Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề (bộ sách Cánh diều)
Năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức áp dụng chương trình giáo dục tổng thể 2018 ở bậc THPT với lớp 10 . Theo đó, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một bộ phận của chương trình giáo dục tổng thể , là hoạt động giáo dục bắt buộc do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, có tính thống nhất về mục tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá với chương trình tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐ ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định mục tiêu của chương trình như sau: "học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích".
Như thế, nhiệm vụ cơ bản nhất của chương trình ở bậc THPT là giúp học sinh lựa chọn được nghề nghiệp trong tương lai. Xuyên suốt cả chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, học sinh sẽ được tạo cơ hội tiếp cận các vấn đề, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.
Để định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, một trong những yếu tố mang tính quyết định là kĩ năng tự nhận thức về bản thân. Đây là kĩ năng cơ bản để hình thành năng lực đặc thù mà hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hướng tới: khả năng thích ứng với cuộc sống bao gồm: Hiểu biết về bản thân và môi trường sống; điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi.
Kĩ năng tự nhận thức là một kĩ năng sống cơ bản, là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người. Kĩ năng tự nhận thức giúp học sinh hiểu rõ về bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Việc hình thành kĩ năng sống nói chung và Kĩ năng tự nhận thức nói riêng là mục tiêu giáo dục của cả thế giới: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp” và “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng sống của người học”. Như vậy, học kĩ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục được đánh giá cả trong kĩ năng sống của người học. Hơn lúc nào hết, kĩ năng sống là một đòi hỏi thiết yếu để con người có thể tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại. Phát triển Kĩ năng tự nhận thức cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của các nhà trường hiện nay. Khi thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc truyền tải nội dung của các chủ đề, nặng về lí thuyết mà chưa chú trọng tới việc hình thành các năng lực và kĩ năng sống cho học sinh thông qua các trải nghiệm trong thực tiễn. Với nhiều giáo viên và học sinh, Kĩ năng tự nhận thức còn là một khái niệm mới. Học sinh THPT đã có nhận thức tương đối về bản thân nhưng chưa có kĩ năng thành thạo nên còn thiếu tự tin vào bản thân, xử lí tình huống thiếu chính xác, hành động còn sai lầm. Điều quan trọng là các em chưa biết phát huy thế mạnh của bản thân, chưa tận dụng thế mạnh để định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nghiệm được tiến hành theo 3 hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và hoạt động giáo dục theo chủ đề. Lợi thế của hình thức hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề là trong thời gian nhất định có thể thực hiện được mục tiêu của các chủ đề tới số đông học sinh (cả khối 10), có thể phát huy được sức mạnh của tập thể khi thực hiện các hoạt động. Đồng thời học sinh có thể hoạt động trong môi trường tập thể để phát huy nhiều kĩ năng, năng lực.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi lựa chọn giải pháp “ Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề ” (bộ Cánh diều) để nghiên cứu và thực hiện.
Như thế, nhiệm vụ cơ bản nhất của chương trình ở bậc THPT là giúp học sinh lựa chọn được nghề nghiệp trong tương lai. Xuyên suốt cả chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, học sinh sẽ được tạo cơ hội tiếp cận các vấn đề, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.
Để định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, một trong những yếu tố mang tính quyết định là kĩ năng tự nhận thức về bản thân. Đây là kĩ năng cơ bản để hình thành năng lực đặc thù mà hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hướng tới: khả năng thích ứng với cuộc sống bao gồm: Hiểu biết về bản thân và môi trường sống; điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi.
