Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử Lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
Di sản là tài nguyên tri thức phong phú và vô tận để học tập suốt đời. Di sản ngày càng chứng minh vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, là môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa, là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong tất cả các bậc học, việc giáo dục di sản trong nhà trường đã tác động lớn đến học sinh, trong đó, đặc biệt là về tư tưởng, tình cảm. Thông qua đó học sinh sẽ nhận thức giá trị của những di sản xung quanh, từ đó có thái độ, hành vi đúng đắn, có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản. Hiện nay, ở các trường phổ thông, việc đưa di sản vào dạy học cũng đã được chú ý đến, nhưng hiệu quả chưa cao, số lượng các trường học tổ chức được các buổi học trải nghiệm tại nơi có di sản không nhiều. Công tác giáo dục di sản muốn hiệu quả hơn cần có sự chung tay từ nhiều phía và cần có những thay đổi trong việc tiếp cận về giáo dục di sản cho học sinh. Sử dụng di sản để dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh có được những biểu tượng cụ thể, sinh động về lịch sử dân tộc. Hiểu rõ các di sản này, học sinh sẽ hiểu hơn tiến trình lịch sử đang học, càng thêm yêu quê hương, đất nước. Điều đó sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và hướng tới dạy học gắn liền với thực tiễn.
Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đã quy định cụ thể về việc lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa), bao gồm những nội dung: 1) Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các nội dung liên quan đến di sản và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật; 2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; dạy học tại nơi có di sản văn hóa; tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện… Hiện nay, Việt Nam có 27 di sản được UNESCO vinh danh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự hiểu biết của học sinh về các di sản còn nhiều hạn chế, điều đó thật đáng lo ngại, bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”.
Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đã quy định cụ thể về việc lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa), bao gồm những nội dung: 1) Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các nội dung liên quan đến di sản và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật; 2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; dạy học tại nơi có di sản văn hóa; tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện… Hiện nay, Việt Nam có 27 di sản được UNESCO vinh danh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự hiểu biết của học sinh về các di sản còn nhiều hạn chế, điều đó thật đáng lo ngại, bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử Lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử Lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
động ngoại khóa 2.1. Tổ chức thi hát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong trường học 37 2.2. Tổ chức câu lạc bộ Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong trường học 38 2.3. Tổ chức triển lãm sưu tầm tranh ảnh về các di sản ra báo học tập 40 2.4. Tổ chức trò chơi kéo co 40 2.5. Tổ chức trải nghiệm và tham quan 42 3. Đề xuất các biện pháp cần bảo tồn các di sản vì sự phát triển bền vững 44 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 45 5. Thực nghiệm sư phạm 48 PHẦN III. KẾT LUẬN 50 Phụ lục Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Di sản là tài nguyên tri thức phong phú và vô tận để học tập suốt đời. Di sản ngày càng chứng minh vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, là môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa, là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong tất cả các bậc học, việc giáo dục di sản trong nhà trường đã tác động lớn đến học sinh, trong đó, đặc biệt là về tư tưởng, tình cảm. Thông qua đó học sinh sẽ nhận thức giá trị của những di sản xung quanh, từ đó có thái độ, hành vi đúng đắn, có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản. Hiện nay, ở các trường phổ thông, việc đưa di sản vào dạy học cũng đã được chú ý đến, nhưng hiệu quả chưa cao, số lượng các trường học tổ chức được các buổi học trải nghiệm tại nơi có di sản không nhiều. Công tác giáo dục di sản muốn hiệu quả hơn cần có sự chung tay từ nhiều phía và cần có những thay đổi trong việc tiếp cận về giáo dục di sản cho học sinh. Sử dụng di sản để dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh có được những biểu tượng cụ thể, sinh động về lịch sử dân tộc. Hiểu rõ các di sản này, học sinh sẽ hiểu hơn tiến trình lịch sử đang học, càng thêm yêu quê hương, đất nước. Điều đó sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và hướng tới dạy học gắn liền với thực tiễn. Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đã quy định cụ thể về việc lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa), bao gồm những nội dung: 1) Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các nội dung liên quan đến di sản và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật; 2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; dạy học tại nơi có di sản văn hóa; tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện Hiện nay, Việt Nam có 27 di sản được UNESCO vinh danh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự hiểu biết của học sinh về các di sản còn nhiều hạn chế, điều đó thật đáng lo ngại, bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Khai thác các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận vào giảng dạy lịch sử lớp 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”. 1 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm di sản. Di sản là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc, văn hoá dân tộc, có những giá trị về tự nhiên, những giá trị văn hoá vật thể hoặc phi vật thể được để lại từ xa xưa vả tồn tại cho tới ngày nay, đó chính là tài sản của mỗi quốc gia (Bộ GD và ĐT, 2013). 1.1.1. Di sản vật thể thế giới 1.1.1.1. Di sản thiên nhiên Trong Công ước về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (UNESCO, 1972), những loại hình thuộc về di sản thiên nhiên bao gồm: Các cấu tạo tự nhiên (natural features): bao gồm các thành tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó mà xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu Các thành tạo địa chất và địa văn (geological and physiographical formations) và các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe doạ mà, xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi tiếng toàn cầu Các địa điểm tự nhiên (natural sites) hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng cụ thể mà, xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có giá trị nổi tiếng toàn cầu. Như vậy, những di sản thiên nhiên là những tuyệt tác do thiên nhiên tạo ra cùng với quá trình thành tạo của Trái đất. Các đặc trưng tự nhiên bao gồm thành tạo hoặc các nhóm thành tạo vật lý hoặc sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; các thành tạo địa chất hoặc địa văn và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi sinh của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo toàn; các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới được xác định chính xác có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn hoặc vẻ đẹp tự nhiên. 1.1.1.2. Di sản văn hoá vật thể Theo khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Di sản văn hoá vật thể bao gồm: 3 + Nghề thủ công truyền thống + Tri thức dân gian. 1.1.3. Di sản tư liệu thế giới Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới) của UNESCO ra đời từ năm 1994. Mục đích của chương trình là để ghi nhận các di sản văn hóa thuộc dạng tư liệu (Documentary Heritage) trên thế giới, đó có thể là cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói (băng ghi âm), hay là bút tích. 1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng di sản Việt Nam được UNESCO công nhận trong dạy học lịch sử lớp 10 *Thứ nhất, DS là nguồn sử liệu gốc tại chỗ, quý giá. DS là một trong những bộ phận của sử liệu trực tiếp, mang tính nguyên gốc, chưa thông qua một lăng kính chủ quan nào. Cho nên, chúng mang tính khách quan, chân thực nhất so với các loại tài liệu khác, là chuẩn mực cho việc nghiên cứu, học tập lịch sử. Đặc biệt hiện nay, đổi mới PPDH lịch sử phải lấy HS và hoạt động học làm trung tâm; sử dụng những kinh nghiệm và tri thức của địa phương; tận dụng khai thác nguồn học liệu tại chỗ là những di sản văn hóa gần gũi, xung quanh môi trường sống, dễ tiếp cận đối với HS. Mọi DS dù được xếp hạng, hay chưa được xếp hạng đều có giá trị, là kho sử liệu vô giá, phản