Sáng kiến kinh nghiệm Một số bện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1 (bộ sách Cánh diều)

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

Để nâng cao chất lượng quản lí lớp học tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:

3.1. Biện pháp 1: Rèn phát âm chuẩn cho học sinh

Do học sinh lớp 1 mới học đọc, học viết nên việc phát âm còn gặp một số vấn đề. Từ việc phát âm sai, dẫn đến việc các con viết sai chính tả, hiểu sai nghĩa của từ ngữ. Vì vậy, giáo viên cần đưa ra các giải pháp cụ thể để giúp học sinh khắc phục lỗi phát âm.

  1. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu

3.1.2. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm

3.1.3. Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian

3.2. Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt hệ thống bài tập nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả

Bên cạnh việc rèn phát âm chuẩn, giáo viên cần sử dụng linh hoạt hệ thống bài tập để giúp cho học sinh nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả. Cụ thể trong phần này, tôi đưa ra một hệ thống bài tập mà giáo viên có thể sử dụng trong phần chính tả âm - vần để rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng và giải quyết các bài tập này đều bắt nguồn từ việc sử dụng ba phương pháp mà tôi đã đề cập ở trên. Trong phần chính tả đoạn bài, tôi quan tâm nhiều tới việc rèn cho trẻ không sai về lỗi trình bày, thì phần chính tả Âm vần chú trọng tới rèn kỹ năng về việc viết đúng phụ âm đầu, thanh điệu và vần. Mặc dù, đa số học sinh thuộc phương ngữ Bắc Bộ ít sai lỗi chính tả về thanh điệu tuy nhiên vẫn còn có một số trường hợp còn mắc phải. Vì vậy, trong phần này, tôi vẫn đưa ra một số bài tập để giúp các em rèn kỹ năng viết đúng chính tả một cách triệt để nhất.

3.2.1. Sử dụng hệ thống bài tập điền từ để sửa lỗi phụ âm đầu

3.2.2. Sử dụng hệ thống bài tập điền từ để sửa lỗi phần vần

3.3. Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức học tập tạo hứng thú cho học sinh

Qua trò chơi, học sinh vừa củng cố kiến thức vừa được mở rộng thêm vốn từ ngữ, hiểu và nắm được nghĩa của các từ, đồng thời rèn cho học sinh khả năng hợp tác khi tham gia trò chơi.

3.3.1. Trò chơi áp dụng cho dạng bài chính tả sửa lỗi phụ âm đầu

Trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt

Trò chơi: Điền vào chỗ trống

Trò chơi: Tìm nhà cho chữ

3.3.2. Trò chơi áp dụng cho dạng bài chính tả sửa lỗi phần vần

3.4. Biện pháp 4: Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét, chấm chữa bài cho học sinh.

Để giúp HS viết đúng chính tả ngoài các biện pháp đã nêu trên thì việc thực hiện tốt việc chấm, chữa, nhận xét bài cho học sinh sau khi viết xong là vô cùng quan trọng.

Việc học sinh tự sửa lỗi sai của mình hoặc của bạn cũng chính là một cách giúp học sinh nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả.

3.5. Biện pháp 5: Tăng cường khen thưởng, động viên sự tiến bộ của học sinh

Song song với các biện pháp trên, tôi thường dùng biện pháp tổ chức cho học sinh: “Thi viết đúng, viết đẹp” các từ khó ở đầu giờ học, các em rèn viết trong bảng con, giáo viên nhận xét thưởng sao thi đua theo từng tổ, khen thưởng động viên khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Đối với học sinh không sai lỗi trong các vở học, trình bày sạch sẽ, tôi thường khuyến khích, khen thưởng các em bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, nhãn tên, stickco giáo viên tuyên dương trước lớp để các bạn noi gương.

