Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh Lớp 5

Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Trong chương trình tiểu học, cùng với môn toán môn Tiếng việt chiếm khá nhiều thời gian so với các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Bản thân tôi khi được phân công giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy của môn Tiếng Việt được phản ánh rõ nét nhất ở nội dung cảm thụ thơ văn của học sinh.

Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, đọc hiểu văn bản hay còn gọi là cảm thụ văn học được xem là khó. Đây là một năng lực bắt buộc cần phải có ở những học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt. Bởi vì, cùng với Luyện từ và câu và phần Tập làm văn, Cảm thụ văn học là một trong ba nội dung tạo nên một đề giao lưu cho học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt. Tuy nhiên trong thực tế học sinh thích học Toán, sợ Tiếng Việt. Trong đề Tiếng Việt, các em sợ viết cảm thụ thơ văn. Khi giao bài cho các em, nếu không gợi ý thật tỉ mỉ, cụ thể thì các em thường viết lủng củng, không đúng trọng tâm. Một số em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ, đoạn văn nhưng diễn đạt chưa lôgíc. Đọc bài viết về cảm thụ của các em còn rất mơ hồ, sơ sài, các em thường cảm thụ tách biệt bằng cách phân tích nội dung rồi nêu biện pháp nghệ thuật riêng biệt khiến bài làm khô khan không có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và giá trị nghệ thuật.

Từ thơ văn các em thêm yêu con người, yêu thiên nhiên và sống có ý nghĩa,có trách nhiệm hơn với bản thân, bè bạn, gia đình và xã hội. Hơn nữa, các em sẽ trở nên mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực hơn. Các em biết tự vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, cảm thụ thơ văn chính là thử thách cho các em thêm trưởng thành. Tôi muốn các em yêu nó như yêu chính mình. Tôi biết điều này thật khó khăn nhưng tôi tin vào sự thành công của mình trong hành trình cùng học trò lớp 5 khám phá, chinh phục cảm thụ thơ văn để mỗi giờ Tiếng việt đến với các em thật nhẹ nhàng. Chính vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5”.

doc 28 trang Tú Anh 02/12/2024 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh Lớp 5
 - Tìm hiểu thực trạng, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân học sinh cảm 
thụ văn học chưa tốt.
 - Đưa ra một số biện pháp để phát huy năng lực cảm thụ văn học và khắc 
phục những hạn chế khi cảm thụ văn.
 - Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực viết cảm thụ thơ 
văn cho học sinh lớp 5.
III. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 1. Từ ngày 15/09/2022 đến hết ngày 01/04/2023
 2. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng 
lực viết cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5”.
 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi lớp 5H trường Tiểu học 
Tòng Bạt trong năm học 2022- 2023.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
 - Phương pháp đàm thoại, gợi mở
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp thực hành, luyện tập
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiêm
 - Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
 Như chúng ta đã biết: Cảm thụ thơ văn là hiểu được, cảm nhận được cái 
hay, cái đẹp của 1 bài thơ, bài văn khi đã đọc. Có thể nói cảm thụ thơ văn chính 
là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của thơ 
văn thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ,...) hay một bộ phận 
của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ, ... thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu 
văn, câu thơ. Chính vì vậy, cảm thụ văn học ở Tiểu học nói chung, ở lớp 5 nói 
riêng, không có một tiết học cụ thể nào. Mà học sinh được học, làm quen qua 
các tiết học trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, 
Kể chuyện, Chính tả. Vì không có thời lượng cụ thể cho cảm thụ thơ văn, trong 
quá trình dạy các tiết Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính 
tả, bản thân giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho học sinh học cảm thụ 
thông qua từng tiết học này. Vì vậy thông qua từng tiết học này để từ đó định 
hướng cho học sinh tìm tòi, phát hiện những câu, đoạn văn hay gắn vào từng - Phát hiện được nghệ thuật nhưng khai thác chưa sâu, không nêu bật 
được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn, đoạn thơ.
 - Nhiều em chưa biết kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật khiến bài văn 
cảm thụ trở nên tách bạch gò bó kém tự nhiên, sáo rỗng.
