Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt Lớp 5
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt đã góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và thông qua môn học này các em được rèn luyện các thao tác của tư duy. Ngoài mục tiêu cung cấp nhũng kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, tự nhiên, xã hội và con người, môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu biết về văn hóa văn học của Việt Nam và của nước ngoài. Hơn bất kì môn học nào, môn Tiếng Việt có khả năng rất lớn trong bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học gồm các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn. Ta thấy trong hệ thống các phân môn của Tiếng Việt không nhắc đến môn Văn, nhưng mục tiêu dạy Văn lại là một trong những mục tiêu quan trọng được tích hợp khoa học trong quá trình dạy các phân môn trên. Khi mục tiêu dạy đạt được trong quá trình dạy học các phân môn của Tiếng Việt, trước tiên sẽ tạo hiệu quả tốt cho việc học chính các phân môn đó.
Nếu việc dạy văn thông qua các phân môn của Tiếng Việt thành công, học sinh sẽ hiểu được, cảm thụ được cái hay, cái đẹp, những ý nghĩa ẩn chứa trong những câu chuyện, bài thơ mà các em đọc, bồi dưỡng dần dần cho các em tình yêu với văn học, một điều đang mất dần ở học sinh thời nay. Đồng thời nó góp phần hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân học sinh bởi những câu chuyện, những bài văn ấy vừa cung cấp kiến thức trên nhiều lĩnh vực, vừa giàu cảm xúc, vừa đậm tính giáo dục.
Trên thực tế, việc dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học chưa được quan tâm đáng kể. Không phải giáo viên nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc làm này. Các thầy, cô chỉ tập trung dạy sao cho đúng đặc trưng của từng phân môn và quy trình của từng tiết học.Điều này đòi hỏi phải có hoạt động kết nối những tri thức và kỹ năng mà học sinh đã lĩnh hội được từ các môn học để giúp các em khắc phục nhược điểm hời hợt, phiến diện, bắt chước văn mẫu không chủ động sáng tạo khi viết văn. Dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt sẽ góp phần quan trọng, tích cực vào quá trình kết nối đó.
Trên đây là lý do cơ bản để tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt lớp 5”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt Lớp 5
kết nối những tri thức và kỹ năng mà học sinh đã lĩnh hội được từ các môn học để giúp các em khắc phục nhược điểm hời hợt, phiến diện, bắt chước văn mẫu không chủ động sáng tạo khi viết văn. Dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt sẽ góp phần quan trọng, tích cực vào quá trình kết nối đó. Trên đây là lý do cơ bản để tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt lớp 5”. II. GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 1.1 Cơ sở văn học Để hiểu vấn đề dạy học tích hợp trong các phân môn TV cần làm rõ một số khái niệm: văn, văn bản và tác phẩm, tích hợp, dạy học tích hợp. 1.1.1 Khái quát về văn Văn là văn học, văn hiến, văn hóa... là lịch sử tinh thần của nhân loại, là các tác phẩm để hiểu thêm về con người và đất nước. Theo truyền thống, văn còn được hiểu là cái đẹp, cái mới, cái lạ. Văn phải đẹp về cả ngôn từ hay về nội dung. Ngoài ra, văn còn thể hiện nét đặc trưng, quan điểm riêng về tư tưởng, tình cảm của con người làm ra nó. Văn có chức năng giáo dục thẩm mĩ. Làm giàu cho đời sống tình cảm và tâm hồn của con người. 