docx 28 trang Tú Anh 02/12/2024 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1 (bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1 (bộ sách Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1 (bộ sách Cánh diều)
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Kính gửi: Hội đồng Khoa học huyện Ba Vì
 Ngày Trình độ 
 Chức 
 Họ và tên tháng chuyên Tên SKKN
 Nơi công tác danh
 năm sinh môn
 Nguyễn 20/07/1987 Trường Tiểu Giáo Đại học Một số bện pháp nâng cao 
 Thị Thùy học Khánh viên kĩ năng viết đúng chính tả 
 Dung Thượng cho HS lớp 1.
 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Đầu tháng 
10 năm 2022.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Để nâng cao chất lượng quản lí lớp học tôi đã áp dụng một số biện pháp 
sau:
 3.1. Biện pháp 1: Rèn phát âm chuẩn cho học sinh
 Do học sinh lớp 1 mới học đọc, học viết nên việc phát âm còn gặp một số 
vấn đề. Từ việc phát âm sai, dẫn đến việc các con viết sai chính tả, hiểu sai 
nghĩa của từ ngữ. Vì vậy, giáo viên cần đưa ra các giải pháp cụ thể để giúp học 
sinh khắc phục lỗi phát âm.
3.1.1. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu
3.1.2. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm
3.1.3. Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian
 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt hệ thống bài tập nhằm nâng cao kĩ 
năng viết đúng chính tả
 Bên cạnh việc rèn phát âm chuẩn, giáo viên cần sử dụng linh hoạt hệ 
thống bài tập để giúp cho học sinh nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả. Cụ thể 
trong phần này, tôi đưa ra một hệ thống bài tập mà giáo viên có thể sử dụng 
trong phần chính tả âm - vần để rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh. 
Tuy nhiên, việc vận dụng và giải quyết các bài tập này đều bắt nguồn từ việc sử 
dụng ba phương pháp mà tôi đã đề cập ở trên. Trong phần chính tả đoạn bài, tôi 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Đó là sự ủng hộ của nhà trường và về các trang thiết bị dạy học như tivi, 
máy tính, cũng như sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên lớp 1B.
 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 Sau thời gian thực hiện “Một số bện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính 
tả cho HS lớp 1” cho thấy qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực hiện 
trong lớp từ tháng 19/2022 đến tháng 3 năm 2023 kết quả đạt được như sau:
 - Học sinh khi viết chính tả đã đẹp hơn và không còn mắc những lỗi sai 
 phụ âm đầu, thanh hay các vần nữa. Học sinh viết chữ đẹp và cẩn thận hơn rất 
 nhiều.
 - Trong giờ học chính tả, sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, 
các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “học 
mà vui, vui mà học”. Các em rất hào hứng trong những tiết học.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Khánh Thượng, ngày 27 tháng 3 năm 2023
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 2
năng viết đúng chính tả cho học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề 
tài “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 
1”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Tìm hiểu thực trạng việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1.
 - Xây dựng các biện pháp cụ thể giúp giáo viên lớp 1 rèn đúng chính tả cho học sinh.
 - Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1B, 
trường Tiểu học Khánh Thượng do tôi làm chủ nhiệm lớp.
 4. Thời gian nghiên cứu
 Từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2022: Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu 
thực trạng.
 Từ tháng 10/2022 đến hết tháng 2/2023: Tiến hành thực nghiệm tại nhóm 
lớp và lập đề cương sáng kiến.
 Tháng 3/2022: Đánh giá kết quả thực hiện và trình bày hoàn thiện sáng 
kiến. 
 5. Phạm vi nghiên cứu 
 - Địa bàn nghiên cứu: HS lớp 1B - Trường Tiểu học Khánh Thượng.
 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
 - Phân tích tổng hợp các tài liệu.
 - Phân loại các tài liệu.
 - Phương pháp so sánh.
 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 - Phương pháp điều tra. 
 - Phương pháp đàm thoại. 
 - Phương pháp thực nghiệm.
 6.3. Phương pháp hỗ trợ: 
 - Phương pháp thống kê toán học.
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 4
 Chữ Quốc ngữ được xây dựng trên cơ sở của bộ chữ cái La tinh gồm 26 kí 
hiệu cơ bản. Mỗi kí hiệu biểu hiện một âm vị tương ứng trong ngôn ngữ. Vì thế, 
chữ viết tiếng Việt là một chữ được ghi âm tương đối hợp lí. Ở cấp độ âm tiết, 
nói chung có sự đối ứng một - một giữa âm và chữ “phát âm thế nào thì viết thế 
ấy”. Đối với người Việt Nam, có một số lượng lớn âm tiết mà ai cũng có thể viết 
đúng chính tả dễ dàng. Như vậy, về cơ bản, chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ 
âm giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Trong tiết bài tập hay tập 
chép hoặc nghe - viết, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng (đúng chính tả) 
bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh. 
 Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm nhưng trong thực tế muốn viết 
đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa từ là một trong 
những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Vì vậy, việc đặt một hình thức 
ngữ âm nào đó trong từ (mỗi từ gắn với một nghĩa xác định) sẽ giúp học sinh dễ 
dàng viết đúng chính tả. 
 1.2.2. Cơ sở tâm lí học 
 Viết chữ và viết đúng không chỉ là những vận động cơ bắp mà còn là 
những thao tác trí óc của người viết. Kỹ năng chính tả bao gồm các cử động phối 
hợp thuần thục của ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay để sử dụng bút thực hiện 
đúng các chữ, đảm bảo sự khác biệt và tốc độ viết chữ nhanh. Mức độ thông thạo 
của chính tả thể hiện ở việc viết đúng các chữ cái ở mọi vị trí cần thiết của chúng, 
phụ thuộc vào hoạt động cơ bắp và thần kinh của cơ thể trực tiếp tham gia hoạt 
động viết. Học sinh Tiểu học thường có trí nhớ chủ định và không chủ định đang 
phát triển. Ở lứa tuổi của học sinh lớp 1 ghi nhớ không chủ định giữ vai trò quan 
trọng, các em thường học thuộc bài một cách máy móc theo tài liệu (đúng từng 
câu, từng chữ). Sự chú ý vẫn còn gắn với một động cơ ngắn, chẳng hạn: siêng 
phát biểu để được cô khen, để được bố mẹ thưởng Sự chú ý của các em còn 
chưa bền vững do quá trình ức chế còn yếu. Vì vậy, các em không thể tập trung 
chú ý lâu vào công việc mà dễ bị phân tán. Sự chú ý tốt nhất của học sinh lớp 1 
chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Vì thế trong quá trình dạy học Tiếng Việt nói 
chung và quá trình rèn viết đúng chính tả nói riêng, giáo viên cần đa dạng hoá các 
phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học nhằm duy trì sự chú ý và hứng thú 
học tập của học sinh. Ngoài ra, xét về mặt sinh lý, trạng thái chú ý của các em học 
sinh bị quy định ở chỗ trên bán cầu đại não xuất hiện một trung tâm kích thích 
hưng phấn của các tế bào thần kinh. Đặc biệt trong hoạt động học tập, việc tạo ra 
các hưng phấn đó cho học sinh là điều kiện đảm bảo cho giảng dạy. Trạng thái 
