Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn
Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.
Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta ,những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.
Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải viết câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 mới phải viết câu lời giải.Còn đến nay theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, 2 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn
SKKN: “Một số biện giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn.” PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: a. C¬ së lý luËn. Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế. Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta ,những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán. Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải viết câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 mới phải viết câu lời giải.Còn đến nay theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, 2 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau. b. Cơ sở thực tiễn. Ta thấy rằng, giải toán ở tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận dụng kiến thức , các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó , từng bước giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lôgíc . Thông qua giải toán mà học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động mới: Làm việc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc. 2/20 SKKN: “Một số biện giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn.” - Từ những lý luận và kinh nghiệm thực tế để đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng nội dung toán học “giải toán có lời văn” ở lớp 2, tạo hứng thú cho học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hỏi đáp. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp sư phạm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu. Phương pháp điều tra giáo dục. 6. Phạm vi và kế hoạch thực hiện sáng kiến: Thời gian: Từ tháng 10 năm 2019 đến hết tháng 6 năm 2020. Phạm vi nghiên cứu: Dạng toán: - Bài toán nhiều hơn. - Bài toán ít hơn. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Năm học 2019 - 2020, tôi được phân công giảng dạy lớp 2A2 trường Tiểu học Ba Trại A - Ba Vì. Lớp do tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 43 học sinh. Trong đó có 20 học sinh nữ, 23 học sinh nam. Các em sống tập trung ở thôn 6,7 và 8 xã Ba Trại, một số HS đến từ xã Cẩm Lĩnh, phụ huynh hầu như là cán bộ công nhân viên chức, giáo viên rất quan tâm, sát sao với học sinh. Tuy nhiên cũng có nhiều gia đình cũng còn khó khăn về kinh tế, bận làm ăn nên chưa quan tâm hoặc chưa biết cách dạy con học. Nhìn chung các em học sinh ở lớp tôi ngoan, chăm học. Còn một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức còn chậm, khả năng tiếp thu toán cũng như các hoạt động khác còn yếu. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện sáng kiến: Tôi đã tiến hành khảo sát trong lớp để phân loại và nắm trình độ học sinh. vào đầu tháng 10, đề bài như sau: Đề bài: Bài 1: Đặt tính rồi tính. 54 + 22 73 – 50 4/20 SKKN: “Một số biện giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn.” Như chúng ta đã biết trong dạy học có nhiều phương pháp (cả phương pháp truyền thống lần phương pháp đổi mới). Nhưng không có phương pháp nào là toàn năng, mỗi phương pháp đều có những nhược điểm, ưu điểm riêng. Có thể nhược điểm của phương pháp này lại bổ sung cho ưu điểm của phương pháp kia. Chính vì vậy, trong khi dạy học tôi đã kết hợp các phương pháp dạy học với nhau, tuy nhiên phương pháp dạy học lại phụ thuộc nhiều vào nội dung dạy học. Do đó để thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn” Tôi đã lựa chọn và áp dụng một số biện pháp dạy học cho phù hợp. 3. Những biện pháp thực hiện: Biện pháp 1: Củng cố kiến thức cũ lớp 1. Như chúng ta đã biết muốn học được các kiến thức mới, các kiến thức ở lớp trên thì các kiến thức cũ học sinh cần phải nắm chắc. Thông qua việc làm cho học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức cũ này, giúp cho học sinh có “nền móng” để tiếp thu kiến thức mới, đồng thời làm “nảy nở” các kiến thức chưa biết. Ngay sau khi khảo sát chất lượng và nắm được nguyên nhân, tôi đã đi nghiên cứu chương trình toán lớp 1 để bổ sung kiến thức cho các em. Tôi thấy những dạng toán mà học sinh còn yếu kém, bị hổng kiến thức như: + Cộng trừ trong phạm vi 100. + Giải toán có lời văn. Trước hết tôi cho học sinh ôn tập kỹ phần lý thuyết và cách tóm tắt của từng dạng. Sau đó, tôi cho học sinh áp dụng vào làm bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ nắm kiến thức đến rèn luyện kỹ năng, từ vận dụng kiến thức những tình huống tương tự đến những tình huống khác biến đổi. Ví dụ 1: Dạng 1: Lan có 10 cái kẹo, Hà có 18 cái. Hỏi cả