 3. Nguyên nhân thực trạng:
 Trong những năm qua, nhiều giáo viên đã có những biện pháp nhằm giúp 
học sinh có kĩ năng viết cảm thụ nhưng kết quả còn hạn chế, chưa thực hành 
luyện tập về cả bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh trong khi cảm thụ 
thơ văn đòi hỏi các em phải thành thạo cả bốn kĩ năng này. Mặt khác một số 
giáo viên cũng coi nhẹ dạy cảm thụ vì chỉ thi học sinh năng khiếu mới có nên 
khi có đoạn văn , đoạn thơ hay mà phải cảm thụ thì hầu hết giáo viên nêu ngay 
cảm nhận của chính mình cho học sinh nghe. Đây là sự thật mà chính bản thân 
tôi từng vấp phải trong những năm đầu mới ra trường.
 4. Khảo sát thực tế:
 Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh 
bằng cách cho học sinh làm đề kiểm tra cảm thụ thơ văn với phần cảm thụ nằm 
trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 hiện hành. Qua kết quả khảo 
sát tôi thống kê được chất lượng làm bài cảm thụ thơ văn của học sinh lớp 5H 
như sau: 
 (Minh chứng kèm theo: Bảng 1)
 Từ những thực trạng trên nhận thấy học sinh làm bài cảm thụ thơ văn còn 
hạn chế như vậy khiến người giáo viên giảng dạy Tiếng Việt như tôi trăn trở. Đi 
sâu tìm hiểu nguyên nhân, tôi tự vạch ra kế hoạch hành động cho mình bằng 
những giải pháp cụ thể về các phương pháp dạy học sinh làm bài cảm thụ thơ 
văn rồi tiến hành đưa vào áp dụng giảng dạy với học sinh lớp 5H. 
III. Các biện pháp tiến hành:
 1. Biện pháp 1: "Truyền lửa" cho học sinh bằng cách đọc hay, đọc diễn 
cảm và tích lũy kiến thức thực tế cuộc sống:
 1.1. Giúp học sinh đọc hay và diễn cảm.
 Học sinh Tiểu học thực ra các em rất thích nghe thầy cô đọc những bài 
văn, bài thơ hay cho các em nghe. Thầy cô đọc hay, đọc diễn cảm để cuốn hút 
các em lắng nghe đó chính là thầy cô đã "gieo mầm" cảm thụ cho các em, nhen 
nhóm trong các em ngọn lửa văn thơ, tình yêu văn học. 
 Với học sinh lớp 5, yêu cầu cuối cấp các em phải đọc trôi chảy tiến tới 
diễn cảm một bài văn, bài thơ ... Các em có đọc lưu loát, diễn cảm bài văn bài 
thơ thì các em mới thực sự xúc động với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả Hay khu đền "Rừng già" lấp ló trong bóng cây cổ thụ từ ngàn đời... Hoặc, 
vẻ đẹp của núi Ba Vì hùng vĩ, nên thơ vào những buổi sớm tinh sương... Tất cả 
hiện lên một cách tự nhiên, gần gũi, thân thuộc. Các em cảm nhận được những 
điều đó bằng tất cả các giác quan. Tôi hướng dẫn các em cách quan sát, ghi 
chép, kích thích sự sáng tạo của các em, không gò bó, khuôn mẫu. Sau các cuộc 
đi thăm này, tôi thường chia sẻ cùng các em: Cảnh vật các em vừa đến thăm có 
gì đẹp? Em thấy ở đó có gì thú vị? Mơ ước của em khi đi thăm cảnh vật này?... 
Chính từ những câu hỏi đơn giản này, tôi đã kích thích được sự quan sát, nhìn 
nhận của học sinh về cảnh sắc thiên nhiên, hoạt động của con người từ thực tế... 
mà các nhà thơ, nhà văn thể hiện trong các tác phẩm văn, thơ của mình. Nhờ vậy 
mà tôi giúp các em đã tự giải thích được câu hỏi: "Vì sao tác giả viết hay như 
vậy?". Đó chính là nhờ cái tài quan sát cảnh vật bằng mọi giác quan, tích lũy 
vốn hiểu biết về thực tế mà các em cũng làm được. Đây là điều kiện giúp các em 
cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc. Các em thể hiện 
vào bài làm một cách chân thực, xúc động hơn.
 Tất cả những điều mà học sinh đọc được, nghe được, nhìn thấy và cảm 
nhận được tôi đều yêu cầu các em ghi chép tỉ mỉ vào sổ tay văn học.
 (Hình ảnh minh họa 1)
 2. Biện pháp 2: Giúp học sinh biết chọn và phân tích nội dung đoạn 
thơ văn có giá trị nghệ thuật.