chú ý được xuất hiện và được duy trì nhờ hứng thú của học sinh đối với công việc 
học tập. Xuất phát từ đặc điểm đó, trong tiết bài tập Tiếng Việt hay tiết tập chép 
và Nghe - viết, cần sử dụng các phương thức thích hợp có tác dụng khiêu gợi và 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 6
 Dạng 
 Chính tả đoạn - bài Chính tả âm – vần
 bài
 Tổng số Học sinh viết Học sinh viết Học sinh Học sinh
học sinh: đúng sai viết đúng viết sai
 34 SL % SL % SL % SL %
 Đầu HK2 20 58,8% 14 41,2% 19 55,9% 15 44,1%
 2.2. Nguyên nhân viết sai lỗi chính tả của học sinh lớp 1
 Đối với người giáo viên Tiểu học phải biết được nguyên nhân viết sai lỗi 
chính tả của học sinh để đề ra các biện pháp thích hợp sửa lỗi chính tả cho học 
sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và thực hiện mục tiêu của 
giáo dục Tiểu học. Bởi chỉ trên cơ sở học sinh viết đúng mới hiểu đúng và cảm 
thụ đúng các bài văn, bài thơ trong chương trình. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận 
thấy giáo viên và học sinh có những điểm hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới chất 
lượng dạy – học các bài tập Tiếng Việt. Cụ thể như sau:
 Về phía giáo viên:
 - Giáo viên kì vọng quá nhiều vào học sinh, nghĩa là giáo viên luôn có suy 
nghĩ rằng học sinh của mình đã hiểu bài và chắc chắn các em sẽ viết bài đúng và 
cẩn thận. Tuy nhiên trên thực tế thì ngược lại.
 - Nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh còn 
hạn chế.
 - Giáo viên chủ quan luôn nghĩ rằng cách tổ chức học tập của mình gây sự 
hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả cao. 
 - Giáo viên chưa nghiêm túc chấm, chữa và sửa lỗi cho từng HS dẫn đến 
HS lần sau viết bài vẫn mắc lại lỗi sai như những lần trước.
 - Giáo viên chưa tổ chức cho học sinh khai thác hệ thống bài tập Tiếng 
Việt (đặc biệt là dạng bài tập Tiếng Việt phân biệt nhằm nâng cao kĩ năng viết 
đúng chính tả cho học sinh) mà chỉ chú trọng vào phần bài viết. 
 Về phía học sinh:
 Qua quá trình khảo sát và thực nghiệm ở lớp 1, tôi nhận thấy như sau:
 Thứ nhất, những bài tập chép hay nghe - viết, học sinh viết cẩu thả, chữ 
xấu, bẩn, thường tập trung ở các học sinh hiếu động. Ở lứa tuổi này, các em vẫn 
còn ham chơi, chưa có ý thức tầm quan trọng của kĩ năng viết đúng chính tả 
trong thực tiễn. Hơn nữa, khả năng tập trung của các em còn hạn chế, bản tính 
lại hiếu động, chưa quen với hoạt động học tập liên tục trên lớp, nên với các bài 
Nghe - viết, các em không tập trung chú ý, nghe không rõ dẫn tới viết sai chính 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 8
 Giáo viên mô tả cấu âm của một âm nào đó rồi hướng dẫn học sinh phát 
âm theo. 
 Với phụ âm cần mô tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm. Tôi đã tiến 
hành sửa từng âm:
 - Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ: Để luyện đọc đúng /p/, tôi đã hướng dẫn 
học sinh bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn để phát âm. Khi phát âm 
/b/ thì đọc nhẹ hơn, không cần bật hơi.
 - Sai phát âm /n/ nờ - /l/ lờ lẫn lộn: Học sinh hay phát âm lẫn giữa l/n, ch/tr, 
d/gi và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào. Để chữa 
lỗi phát âm cho học sinh, tôi hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi 
lên phía bên trên lợi của hàm trên, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi vào mặt 
trong của hàm răng...
3.1.3. Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian
 Là biện pháp chuyển từ âm sai về âm đúng qua âm trung gian. Biện pháp 