hai có bao nhiêu cái kẹo? Dạng 2: (Từ dạng 1 chuyển sang - đối với học sinh khá giỏi) Lan có số kẹo là số nhỏ nhất có hai chữ số. Hà có 38 cái kẹo. Hỏi cả hai có bao nhiêu cái kẹo? Muốn giải được bài ở dạng 2 này, các em cần tìm được “chìa khóa” của bài toán trong các yếu tố đã cho: Số nhỏ nhất có hai chữ số là 10, từ đó số kẹo của Lan là 10 cái. Giáo viên hướng dẫn các em ghi tóm tắt bài và giải. 6/20 SKKN: “Một số biện giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn.” kiến thức cũ bị hổng, đồng thời củng cố ôn lại những kiến thức học sinh chưa nắm chắc. Thực tế cho thấy, sau khi học sinh đã được củng cố ôn luyện kiến thức cũ tốt nhưng để làm đúng được bài toán có lời văn thì việc nắm được kỹ năng giải toán trở nên quan trọng và bức thiết. Chính vì vậy tôi đã đi nghiên cứu và áp dụng biện pháp dạy kỹ năng giải toán. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng giải toá́n . Khác với lớp 2 chương trình cải cách giáo dục, chương trình Toán lớp 2 mới thường được cho dưới các dạng sau: + Lớp 2A có 15 bạn gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai? + Tháng trước tổ em được thưởng 16 cờ, tháng này tổ em được thưởng nhiều hơn tháng trước 5 lá cờ. Hỏi tháng này tổ em được thưởng bao nhiêu lá cờ? ... Nhưng dù ở hình thức nào, dạng nào tôi cũng tập trung luyện cho học sinh các kĩ năng: Tìm hiểu nội dung bài toán, tìm cách giải bài toán và kĩ năng trình bày bài giải, được tiến hành cụ thể qua các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán. Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: “ ít hơn”, “ nhiều hơn”, “tất cả”. Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đăt câu hỏi đàm thoại: “ Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì?” và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán. Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh hoạ để các em tìm hiểu, nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập. Bước 2: Tìm cách giải bài toán. a. Chọn phép tính giải thích hợp: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “ phép cộng” 8/20 SKKN: “Một số biện giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn.” Song, trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể tôi đưa cho các em suy nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm ra các câu lời giải đúng và hay nhất phù hợp với câu hỏi của bài toán đó. Tuy nhiên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách hay nhất (cách 1) còn các cách kia giáo viên đều công nhận là đúng và phù hợp nhưng cần lựa chọn để có câu lời giải là hay nhất để ghi vào bài giải. Bước 3: Trình bày bài giải: Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn học sinh đã phải tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy định. - Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm tắt, sau gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch chân), câu lời giải ghi cách lề khoảng 2 -> 3 ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3 chữ, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải ( thường cách lề 5 ô) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa). Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập. Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em. Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng trực tiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn, tôi đã cho học sinh làm một số dạng bài tập giải toán có lời văn như sau: Ví dụ 1: Nam có 6 lá cờ, Hùng có 9 lá cờ. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu lá cờ? Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như sau: Tóm tắt Bài giải 10/20 SKKN: “Một số biện giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn.” vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học. Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng của thầy và trò. Căn cứ vào đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học là từ đồ dùng trực quan để phát triển tư duy cụ thể => tư duy trừu tượng. Thông qua đồ dùng giáo viên huy động được sự chú ý của tất cả các giác quan của học sinh tham gia vào hoạt động. Chương trình toán lớp 2 có nội dung rất nhiều các dạng toán mới như: Bài toán về nhiều hơn, Bài toán về ít hơn, hình chữ nhật, hình tứ giác, ki- lô- gam, thực hành xem lịch, thực hành xem đồng hồ... Để các em bắt đầu làm quen và hiểu được đúng, nhanh các dạng toán đó, người viết sách đã phải nghiên cứu và đưa ra các đồ dùng trực quan để minh họa cho các em dễ hiểu và dễ hình dung hơn (vì các em còn nhỏ, chưa nhận thức và hình dung đúng). Thông qua đồ dùng trực quan, hình ảnh vật thật, giáo viên hướng dẫn để học sinh tự phát hiện ra, tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Trong chương trình toán lớp 2, tất cả các dạng bài mới của dạng toán đều sử dụng đồ dùng trực quan, nhất là các dạng toán như: nhiều hơn, ít hơn, hình chữ nhật, Ngoài