Kĩ năng tự nhận thức là một kĩ năng sống cơ bản, là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người. Kĩ năng tự nhận thức giúp học sinh hiểu rõ về bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Việc hình thành kĩ năng sống nói chung và Kĩ năng tự nhận thức nói riêng là mục tiêu giáo dục của cả thế giới: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp” và “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng sống của người học”. Như vậy, học kĩ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục được đánh giá cả trong kĩ năng sống của người học. Hơn lúc nào hết, kĩ năng sống là một đòi hỏi thiết yếu để con người có thể tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại. Phát triển Kĩ năng tự nhận thức cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của các nhà trường hiện nay. Khi thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc truyền tải nội dung của các chủ đề, nặng về lí thuyết mà chưa chú trọng tới việc hình thành các năng lực và kĩ năng sống cho học sinh thông qua các trải nghiệm trong thực tiễn. Với nhiều giáo viên và học sinh, Kĩ năng tự nhận thức còn là một khái niệm mới. Học sinh THPT đã có nhận thức tương đối về bản thân nhưng chưa có kĩ năng thành thạo nên còn thiếu tự tin vào bản thân, xử lí tình huống thiếu chính xác, hành động còn sai lầm. Điều quan trọng là các em chưa biết phát huy thế mạnh của bản thân, chưa tận dụng thế mạnh để định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nghiệm được tiến hành theo 3 hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và hoạt động giáo dục theo chủ đề. Lợi thế của hình thức hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề là trong thời gian nhất định có thể thực hiện được mục tiêu của các chủ đề tới số đông học sinh (cả khối 10), có thể phát huy được sức mạnh của tập thể khi thực hiện các hoạt động. Đồng thời học sinh có thể hoạt động trong môi trường tập thể để phát huy nhiều kĩ năng, năng lực.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi lựa chọn giải pháp “ Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề ” (bộ Cánh diều) để nghiên cứu và thực hiện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề (bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề (bộ sách Cánh diều)
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Cụm từ đầy đủ Chữ cái viết tắt Trung Học Phổ Thông THPT Kĩ năng tự nhận thức KN TNT Giáo viên chủ nhiệm GVCN Kĩ năng sống KNS Sinh hoạt lớp SHL Giáo viên GV Học sinh HS Chủ đề CĐ Gia đình GĐ Hoạt động trải nghiệm HĐ-TN Khảo sát KS Kĩ năng sống KNS 2 4 của người học. Hơn lúc nào hết, kĩ năng sống là một đòi hỏi thiết yếu để con người có thể tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại. Phát triển Kĩ năng tự nhận thức cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của các nhà trường hiện nay. Khi thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc truyền tải nội dung của các chủ đề, nặng về lí thuyết mà chưa chú trọng tới việc hình thành các năng lực và kĩ năng sống cho học sinh thông qua các trải nghiệm trong thực tiễn. Với nhiều giáo viên và học sinh, Kĩ năng tự nhận thức còn là một khái niệm mới. Học sinh THPT đã có nhận thức tương đối về bản thân nhưng chưa có kĩ năng thành thạo nên còn thiếu tự tin vào bản thân, xử lí tình huống thiếu chính xác, hành động còn sai lầm. Điều quan trọng là các em chưa biết phát huy thế mạnh của bản thân, chưa tận dụng thế mạnh để định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nghiệm được tiến hành theo 3 hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và hoạt động giáo dục theo chủ đề. Lợi thế của hình thức hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề là trong thời gian nhất định có thể thực hiện được mục tiêu của các chủ đề tới số đông học sinh (cả khối 10), có thể phát huy được sức mạnh của tập thể khi thực hiện các hoạt động. Đồng thời học sinh có thể hoạt động trong môi trường tập thể để phát huy nhiều kĩ năng, năng lực. Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi lựa chọn giải pháp “ Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề ” (bộ Cánh diều) để nghiên cứu và thực hiện. II. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG - Là HS lớp 10 trường THPT Quỳ Hợp 3 III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN - Học kì I năm học 2022-2023 đến nay chúng tôi bắt đầu nghiên cứu và áp dụng giải pháp. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp phân tích kết quả khảo sát V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP - Giáo dục kĩ năng tự nhận thức giúp học sinh nhận biết được cái gì thúc đẩy mình và mình say mê cái gì. Điều này hướng học sinh đến việc lựa chọn công việc 6 PHẦN 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Kĩ năng tự nhận thức 1.1. Khái niệm Một trong những KNS cơ bản và cần thiết của con người là KN TNT. TNT là quá trình con người tiếp nhận và xử lí thông tin về bản thân để điều chỉnh hành vi của mình nhằm đảm bảo sự thích nghi và phát triển của bản thân. