Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiểu học sửa một số lỗi thường gặp trong trong quá trình học hát

Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí tối ưu và không thể thiếu của con người. Nó là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt cảm xúc, thái độ, tình cảm, tư tưởng của con người. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, các em rất thích môn Âm nhạc. Nhưng để các em hát được một bài hát đúng, hay thì không phải là dễ vì một bản nhạc để thu hút con người cần phải đảm bảo được sự hài hòa giữa giai điệu, nhịp điệu, âm điệu...

Ở bậc Tiểu học, môn Âm nhạc hình hành cho học sinh một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu. Các em được làm quen với một số kĩ năng đơn giản về ca hát, tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của học sinh thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỷ luật, tính chính xác, khoa học. Làm cân bằng hài hòa các hoạt động học tập của các em… Thực hiện tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông 2018, hiện nay trong các các cơ sở giáo dục đang đổi mới từng ngày về cách dạy, cách học và cách kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, hoạt động giáo dục âm nhạc cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Qua quá trình dạy học, tôi thấy các em thường hát sai kết cấu bản nhạc, chưa biết kết hợp các yếu tố về âm nhạc để tạo ra vẻ đẹp của hình thức, sự hài hòa và biểu hiện cảm xúc của mình qua bài hát đó. Nguyên nhân là do các em mắc phải một số lỗi như: Hát sai cao độ (hát chênh nhạc); chưa phân biệt được nhịp, phách; lỗi vượt giọng ra ngoài; rụt rè khi tham gia biểu diễn dẫn tới hát nhỏ; trong khi hát học sinh thường bị cuốn nhịp cũng như chưa biết cách vào bài cho khớp nhạc.

Làm sao để học sinh mình hát tốt? Làm thế nào để thu hút, lôi cuốn học sinh? Làm thế nào để mỗi giờ Âm nhạc là một niềm vui, hào hứng, phấn khởi đối với các em? Với những điều còn trăn trở đó tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hướng dẫn học sinh tiểu học sửa một số lỗi thường gặp trong trong quá trình học hát”.

doc 26 trang Tú Anh 10/12/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiểu học sửa một số lỗi thường gặp trong trong quá trình học hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiểu học sửa một số lỗi thường gặp trong trong quá trình học hát

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tiểu học sửa một số lỗi thường gặp trong trong quá trình học hát
 nghiên cứu “Hướng dẫn học sinh tiểu học sửa một số lỗi thường gặp trong 
trong quá trình học hát”.
 1. Mục đích nghiên cứu
 Tìm ra các biện pháp giúp học sinh sửa các lỗi thường mắc khi hát, làm 
cho các em có hứng thú, tích cực tham gia vào nội dung bài học.
 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
 - Phạm vi nghiên cứu: Các bài hát trong chương trình Âm nhạc ở tiểu 
học.
 - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp học sinh sửa các lỗi thường 
mắc khi hát. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Khảo sát thực trạng việc học sinh thường sai về cao độ, trường độ, cuốn 
nhịp, hát nhỏ không rõ lời và chưa biết thực hiện các kỉ thuật đơn giản trong khi 
hát của học sinh tiểu học tại trường tôi đang công tác.
 - Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong 
nhà trường. Đặc biệt là tổng hợp các phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao 
trong việc hướng dẫn học sinh khi học hát.
 - Kiểm tra hiệu quả việc hướng dẫn học sinh sửa các lỗi thường mắc khi hát.
 - Đề ra một số kết luận của mình giúp đồng nghiệp có thêm phuơng pháp 
dạy học tốt hơn.
 4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn
 - Phương pháp quan sát, lắng nghe.
 - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 5. Giả thuyết khoa học.
 Nếu đề tài này áp dụng thành công thì sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ 
trong việc rèn kĩ năng hát đúng, hát tốt và thực hiện các kĩ thuật sơ giản chính 
 2 tế giúp giọng nói của các em thêm truyền cảm hơn, thính giác phát triển, thần 
kinh hung phấn Do vậy, trong dạy hát GV cần phải có kĩ năng hát cơ bản, hát 
chuẩn xác và có cảm xúc để thu hút sự chú ý của học sinh hát đúng, hát hòa 
giọng, biết thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát, hiểu nội dung của bài hát và 
cảm nhận được vẻ đẹp của âm nhạc qua giai điệu và lời ca của từng bài hát.
