Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát theo bộ sách Cánh diều
Âm nhạc là một môn học nghệ thuật, được ví như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là phương tiện giáo dục tích cực góp phần hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm luôn tự tin và có cái nhìn đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng cho những tiết học ở những môn học khác.
Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, những năm gần đây ngành giáo dục nước ta đã triển khai đồng loạt những đổi mới về sách giáo khoa cũng như định hướng phát triển năng lực, phẩm chất nhằm đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực học tập, sáng tạo của học sinh, mang lại sự hứng thú, ham học hỏi, tìm hiểu của học sinh qua từng tiết học âm nhạc đặc biệt là tiết học hát.
Nhận thức được tầm quan trọng mà một giáo viên âm nhạc trong thời kì đổi mới cần phải làm để nâng cao chất lượng dạy học, từ những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân. Tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những phương pháp mới, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin qua các phần mềm cũng như áp dụng những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất vào trong các tiết dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn đồng thời tạo sự cuốn hút, hứng thú và môi trường học tập, rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng, lưu lại kiến thức nền tảng sau mỗi bài học để từ đó học sinh có thể áp dụng trong các cấp học sau.
Với mong muốn có được những phương pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất trong giảng dạy bộ môn âm nhạc trong trường tiểu học, tôi đã thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát theo bộ sách Cánh diều
MỤC LỤC STT Nội dung Số trang 1 1. Lý do chọ đề tài 03 2 2. Giải quyết vấn đề 05 3 2.1 Cơ sở lý luận 05 - 06 4 2.2 Thực trạng 06 - 10 5 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 10 2.3.1 Biện pháp 1: Giáo viên sử dụng đa dạng các phương 6 10 -17 tiện và đồ dùng dạy học. 2.3.2 Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo 7 17 – 21 của học sinh trong giờ học bài hát. 2.3.3 Biện pháp 3: Phát huy năng lực sáng tạo động tác biểu 8 22 – 25 diễn của học sinh. 2.3.4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú trong giờ học qua trò 9 26 -27 chơi âm nhạc. 10 2.4 Hiệu quả của sáng kiến 28 – 30 11 3. Kết luận 30 -31 12 3.1. Bài học kinh nghiệm. 32 13 3.2. Kiến nghị, đề xuất. 32 14 3.2.1. Kiến nghị 33 15 3.2.2. Đề xuất 33 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 2 Mục tiêu là tìm ra phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất để giúp học sinh hứng thú tham gia học môn âm nhạc đặc biệt là tham gia học hát và biểu diễn tốt các bài hát ở bậc tiểu học. Âm nhạc là nghệ thuật truyền tải âm thanh bằng thời gian, nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy trí tưởng tượng, óc tư duy sáng tạo. Qua các phương pháp dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng, yêu cầu cần đạt học sinh có thể nắm được bài học đó, được tư duy trực quan bằng nhiều thao tác, phát huy tốt các năng lực âm nhạc của bản thân nhưng thực tế nếu ta chỉ dạy đơn thuần theo đúng nội dung từng bài học đương nhiên đã cung cấp được các kiến thức cơ bản cho học sinh xong để phát huy tối đa và biến những năng lực âm nhạc của học sinh thành khả năng cảm thụ và thái độ yêu thích âm nhạc thì người giáo viên cần phải tìm ra những phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của mình. Khi nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp mới trong công tác giảng dạy để giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát, tôi tự nhận thấy mình cần nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng nhiều hơn, triệt để hơn các kĩ thuật trong quá trình dạy bài hát. Trong đề tài này, những vấn đề đưa ra cho dù vẫn còn trong phạm vi rất nhỏ nhưng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát.” với mong muốn cùng chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân với các đồng nghiệp mong qua đó sẽ tìm được những lời giải hay nhất, phương pháp tốt nhất nhằm khắc phục được những vấn đề còn tồn tại trong dạy và học môn âm nhạc. Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc giúp học sinh lớp 2 tham gia biểu diễn tốt các bài hát là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng. Qua đề tài này tôi muốn tìm ra phương pháp tối ưu nhất để 4 Qua 21 năm giảng dạy tại trường Tiểu học Nghĩa Hưng tôi nhận thấy cơ sở vật chất của nhà trường tuy không đầy đủ và tốt nhất nhưng phần nào cũng đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và việc học của học sinh. Tuy nhiên một thực trạng cho thấy rằng, cùng một điều kiện học tập như nhau nhưng không phải học sinh nào cũng tiếp thu và nắm được kiến thức giống nhau. Vì vậy, ngoài những thiết bị dạy học và một chương trình phù hợp thì vai trò và phương pháp truyền thụ của người thầy là một điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em học sinh cũng như sự quan tâm của gia đình và xã hội. Khác với các môn học khác, âm nhạc là môn nghệ thuật tác động rất mạnh đến cảm xúc con người. Nó đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê và có một chút “năng khiếu”. Thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ, điệu bộ, giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc, giúp các em cảm thụ những giai điệu đẹp qua từng bài hát, từng câu nhạc. Ở độ tuổi 6, 7, 8 hoạt động học tập chưa có đối tượng cụ thể các em lĩnh hội kiến thức chủ yếu dựa vào trực quan và thực hành. Học sinh rất hiếu động, dễ nhớ đồng thời cũng rất mau quên. Sang độ tuổi 9, 10 hoạt động học tập là có đối tượng, có chủ đề, đối tượng là hoạt động khoa học, là tri thức, là mối quan hệ xã hội và các kĩ năng, kĩ xảo Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học đang phát triển. Hành vi và thói quen đạo đức đang hình thành. Các em giàu cảm xúc, sống bằng tình cảm, thích sinh hoạt tập thể và múa hát. Xét về mặt tình cảm, các em rất dễ xúc động trước những cái hay, cái đẹp biểu hiện trong cuộc sống Giáo viên tiểu học là người thày hình thành ở các em những cơ sở ban đầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc và phát hiện những mầm non có năng khiếu âm nhạc để sớm có điều kiện bồi dưỡng cho các em thành nhân tài của đất nước. Muốn vậy, giáo viên dạy bộ môn âm nhạc phải có năng khiếu, hát đúng các bài hát, phải có hiểu biết cơ bản về lý thuyết âm nhạc, phải rèn luyện để có những kĩ năng thực hành chơi nhạc cụ, giúp các em hát kết hợp gõ đệm đúng 6 Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy, không phải các em không thể chú ý mà hầu hết là do giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc thu hút sự chú ý của học sinh khi dạy và học hát hay nói cách khác là giáo viên chưa làm được điều đó. Qua khảo sát thực trạng nhằm áp dụng các phương pháp mới vào dạy – học âm nhạc ở trường Tiểu học Nghĩa Hưng tôi nhận thấy một số ưu, nhược điểm sau: Nhìn chung, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 sách giáo khoa từng lớp học đã được xắp xếp đan xen theo các chủ đề và mạch nội dung một cách hài hòa, hợp lý. Hệ thống kiến thức thức âm nhạc nhẹ nhàng, phong phú. Tạo cơ sở để học sinh rèn luyện kỹ năng hát đúng, hát hay, biểu diễn đẹp giúp phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập các môn học khác ở tiểu học. Giáo viên luôn tích cực tìm hiểu học tập và áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy. Các em học sinh chăm học, hiếu học bên cạnh đó còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương cũng như của phòng giáo dục. Nhằm đổi mới phương pháp dạy học bắt kịp với yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018, những năm gần đây ngành giáo dục các cấp thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở tiểu học, bên cạnh đó các giáo viên còn tự học, tự nghiên cứu qua các tài liệu, sách tham khảo, qua mạng Internet, qua Zalo nhóm, Facebook nhóm âm nhạc... và tích cực ứng dụng các phương pháp dạy học mới trong các tiết dạy của mình, đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí thi đua của mỗi giáo