì dịu dàng ........ Con đã lớn thật rồi!” yêu cầu học sinh nêu 
cách ngắt giọng phần vừa đọc của bạn.
 - Khi ký hiệu và lời chỉ dẫn đọc hay bài văn sau đó tổ chức đọc.
 Thông qua phần đọc hay có sáng tạo tôi thấy học sinh rất hứng thú học 
tập,có giọng đọc truyền cảm, diễn tả được các hiện tượng sự vật, các nhân vật 
trong văn cảnh và nắm bắt được thế nào là đọc hay có sáng tạo.
 * Với dạng bài tập cảm thụ văn học qua tác phẩm, đoạn văn thơ ngắn
 Đọc sách là một yêu cầu rất cần cho mỗi con người, vì qua hoạt động đọc 
sách con người sẽ khám phá, học hỏi, tích lũy được nhiều kiến thức. Nhưng cần 
phải có phương pháp đọc sách để mang lại hiệu quả. Qua thực tế cho thấy: có 
người đọc rất nhanh, đọc nghiến ngấu nhưng khi hỏi thì không nắm được gì, đặc 
biệt đối với học sinh tiểu học khi đọc chỉ biết cốt chuyện, thiếu sự nghiền ngẫm 
suy nghĩ. 
 Vì vậy, giáo viên phải giúp học sinh có hứng thú và thói quen đọc sách. 
Đồng thời giáo viên yêu cầu và rèn cho học sinh có thói quen suy nghĩ khi đọc 
sách là:
 - Bài văn hoặc câu chuyện đó có những nhân vật nào ? Đánh giá từng nhân 
vật ra sao?
 - Đọc xong bài bản thân có cảm nghĩ gì?
 + Rèn luyện đọc hay cho học sinh cũng là một biện pháp giúp học sinh nâng 
cao khả năng cảm xúc thẩm mỹ và kích thích các em khám phá ra cái hay cái đẹp 
của văn chương.
 + Giáo viên là người khuyến khích học sinh đọc sách, tạo điều kiện để các 
em tiếp xúc với nhiều tác phẩm. Có thể giới thiệu đầu sách hay có tác dụng rèn 
thể loại văn đang học cho các em. Kết hợp với cán bộ thư viện giới thiệu sách cho 
học sinh vào những buổi đọc sách tại thư viện.
 + Giáo viên là người gợi mở, dẫn dắt cho sự tiếp xúc của học sinh với những 
tác phẩm hay. Đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, quá trình suy 
nghĩ sẽ giúp các em cảm thụ được tác phẩm. Giúp học sinh có những cảm xúc, 
thẩm mỹ xung quanh cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội. Hoạt động 10/20
 Với yêu cầu của đề bài em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? Với dạng bài 
tập này trước tiên tôi cũng cho các em thực hiện các thao tác cơ bản như trên sau 
đó tôi hướng dẫn các em mang tính gợi mở, sáng tạo để các em cảm thụ. Tác giả 
đã dùng hình ảnh nào để tả vẻ đẹp của mùa thu.
Khổ thơ thứ 4 thể hiện điều gì?
 “ Ngôi trường thân quen
 Bạn thầy mong đợi
 Lật trang vở mới
 Em bước vào mùa thu”
 Khổ thơ làm em thích nhất vì có hình ảnh trường học và bạn bè thân quen. 
Khổ thơ như muốn nhắc nhở em đã bước vào một mùa thu cũng là một năm học 
mới. Hoặc khổ thơ này muốn nói lên điều gì?
 “Mùa thu của em
 Là vàng hoa cúc
 Như nghìn con mắt
 Mở nhìn trời êm.”
 Khổ thơ như gợi tả lại đặc trưng của mùa thu, đó là lá vàng rơi đầy khắp 
sân trường và những con đường em đi. Ở khổ thơ này, nhà thơ Quang Huy đã 
khéo léo so sánh những chiếc là vàng rơi ấy như “nghìn đôi mắt” đang ngắm nhìn 
trời đêm yên ả.
 Sau khi các em trả lời xong tôi cho các em trình bày cảm thụ của mình để 
mọi người tham khảo góp ý, rút kinh nghiệm.
 Qua bài tập cảm thụ tôi nhận thấy rằng các em rất hứng thú học tập các em 
đã nắm bắt được nội dung của khổ thơ qua các hình ảnh tác giả miêu tả, mỗi em 
đều thể hiện cảm nhận của riêng mình. Mỗi lần các em tìm tòi như thế tôi lại động 
viên và chỉnh sửa cho các em để các em tự tin vào mình.
 * Với dạng bài phát hiện những hình ảnh chi tiết có giá trị gợi tả
 Với dạng bài tập này tôi cho HS thực hiện các thao tác cơ bản tương tự như 
dạng bài tập trên và sử dụng các phương pháp, hình thức học tập như sau :
 - Phương pháp kỹ thuật đặt câu hỏi, phương pháp trình bày một phút, 
phương pháp kỹ thuật hoạt động nhóm, PP kỹ thuật chúng em biết ba, PP kỹ thuật 
đọc tích cực, PP kỹ thuật viết tích cực, PP kỹ thuật KWLH.