 2. Thực trạng
 Trong quá trình dạy học, qua thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy học 
sinh thường mắc một số lỗi như sau: 
 - Sai cao độ (hát chênh nhạc);
 - Chưa phân biệt được gõ đệm theo nhịp, theo phách;
 - Lỗi vượt giọng ra ngoài (hét to khi hát);
 - Rụt rè khi tham gia biểu diễn dẫn tới hát nhỏ;
 - Lỗi cuốn nhịp (hát không thể hiện đúng tiết tấu của bài hát);
 - Lỗi vào bài không khớp nhạc;
 - Hát sai lời ca;
 - Lỗi ngắt, nghỉ, lấy hơi không đúng chổ;
 - Chưa biết thực hiện các kĩ thuật (tất nhiên là ở mức độ sơ giản nhất) về 
ca hát như: Tư thế hát, cách lấy hơi, nhả chữ, mở khẩu hình, tạo ra các động tác 
phụ họa đơn giản, thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát
 3. Nguyên nhân
 - Học sinh: 
 + Chưa được tiếp xúc nhiều với âm nhạc, nhiều phụ huynh chỉ quan tâm 
đến các môn học nhiều tiết như Toán, Tiếng Việt, chưa quan tâm đến hoạt 
động giáo dục nghệ thuật nói chung và hoạt động giáo dục âm nhạc nói riêng.
 + Học sinh cảm âm kém, chưa tập trung, chưa nắm được như thế nào là 
gõ đệm theo nhịp, như thế nào là gõ đệm theo phách? Gõ đệm theo cảm tính 
(thích thế nào gõ thế đó).
 + Một số em quá hưng phấn, phấn khích, muốn mình hát to hơn các bạn, 
học sinh không chủ động trong giữ nhịp, giữ tốc độ, cảm nhịp chưa tốt.
 4 mình càng tăng lên. Vì thế, tôi đã lựa chọn nhiều biện pháp để giúp các em sửa 
từng loại lỗi sai và tạo sự hứng khởi, kích thích tính tò mò, sáng tạo trong âm nhạc 
của các em.
 5.1. Biện pháp sửa lỗi sai cao độ (hát chênh nhạc)
 Ở trên lớp trong tiết học hát giáo viên thường dạy hát theo lối hát tập thể
nên rất khó phân biệt được em nào hát đúng em nào hát sai. Tuy nhiên vẫn nổi 
lên ở một số vị trí các em hát không đúng, nghe không rõ ràng, sai cao độ thì 
giáo viên cũng nên chú trọng đúng mức những vấn đề đó, nếu không giải quyết 
để lâu ngày sẽ tạo cho các em một thói quen không tốt từ đó tạo nên những sai 
lệch trong giọng hát của các em. Giáo viên phải giúp các em hiểu được giọng 
hát đẹp là giọng hát có âm thanh vang, khỏe, tròn đầy, ấm áp, mềm mại, uyển 
chuyển; vị trí âm thanh nông, cao và nhẹ nhàng. Giáo viên cần giúp các em có 
cả giọng hát đẹp và giọng hát hay.
 Giọng hát hay là giọng hát phải có hồn; biết nhã chữ khi nhanh, gọn, 
chậm rải để tạo sự nhấn nhá; Khi nghe một người hát mà âm thanh không 
chuẩn xác, ta cảm thấy khó chịu, thường gọi là hát “phô” (faux). Có những em 
khi hát, cũng biết là mình hát không chuẩn xác nhưng không điều chỉnh được, 
có em thì lại không biết cao độ của mình bị “phô” câu hát chênh lên, đoạn hát 
chênh xuống. Mà yêu cầu của âm nhạc nói chung hay ca hát nói riêng thì trước 
hết là sự chuẩn xác về cao độ của âm thanh. 