này thường được dùng để chữa từ thanh nặng về thanh hỏi, thanh sắc về thanh 
ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh, tôi đã làm công việc tạo mẫu luyện cho trẻ 
phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm các tiếng có thanh hỏi ngã cần qua 
các bước sau đây: 
 - Đầu tiên ghép các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. 
 Ví dụ: hỏi: sỏi, thỏi, gỏi.
 ngã: bã, đã, giã, mã.
 - Tiếp theo ghép các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. 
 Ví dụ: hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) 
 ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở).
 - Cuối cùng ghép bất kỳ âm đầu các vần với các thanh.
3.1.4. Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh
 Chẳng hạn, âm vực của thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh 
không) nên tập hát thanh sắc (hoặc thanh không) thành thanh huyền rất thuận 
lợi. 
Ví dụ: Cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cách tập cho các em câu hát 
''Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng''.
 Tóm lại, để giúp học sinh khắc phục được lỗi viết sai chính tả, việc đầu 
tiên người giáo viên cần làm, đó là rèn cho học sinh cách phát âm chuẩn. Dần 
dần, thói quen đó hình thành kĩ năng. Và khi học sinh phát âm đúng thì việc viết 
đúng chính tả sẽ không còn quá khó khăn.
 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt hệ thống bài tập nhằm nâng cao kĩ 
năng viết đúng chính tả
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 10
cách rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh, cụ thể là giúp các em không 
còn mắc lỗi chính tả nữa.
 3.2.1. Sử dụng hệ thống bài tập điền từ để sửa lỗi phụ âm đầu
 Đây là loại bài tập mà người ta đưa ra một số từ, câu, đoạn văn hoặc câu 
đố trong đó có một số tiếng chứa các âm, vần dễ lẫn yêu cầu học sinh tìm các 
tiếng, âm, vần thích hợp điền vào chỗ trống để được các từ, câu, đoạn văn đúng. 
Để thực hiện bài tập này học sinh phải có kiến thức cơ bản về ngữ âm, các em 
phải đọc để hiểu nghĩa của từ có chứa đơn vị cần điền. Việc sử dụng loại bài tập 
này giúp các em phân biệt được các âm, vần dễ lẫn lộn khi viết. 
 Bài tập minh họa 
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống ng hay ngh?
 Bé ........ủ, củ .........ệ, con .........ao, rau .......ót
 (Tiếng Việt 1 – tập 2/trang 27)
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống c hay k?
 Chim bồ ....âu, con .....iến, .......ột điện, cái ....éo
 (Tiếng Việt 1 – tập 2/trang 16)
 Loại bài tập điền từ được sử dụng trong quá trình dạy học khi giới thiệu bài 
hoặc trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập sẽ có hiệu quả trong việc rèn 
kỹ năng viết chính tả cho học sinh tiểu học. Giáo viên có thể đưa một bài tập bất 
kì cho học sinh thực hiện. Qua đó, giáo viên giới thiệu về nội dung của bài mới. 
Hay trong quá trình dạy bài mới, giáo viên có thể đưa bài tập điền từ giúp học 
sinh có hứng thú trong quá trình học tập và việc thực hiện bài tập thì học sinh sẽ 
có kiến thức của bài học. Ngoài ra giáo viên sử dụng bài tập điền từ để kiểm tra 
bài cũ. Khi giải quyết các bài tập này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực 
quan hoặc so sánh, đối chiếu sẽ mang lại những hiệu quả tốt khi dạy những hiện 
tượng chính tả khó giải thích (do khả năng ghi nhận của học sinh hoặc trường hợp 
chính tả không có mẹo, luật hoặc do đối tượng học sinh còn ở lớp nhỏ, khả năng 
tiếp nhận còn hạn chế). 