ra còn có nhiều bài tập phải sử dụng đồ dùng. Tôi thấy đồ dùng đã góp phần lớn vào thành công của một tiết dạy, nó giúp cho bài học sinh động, dễ hiểu và có hiệu quả. Tuy nhiên giáo viên phải biết cách sử dụng đồ dùng hợp lý với từng bài, từng thời điểm của một tiết dạy. Phải biết sử dụng đồ dùng kết hợp với phương pháp gợi mở, điều này giúp học sinh sử dụng đồ dùng một cách nhanh, thuận lợi và chính xác. Đồng thời giúp học sinh thông qua đồ dùng để dễ hiểu, dễ hình dung nội dung bài học. Chính vì vậy học sinh được hoạt động nhiều hơn, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Ví dụ: (SGK toán 2 – trang 34): Tôi phải sử dụng nam châm hoặc bảng gài và mô hình quả cam. Sau khi học sinh đọc đầu bài giáo viên thực hành gài đồ dùng lên bảng (giáo viên dùng phương pháp gợi mở để học sinh trả lời , giáo viên thực hành gài đồ dùng luôn ở bảng lớp). Hàng trên có 5 quả cam (giáo viên gài 5 quả cam) Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam (giáo viên giải thích và gài thêm 2 quả cam ở hàng dưới) 12/20 SKKN: “Một số biện giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn.” sánh và sau ít lâu tôi đã thấy rõ hiệu quả của phương pháp. Vì vậy tôi đã tiến hành áp dụng phương pháp “VUI MÀ HỌC”vào trong các giờ học. Biện pháp 5 : Vui mà̀ học “trò̀ chơi, phó́ng viên, sắm vai, tiếp sứ́c” Căn cứ vào đặc điểm của học sinh tiểu học là các cháu rất thích hoạt động. Thông qua hoạt động phát triển tư cho học sinh, đặc biệt là tư duy toán học. Học sinh tiểu học đang là tư duy cụ thể, muốn được mắt thấy tai nghe, tay sờ, thích được trực tiếp thì sẽ nhớ lâu. Ngày nay ngành giáo dục đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Người thầy chỉ là tổ chức, điều khiển, hướng dẫn còn học sinh là người chủ động, tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên việc vừa học vừa chơi giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy hình thức dạy học cũng phải thay đổi, không chỉ còn là hình thức dạy học cả lớp nữa mà có hình thức dạy học cá nhân, học nhóm, học cả lớp. Đối với học sinh tiểu học, các em còn đang độ tuổi ham chơi thích khám phá cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là phát hiện cái mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu. Chính vì lý do đó thông qua các hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập rất phù hợp với học sinh tiểu học. Do vậy, để một tiết học đạt được “nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả” và khắc sâu được kiến thức trọng tâm của bài cho các em, tôi thường xuyên lồng các trò chơi vào trong học tập hoặc các trò chơi liên quan đến nội dung học tập. Qua các trò chơi sắm vai, tiếp sức, hái hoa dân chủ, trắc nghiệm sẽ giúp các em khắc sâu hơn kiến thức trọng tâm của bài, giúp các em nhớ lâu đồng thời tạo không khí thoải mái, sinh động cho tiết học. Ví dụ 1: Trong những tiết học toán, luyện toán của dạng bài: Ôn dạng bài toán có lời văn . Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đố bạn”. Đại diện nhóm A ra đề: Bao ngô: 15 kg Bao gạo nặng hơn bao ngô 10 kg Bao gạo : ? kg Nhóm B tập trung tìm nhanh câu trả lời, kết quả (nói miệng). Nhóm A nêu đáp án và nhận xét nhóm B trả lời đúng hay sai. Qua trò chơi “Đố bạn” giúp các em nắm chắc và hiểu sâu kỹ hơn về dạng toán mình được học, biết được nhiều cách trả lời cho mỗi phép tính. Sau mỗi trò chơi như vậy tôi thường xuyên tuyên dương, khích lệ các tổ, cá nhân trả lời đúng và nhanh, động viên các tổ, cá nhân trả lời chưa chính xác, chậm. 14/20 SKKN: “Một số biện giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn.” các dạng toán. Ngoài ra nhiều em giải được các bài toán nâng cao, mở rộng ở các tài liệu tham khảo, nhiều em làm được các bài toán khó, nhanh, có cách giải hay, độc đáo, trình bày bài khoa học, sạch đẹp. Qua học toán còn giúp các em rèn chữ rèn người. Sau thời gian áp dụng các biện pháp dạy học trên, tôi đã khảo sát thực tế trên học sinh lớp mình ở tháng 12 ( cuối học kì I ) với đề bài như sau: Đề bài: Bài 1: Mẹ 37 tuổi. Bố hơn mẹ 5 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi? Bài 2: Lớp 2A có 32 học sinh. Lớp 2B có ít hơn lớp 2A là 3 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh? Kết quả đạt được như sau: - 40 em biết tóm tắt, giải đúng toán, viết đúng đáp số (đạt 93,0%) - 3 em tính toán còn nhầm lẫn. (đạt 7,0%) - 3 em biết tóm tắt, giải đúng dạng toán, viết đúng đáp số. Tuy nhiên quên không viết danh số. (đạt 7,0%) - 3 em viết lời giải của bài 1 còn thiếu chính xác : “Bố tuổi là:/ Bố số tuổi là:”(đạt 7,0%) - 43 em tiếp thu toán nhanh, say mê học toán (đạt 100%). *Tổng hợp: Khảo Số Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 sát HS SL % SL % SL % SL % Đầu 43 10 23,3 17 39,5 16 37,2 0 0 năm Cuối 43 40 93,0 3 7,0 0 0 0 0 HKI 16/20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_giup_hoc_sinh_lop_2_giai_t.doc