 Vì vậy, người giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc cần giúp học sinh của 
mình khắc phục những sai lệch trong giọng hát để hướng các em đến với giọng 
hát đẹp, giọng hát hay của chính mình. Bởi nếu các em cứ hát sai lệch mà không 
được sửa chữa lâu ngày sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến âm sắc giọng hát. Cụ thể, 
với mỗi lỗi sai, GV cần có những cách giúp HS khắc phục như sau: 
 - HS có khi hát không chuẩn xác về cao độ do thiếu sót về kỹ thuật như: 
Tai nghe không thính, cảm giác về âm thanh không nhạy bén. Khi hát không bắt 
được giọng điệu chính của bài hát. Giáo viên nên cho các em luyện tai nghe 
 6 - Nếu giáo viên đàn cao độ câu, đoạn bị chênh, hát mẫu câu, đoạn đó 
(nếu cần) cho học sinh nghe và hát lại mà học sinh vẫn hát không đúng về cao 
độ thì giáo viên có thể cụ thể hóa cao độ bằng các dấu thanh.
 Ví dụ: Trong bài “Trên con đường đến trường” nhạc và lời Ngô Mạnh 
Thu (Âm nhạc lớp 2) học sinh thường hát sai ở câu “có cơn mưa qua từng mùa” 
(sai ở tiết nhạc si son son hát thành si la la) nếu đã nghe giai điệu qua đàn, nghe 
giáo viên hát mẫu mà học sinh vẫn hát sai thì giáo viên hướng dẫn học sinh hát 
“cơn mưa” thành “cờn mừa” tức là cụ thể hóa cao độ bằng dấu thanh. 
 5.2. Biện pháp sửa lỗi chưa phân biệt được gõ đệm nhịp, phách
 Muốn học sinh phân biệt được nhịp, phách từ đó học sinh sẽ gõ đệm tốt 
thì trước hết giáo viên phải dạy cho học sinh thuộc lời ca, giai điệu bài hát, ngân 
nghỉ đúng nhịp, đúng phách. Khi học sinh đã hát đúng thì các em mới có thể gõ 
đệm được.
 Sau đây là một số hình thức hướng dẫn:
 - Hướng dẫn HS nhận ra cách vỗ đệm theo phách, theo nhịp qua bản 
nhạc đối với khối 4, khối 5 và qua lời ca đối với khối 1, khối 2, khối 3.
 Ví dụ: Bài “Múa vui” lớp 2
 Nhịp: GV vỗ tay đệm theo nhịp mỗi ô nhịp vỗ một cái vào phách mạnh 
và xòe tay ra ở phách nhẹ; 
 Cùng nhau múa xung quanh vòng. Cùng nhau múa cùng vui
 X x x x
 Phách: Một tiếng gõ mạnh hơn vào phách mạnh, một tiếng gõ nhẹ hơn 
vào phách nhẹ.
 Cùng nhau múa xung quanh vòng. Cùng nhau múa cùng vui
 X x X x X x X x 
 HS quan sát, nhận xét và tự nhận biết.
 8 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo 3 bước cơ bản
 Bước 1: Vỗ tay theo nhịp bài hát
 Bước 2: Chuyển động cơ thể. Sau khi học sinh thực hiện được hai động 
tác này thì giáo viên sẽ cho các em kết hợp ở bước 3 
 Bước 3: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp cùng chuyển động cơ thể.
 5.5. Biện pháp sửa lỗi vào bài không khớp nhạc 
 Cách thức thực hiện
 Khi nghe 1 bản nhạc bất kì, ta tập trung vào tiếng trống. Cứ theo 1 chu kì 
nhất định sẽ có 1 tiếng trống mạnh nhất. Vậy khoảng cách giữa 2 tiếng trống 
mạnh nhất đó gọi là nhịp. Ta nhấn mạnh những ca từ rơi vào nhịp.
 Cách 1: Giáo viên hướng dẫn cách đếm nhịp, từ nhịp đầu câu dạo đến 
nhịp cuối để vào bài. Giáo viên ấn định 7 hay 8 nhịp thì vào câu (đối với một 
bài cụ thể).
 Ví dụ bài hát: Bạn ơi lắng nghe
 Dân ca Ba- na
 Sưu tầm, dịch lời: Tô Ngọc Thanh
 Đếm nhịp: 1 2 3 4 
 5 6 7 8
 Cách 2: Giáo viên hướng dẫn cách nghe “dồn trống” vào nhịp cuối.
 Cách 3: Giáo viên đệm đàn thường dằn nhạc các chùm 3, chùm 4 hay 
chùm 5 vào nhịp cuối (quy ước với học sinh để vào bài). 