1.1.2 Văn bản và tác phẩm Văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời hay phát ngôn, mang một nội dung giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết. Văn bản có tính hoàn chỉnh, được triển khai một cách đầy đủ chính xác, minh bạch. Các phần, các đoạn, các câu được tổ chức, sắp xếp theo một trật tư hợp lý để thể hiện nội dung của văn bản. Văn bản có tính mạch lạc về nội dung và liên kết chặt chẽ về hình thức. Tác phẩm là linh hồn chứa trong văn bản. Thông qua thao tác tinh thần là hình thức, tưởng tượng kết hợp với những hiểu biết vốn có khi đọc văn bản mà tác phẩm hiện lên trong đầu mỗi người đọc. 1.1.3 Tích hợp và dạy học tích hợp ngang hoặc chiều dọc. a. Tích hợp chiều ngang: Là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc phân môn này với kiến thức, kĩ năng thuộc phân môn khác. b. Tích hợp theo chiều dọc: Là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắcđồng tâm. Cụ thể là kiến thức, kĩ năng của lớp trên, bậc trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới. í.2.2.2. Tích hợp đa môn Tích hợp đa môn tập trung vào các môn học. Trong tích hợp đa môn, các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn nhiều môn học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. 1.2.2.3. Tích hợp liên môn Tích hợp liên môn là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp 1.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sính Tiểu học với việc bồi dưỡng năng lực văn. 1.3.1 Các em giàu cảm xúc và tình cảm 1.3.2 Trí tưởng tượng phong phú 1.3.3 Tư duy trực quan hình tượng 1.3.4 Vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn từ ngữ, tư duy lý luận còn hạn chế 2. Thực trạng 2.1 Thực trạng của giáo viên trong về hoạt động dạy văn tích hợp trong Tiếng Việt * Thuận lợi: - Nhiều giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy văn tích hợp 1.1 Bồi dưỡng vốn sống trực tiếp thông qua một số hoạt động thực tế. Các hoạt động thực tế bao gồm: Tham quan, dã ngoại, ngoại khóa.Biện pháp bồi dưỡng vốn sống thông qua quan sát, trải nghiệm thực tế là biện pháp đạt hiểu quả khá tốt đối với học sinh Tiểu học. Khi hướng dãn học sinh tham quan, đưa học sinh đi dã ngoại, ...............GV nên yêu cầu định hướng quan sát và đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy ghĩ của các em. Sau khi các em đã quan sát làm quen với đối tượng rồi thì cần phải nói, viết ra những gì đã nhe, đã nhìn và đã cảm thấy. Vai trò vốn sống thực tế rất quan trọng nhưng chúng ta cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng phong phú của học sinh. Các em có thể tưởng tượng tái tạo lại hiện thực đã quan sát nhưng mỗi học sinh lạo có thể tưởng tượng theo cách riêng của mình. GV nên khuyến khích những tưởng tượng sáng tạo ấy. 1.2 Bồi dưỡng vốn sống gián tiếp thông qua văn bản Bồi dưỡng thông qua sách vở, cụ thể là thông qua các văn bản được trích dẫn trong SGK TV là cách bồi dưỡng gián tiếp. Từ nội dung văn bản các em hình dung tưởng tượng ra cuộc sống thực với các hoạt động, tính chất đa dạng, sinh động của nó. Để khơi gợi hứng thú học tập và bồi dưỡng vốn sống cho các em đạt hiệu quả, GV cần tổ chức các hoạt động tiếp xúc với các văn bản thuộc các chủ điểm như tổ chức hoạt động của một hành trình du lịch dài lí thú, hấp dẫn mà mỗi bài học thuộc một chủ điểm là điểm dừng chân để chiêm nghiệm, tiếp nhận. Thông qua các văn bản trong phân môn Tập đọc, kể chuyện, các ngữ liệu văn chương dùng làm vật liệu mẫu trong phân môn Luyện từ và câu, tập làm văn học sinh được dẫn dắt tìm hiểu cuộc sống theo các chủ điểm nhất định. Vốn sống cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp thông qua sách báo. Giáo viên cần định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc. Sách báo phải đạt cả về mặt nội dung tư tưởng và nghệ thuật, phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ hiểu biết của học sinh. 2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức về văn cho học sinh trên mỗi dòng để gọi tên: Đây là thể thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, hay lục bát... Với các bài tập đọc là thơ, GV cần lặp đi lặp lại theo thao