 2.1. Chọn đoạn văn, đoạn thơ có giá trị nghệ thuật
 Bất cứ bài văn, bài thơ nào đều có những đoạn văn, đoạn thơ, câu văn, câu 
thơ có giá trị nghệ thuật, có những hình ảnh chi tiết có tác dụng gợi tả nổi bật.
 Trong một bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ nào chứa đựng các hình 
ảnh gợi tả, gợi cảm, các biện pháp tu từ thì đó chính đoạn văn, đoạn thơ mà ta 
cần khai thác sâu, nắm được cái hay, cái đẹp mà tác giả diễn tả và giúp ta hiểu 
được giá trị của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng một cách thành 
công như vậy.
 Ví dụ cụ thể: Trong bài :“Tiếng hát mùa gặt” của nhà thơ Nguyễn Duy có 
đoạn viết:
 “Đồng chiêm phả nắng lên không
 Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
 Gió nâng tiếng hát chói chang,
 Lung linh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
 (Hình ảnh minh họa 2)
 2.2. Cách phân tích nội dung thơ văn Ví dụ: Chúng ta cùng đến chiêm ngưỡng “Dòng sông không mặc áo” của 
Nguyễn Trọng Tạo. Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo 
đẹp “áo thướt tha” may bằng “lụa đào”. Trưa về dòng sông rộng bao la sông 
mặc “áo xanh”... áo mới. Nửa đêm khuya sông nép mình trong rừng bưởi, sông 
kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, 
dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm ngẩn ngơ lòng người:
 “Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ.
 Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
 Ngước lên bỗng gặp la đà
 Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai”.
 Sông mặc áo, sông được nhân hóa là một thiếu nữ xinh đẹp duyên dáng. 
Dưới ngòi bút tinh tế của mình nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã vẽ nên những sắc 
màu tươi đẹp, biến đổi không ngừng theo mùa, theo thời tiết của dòng sông quê 
hương.
 3. Biện pháp 3: Giúp học sinh nắm chắc và sử dụng hiệu quả các biện 
pháp nghệ thuật khi viết cảm thụ thơ văn. (Hình ảnh minh họa 4)
 3.1. Sử dụng nghệ thuật so sánh:
 + Dấu hiệu chung để so sánh hai sự vật với nhau: Là cách đối chiếu hai 
hay nhiều sự vật , sự việc có cùng một nét giống nhau nào đó về màu sắc, hình 
dáng... 
 + Từ dùng chỉ sự so sánh: Như, tựa, tựa hồ, giống, giống như, là, như là, 
dấu gạch ngang, dấu hai chấm... 
 + Tác dụng của biện pháp nghệ thuật sánh: Nhằm diễn tả một cách đầy đủ 
các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng hay hình ảnh so sánh góp phần 
diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm... 
 Giúp ta hình dung sự vật được miêu tả thêm cụ thể, đẹp đẽ và sinh động, 
giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp tinh khiết, sức sống mãnh liệt của sự vật .
 Ví dụ cụ thể: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới đây, tác giả đã so sánh 
hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu nào để so sánh? so sánh bằng từ gì? 
Nhận xét tác dụng của biện pháp so sánh đó? 
 Ví dụ 1: Bài thơ: “Mặt trời xanh của tôi” của nhà thơ Nguyễn Viết Bình:
 “Đã có ai lắng nghe
 Tiếng mưa trong rừng cọ
 Như tiếng thác dội về
 Như ào ào trận gió”
 (Hình ảnh minh họa 5) - Nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ: Cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật sinh 
động, nên thơ: 
 “Đồng chiêm phả nắng lên không,
 Cánh cò dẫn lối qua thung lúa vàng.”
 Bên cạnh vẻ đẹp nên thơ là sự vui tươi, náo nức: “Gió nâng tiếng hát chói 
chang”; cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no: “Long 
lanh lỡi hái liếm ngang chân trời”. Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí 
đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến.
 3.3. Sử dụng từ láy để dùng từ đặt câu thêm sinh động:
 + Cách nhận biết: Đó là những từ láy âm đầu, láy vần, láy cả âm lẫn vần.
 + Tác dụng: Trong đoạn văn đoạn thơ tác giả dùng từ láy có tác dụng gợi 
tả vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng... ở các sắc độ, âm thanh, mùi vị... khác nhau 
giảm nhẹ hay nhấn mạnh sắc độ, âm thanh, mùi vị... làm cho cảnh sắc thiên 
nhiên thêm phần hấp dẫn và đầy quyến rũ.