 5.6. Biện pháp sửa lỗi hát nhỏ, không rõ lời 
 10 A a a a
 O o o o
 U u u u
 I i i i
+ Mẫu 3: Legato
 Nô  na
+ Mẫu 4: Sacgato 
 Mì  ma .
 Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát. Ở đây 
chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó 
là phương pháp kết hợp giữa nghe giai điệu tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thông 
qua đàn từng nốt nhạc của từng câu hát. Để làm được điều này, sau khi đã giúp 
các em qua bước luyện thanh khởi động giọng, người giáo viên phải giới thiệu 
và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, ngoài 
những từ ngữ dùng để mô tả những hình ảnh sinh động cũng như là giải nghĩa 
các ca từ khó trong bài hát ra, giáo viên phải cho các em nghe giai điệu bài hát 
thông qua băng, đĩa nhạc. Nhưng tốt hơn cả là giáo viên nên ghi sẵn phần đệm 
của bài hát (đối với giáo viên đệm đàn chưa thành thạo) vào bộ nhớ của đàn; 
hoặc giáo viên đệm đàn, trực tiếp hát mẫu cho các em nghe, thậm chí còn cần 
phải thể hiện cả các động tác phụ hoạ cho lời ca của bài hát mà sau này khi học 
xong bài hát này các em có thể thực hiện được như giáo viên đã làm mẫu. Làm 
như vậy, các em sẽ cảm nhận được giai điệu, tính chất của bài . Hơn nữa, việc 
giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú, chú ý hơn cho các em. 
Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó, 
 12 phát âm nhả tiếng rõ lời. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa 
thực hiện được bài tập.
 Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện 
tập củng cố, khắc sâu bài học, giáo viên phải giúp các em vừa hát, vừa gõ đệm 
nhạc cụ để tạo sự sinh động của bài hát và giúp các em giữ được nhịp độ của bài 
mà không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm 
cho bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của 
tiết học. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp. Để 
khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh khả năng 
cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên 
phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca; 
tùy từng bài hát phù hợp giáo viên tổ chức cho các em hát kết hợp các hình 
thức: Đệm nhạc cụ cho bài hát, hát kết hợp động tác tay chân, hát kết hợp múa 
theo cảm nhận ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các em là hết 
sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được bài hát một cách 
chính xác và tốt nhất. Và cuối cùng là củng cố bài hát. phần này cũng đặc biết 
quan trọng vì sau mỗi bài hát học xong học sinh được ôn lại ngay trong tiết học 
đó giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức và đặc biết là giáo viên truyền đạt tới 
học sinh ý nghĩa của bài hát vừa học. Bài hát nói về điều gì? ý nghĩa của bài hát 
như thế nào? giáo dục học sinh điều gì? 
 Bên cạnh các cách sửa lỗi thường dùng, trong dạy hát còn có hoạt động 
luyện tập, cũng cố bài. Thông thường, trong chương trình học hát ở Tiểu học, 
việc dạy một bài hát từ đầu đến khi hoàn chỉnh phải thông qua 2 tiết học, thậm 
chí có bài đến 3 tiết học. Trong đó, tiết đầu dạy lời ca mới, tiết 2 củng cố; sửa 
chữa cao độ lời ca của tiết trước; dạy tiếp lời ca còn lại (nếu có lời 2) và luyện 
tập củng cố cách gõ đệm theo tiết tấu; theo phách; theo nhịp (tuỳ theo từng bài) 
và tập vận động, động tác phụ hoạ theo nhạc, tập trình bày bài hát kết hợp động 
tác tay, chân... Sau tiết thứ hai, bài hát đó thỉnh thoảng được ôn tập lại kết hợp 
với nội dung khác. 