 - Học cá nhân, học nhóm, học cả lớp.
 Ví dụ: Khi tôi cho các em cảm thụ bài: “Thả diều” (Bài 3 trang 36 Tiếng 
Việt 3 Bộ sách Cánh diều tập 1) 12/20
 Với bài tập này, trước tiên tôi cũng yêu cầu các em thực hiện các thao tác 
cơ bản như trên sau đó hướng dẫn các em cảm thụ. Hướng đãn HS nhà thơ nhớ 
cảnh “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”, “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”, “Ve kêu 
rừng phách đổ vàng” Nhớ người: người đi rừng, người đi nương: “Đèo cao nắng 
ánh dao gài thắt lưng”, người đan nón “ chuốt từng sợi giang” nhớ em gái hái 
măng.
 Với ý 2 tôi đưa ra gợi ý nhận xét: người dân Việt Bắc gợi tả qua đoạn thơ 
nói trên là những người đang đi làm gì?Đang làm như thế nào?Làm trong hoàn 
cảnh ra sao? Những điều đó gợi cho em tình cảm gì?
 Khi các em hoàn thành bài tập tôi cho đại diện các nhóm lên trình bày gợi 
ý thông qua bài tập cảm thụ tôi thấy hầu hết các em say mê hứng thú học tập 
thảo luận sôi nổi và cảm thụ tự nhiên sáng tạo
 * Với dạng bài tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ
 a. Biện pháp so sánh 
 Với dạng bài tập này tôi cũng cho các em thực hiện các thao tác cơ bản như 
các dạng trên và sử dụng các phương pháp như các dạng bài trên và cách
 thức dạy học như sau :
 Học cá nhân, học nhóm, học cả lớp. 
 Ví dụ: Giáo viên cho các em cảm thụ một đoạn của bài thơ “Hai bàn tay 
em” (Bài 3 trang 42 Tiếng Việt 3 Bộ sách Cánh diều tập 1) của nhà thơ Trần Đăng 
Khoa.
 “Hai bàn tay em
 ..................................
 Cánh tròn ngón xinh”
 Yêu cầu của đề bài là: Gạch chân những câu thơ có hình ảnh so sánh. Học 
thuộc lòng đoạn thơ.
 Sau khi các em thực hiện xong các thao tác cơ bản, tôi hướng dẫn các em 
cảm thụ bài thơ: Hai bàn tay được so sánh: “Hai bàn tay em” “Như hoa đầu cành” 
đã làm nổi bật đôi bàn tay bé xinh của các bạn nhỏ. Yêu cầu HS suy nghĩ và trả 
lời: So sánh như vậy có tác dụng gì? 14/20
 Chú chim chích chòe đã được nhân hóa như một người bạn của đứa cháu, 
có thể lắng nghe, thấu hiểu và “đừng hót nữa” để cho bà ngủ ngon.
 c. Điệp ngữ 
Các bước thực hiện và phương pháp hình thức như bài tập so sánh và nhân hóa.
 Ví dụ : Khi cho các em cảm thụ đoạn thơ trong bài: “Thả diều” (Bài 3 trang 
36 Tiếng Việt 3 Bộ sách Cánh diều tập 1):
 “ Cánh diều no gió
 Sáo nó thổi vang
 .............................
 Uốn cong tre làng”
 Yêu cầu của đề bài: Em hãy gạch tên các cụm từ được nhắc lại trong bài thơ 
“ Thả diều” (Bài 3 trang 36 Tiếng Việt 3 Bộ sách Cánh diều). Các cụm từ đó được 
nhắc lại có ý nghĩa gì ?
 Cũng như các bài tập trên sau khi các em thực hiện các thao tác cơ bản tôi 
gợi ý cho các em cảm thụ.
 Ví dụ : Cụm từ “Cánh diều no gió” được nhắc lại nhiều lần giống như điệp 
khúc của một bài hát làm cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc bài thơ. Đó cũng là cảm 
xúc hồn nhiên và trí tưởng tượng phong phú của Trần Đăng Khoa, nó đã đưa 
chúng ta đến với một khung cảnh làng quê thanh bình yên ả với những cánh diều 
tuổi thơ lồng lộng gió. 
 3.4. Biện pháp 4: Xây dựng bài tập bổ sung cho học sinh lớp 3 luyện tập 
vào cuối buổi chiều nhằm giúp học sinh luyện tập củng cố dạng bài tập về 
cảm thụ văn học
 Để giúp HS luyện tập củng cố vào cuối buổi chiều, tôi cho HS luyện tập 
các bài tập như đã soạn sau:
 3.4.1. Dạng bài tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động
 Ví dụ: Tìm những từ gợi tả trong đoạn văn sau nêu rõ tác dụng gợi tả của 
nó: “Hồ về thu , nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏ sáng rọi vào các gợn sóng 
lăn tăn. Thuyền ra khơi hồ thì hây hẩy gió Đông Nam, Sóng vỗ rập rình. Một lát 16/20
Bài 2: Trong những câu thơ dưới đây, tác giả miêu tả âm thanh khác nhau bằng 
cách so sánh chúng với những gì ?
 Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
 Côn sơn có đá rêu phơi
 Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm
Bài 3: Tìm những hình ảnh so sánh sự vật với con người trong các đoạn thơ dưới 
đây:
 a. Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
 b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ
 Lớn lên với trời xanh
 c. Bà như quả ngọt chín rồi
 Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
Gợi ý:
Bài 1: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn (Một dàn đồng ca, nắng mùa thu , tiếng 
trống hội). Điền vào chỗ trống để tạo ra hình ảnh so sánh.
 a. Tiếng ve đồng loạt cất lên như một dàn đồng ca. 
 b. Tiếng trống ngày tựu trường rộn rã như tiếng trống hội.
 c. Giọng cô giáo ấm như nắng mùa thu.
Bài 2: Nguyễn Trãi tả âm thanh tiếng suối nơi rừng Côn Sơn, tiếng suối rì rầm êm 
đềm du dương như tiếng đàn cầm bên tai.
Bài 3: 
 a. So sánh con người với sự vật: “ Trẻ em như búp trên cành” Nhằm khẳng 
định thiếu nhi là tương lai tươi đẹp của đất nước.
 b. So sánh con người với sự vật: “ Ngôi nhà như trẻ nhỏ. Lớn lên với trời 
xanh” nhằm ngợi ca cuộc sống mới tươi đẹp ấm no hạnh phúc.
 * Nhân hóa
Bài 1: Khổ thơ dưới đây tả những sự vật, con vật nào? Cách gợi tả sự vật sự việc 
ấy có gì hay? 
 “ Những chị lúa phất phơ bím tóc 
 Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi”
 ( Trần Đăng Khoa )
Bài 2: Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện 
pháp nhân hóa:
 - Tả một con vật 18/20
thơ. Kỳ diệu thay cái hạt của trái cây, hòn than đen cũng bận. Qua đó nhà thơ chỉ 
ra thiên nhiên rất đẹp, rất đáng yêu, cho ta thấy thế giới quanh ta muôn màu muôn 
vẻ đang cựa quậy, đang sinh sôi nảy nở.
 Tám câu thơ tiếp theo nói về sự bận của con người. Là cô, chú, mẹ, bà siêng 
năng, dũng cảm chiến đấu, tảo tần sớm hôm thương con cháu.Bé cũng bận lo ngủ 
lo chơi lúc thì khóc cười, lúc thì lo bú tí. Bé lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu 
thương của bà và mẹ. Cái bận của sự sống đó là hạnh phúc mọi người, mọi nhà, 
ấy là cuộc đời nở hoa ấm no. Ai cũng đem sức lực, tài năng đem cái bận của riêng 
mình góp vào cuộc đời chung.
Bài 2 : Điệp ngữ trong đoạn thơ : nhớ ta. Những điệp ngữ trong bài gợi cảm xúc 
nhớ thương gắn bó da diết với cảnh sắc, thiên nhiên tươi đẹp đầy sức sống, là nhớ 
con người Việt Bắc có bao phẩm chất cao quý.
 3.4.4. Dạng bài tập về đọc sáng tạo
Ví dụ : Em hãy đọc ba, bốn lần bài “Trận bóng dưới lòng đường” và trả lời các 
câu hỏi sau :
 1/ Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ?
 2/ Chuyện gì xảy ra khiến trận bóng phải tạm dừng lần đầu
 3/ Chuyện gì khiến Quang ân hận ? 
 4/ Câu chuyện muốn nói điều gì ? 
Gợi ý
 Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở dưới lòng đường, nơi có nhiều xe cộ và người 
đi qua. Trận bóng diễn ra sôi nổi. Quang cướp được bóng bấm cho vũ. Bốn, năm 
cầu thủ đội bạn lao đầu cướp bóng. Vũ vội chuyền bóng cho Long. Long dốc bóng 
về phía khung thành đối phương. Cái đầu cúi của Long chúi về phía trước. Bác đi 
xe máy vội phanh, một tiếng « Kít...ít » vang lên. Một tí nữa long tông phải xe 
máy. Bác đi xe máy nổi nóng, cả lũ trẻ bỏ chạy toán loạn khiến trận bóng phải 
dừng lại lần đầu.
 Chỉ được một lát, bọn trẻ lại hò nhau xuống lòng đường. Một sự cố đáng 
tiếc xảy ra. Quang co chân sút bóng. Bóng đi lệch lên vỉa hè đập vào mặt một cụ 
già. Cụ lảo đảo ôm lấy mặt. Bóng làm vỡ cặp kính lão, kính vỡ đâm vào mặt cụ, 
làm máu chảy ra. Cụ già được đưa lên xích lô đi cấp cứu. Quang vô cùng ân hận, 
cảm thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống ông mình thế. Em chạy theo, mếu 
máo khóc: Ông ơi ... Cụ ơi.. Cháu xin lỗi cụ ! 
 Câu chuyện khẽ nhắc các bạn nhỏ chúng ta không được chơi bóng dưới
 lòng đường. Rất nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho bản thân mình, cho người qua 
lại. Chơi bóng dưới lòng đường là vi phạm luật giao thông.
 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_c.docx