ánh, tái hiện lại các sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng của dân tộc và địa phương trên tất cả các mặt lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật, phong tục tập quán qua các thời kỳ. Vì thế, nó tạo ra khả năng đa dạng để khai thác, sử dụng thường xuyên và hiệu quả trong DH Lịch Sử. * Thứ hai, DS là phương tiện trực quan sinh động, hấp dẫn. Do đặc trưng của kiến thức lịch sử, HS không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, nhân vật... trong quá khứ. Song, cũng như ở các môn học khác, học tập lịch sử vẫn phải tuân theo quy luật của quá trình nhận thức. Trước hết, thông qua các loại tài liệu, HS tiếp thu những kiến thức cơ bản đủ để “trực quan sinh động”, tạo biểu tượng về sự kiện đã xảy ra, làm cơ sở cho “tư duy trừu tượng”, đưa ra các nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm... Tuy nhiên, trong giờ học, lời nói của GV dù có hấp dẫn, sinh động và giàu hình ảnh đến đâu cũng khó có thể tạo hình ảnh cụ thể, chính xác, đầy đủ về hiện thực lịch sử như nó đã xảy ra. Chính vì vậy, sử dụng phương tiện trực quan, đặc biệt là DS đã khắc phục những hạn chế của quá trình nhận thức lịch sử. Các DS dù là vật thật hay ảo (thể hiện qua tranh ảnh, phim) được sử dụng trong dạy học, đều góp phần nâng cao tính trực quan, giúp HS mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng liên quan đến bài học tồn tại trong thực địa bởi “những biểu hiện của các DS là những đồ dùng trực quan đáng tin cậy nhất, là nhân chứng trực tiếp của các thời đại xa rồi”. Khi tìm hiểu, HS phải quan sát, thậm chí tiến hành quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, miêu tả di tích Những nhiệm vụ đó giúp các em tạo biểu tượng cụ thể, chân thực về quá khứ, khắc phục tình trạng “hiện đại hoá” lịch sử, 5 độc đáo trải dài 4.000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 27 di sản được UNESCO vinh danh. Nhóm 2: Các di sản đặc biệt cấp quốc gia và các di sản cấp quốc gia Nhóm 3: Các di sản cấp tỉnh Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt . Những DS trên được các trường học, các GV sử dụng/lồng ghép/tích hợp và đưa vào trong các hoạt động cụ thể của từng trường phổ thông ở mỗi địa phương và nội dung các bài học địa lí, lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc,... Mục đích của việc đưa DS vào trong trường học là để giúp học sinh hiểu biết về giá trị của các DS, qua đó giáo dục các em ý thức gìn giữ, bảo vệ các DS, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, hướng tới việc phát triển toàn diện cho học sinh. Chương trình đưa DS vào trong trường học cần được các trường xây dựng linh hoạt, phù hợp với điều kiện vùng miền, văn hóa dân tộc và phải phù hợp với mọi điều kiện của nhà trường ở các khu vực: nông thôn, thành thị, miền núi, ven biển, hải đảo... và mọi đối tượng học sinh. 2.2. Thực trạng dạy học lịch sử nói chung và sử dụng di sản ở trường THPT nói riêng Qua quá trình giảng dạy và tìm hiểu thực tế ở trường tôi công tác và một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành tôi đã thu được một số kết quả cụ thể như sau: Về phía giáo viên: Việc đưa di sản vào dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS cũng còn khá nhiều tồn tại. Tổ chức tham quan, học tập trải nghiệm tại DS vẫn chỉ mang tính hình thức, “cưỡi ngựa xem hoa”. Việc đưa DS vào trong trường học cũng gặp khó khăn nhất định, nhất là trong việc lựa chọn DS để tích hợp vào bài học và thời gian để tổ chức các hoạt động ngoại khóa Nội dung giáo dục giá trị DS mà các GV thường giáo dục cho HS chủ yếu là ý nghĩa, vai trò và giá trị của DS. Trong khi trên thực tế, các DS ngày càng xuống cấp, cần được bảo vệ thì việc giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo tồn các DS vẫn chưa được sâu sắc. Ngoài ra, mức độ tiến hành giáo dục DS cho học sinh qua bài dạy lịch sử nhìn chung còn thấp, chỉ 30% giáo viên là thường xuyên thực hiện giáo dục DS, đặc biệt vẫn có những GV rất hiếm khi chú ý đến việc này. Về phương pháp của GV trong việc giáo dục DS: qua dự giờ cho thấy, đa số GV đều kết hợp nhiều phương pháp để giáo dục DS cho học sinh. Tuy nhiên, phương 7 lịch sử tại thực địa, tham quan ngoại khóa, các hoạt động ngoài trời như: Hát dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh, Kéo co. Qua thực tiễn dạy học cho thấy các tiết học về lịch sử có sử dụng các di sản thì không khí học tập rất sôi nổi, các em hăng hái phát biểu ý kiến và thảo luận. Tuy vậy, sự hiểu biết về di sản của HS còn hạn chế. Hầu hết học sinh THPT có biết đến những di sản trên địa bàn các em ở vì hàng ngày các em đi qua và đều nhìn thấy nhưng phần lớn các em không hiểu rõ các di sản ở quê hương mình phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử gì. Còn các DS của Việt Nam được UNESCO công nhận có giá trị về mặt lịch sử, khoa học, thẩm mĩ như thế nào thì hầu như các em không biết hoặc biết với mức độ rất hạn chế.. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử thì việc khai thác nội dung và sử dụng DS phải được các GV lịch sử coi trọng. Để tránh tình trạng nặng nề, quá tải cho HS, việc giáo dục di sản cần đa dạng trong hình thức tổ chức dạy và học. Tùy điều kiện của từng địa phương và đặc thù của từng bậc học, cấp học mà mỗi trường có một cách tổ chức phù hợp. Phương thức tổ chức dạy học các nội dung DS trong trường học bao gồm lồng ghép nội dung dạy học DS vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa); xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của DS thông qua tư liệu, hiện vật; tổ chức chăm sóc DS, các hoạt động giáo dục tại DS. Tùy hoàn cảnh và đối tượng mà khuyến khích các hình thức giáo dục di sản khác nhau. Ở thành phố thì giáo dục ở các bảo tàng, các DS văn hóa là quan trọng. Ở vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh không có bảo tàng, xa cách DS thì tập trung giáo dục các di sản vật thể của các dân tộc thiểu số, theo đặc trưng và văn hóa riêng của từng dân tộc, từng vùng miền.( Phụ lục 1 - Phiếu khảo sát học sinh ) Chương 2: Các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận cần khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử lớp 10 1. Giới thiệu các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận 1.1. Di sản vật thể thế giới. 1.1.1. Di sản văn hóa vật thể thế giới Tính đến năm 2022, Việt Nam có 123 Di tích quốc gia đặc biệt, trong đó có 5 di tích được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. 1.1.1.1. Quần thể di tích Cố đô Huế Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. 9 từng giai đoạn phát triển của Chăm Pa cổ. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kỷ IV dưới thời đại vua Phạm Hồ Đạt, là nơi dùng để thờ cúng thần Linga và Shiva. Sau hai thế kỷ tiếp theo, ngôi đền bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Và tới thế kỷ VII, vua Phạm Phạn Chi đã cho xây lại các ngôi đền - di tích còn tồn tại đến ngày nay. Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ mang nhiều dòng chữ quan trọng bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Di tích này đã bị quên lãng cho đến năm 1898, một người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra khu di tích nằm ẩn mình trong rừng, giữa lòng thung lũng xung quanh được 2 ngọn núi hùng vĩ che chở. Ngoài ra, ấn tượng đặc biệt khác khiến thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng đó chính là phần gạch dùng để xây nên các tòa tháp cổ. Những viên gạch được nung và cắt khối, sau đó xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà không hề sử dụng bất kỳ các loại chất kết dính nào. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại. 1.1.1.4. Hoàng thành Thăng Long Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Xuất phát từ Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010, kinh thành chính thức dời về Thăng Long (tên trước đó là Đại La) và các công trình dần được xây dựng. Trong đó nổi bật nhất là đại công trình hoàng thành với mô hình “Tam trùng thành quách”. Theo đó thành gồm có 3 vòng: La thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Giữa La Thành và Hoàng thành là nơi sinh sống của người dân, vòng trong cùng là nơi sinh sống của vua và gia đình hoàng gia. Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích lên đến 18,000 ha, gồm các công trình nổi bật như cổng thành, cung điện, khu khảo cổ Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. 1.1.1.5. Thành Nhà Hồ Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách trung tâm thành phố 45km, cách Hà Nội 140km. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc từng là kinh đô của nước Việt Nam và hiện tại trở thành cảnh đẹp Thanh Hoá, được nhiều du khách ghé thăm. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_cac_di_san_viet_nam_duoc_une.pdf