Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe Lớp 2

Có một câu châm ngôn nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt . Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép sẽ đạt được kết quả tốt.

Môn Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập của học sinh nhất. Tuy nhiên, trong môn Tiếng Việt, Nói và nghe được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt, vì nó mang tính thực hành cao và góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của môn Tiếng Việt nói riêng, của bậc Tiểu học về các mặt nói chung. Tiết học Nói và nghe luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với Tập đọc và Tập làm văn. Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện rõ quan điểm tích hợp, tạo ra một phong cách mới trong dạy học. Tiết học Nói và nghe bồi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng nghe, nói, kể và khả năng giao tiếp cho trẻ. Thông qua giờ Nói và nghe, các em sẽ được cung cấp thêm những kiến thức văn học, kiến thức cuộc sống, được rèn luyện khả năng ghi nhớ, óc tưởng tượng, khả năng tư duy, lô gíc chính xác, khả năng chú ý, khả năng thông hiểu ngôn ngữ, tăng vốn từ, rèn kỹ năng nói và kể chuyện trước đám đông một cách tự nhiên, thành thạo, sáng tạo với tác phong kể của mình.

Từ việc hình thành, rèn luyện kỹ năng nghe, nói phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực diễn đạt, sáng tạo trong lời kể, đến bồi dưỡng kiến thức giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em, năng lực tư duy, mở rộng tâm hồn, rèn luyện thói quen hứng thú đọc sách, truyện chú ý quan sát tranh, chú ý nghe bạn kể và nhớ lại nội dung câu chuyện kể sao cho sinh động hấp dẫn, đạt kết quả cao trong giờ Nói và nghe quả thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi cải tiến phương pháp sao cho có nhiều hình thức phù hợp lôi cuốn học sinh say mê hứng thú học tập, không buồn tẻ nhàm chán. Trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi cho rằng tiết Nói và nghe là tiết dạy khó rất cần người giáo viên đầu tư thời gian, sức lực, trí tuệ để tiết dạy có hiệu quả. Dựa vào phương pháp tích cực hoá các hoạt động của người học, trong đó người thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động của học sinh, đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển ( lấy học sinh làm trung tâm) tôi đã thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe lớp 2”.

docx 25 trang Tú Anh 02/12/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe Lớp 2
 2
 MỤC LỤC
Mục lục Trang
Mở đầu. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 1
3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
5. Phương pháp nghiên cứu. 2
Nội dung 3
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. 3
1.1. Cơ sở lí luận 3
1.2. Cơ sở thực tiễn. 3
2. Nội dung chương trình Nói và nghe lớp 2 4
3. Thực trạng dạy và học 5
3.1. Những thuận lợi 5
3.2. Những khó khăn 5
4. Biện pháp giúp học sinh học tốt Nói và nghe ở lớp 2. 6
4.1. Nghiên cứu đắc trưng tiết học Nói và nghe 6
4.2. Ứng dụng linh hoạt Công nghệ thông tin và dạy Nói và nghe 6
lớp 2.
4.3. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết Nói và nghe 8
4.4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức Nói và nghe khác nhau 8
4.5. Tổ chức các hoạt động khuyến khích tính tích cực của học sinh 11
4.6. Thường xuyên trau dồi cho học sinh kĩ năng Nói và nghe 12
5. Giáo án thực nghiệm 13
6. Kết quả 18
Kết luận 19
1. Những kết luận được rút ra từ đề tài. 19
2. Khuyến nghị. 19
2.1. Đối với cấp trên 19
2.2. Đối với GV 19 4
 Áp dụng những biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học 
Nói và nghe lớp 2 ở bậc Tiểu học đối với học sinh lớp 2E trường Tiểu học Ngũ 
Hiệp
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 4.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận, các vấn đề có liên quan đến nội dung 
và phương pháp dạy học Nói và nghe lớp 2.
 4.2. Phân tích những tồn tại, những vướng mắc của giáo viên và học sinh 
khi dạy và học phân môn Nói và nghe lớp 2 ở trường Tiểu học.
 4.3. Đưa ra một số Biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học 
Nói và nghe lớp 2 từ đó nâng cao chất lượng học các môn học khác.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, các giáo trình có liên quan 
đến đề tài nghiên cứu để phân tích và tổng hợp các vấn đề dạy Nói và nghe ở Tiểu 
học,sách giáo khoa, sách giáo viên sách tham khảo phương pháp dạy học môn 
Tiếng Việt
 5.2. Phương pháp quan sát: Thông qua những giờ dạy của đồng nghiệp, 
những giờ thực hành của giáo viên và học sinh. 
