Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Môi trường xanh, sạch, đẹp tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Chính vì vậy, giáo dục môi trường cho học sinh nói chung và bậc Tiểu học nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp học sinh mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người; quan hệ giữa con người và môi trường; hiểu biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp.
Một trong những hoạt động giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá trên lớp, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp và là con đường gắn lí thuyết và thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Việc kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ khiến các em dễ nhận thức, dễ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn vì nó tách rời với không gian, thời gian và lượng kiến thức các em phải tiếp nhận trong một buổi học chính khoá, đồng thời với sự hăng hái tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong không khí của tập thể sẽ giúp cho những hoạt động này đạt được hiệu quả cao hơn.
Chính vì vậy, để đồng hành cùng các em và tìm hướng đi tốt cho việc bảo vệ môi trường tại trường, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp’’.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Môi trường xanh, sạch, đẹp tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Chính vì vậy, giáo dục môi trường cho học sinh nói chung và bậc Tiểu học nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp học sinh mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người; quan hệ giữa con người và môi trường; hiểu biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Một trong những hoạt động giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá trên lớp, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp và là con đường gắn lí thuyết và thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Việc kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ khiến các em dễ nhận thức, dễ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn vì nó tách rời với không gian, thời gian và lượng kiến thức các em phải tiếp nhận trong một buổi học chính khoá, đồng thời với sự hăng hái tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong không khí của tập thể sẽ giúp cho những hoạt động này đạt được hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, để đồng hành cùng các em và tìm hướng đi tốt cho việc bảo vệ môi trường tại trường, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp’’. 2. Mục đích của đề tài Tìm ra những giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh nhằm hình thành cho học sinh những thói quen tốt, biết được những hành vi nên làm, không nên làm. Giúp cho học sinh biết yêu quý, bảo vệ và sử dụng, làm phong phú thêm tài nguyên thiên nhiên từ những việc nhỏ như giữ vệ sinh trường lớp, gia đình. Học sinh có nhận thức, kiến thức với môi trường và những vấn đề liên quan. Có kĩ năng tham gia, hoà nhập vào hoạt động của tập thể, hoàn thành nhiệm vụ Người thực hiện: Mai Thị Thanh Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa 4 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Các khái niệm về môi trường Môi trường là là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 1.2. Các khái niệm về giáo dục, hoạt động NGLL Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo. Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác hướng dẫn. Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà cá nhân con người có được cùng các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo dục. Đối với mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành thông qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và đại học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Thông qua các tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp, bằng các hoạt động trải nghiệm, học sinh có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân, giúp giáo viên có thể phát hiện được điểm nổi trội hoặc hạn chế của học sinh có cơ sở giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực của mỗi cá nhân và phát huy tốt hơn những kỹ năng đã được hình thành trong các môn học khác, đặc biệt là các kỹ năng từ môn học giáo dục lối sống, học sinh được hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện sự tự tin, các em đều được làm và thấy mình có thể làm được, học sinh biết cách tự làm việc theo yêu cầu của giáo viên. Giáo viên quan sát quá trình học sinh tự làm việc và phát hiện ra khả năng của học sinh, biết em nào tự làm được và em nào chưa làm được để có hướng hỗ trợ kịp thời. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm Người thực hiện: Mai Thị Thanh Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa 6 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đó vào thực tiễn cuộc sống, bổ sung thêm kinh nghiệm trong cuộc sống tập thể trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết (kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, phát triển các thói quen, hành vi tốt trong học tập, lao động,) nâng cao năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động của tập thể, và khả năng hoà nhập vào tập thể, làm việc tốt theo phong trào của học sinh. Bồi dưỡng thái độ tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện hàng ngày, có ý thức tham gia hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ được giao, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Tiểu kết Khi tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài việc được cung cấp thêm những kiến thức cơ bản về môi trường, học sinh có nhiều điều kiện tiếp xúc với môi trường, thiên nhiên xung quanh, là cơ hội để các em tự do quan sát, tìm hiểu, khám phá, phát hiện những vấn đề môi trường và tự tìm ra cách giải quyết các vấn đề đó, cải tạo môi trường. Kết hợp với sự giáo dục có định hướng đúng đắn, học sinh sẽ: Hiểu được về khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường và mối quan hệ giữa chúng; sự ô nhiễm và suy thoái môi trường; các biện pháp bảo vệ môi trường. Có tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương- đất nước, thân thiện với môi trường; quan tâm đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; bảo vệ đất đai, nguồn nước, không khí, rừng, cây cối, đa dạng sinh học; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường. Đó chính là hiệu quả đạt được khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3. Thực trạng nghiên cứu 3.1. Thực trạng của trường TH Minh Hòa Trong những năm vừa qua được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, nhà trường cũng thường xuyên quan tâm nhắc nhở việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại đơn vị, đưa những nội dung về vệ sinh vào thang điểm thi đua tuần, tháng, năm của các lớp và Chi đội tại trường. Trường có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh khang trang, có hệ thống thùng đựng rác phân bố khắp các khu vực khuôn viên bên trong trường đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của học sinh. Trường có hợp đồng với đội ngũ lao công nhiệt tình, chăm chỉ, thường xuyên quét dọn sạch sẽ. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: Người thực hiện: Mai Thị Thanh Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa 8 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Bảng khảo sát về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Tổng số học sinh được khảo sát: 28 học sinh STT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Học sinh % Học sinh % 1 Biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp 13 46,4 15 53,6 2 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 11 39,3 17 60,7 3 Biết để đồ dùng đúng nơi quy định 12 42,9 16 57,1 4 Biết nhặt rác bỏ vào thùng rác, không 11 39,3 17 60,7 xả rác bừa bãi 5 Phân biệt những việc nên và không nên 10 35,7 18 64,3 làm để bảo vệ môi trường Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy rằng ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em là việc hết sức cần thiết, cần tiến hành khẩn trương, kịp thời. Từ thực tế trên tôi đã cùng thống nhất đề xuất một số biện pháp giáo dục phù hợp để cung cấp kiến thức cho học sinh một cách có hiệu quả nhất. 4. Đề xuất một số biện pháp 4.1. Các biện pháp tiến hành 4.1.1. Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch thực hiện là một trong các biện pháp quan trọng, kế hoạch thể hiện nội dung, mục đích, phương pháp tiến hành mọi hoạt động. Do đó, công việc thực hiện trong thời gian dài thì càng phải có kế hoạch thực hiện thật cụ thể và chi tiết, nếu chúng ta không có kế hoạch thực hiện thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện trong việc định hướng, tổ chức các hoạt động và không thu được kết quả như mong muốn. Vì thế, muốn thực hiện tốt công tác dạy lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh thì bản thân người giáo viên phải có kế hoạch định hướng giáo dục môi trường. Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì sẽ giúp chúng ta thực hiện một cách khoa học, đồng bộ và hiệu quả. Xây dựng kế hoạch tháng: Căn cứ vào kế hoạch dạy học cá nhân, căn cứ vào kế hoạch giáo dục môi trường của nhà trường, từ đó xây dựng các hoạt động thực hiện trong tháng cụ thể. Xây dựng kế hoạch tuần: (tiết sinh hoạt lớp hàng tuần) cụ thể hóa kế hoạch tháng đồng thời căn cứ vào kế hoạch tuần của Đội (triển khai trước chào cờ), căn cứ vào nội dung giáo dục của bài dạy trong tuần. Người thực hiện: Mai Thị Thanh Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa 10 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Học sinh tham gia vệ sinh lớp học Người thực hiện: Mai Thị Thanh Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa 12 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Học sinh sắp xếp đồ dùng học tập 4.1.4. Tổ chức các cuộc thi liên quan đến môi trường cho học sinh Tham mưu ban giám hiệu các kế hoạch tổ chức các hội thi có liên quan đến bảo vệ môi trường tại trường: Lớp học xanh, thi trang trí lớp học. Thông báo kế hoạch đến các lớp, chi