 14 khuyến khích cho học sinh hát, đọc thơ, kể chuyện góp phần tạo cho học sinh 
cơ hội được thể hiện mình, được cô giáo ghi nhận, các bạn cổ vũ. Từ đó các em 
sẽ mạnh dạn hơn khi thể hiện khả năng của mình một cách tự tin mà không sợ 
cô giáo và các bạn chê cười. Các em học sinh đã tự tin biểu diễn những tiết 
mục dưới các hình thức như: Đơn ca, song ca, tốp ca rất là hay trong các tiết 
Hoạt động trải nghiệm với chủ đề: Biết ơn thầy, cô giáo; Em yêu chú bộ đội; 
Mẹ của em
 16 18 20 Với các biện pháp sửa lỗi cho học sinh trong quá trình dạy hát như đã nêu 
trên thì việc động viên, khích lệ, khen ngợi để tiếp thêm niềm hứng khởi, niềm 
tin cho học sinh và hơn nữa là việc thực hiện các yếu tố phi ngôn ngữ trong giờ 
học cũng vô cùng quan trọng, một ánh mắt thân thiện, một nụ cười hiền hòa, 
một cái vẫy tay gần gũicũng đưa đến cho các em những tình cảm thân 
thương, tạo cho các em tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Để rồi từ đó các 
em thực hiện tốt hơn nhiệm vụ học tập của mình góp phần đáp ứng mục tiêu môn 
học đã đề ra. Điều này phù hợp với quy định về đánh giá học sinh theo thông tư 
30/2014 và thông tư 22/2016 hiện nay ở bậc tiểu học (Thông tư 27/2020 đối với 
lớp 1; 2).
 6. Kết quả đạt đuợc sau nghiên cứu và áp dụng đề tài:
 Sau quá trình áp dụng các biện pháp sửa lỗi thường gặp để nâng cao chất 
lượng dạy học môn Âm nhạc như đã trình bày tôi thấy các em tự tin vào bài tốt, 
hát đúng nhạc, nhịp, phách chuẩn xác, nhả câu, chữ rõ ràng, chủ động hơn 
trong việc giữ được nhịp, giữ được tốc độ. dẫn tới các em hát hay hơn, biểu diễn 
tốt hơn, 100% học sinh thực hiện tốt lệnh giao việc của giáo viên, không có học 
sinh nào đứng ngoài cuộc. Các em hăng hái, tự tin tham gia biểu diễn trước đám 
đông. Từ đó các em yêu thích môn Âm nhạc hơn. Phong trào văn nghệ của nhà 
trường phát triển hơn vì có nhiều học sinh hát tốt.
 So sánh kết quả đánh giá cuối học kì I năm học 2020 – 2021 (Trước khi 
áp dụng các biện pháp sửa lỗi để nâng cao chất lượng dạy học) và kết quả đánh 
giá cuối học kì I năm học 2021 – 2022 (Sau khi áp dụng các biện pháp sửa lỗi 
để nâng cao chất lượng dạy học), tôi thấy kết quả được nâng lên rõ rệt. 100% 
học sinh được đánh giá hoàn thành, trong đó số học sinh hoàn thành tốt là 
55,1% (so với trước khi thực hiện đề tài, HTT tăng 30,1%; CHT là 0%)
 Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao 
chất lượng dạy học.
 22 Lồng ghép chương trình giáo dục địa phương; Dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh mục đích để nâng cao hiệu quả cho bộ môn. Tinh thần 
đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, 
tự khám phá và xây dựng kiến thức của người học nhằm ứng dụng vào thực tiễn 
dưới sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên.
 Giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho 
học sinh chiếm lĩnh tri thức.
 Coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri 
thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy 
học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Tin tưởng vào khả năng có thể thay đổi của mọi học sinh. Điều này thể 
hiện lòng nhân ái, thiện chí và sự lạc quan cần thiết của người làm công việc 
tiếp xúc với các trẻ em có những sự khác nhau ở hoàn cảnh và khả năng. Có 
trách nhiệm nâng đỡ, thúc đẩy sự phát triển của những trẻ em đó.
 “Yêu cầu đối với một nhà giáo mới là phải làm chủ được môi trường 
công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý 
cho một sự thay đổi cơ bản vai trò của họ”( Theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết-
Giảng viên cao cấp thuộc Khoa ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội từ 1990 đến 2003)
 - Phải hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em 
cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, phân loại được học sinh thì người giáo 
viên mới có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm 
đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. 
 - Giáo viên phải tâm huyết, đổi mới các phương pháp dạy học vừa hấp 
dẫn, phù hợp với lứa tuổi đồng thời bám sát chương trình để đạt đuợc hiệu quả 
tốt nhất qua mỗi tiết dạy.
 - Đánh giá, nhận xét học sinh học môn Âm nhạc cần thực hiện nhằm vào 
mục đích khuyến khích động viên học sinh là chính, tránh so sánh em này với 
 24

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tieu_hoc_sua_mot_so.doc