 Ví dụ cụ thể: Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? hãy nêu rõ tác 
dụng gợi tả của mỗi từ láy đó?
 “Quýt nhà ai chín đỏ cây
 Hỡi em đi học hây hây má tròn
 Trường em mấy tổ trong thôn
 Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa”
 (Hình ảnh minh họa 7)
 Gợi ý:
 - Các từ láy có trong đoạn thơ: Hây hây, ríu ra ríu rít
 - Tác dụng gợi tả:
 + Hây hây: màu da đỏ phơn phớt trên má, tươi tắn và đầy sức sống.
 + Ríu ra ríu rít: nhiều tiếng chim kêu hay tiếng nói cười trong và cao, 
vang lên liên tiếp và vui vẻ.
 3.4. Dùng từ gợi tả, gợi cảm:
 + Cách nhận biết: Đó là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, ... của 
sự vật.
 + Tác dụng: Tác giả dùng từ gợi tả, gợi cảm trong đoạn văn có tác dụng 
miêu tả cụ thể, sinh động gợi cảm xúc mới mẻ về sự vật xung quanh ta.
 Ví dụ cụ thể: Đoạn văn dưới đây, tác giả dùng những từ ngữ nào để gợi tả 
hình dáng con chim gáy? Cách miêu tả như vậy đã giúp em hình dung được con 
chim gáy như thế nào? + Tác dụng: Từ trái nghĩa đặt cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự 
việc cần miêu tả.
 3.7. Dùng câu văn ngắn, xen câu văn dài:
 + Cách nhận biết: Cuối câu văn kết thúc bằng dấu chấm câu.
 + Tác dụng: Trong đoạn văn, tác giả sử dụng câu văn ngắn và các câu văn 
dài có tác dụng diễn tả, khẳng định tính chất của sự vật theo mức độ tăng hay 
giảm dần.
 Ví dụ cụ thể: Đọc đoạn văn sau của nhà văn Ma Văn Kháng trích trong 
bài “Mùa thảo quả”: Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, 
rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn 
xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo 
quả về, hương thơm đậm ấp ủ trong từng nếp áo, nếp khăn. Hãy nêu nhận xét về 
cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong 
đoạn văn trên. 
 Gợi ý: Tác giả lặp lại từ thơm ba lần để nhấn mạnh hơng thơm của thảo 
quả chín. Câu đầu hơi dài nhưng ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả hương thơm 
của thảo quả bay xa trong không gian. Ba câu tiếp theo khẳng định hơng thơm 
của thảo quả chín đã lan toả, thấm đượm cả đất trời làm ngây ngất lòng người.
 3.8. Dùng điệp ngữ 
 + Cách nhận biết: Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc 
đi, nhắc lại nhiều lần.
 + Tác dụng: Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng 
mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe tạo âm điệu nhịp 
nhàng của câu thơ gợi cảm xúc cho người đọc.
 Ví dụ cụ thể: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ sau và nêu rõ tác 
dụng của nó đối với người đọc. 
 “Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng đây là của chúng ta
 Những cánh đồng thơm mát
 Những ngả đường bát ngát
 Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
 (Nguyễn Đình Thi)
 Gợi ý: 
 - Điệp ngữ “đây”: Nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc
 - Điệp ngữ “của chúng ta”: Khẳng định quyền sở hữu, làm chủ đất nước, 
bộc lộ niềm tự hào, kiêu hãnh. - Trích dẫn đặt sau dấu hai chấm xuống dòng gọi là trích dẫn dọc. Tùy 
từng thể thơ (thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ lục ngôn, thơ thất ngôn, thơ lục bát, thơ 
song thất lục bát ,... ) mà trình bày trên trang giấy sao cho đẹp mắt .
 Ví dụ: Trong bài thơ: “Bài ca về trái đất” Tác giả Định Hải viết:
 “Trái đất này là của chúng mình / Quả bóng xanh bay giữa trời xanh / Bồ 
câu ơi tiếng chim gù thương mến / Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.”
 Khi trích dẫn khác vào bài văn cảm thụ của mình thì phải chú thích tên 
bài, tên tác giả vào trong dấu ngoặc đơn.
 Ví dụ: Hai câu kết của bài thơ “Con cò” Ngô Cẩn đã vận dụng tục ngữ 
một cách khéo léo, hồn nhiên tạo chất trí tuệ cho vần thơ:
 Rủ nhau từng đàn/ Đất thơm cò đậu.