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan niệm, KN TNT bao gồm sự nhận thức về bản thân như: những đặc trưng, điểm mạnh, điểm yếu, những mong muốn và không muốn của bản thân; nhận ra sự khác biệt của mình so với người khác về khả năng, đặc điểm về giới, tuổi, giáo dục, tín ngưỡng. Trong Giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, tác giả Lưu Thu Thủy và Nguyễn Thúy Hồng xem KN TNT là khả năng con người hiểu biết về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, ... của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng . Mỗi tác giả có một cách phát biểu khác nhau về nội hàm khái niệm KN TNT. Trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học, ở đề tài này, tác giả quan niệm: Kĩ năng tự nhận thức là khả năng nhận biết được cảm xúc, những điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và năng lực của bản thân để có thể xác định mục tiêu, điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp nhằm phát triển bản thân và góp phần phát triển cộng đồng, xã hội. 1.2. Đặc điểm, biểu hiện của kĩ năng tự nhận thức Theo định nghĩa nêu trên, biểu hiện đầu tiên của một người có KN TNT là khả năng nhận biết được cảm xúc, những điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và năng lực của bản thân. Nói cách khác, KN TNT là khả năng con người nhận biết đúng đắn rằng mình là ai; sống trong hoàn cảnh nào; tình cảm, sở thích, thói quen, ưu, nhược điểm của bản thân mình ra sao; vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác như thế nào; luôn ý thức được mình đang làm gì hoặc mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào. Biểu hiện thứ hai của KN TNT là khả năng nhận ra các giá trị, phản giá trị hoặc phi giá trị để đúc rút ra những bài học về cuộc sống cho chính mình. Biểu hiện thứ ba, người có KN TNT là người biết xác định mục tiêu phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mình. Họ biết cần đạt được điều gì và sẽ đạt được điều gì trong cuộc sống bằng năng lực của mình. 8 TNT sẽ giúp HS có được sự tự tin, hiểu mình, biết người, có động cơ để vươn tới thành công. Quan trọng nhất, TNT sẽ giúp các em tránh được những sai lầm không đáng có vì không hiểu chính bản thân mình. TNT là chiếc chìa khóa giúp mỗi HS mở cánh cửa giao tiếp, giao lưu với xã hội, biết làm thế nào để không mắc phải sai lầm, biết làm thế nào để giữ gìn mối quan hệ tốt với những người khác, biết làm thế nào để đối phó với sự bi quan, thất vọng, mặc cảm, tự ti đang tồn tại trong mỗi con người chúng ta. 1.3.2. Tự nhận thức để biết khoan dung và xây dựng sự đồng cảm Trong cuộc sống, khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Tuy nhiên trong thực tế, HS lớp 10 và nhất là HS trường THPT Quỳ Hợp 3 - lứa tuổi mới chập chững bước vào đời, kinh nghiệm sống còn khá non nớt nên đôi khi ở các em còn tồn tại lối sống ích kỷ, vô tâm, vô cảm, cố chấp, thù dai. Khi biết TNT điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh, điều kiện khác nhau của những người xung quanh. HS lớp 10 sẽ học được cách tôn trọng điểm khác biệt của người khác, từ đó mà biết khoan dung, sống nhân ái, để tâm hồn trở nên lương thiện, cao thượng và giàu có hơn. TNT cho phép mỗi HS lớp 10 hiểu về người khác, hiểu cách họ cảm nhận về bản thân mình cũng như thái độ và phản hồi tích cực hoặc tiêu cực của họ với mình. TNT sẽ giúp các em tự hiểu mình, từ đó chấp nhận hoặc thay đổi bản thân, đồng thời cũng là sợi dây tạo nên mối đồng cảm giữa người với người. Từ việc biết tôn trọng bản thân sẽ dẫn đến tôn trọng người khác, học hỏi những điểm hay từ người khác để phát triển nhân cách theo chiều hướng ngày càng tốt hơn. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của KN TNT đối với HS lớp 10, giúp các em biết khoan dung và xây dựng sự đồng cảm. 1.3.3. Tự nhận thức để không bị lôi kéo, dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội HS lớp 10 là một bộ phận quan trọng, là vốn quý và thế mạnh trong chiến lược phát triển đất nước, nhưng cũng có bộ phận các em không hiểu đời, không biết mình, dẫn tới thái độ sống ngạo mạn, “Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung”, nên hậu quả là các em rất dễ lạc lối trước cám dỗ và có lối sống lệch lạc. Các thế lực xấu trong xã hội, phản độngluôn triệt để lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình của lứa tuổi này, trong khi vốn sống và nhận thức chính trị - xã hội của họ còn hạn chế, nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, lối sống. Trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội, mọi cái tốt hay xấu đều có thể làm thay đồi thái độ và hành vi của con người. Đặc biệt với học sinh đang ở độ tuổi 15,16 còn chưa có kinh nghiệm sống, dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Do đó, cá nhân phải có KN TNT biết chọn cho mình lối sống lành mạnh, tránh xa lối sống buông thả, xa hoa, theo đuổi vật chất tầm thường, luôn hướng tới những giá trị đích thực...