 5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm: Tìm hiểu thực tế qua 
khảo sát rút ra vấn đề cơ bản nhất giúp cho việc nghiên cứu
 5.4. Phương pháp thực nghiệm và điều tra: tìm hiểu thực trạng việc dạy và 
học phân môn Nói và nghe nói riêng và các môn học khác nói chung. 6
việc vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ, lý thuyết sản sinh lời nói, giáo viên 
cần giúp học sinh vận dụng những hiểu biết về văn học, vận dụng năng lực cảm 
thụ văn học để lựa chọn cho mình giọng kể phù hợp. Việc dạy cho học sinh kể 
chuyện chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các 
em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải đổi 
mới phương pháp dạy để học sinh biết cách tổ chức câu, ý sao cho lô gic, cách sử 
dụng từ chính xác và hay khi kể một câu chuyện. Trong quá trình dạy học nhiều 
năm, tôi thấy nhiềug giáo viên rất ngại dạy thao giảng môn học này, bởi lẽ dạy 
cho học sinh biết kể một câu chuyện hay rất khó vì phải chau chuốt cho học sinh 
từng câu, từng từ, phải nắm vững ngữ pháp Tiếng Việt, từ ngữ phải phong phú, 
từ những nguyên nhân đó mà một số giáo viên chưa hứng thú dạy thao giảng phân 
môn Kể chuyện. Chính vì thế mà chất lượng kể chuyện của học sinh chưa cao (kể 
cả học sinh lớp lớn). Ngược lại, nếu giáo viên có phương pháp và biện pháp dạy 
kể chuyện đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, có tâm huyết với 
nghề sẽ giúp các em có hứng thú học và biết kể chuyện tốt hơn.
2. Nội dung chương trình phân môn Nói và nghe lớp 2
 Trong 2 học kì năm học lớp 2, HS được học 31 tiết Nói và nghe. Nội dung 
Nói và nghe ở lớp 2 là kể lại những câu chuyện đã học trong các bài tập đọc 2 
tiết.
 Trong cấu trúc SGK Tiếng Việt lớp 2, các câu chuyện được phân bố như sau:
 Thể loại Số lượng Tên truyện (Chủ đề)
 Niềm vui của Bi và Bống
 Em có xinh không?
 Chú đỗ con
 Cậu bé ham học
 Bữa ăn trưa
 Họa mi, vẹt và quạ
 Búp bê biết khóc
 Hai anh em
 Sự tích cây vú sữa
 Bà cháu
 Kể lại câu chuyện 24 Ánh sáng của yêu thương
 Chuyện bốn mùa
 Hồ nước và mây
 Chiếc đèn lồng
 Sự tích cây khoai lang
 Cảm ơn họa mi
 Sự tích cây thì là
 Hạt giống nhỏ 
 Lớp học viết thư
 Cảm ơn anh Hà mã
 Mai An Tiêm 8
 Từ đó dẫn đến học sinh chưa phân biệt được các mức độ: kể được bằng lời 
trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời trong câu chuyện. Các em diễn 
đạt chưa lưu loát, chưa biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, ch
ưa biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ cho lời kể. Vì vậy chưa phát huy được khả 
năng nói của học sinh trong giờ học Nói và nghe.
 Năm học 2021 – 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh học chủ 
yếu qua hình thức trực tuyến từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022. Tiết học Nói và 
nghe thực hiện qua hình thức học trực tiếp, học sinh và giao viên tương tác qua 
màn hình nhỏ. Vì vậy, tính tương tác của học sinh chưa cao, hạn chế trong việc 
giao tiếp cũng như diễn đạt của học sinh.
4. Biện pháp dạy học phân môn Nói và nghe lớp 2:
4.1.Nghiên cứu đặc trưng phân môn Nói và nghe.
 Tiết Nói và nghe như tên gọi là đặc trưng kể chứ không phải đọc hay là 
giảng, là làm bài tập. Khi dạy người giáo viên phải biết hướng dẫn các em kể lại 
bằng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Biết vận dụng vào các tranh vẽ để nhớ lại nội 
dung từng đoạn của câu chuyện. Do Nói và nghe có tính chất tổng hợp nên tiết 
Nói và nghe yêu cầu cầu các em rèn luyện.
 - Kĩ năng ghi nhớ.
 - Kĩ năng Nói và nghe và kĩ năng nói trước đông người.
 - Kĩ năng đóng vai theo nội dung truyện.
 Trong các kĩ năng, kĩ năng Nói và nghe là một kĩ năng có tính chất tổng hợp 
kĩ năng nói và kĩ năng diễn cảm. Muốn nói, muốn viết, khi nói, khi viết phải diễn 
tả ý của mình sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay.