tác này đến khi đã trở thành thói quen và kỹ năng thì việc nhận biết và gọi tên các thể loại thơ là không khó đối với học sinh. 2.5 Giúp học sinh biết cách gieo vần. Giúp học sinh cách gieo vần trong mỗi bài thơ bằng cách xác định vần giống nhau trong các câu thơ đứng liền kề nhau. 3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng cảm thụ và năng lực tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học TV 3.1 Kỹ năng đọc hiểu văn bản Dạy đọc hiểu là hình thành kỹ năng để tiến hành những hoạt động đọc hiểu, tương ứng với các hoạt động đọc hiểu có kỹ năng đọc hiểu sau: - Kỹ năng nhận diện ngôn ngữ - Kỹ năng làm rõ nghĩa văn bản - Kỹ năng hồi đáp văn bản Để giúp học sinh hiểu được nội dung chính của đoạn văn, GV có thể thực hiên hai dạng bài tập sau: - Bài tập hướng dẫn học sinh hiểu nội dung đoạn văn bằng thao tác nghe GV đọc, cho biết giọng đọc, tốc độ đọc, tình cảm khi đọc mỗi đoạn - Đọc thầm đoạn, trả lời những câu hỏi để hiểu thông tin trong mỗi đoạn 3.2 Kĩ năng nghe đọc diễn cảm và tập đọc diễn cảm Ở lớp 2, lớp 3 chưa yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm mà chỉ yêu cầu biết nghe đọc diễn cảm, có hứng thú để tự đọc hiểu và biết nhận ra giọng đọc và tốc độ đọc, tình cảm khi thầy cô đọc diễn cảm, có nhu cầu luyện đọc hay để biểu đạt kết quả cảm hiểu thông tin nghệ thuật trong văn bản của mình. 3.2.1 Phương pháp và kỹ thuật đọc diên cảm của GV - Tạo môi trường văn hóa cho đọc và nghe - Xác định giọng đọc cơ bản cho từng đoạn và cả văn bản - Phân biệt lời nói của các nhân vật với lời người dẫn truyện học 2018- 2019 và năm học 2019- 2020. Kết quả khảo sát đã cho tôi khẳng định việc tích hợp văn trong các phân môn Tiếng Việt là một hướng đi đúng, bước đầu được GV và học sinh hào hứng đón nhận. Đây là điều kiện cơ bản để học sinh học tốt môn Ngữ Văn ở các cấp học trên. Kết quả kiểm tra về mặt định lượng cho thấy việc dạy tích hợp văn trong các phân môn Tiếng Việt có tác dụng phân hóa khá cao. Theo con số thống kê tỷ lệ học sinh đạt loại khá giỏi tăng cao hơn ở lớp thực nghiệm, trong khi tỷ lệ này ở lớp đối chứng thấp hơn. Kết quả này đã củng cố thêm niềm tin cho tôi về hướng dạy học tích hợp văn trong các phân môn Tiếng Việt đã đề xuất. IV. KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Dạy học tích hợp trong môn TV là một trong những nhu cầu thiết yếu và quan trọng của việc dạy học TV ở bậc Tiểu học. Đối với học sinh Tiểu học hoạt động bồi dưỡng năng lực văn đã giúp các em cả nhận được vẻ đẹp của ngôn từ và khám phá thế giới xung quanh. Từ đó hình thành kĩ năng quan sát tinh tế, hiểu sâu sắc các sự vật, hiện tượng, các em rung cảm với những niềm vui, nỗi buồn của con người, biết tự hào về vẻ đẹp tự nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Các em yêu thương, gắn bó với những đồ vật, con vật với cuộc sống sinh hoạt của con người, dần dần hướng các em tới chân, thiện, mỹ. 2. Khuyến nghị Để giờ học đạt hiệu quả cao đòi hỏi GV Tiểu học và những người có trách nhiệm cần thâm nhập thực tế, tìm tòi nghiên cứu rút ra cách dạy có ưu tế để phát huy cao tác dụng của việc dạy văn tích hợp trong các phân môn TV cho học sinh các lớp dưới. Thực tế cho thấy rằng, người giáo viên phải chú ý đến khả năng thực tế của học sinh về trình độ cũng như mức độ khó, dễ của các bài tập trong SGK. Từ đó, GV lựa chọn cách thức tổ chức và phương pháp tối ưu cho giờ dạy. Do đặc điểm lứa tuổi Tiểu học còn nặng về tư duy cụ thể, với đặc điểm tâm lý này, để đạt được hiệu quả cao nhất trong các giờ dạy đòi hỏi người GV phải thực sự có năng lực văn, giỏi về tổ chức thì mới có thể dẫn dắt học sinh từ việc lĩnh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_van_tich_hop_tron.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt Lớp 5.pdf