đội trước một tháng để các lớp có thời gian chuẩn bị. Trong thời gian này, trường có thể hỗ trợ tư vấn nên trồng cây nào, thông qua các tiêu chuẩn chấm điểm trong kế hoạch để lớp dự thi đảm bảo được các yêu cầu cần thiết. Phối hợp với ban giám hiệu, chi đoàn tiến hành chấm điểm các lớp và trao thưởng các lớp đạt giải trong buổi sinh hoạt dưới cờ. Đây là hoạt động thi đua thúc đẩy các em tự giác thực hiện tốt các yêu cầu đề ra. Trong lớp các em có sự nhắc nhở, động viên nhau thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức hội thi thời trang giấy, vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trường: thông qua hội thi giúp các em chú ý hơn đến việc cần bỏ rác đúng quy định, tái sử dụng những thứ bỏ đi xung quanh mình như: giấy, báo cũ, bao bì ni lông cũ,...Bên cạnh đó, giúp không gian của trường thêm sạch đẹp đồng thời phát huy được năng khiếu vẽ của các em học sinh, chính các em sẽ trở thành một tuyên truyền viên nhiệt tình nhất giúp các bạn khác đảm bảo vệ sinh chung trên sân trường. Người thực hiện: Mai Thị Thanh Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa 14 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4.1.6. Công tác phối hợp các bộ phận khác *Phối hợp với Đoàn - Đội Nhằm phát huy tối đa việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh cần có sự chung tay của lực lượng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại trường. Để công tác phối hợp diễn ra thuận lợi, cần tham mưu trước cho Bí thư chi đoàn để có sự phân công cụ thể, rõ ràng trong các hoạt động. Đặc biệt là hoạt động dọn vệ sinh sân trường vào chiều thứ sáu hàng tuần. Các thầy cô là đoàn viên sẽ quản lý và cùng các em nhặt rác, cỏ dại trong các bồn hoa, vườn cây thuốc nam, quét dọn sân trường sạch đẹp. Ngoài ra còn tổ chức trồng cây, hoa, tạo mảng xanh cho sân trường. Được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường, các em học sinh sẽ hiểu hơn giá trị của môi trường trong lành, sạch đẹp mang lại, từ đó các em sẽ biết điều chỉnh nhận thức, hành vi cho phù hợp. Đây chính là hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất thúc đẩy các em cải thiện được ý thức bảo vệ môi trường. Nắm kế hoạch của Đội - Đoàn, dự chào cờ hàng tuần để lên kế hoạch chủ nhiệm tháng, tuần và hướng dẫn học sinh cùng Liên đội thực hiện tốt các phong trào do Đoàn – Đội phát động. Học sinh chăm sóc cây xanh Người thực hiện: Mai Thị Thanh Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa 16 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp *Phối hợp với phụ huynh học sinh Những bài thuộc chủ điểm có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường, phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng cách lập bảng ghi những thông tin có liên quan đến môi trường như: Ở nhà các em phụ giúp gia đình những công việc gì? Có liên quan đến môi trường không? Hãy kể ra?, Liên lạc, phối hợp với phụ huynh học sinh để tạo cơ hội cho các em tham gia làm việc nhà giúp bố mẹ như: vệ sinh nhà cửa, trồng chăm sóc cây, biết sử dụng bảo vệ các nguồn năng lượng. Có nhiều em học sinh tại trường thì chấp hành rất tốt nhưng khi về nhà các em lại chưa thực hiện tốt. Nguyên nhân có thể do ở nhà cha mẹ các em không theo sát, nhắc nhở kịp thời. Thậm chí có phụ huynh còn làm những tấm gương xấu cho các em như khạc nhổ, xả rác bừa bãi, không giữ vệ sinh nơi công cộng. Vì vậy việc trao đổi với phụ huynh để kịp thời nhắc nhở, làm gương cho các em ở nhà là hết sức quan trọng. Cần tham mưu ban giám hiệu để đưa nội dung nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại gia đình vào các buổi họp phụ huynh đầu năm để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và hướng dẫn con em mình thực hiện. *Phối hợp với nhân viên lao công Luôn giáo dục, nhắc nhở học sinh giúp bác lao công bằng cách là thấy rác ở sân trường là nhặt ngay, phân loại rác, mảnh giấy nào còn sạch thì để làm nháp, mảnh giấy nào nhàu nát thì gom làm kế hoạch nhỏ. Khu vực nhà vệ sinh cần giáo dục cho các em đi vệ sinh đúng nơi quy định, sau khi đi vệ sinh xong phải dội nước, rửa tay. *Phối hợp với giáo viên thư viện Phối hợp tốt với giáo viên phụ trách thư viện nắm lịch đọc sách cụ thể. Thường xuyên nhắc nhở học sinh tích cực đọc truyện, khi đọc biết giữ gìn cẩn thận, lấy sách truyện ở đâu thì phải cất ngay chỗ ấy, đúng thứ tự như ban đầu, giữ sạch sẽ phòng thư viện, không xả rác bừa bãi. Để học sinh thực hiện tốt buổi đọc truyện hàng tuần cần tiến hành như sau: Báo cụ thể số lượng, tình hình học sinh trong lớp cho giáo viên thư viện. Cùng giáo viên thư viện hướng dẫn học sinh nắm nội quy phòng thư viện. Hướng dẫn học sinh đăng ký mượn sách, trả sách, sắp xếp sách ngăn nắp. Giữ gìn vệ sinh phòng đọc sạch sẽ. Trao đổi với giáo viên thư viện thường xuyên để nắm bắt tình hình buổi đọc của học sinh để nhắc nhở điều chỉnh các sai sót của các em. Người thực hiện: Mai Thị Thanh Thủy Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Hòa
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_v.docx