4.2. Ứng dụng linh hoạt Công nghệ thông tin và dạy Nói và nghe lớp 2.
 4.2.1. Soạn bài giảng điện tử sử dụng phần mềm PowerPoint.
 Nếu trước đây, giáo viên dạy Nói và nghe cho học sinh chỉ thông qua 
tranh, ảnh rồi kể cho học sinh câu chuyện thì chưa thực sự thu hút, gây hứng thú 
cho học sinh nhưng khi đưa các câu chuyện vào sử dụng phần mềm PowerPoint, 
dùng những hiệu ứng, âm thanh lồng ghép thì thực sự kích thích được tính tò mò, 
ham hiểu biết và chăm chú lắng nghe của trẻ. Với khả năng trình chiếu thuận lợi 
và giao diện đẹp, tạo ra được hình ảnh, âm thanh và trò chơi rất hấp dẫn nên 
PowerPoint rất được ưa chuộng trong việc ứng dụng vào giảng dạy phân môn Nói 
và nghe. Bài giảng điện tử là một hệ thống có tổ chức bài trên lớp mà ở đó toàn 
bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều 
khiển thông qua môi trường multimedia do máy tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài 
giảng điện tử là những tệp tin có chứa chức năng truyền tải nội dung giáo dục đến 
học sinh. Có thể nói việc dạy học có sử dụng bài giảng điện tử đã giúp cho GV 
đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng thao tác hướng dẫn, các thao tác gắn đồ dùng lên 
bảng. GV chỉ cần kích chuột lên là có. Dạy bằng bài giảng điện tử còn tránh 
được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy 
học. Mặt khác, khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên có thể thiết kế như sách 
giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh nhỏ lại, 
không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn. 10
 Hình ảnh một số Slide PowerPoint bài nói theo chủ đề “Bảo vệ môi trường 
– Tuần 26.
 Hơn nữa, đây là phần mềm dễ sử dụng, mọi giáo viên có thể thao tác đơn 
giản trên PowerPoint 2010 để tạo ra những gì mình cần cho một bài học như:
 - Tạo slide
 - Tạo tiêu đề
 - Chèn hình ảnh, âm thanh, phim, hộp texbox, chữ nghệ thuật
 - Tạo hiệu ứng cho từng đối tượng và cho các slide
 - Thiết kế bài tập trò chơi
 - Trình chiếu.
 Đặc biệt chủ yếu học hình thức trực tuyến, toàn bộ các tiết học phân môn 
Nói và nghe đều được giáo viên sử dụng phần mềm Powerpoint 2010 để dễ dàng 
truyền tải bài giảng, hình ảnh, video tới học sinh. Vì vậy, việc ứng dụng phần 
mềm PowerPoint 2010 trong thiết kế bài giảng điện tử trong phân môn Nói và 
nghe là hoàn toàn phù hợp, đảm bảo đ ược tính khoa học và tính sư phạm trong 
dạy học.
 4.2.2. Sử dụng phần mềm Window Movie Maker.
 Ngoài sử dụng phần mềm Powerpoint, một công cụ soạn giáo án điện tử khá 
tiện ích với giáo viên đó là Phần mềm Window Movie Maker. Phần mềm này có 
sẵn trong chương trình Window nhưng không phải ai cũng chú ý tới nó. Các bạn 
chỉ cần nhấp chuột vào Start/ Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một 
cuộn phim. Phần mềm này cho phép làm giáo án như những đoạn phim. Người 
soạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và 
làm hiệu ứng cho chúng thật sống động. Giáo viên muốn tự ghi âm giọng kể 
truyện ngọt ngào của mình để lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ 
cần kích vào biểu tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi. Không những thế 
các bạn còn có thể dễ dàng in xao giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi 12
 Với học sinh, giáo viên có thể kể mẫu, sau đó yêu cầu học sinh vừa kể vừa 
chỉ vào bức tranh kể lại từng đoạn câu chuyện hoặc cả câu chuyện. Hình thức Nói 
và nghe theo tranh là hình thức hay hấp dẫn cuốn hút học sinh, phát huy khả năng 
quan sát, óc tưởng tượng, phát huy tính tích cực học sinh trong giờ học.
 Trong việc sử dụng tranh ảnh cho tiết Nói và nghe, ngoài yêu cầu về thời 
điểm đúng lúc, đúng chỗ còn có yêu cầu về chất lượng tranh ảnh. Tranh vẽ phải 
rõ nét, màu sắc hài hoà gây ấn tượng và kích thích hứng thú của học sinh. Giờ 
Nói và nghe theo tranh được cả giáo viên và học sinh đều thích thú, học sinh thì 
thích xem tranh minh hoạ còn giáo viên có thời gian quan sát học sinh, để đánh 
giá sáng tạo của học sinh trong giờ Nói và nghe.