 Ở bài tập 1, cần giúp học sinh lựa chọn ng hay ngh để điền vào chỗ chấm. 
Để điền đúng được bài tập này, học sinh cần phải nhớ được quy tắc “ngh” chỉ đi 
với 3 nguyên âm là “i, e, ê”; còn “gh” sẽ đi với các nguyên âm còn lại. Nhớ được 
quy tắc này, học sinh sẽ vận dụng được vào trong quá trình viết chính tả để có thể 
viết đúng. Sau khi học sinh điền, giáo viên có thể giúp học sinh phân biệt nghĩa của 
các từ để giúp các em ghi nhớ, khắc sâu kiến thức, đồng thời tránh sai sót trong 
những bài tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần giải thích cho học sinh: “nghếch” mang 
nghĩa là: đưa một sự vật hơi chếch lên cao.
 Việc giải thích nghĩa kết hợp với hình ảnh hoặc đặt câu sẽ giúp học sinh 
phân biệt và viết đúng chính tả trong các văn cảnh khác nhau.
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 12
 b) Chuẩn bị: Hình ảnh hoặc mẫu thực các sự vật, đồ vật, con vật, mà 
tên của chúng có chứa các phụ âm đầu dễ lẫn cần phân biệt. Có thể sử dụng trình 
chiếu hoặc quan sát trực tiếp.
 c) Cách tiến hành: GV chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội gồm từ 3 đến 4 em. 
Các đội tự đặt tên (Ví dụ: Sơn ca, vịt con, siêu nhân, ). GV cho HS quan sát 
các hình ảnh. Sau đó, các em phải nhận diện, ghi nhớ tên các, con vật, cây cối, 
đã được quan sát để lên bảng viết tên. GV quy định thời gian chơi (tùy thuộc 
vào thời gian tiết học, số lượng hình ảnh, mẫu vật để HS quan sát). Sau khi có 
hiệu lệnh bắt đầu chơi, các bạn trong 2 đội lần lượt lên bảng viết. Bạn thứ nhất 
viết xong quay trở về trao phấn (bút) cho bạn tiếp theo bạn đó mới được tiếp tục. 
Các bạn ở dưới lớp vỗ tay cổ vũ. Hết thời gian, đội chơi nào viết nhanh và đúng 
chính tả nhiều từ hơn thì đội đó thắng cuộc. Nếu có đội viết nhanh nhưng sai 
nhiều từ hơn vẫn bị thua đội chậm đúng nhiều từ hơn. 
 d) Ứng dụng trò chơi này trong một số bài sau:
 Nghe - viết: Bầy thỏ biết ơn mẹ (phân biệt r/d/gi).
 Nghe - viết: Nhận lỗi (phân biệt r/d/gi).
 e) Minh họa 
 Ứng dụng trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt” trong bài chính tả: “Nghe - 
viết: Bầy thỏ biết ơn mẹ” để giúp HS phân biệt phụ âm đầu r/d/gi, ghi nhớ cách 
viết đúng một số từ chứa phụ âm đầu r/d/gi.
 GV chuẩn bị các hình ảnh: cái rổ, dây chun, tờ giấy, con giun, bút dạ, cặp 
da, chai rượu, cái giẻ lau, cái rèm, bao diêm, giá đỗ.
 Cách chơi: GV chọn 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 4 bạn, xếp thành hàng 
dọc và tự đặt tên cho đội mình. Các bạn còn lại vỗ tay cổ vũ. GV quy định thời 
gian chơi và phổ biến luật chơi. Các em sẽ được quan sát, nhận diện các hình 
ảnh này trong vòng 1 phút. Khi GV hô bắt đầu thì HS đầu hàng sẽ chạy lên bảng 
viết tên hình ảnh mà mình quan sát được, viết xong HS đó quay trở về cuối hàng 
cho HS tiếp theo lên viết. Tiếp tục như vậy đến khi hết thời gian quy định. Hai 
đội chơi cùng nhau hết thời gian đội nào viết nhanh đúng nhiều từ hơn đội đó 
thắng. Có đội viết nhanh được nhiều từ nhưng sai vẫn bị thua. Kết thúc trò chơi, 
GV tiến hành nhận xét quá trình tham gia trò chơi của 2 đội, đưa ra nhận xét từ 
nào viết r từ nào dùng d, gi theo quy tắc để HS ghi nhớ. 
 Chú ý: Khi tổ chức các trò chơi này, giáo viên cần chọn các con vật, đồ 
vật, cây cối,  thân thuộc với học sinh. Kết thúc trò chơi GV nên cho HS quan 
sát, giới thiệu lại hết các hình ảnh để HS ghi nhớ. Hoặc có thể cho HS viết lại 
các từ vào vở nếu còn thời gian. 
 Trò chơi: Điền vào chỗ trống 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ben_phap_nang_cao_ki_nang_viet.docx