viên trong nhà trường. Cơ sở vật chất ngày càng được trang bị đầy đủ về trang thiết bị đồ dùng dạy - học: Có loa trợ giảng, đàn Organ, máy chiếu, Tivi, máy tính, hệ thống mạng Internet, phòng học thông minh,... Học sinh rất hứng thú với các môn học 8 đạt, kĩ năng học hát, trong quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn, tôi luôn quan tâm tìm tòi sự đổi mới trong thiết kế bài dạy và phương pháp lên lớp từ đó đã phát hiện ra một trong những vấn đề cần quan tâm là phải đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy để phù hợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo dục hiện đại, đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông 2018. Định hướng chung của phương pháp giảng dạy mới này là chuyển từ mô hình “thuyết trình”; “đọc – chép” với vai trò độc diễn của giáo viên sang mô hình “cộng tác” “tư duy, sáng tạo” thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Để có cơ sở tiến hành và xác định được yêu cầu cần đạt, hiệu quả ứng dụng của phương pháp dạy học mới. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra khảo sát ngẫu nhiên kết quả học tập của 131 em học sinh ở khối lớp 2 (mỗi lớp 20 em) cho kết quả về biểu diễn tốt các bài hát như sau: Bảng thống kê kết quả trước khi học áp dụng phương pháp dạy học mới. Khảo sát tháng 10 năm 2020 (năm học 2020 – 2021). Biểu diễn tốt các bài hát Tổng số Lớp Bình HS Rất thích % Thích % % thường 2A 20 7 35 9 45 4 20 2B 20 6 30 11 55 3 15 2C 20 6 30 11 55 3 15 2D 20 5 25 10 50 5 25 Tổng 80 24 30 41 51,3 15 18,7 Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc hứng thú rất thích tham gia biểu diễn tốt các bài hát còn thấp. Vì thế, tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát.” 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 10 Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin giới thiệu nội dung bài hát Ví dụ 1: Khi dạy học hát bài “Mời bạn vui múa ca” của Nhạc sỹ Phạm Tuyên. Khi giới thiệu bài này, tôi dùng máy tính kết nối với Tivi để giới thiệu tranh ảnh cho các em quan sát. Với một bức tranh đầy màu sắc về về loài vật và cỏ cây hoa lá,... Trước tiên hình ảnh đó đã làm cho các em liên tưởng đến một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, bước đầu đã mở ra cho các em một cảm giác cuốn hút nhẹ nhàng. Và về mặt cơ bản các em đã hiểu được nội dung của bài hát là nói lên tình bạn vui vẻ, đoàn kết, một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp có những chú chim đang hót líu lo, cỏ cây hoa lá đâm trồi nảy lộc như đang đón chào, xa xa có bầu trời xanh, nước long lanh,... Để khai thác nội dung bức tranh này tôi thường đặt một vài câu hỏi liên quan đến bức tranh - nội dung bài như Bức tranh vẽ (chụp) cảnh gì? Em liên tưởng đến điều gì? Em hãy kể về những người bạn của mình? Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? Chỉ với một vài câu hỏi như vậy cũng giúp các em phần nào đó hiểu được nội dung của bài hát. Vậy qua ví dụ trên ta nhận thấy việc sử dụng tranh ảnh trong giờ học âm nhạc là rất quan trọng và nó kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của các em về 12 Giáo viên sử dụng đàn trong tiết học hát bài “Mùa xuân tươi xanh” ở ngoài khuôn viên nhà trường. Giáo viên sử dụng đàn trong tiết học hát bài “Em thương thày mến cô”. 14 Các bộ gõ như: Thanh phách, Tem-bơ-rin, Song loan, Trống nhỏ, Trai-en- gô, Ma-ra-cát, Cồng, Chiêng, Sáo trúc, Chuông cầm tay, Khèn,cũng góp phần rất quan trọng trong giờ học âm nhạc. Tuỳ thuộc vào bài học mà bộ gõ có thể phát huy được tác dụng. Trước tiên nó phát ra những âm thanh trực tiếp thu hút học sinh và nó còn làm cho học sinh cảm thấy rất tự tin khi lên biểu diễn kết hợp gõ đệm theo yêu cầu của giáo viên. Xong nó cũng cần sử dụng trong giờ học một cách hợp lý. Ví dụ: Khi học bài hát “Xòe hoa” Dân ca Thái và bài “Múa sạp”nhạc Sao Mai, lời mới Tạ Hoàng Mai Anh thuộc bộ sách Cánh Diều. Bài này ta có thể sử dụng bộ gõ ngay ở hoạt động khởi động. Khi giáo viên đưa ra các loại nhạc cụ Cồng, Chiêng, Sáo trúc, Khèn, Chuông, lần lượt gõ đệm. Mỗi loại nhạc cụ phát ra một loại âm thanh rất hay và vui tai, ngay bước đầu đã lôi cuốn được học sinh và như vậy giáo viên có thể vào bài học một cách tự nhiên và bắt đầu cùng học sinh tìm hiểu về tiếng kêu âm thanh của các loại nhạc cụ ấy. Lời bài hát Xòe hoa “Bùng boong, bính bong ngân nga tiếng cồng vang vang. Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng, nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng”, hay lời bài hát Múa sạp “Nhịp nhàng cùng bước đều, hòa nhịp cồng 16 Các loại nhạc cụ học sinh tự sáng tạo Ví dụ 1: Khi học bài “Múa sạp” thuộc bộ sách Cánh Diều, giáo viên đã nghiên cứu làm 10 ống tre nhỏ, 2 ống tre to dài 5m và tổ chức tiết học ngoài trời cho các em. Khi đó học sinh vừa hát vừa tham gia Múa sạp, như vậy giờ học sẽ trở nên sôi động hơn, học sinh mạnh dạn tham gia biểu diễn tốt hơn. Học sinh hứng thú sử dụng đồ dùng tự làm từ cây tre biểu diễn bài Múa sạp. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã tự thay đổi dụng cụ, cách gõ đệm cho học sinh trong rất nhiều các bài hát lúc gõ bằng vỏ chai nhựa hay non bia, lúc gõ đệm bằng xúc sắc, trống con (do học sinh sưu tầm và tự tay các em làm), lúc lại cho học sinh vận động cơ thể dậm chân, vỗ tay, vỗ đùi theo nhịp hoặc gõ bằng cốc nhựa kết hợp với hát thay cho việc gõ bằng thanh phách, song loan, Tem-bơ-rin, Ma-ra-cát,... 18 Để tiết học sinh động, hấp dẫn, thì người giáo viên phải xác định đúng mục đích, yêu cầu của từng bài học. Bên cạnh đó không nên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn giáo viên. Cần lựa chọn nghiên cứu phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng lớp, từng bài học sẽ giúp học sinh lĩnh hội bài giảng một cách thoải mái nhẹ nhàng, không gò ép, chắc chắn học sinh sẽ hứng thú học tập hơn. Phải lấy học sinh làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động xây dựng bài. Giáo viên cần chuẩn bị tốt mọi phương tiện dạy học, đa dạng hóa không gian, hình thức các hoạt động dạy - học. Và đặc biệt cần vận dụng linh hoạt các bước dạy - học hát: - Giới thiệu bài: Giáo viên có thể trình chiếu ảnh trân dung nhạc sĩ, bản nhạc bài hát và cung cấp cho các em một số nét về tác giả, nội dung, xuất sứ của bài hát.thông qua tranh ảnh hoặc các phương tiện dạy học phù hợp. Giới thiệu nội dung, xuất sứ của bài hát. - Cho học sinh nghe hát mẫu: Ở bước này tôi thường phát huy tính tích cực, năng lực học tập của học sinh bằng cách cho học sinh năng khiếu lên hát mẫu (nếu các em hát chưa tốt tôi sẽ đàn và hát lại bài hát đó cho HS nghe). Tôi thường sử dụng đàn đệm cho các em khi các em hát bài hát. Sau khi học sinh nghe xong bài hát giáo viên có thể cho các em nêu cảm nhận ban đầu về giai điệu, nội dung hoặc ý nghĩa của bài hát mà các em vừa được nghe. - Giáo viên chia bài hát thành những câu hát ngắn rồi hướng dẫn học sinh đọc lời ca bài hát theo tiết tấu (với những bài hát đơn giản giáo viên chỉ nên gõ 20 - Sau khi dạy xong bài hát, giáo viên cho học sinh ôn tập bài hát nhiều lượt dưới nhiều hình thức như: Đơn ca, song ca, tốp ca, Hướng dẫn các em cách hát kết hợp với gõ đệm theo các cách: Theo nhịp, theo phách theo tiết tấu. Hát đơn ca và gõ đệm theo nhịp Hát song ca kết hợp gõ đệm theo phách Trong quá trình dạy hát, việc hướng dẫn học sinh hát kết hợp với vỗ tay hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo các cách rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho học sinh giữ nhịp khi hát tốt hơn cũng như giảm tình trạng học sinh hát tập thể không đều theo kiểu “hát đuổi”. Vì vậy giáo viên cần cho học sinh nắm vững và phân biệt từng kiểu gõ đệm. + Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp: Là học sinh sử dụng nhạc cụ gõ đệm vào những phách mạnh của bài hát một cách đều đặn. Ví dụ: Bài “Ngày mùa vui” Dân ca Thái - Lời mới: Hoàng Lân (Lớp 2) thuộc bộ sách Cánh Diều. 22 Ví dụ: Bài “Bắc kim thang” Dân ca Nam Bộ (lớp 2) thuộc bộ sách Cánh Diều. Nhịp một ô nhịp chia thành 3 phách, vỗ tay theo phách là vỗ tay đều vào tất cả các phách trong nhịp. Vỗ 1 tiếng mạnh, 2 tiếng nhẹ. 24
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_b.doc