 Năm học 2021-2022, dưới hình thức dạy học trực tuyến, toàn bộ tranh ảnh, 
tôi sử dụng tranh ảnh trên trong sách mềm, học liệu trên trang web: 
hanhtrangso.nxbgd.vn để đưa vào Powerpoint để giảng dạy. Tranh ảnh của bộ 
sách rất sinh động, bắt mắt giúp học sinh dễ quan sát, nắm được các nhân vật, chi 
tiết gần gũi với câu chuyện một cách dễ dàng.
 4.4.2. Nói và nghe theo dàn ý cho sẵn
 Học sinh lớp 2 năng lực nghe và ghi nhớ còn hạn chế nên khi giáo viên kể 
lần một có khi các em chưa nhớ được nội dung, diễn biến, tình tiết, hình ảnh chính 
của câu chuyện.
 Nói và nghe theo dàn ý cho sẵn là hình thức học sinh dựa vào gợi ý của giáo 
viên đưa ra để kể lại câu chuyện. Hệ thống gợi ý nhằm mục đích giúp cho học 
sinh tái hiện lại từng chi tiết câu chuyện để kể. Hệ thống dàn ý đưa ra phải rõ 
ràng, dễ hiểu, có nội dung, không nên đưa những câu hỏi rườm rà, phức tạp gây 
khó khăn cho học sinh khi kể. Dựa vào hệ thống dàn ý cho sẵn học sinh chủ động 
hình thức kể của bản thân mình để giờ học gây hứng thú hơn.
 Giáo viên ghi hệ thống dàn ý cho sẵn vào bảng phụ đính bên trái, bên phải 
bảng ghi ý chính câu trả lời, học sinh dựa vào câu hỏi và phần trả lời để kể.
 * Giáo viên lưu ý học sinh:
 Khi Nói và nghe theo dàn ý cho sẵn, hệ thống câu hỏi là điểm tựa để các em 
nhớ được nội dung câu chuyện và kể lại được chứ không phải trả lời câu hỏi đó.
 Yêu cầu học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi cho sẵn trên bảng kể từng đoạn 
sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
 Nói và nghe theo gợi ý cho sẵn là hình thức kể dễ nhất, vì nội dung diễn biến 
câu chuyện đã được ghi trên bảng. Hình thức kể này phù hợp với học sinh trung 
bình. Câu chuyện do học sinh kể có hấp dẫn hay không phụ thuộc vào kĩ năng 
Nói và nghe của từng học sinh. Em nào học khá có thể nhìn hệ thống câu hỏi mà 
kể được rất hay, song cũng có em còn lúng túng giáo viên nên cố gắng hạn chế 
việc quát mắng trừng phạt trong giờ học. Làm như vậy học sinh bớt lúng túng, 
bình tĩnh, hứng thú học.
 4.4.3. Phân vai diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện.
 Trong phương pháp Nói và nghe ở tiểu học nói chung, dạy Nói và nghe lớp 
2 nói riêng, không phải chuyện nào cũng được áp dụng hình thức kể chuyện bằng 
tranh, kể bằng hệ thống dàn ý cho sẵn. Có những hình thức trên rất khó kể, không 14
 Vào bài bằng hình thức khởi động vừa tạo không khí dễ chịu giữa cô và trò, 
vừa khơi dậy những kiến thức có sẵn của học sinh có liên quan cần thiết đến câu 
chuyện sắp kể. Giáo viên chỉ cần cho học sinh làm khởi động đơn giản như trò 
chơi " Xem hành động đoán nhân vật".
 Hoặc khởi động bằng cách thi sắp xếp tranh đúng và nhanh theo trình tự câu 
chuyện hay thi tìm những bài thơ, bài hát, bài văn liên quan đến nội dung câu 
chuyện.
 4.5.2. Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi tiết Nói và nghe.
 Đây là phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học 
sinh, học sinh cùng tranh luận, hợp tác để giải quyết vấn đề. Tổ chức cho học sinh 
luyện kể theo nhóm là luyện cho tất cả học sinh đều được kể chỉ trong một thời 
gian ngắn và tạo cho những học sinh có tính e ngại khắc phục dần dần, từ chỗ kể 
cho 3- 4 bạn nghe rồi dần dần sẽ mạnh dạn kể cho nhiều người nghe.