 Nhà thơ muốn gửi gắm tới mỗi chúng ta điều gì qua hai câu thơ kết này? 
Ai cũng nên góp phần giữ gìn môi trường xanh, không săn bắn chim chóc để 
hình ảnh những cánh cò “Bay lả bay la” (Ca dao), để “Tuổi thơ tôi trắng muốt 
cánh cò” (Nguyễn Duy).
 5. Biện pháp 5: Giúp học sinh nắm chắc các bước làm cảm thụ thơ văn. 
 (Hình ảnh minh họa 8)
 5.1. Xác định các dạng bài cảm thụ thơ văn: 
 Từ các cách hướng dẫn tỉ mỉ sau sẽ giúp các em làm quen các dạng bài 
cảm thụ ở Tiểu học. 
 + Dạng 1: Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động. 
 + Dạng 2: Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có tác dụng gợi tả.
 + Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi với 
học sinh tiểu học như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ.
 + Dạng 4: Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo.
 + Dạng 5: Bài tập về bộc lộ cảm thụ thơ văn qua một đoạn văn ngắn.
 Dạng bài 1,2,3,4 các em thường được học trên lớp thông qua các phân 
môn trong môn Tiếng Việt: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn,...
 Dạng bài 5 là dạng bài mang tính chất tổng hợp các kiến thức các em 
được học về cảm thụ. Dạng bài này phát huy tính sáng tạo của học sinh để viết 
được một đoạn cảm thụ liền mạch, lô gích đúng yêu cầu của đề mà các đề thi 
học sinh giỏi thường gặp.
 5.2 Biết lập hệ thống câu hỏi gợi ý để làm bài cảm thụ thơ văn 
 Để giúp học sinh khai thác, tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật... đoạn cảm 
thụ, hệ thống câu hỏi câu hỏi của giáo viên đưa ra hết sức quan trọng và có vai * Mở bài: 
 Giới thiệu khái quát một vài nét về tác giả ,tác phẩm ,về chủ đề ...về ấn 
tượng sâu sắc đối với bản thân mình khi đọc bài văn hoặc bài thơ .
 * Thân bài:
 - Nếu là truyện phải phân tích được diễn biến ,nhân vật ,tình tiết nổi bật, 
kết cục của truyện .Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện .
 - Nếu là thơ phải phân tích được cái hay cái đẹp , nêu được ý nghĩa của 
một số câu thơ ,hình ảnh thơ tiêu biểu.Nêu được giá trị của các biện pháp nghệ 
thuật có trong thơ.
 * Đánh giá tác phẩm; nêu cảm nghĩ.
 5.4. Hướng dẫn cách viết một bài cảm thụ thơ văn. 
 Qua quá trình dạy học, tôi thấy đa số các em lớp 4, lớp 5 khi viết một bài 
cảm thụ thơ văn thường có khuynh hướng viết theo kiểu trả lời câu hỏi gợi ý. 
Các em chưa biết cách sắp xếp, lồng ghép sao cho bài viết mạch lạc, có cảm xúc 
hơn. Thậm chí có em còn đặt bút viết ngay mà không cần lập dàn ý. Vậy làm thế 
nào để viết một bài cảm thụ thơ văn hay? Trước hết, cảm thụ thơ văn chính là đi 
tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn. Để giúp các em biết cách cảm 
thụ thơ văn vừa đúng vừa hay, tôi hướng dẫn các em làm theo các gợi ý dưới đây:
 Thứ 1: Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được 
điều gì? Cần nêu bật được ý gì?...)
 Thứ 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu 
trong bài (Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ 
đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen 
thuộc như: So sánh, nhân hóa, điệp ngữ...đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý 
nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc).
 Thứ 3: Nêu được những suy nghĩ, đánh giá của bản thân về nội dung, ý 
nghĩa, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, đoạn văn vừa cảm thụ.
 Ví dụ: Viết bài cảm thụ thơ văn cần bám vào yêu cầu của bài (bài viết cần 
bắt đầu bằng một câu “mở bài” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu 
hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng, có thể 
“kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ) Nắm vững 
yêu cầu về cảm thụ thơ văn ở tiểu học, kiên trì tập luyện từng bước (từ dễ đến 
khó), nhất định học sinh sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ thơ văn, sẽ 
có được năng lực cảm thụ thơ văn tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong 
thơ văn và cuộc sống của chúng ta. Ví dụ cụ thể:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_na.doc