 Giáo viên tiến hành cho học sinh kể theo nhóm trong hoạt động 1( kể từng 
đoạn câu chuyện theo tranh), yêu cầu trưởng nhóm phân công mỗi em kể một 
đoạn chuyện. Nên chia nhóm nhỏ 4 em là hợp lý nhất.
 Nên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các đối tượng học sinh xen kẽ 
nhau:
 + Học sinh nam với học sinh nữ.
 + Học sinh mạnh dạn tự tin với học sinh nhút nhát, tự ti.
 + Học sinh có khả năng diễn đạt tốt, năng khiếu Nói và nghe hay với học 
sinh có khả năng diễn đạt yếu, không có khả năng Nói và nghe.
 Khi học trực tuyến, tôi thường xuyên chia nhóm 4 ( chế độ Breakout trong 
Zoom) để học sinh được thảo luận trong hoạt động trao đổi rút ra nội dung tranh 
và luyện kể từng đoạn trong câu chuyện.
 4.5.3. Thường xuyên tạo không khí thi đua giữa các cá nhân và giữa các 
nhóm với nhau.
 Trong quá trình cho học sinh kể thi trong nhóm giáo viên cho điểm từng em. 
Kết quả của “ cá nhân” này được cộng lại dùng làm thành tích cho tập thể bằng 
điểm số thi đua giữa các nhóm. Như vậy sẽ làm cho các đối tượng phải cố gắng 
chăm chỉ, đồng thời tạo cho mỗi em trong nhóm luôn phát huy hết khả năng của 
mình để không bị liên quan đến kêt quả xấu của cả nhóm.
 Khi học trực tuyến, không chỉ trong tiết học mà sau tiết học, tôi cho học sinh 
quay lại video học sinh kể câu chuyện và gửi lên trang padlet để học sinh cùng 
bình chọn và được giáo viên gửi sticker.
 4.5.4. Khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh Nói và nghe.
 Tác phong của giáo viên là yếu tố quan trọng trong việc tiếp xúc, tổ chức 
học tập và truyền thụ kiến thức cho học sinh. Giáo viên cần gần gũi, nhẹ nhàng 
và trực tiếp theo dõi giúp đỡ các em với thái độ niềm nở, nhất là đối với môn Nói 
và nghe thì vấn đề này giáo viện lại càng đặc biệt quan tâm hơn vì trong mỗi tiết 
Nói và nghe thường có không ít em có thói quen rụt rè , ngại nói sẽ nói nhỏ và 
nói ấp a ấp úng, diễn đạt kém. Nhưng lúc này nếu giáo viên có nét mặt nhăn nhó, 
khó chịu thì lại càng cho các em rụt rè hơn và thậm chí còn hoảng rợ không nhớ 16
hỏi gợi mở, dẫn dắt tỉ mỉ, đồng thời trong quá trình học sinh kể giáo viên yêu cầu 
học sinh theo dõi bạn kể phải tìm ra được những chi tiết nào sáng tạo trong lời 
kể, trong điệu bộ, trong cử chỉ,... của bạn.
5. Giáo án thực nghiệm
 BÀI DẠY: BÀI 31 - ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG
 NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN 
 “ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG”
 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nhận biết được các sự việc và trình tự các sự việc trong tranh minh họa câu 
 chuyện Ánh sáng của yêu thương.
 - Nêu đúng các sự việc trong từng tranh minh họa câu chuyện Ánh sáng của yêu 
 thương.
 - Kể lại được 1 - 2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh.
 - Hình thành và phát triển năng lực văn học.
 - Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
 - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
 - Bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, bộ tranh cho hoạt động 2 (BT2).
 - HS: Sách giáo khoa, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 1. Khởi động:
 Tổ chức cho HS hát bài hát về mẹ hoặc HS hát
 về gia đình 
 2’ 2. Kết nối:
 - Dẫn dắt từ bài hát: tình cảm gia 
 đình/tình yêu đối với mẹ luôn là tình 
 cảm mà mỗi chúng ta đều trân trọng. Ở 
 bài đọc tiết trước các em đã được tìm 
 hiểu về tình yêu của nhà bác học Ê – đi 
 – xơn với mẹ qua câu câu chuyện Ánh 
 sáng của yêu thương. Hôm nay, chúng Ghi vở tên bài
 ta sẽ cùng kể lại câu chuyện đó qua tiết 
 học luyện nói và nghe nhé. (ghi bảng 
 7’ tên bài)
 3. Khám phá: - 1 HS đọc yêu cầu// đọc thầm.
 a. Hoạt động 1: Quan sát tranh và nói - Lắng nghe
 về các sự việc trong từng tranh
 - GV đưa nội dung BT 1. Gọi 1 em đọc 
 yêu cầu BT.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_theo_huong_ti.docx