để có “sức đề kháng” và khả năng “miễn dịch” không bị các tệ nạn xã hội lôi 10 Như thế, kĩ năng TNT đóng vai trò quyết định tới việc định hướng nghề nghiệp của mỗi người. Nhưng Gv cũng cần biết rằng HS lớp 10 có thể tự đánh giá bản thân nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân nhằm mục đích: - Hình thành thế giới quan - Lựa chọn nghề nghiệp - Ứng xử trong giao tiếp: về tình bạn, tình yêu, cộng đồng - Đáp ứng nhu cầu nhận thức, tự nhận thức của học sinh lớp 10 Quá trình nhận thức của các em HS lớp 10 chia ra làm ba cấp độ. Thứ nhất là loại khả năng nhận thức xuất sắc. Thứ hai là loại khả năng nhận thức trung bình, khá. Thứ ba là loại thiểu năng trí tuệ. Như vậy, với mỗi loại khả năng nhận thức khác nhau, các GV phải tiến hành những PP giáo dục chung và cá biệt để đảm bảo quá trình nhận thức của HS có kết quả như mong muốn. 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự nhận thức cho bản thân - Gia đình: Có ảnh hưởng đặc biệt đó là những chuẩnmực, hình mẫu để học hỏi, là khung quy chiếu giúp cá nhân so sánh, đánh giá những phẩm chất tâm lý của bản thân. - Bạn bè: Là mô hình xã hội để cá nhân thực hiện hành vi của mình; là chuẩn mực để cá nhân so sánh hành vi xã hội của mình; là tấm gương phản chiếu giúp phát hiện ra chính mình trong nhóm, tập thể; là những tác nhân củng cố hành vi xã hội được lặp lại ở cá nhân. - Nhà trường: Có ảnh hưởng rất sâu sắc, mạnh mẽ, toàn diện và triệt để, là cơ sở nền tảng giúp cá nhân có được nhận thức, thái độ đúng đắn về bản thân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hội dẫn tới sự hoàn thiện bản thân. - Bản thân học sinh : Tính tích cực hoạt động và giao lưu của mình chính là yếu tố quyết định tự nhận thức. Cá nhân tự nhận thức, lựa chọn, tiếp nhận những giá trị để theo đuổi, tiếp nhận sự đánh giá của những người xung quanh; định hướng và điều chỉnh bản thân như thế nào cho có ý nghĩa, lựa chọn những gì là đúng đắn, phù hợp với chính bản thân và với xã hội Những đặc điểm trên cho thấy, giáo dục KN TNT cho HS THPT trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là yêu cầu tất yếu, vừa là một nhiệm vụ bắt buộc của nhà trường THPT để giúp HS, biết cách lựa chọn đúng nghề nghiệp và vững vàng đi vào cuộc sống tự lập sau này. 2. Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 - Rút ra được bài học cho bản thân khi tham gia các hoạt động giáo dục nhà trường; trong giao tiếp, ứng xử ở trường, lớp, nơi cộng cộng. 2. Khám phá và - Tự nhận thức được: đặc điểm, tính cách, quan điểm sống của phát triển bản bản thân để biết cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm thân yếu, ngày càng hoàn thiện mình hơn. - Có ý thức tôn trọng sự khác biệt - Tự nhận thức được hoàn cảnh sống của bản thân và có ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. - Tự rút ra được những bài học về: sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó, sự chủ động trong học tập. Từ đó có những hành động cụ thể để vượt khó, để sống chủ động trong mọi việc. 3.Tư duy phản - Tự nhận diện được thế mạnh của bản thân trong việc hình biện và tư duy thành tư duy phản biện. Tạo thói quen quan sát và học hỏi tích cực những kiến thức để khi tranh luận, mình luôn là người nắm rõ các thông tin để thuyết phục người khác. - Có những hành động để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân. Biết điều chỉnh thái độ tích cực, cầu thị, mang tích xây dựng khi tham gia phản biện. 4. Trách nhiệm - Tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và với gia đình những người thân trong gia đình. - Biết cách ứng xử với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình, tham gia tích cực vào hoạt động trong gia đình. - Phân tích được những khó khăn và hạn chế của bản thân khi thể hiện trách nhiệm với gia đình và trong giao tiếp. Từ đó đề ra được những giải pháp để khắc phục. - Biết cách kiểm soát chi tiêu và thực hiện tài chính cá nhân hiệu quả. - Phát huy thế mạnh của bản thân để có những biện pháp phát triển kinh tế gia đình. - Biết trân trọng hạnh phúc gia đình và thực hiện được các hành động kết nối yêu thương, xây dựng hạnh phúc gia đình 5. Tham gia xây - Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của các hoạt động cộng dựng cộng đồng đồng để tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với bản thân, 14 nhiều ra nhiều khó khăn cho cả người dạy lẫn người học: tài liệu ít, không có chuyên môn, ít đam mê. Hơn nữa, cơ sở vật chất và không gian hoạt động cho các em còn thiếu thốn. Giáo viên phụ trách mỗi chủ đề chỉ vài ba người, không thể quản lí và hướng dẫn hết vài trăm học sinh khối 10 cùng một lúc. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khảo sát và điều tra về KN TNT của 215 học sinh lớp 10 và 15 giáo viên trong các trường trên địa bàn huyện Quỳ Hợp gồm THPT Quỳ Hợp 1 và THPT Quỳ Hợp 3. Kết quả khảo sát cụ thể như sau: Câu hỏi Câu trả lời Theo quý thầy (cô), hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có Có: 10% Không: khả năng giáo dục KN TNT cho HS lớp 10 không? 90% Trong thực tiễn hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động Thường Không trải nghiêm, hướng nghiệp, quý thầy (cô) có thường xuyên xuyên: thường rèn luyện KNTNT cho HS không? 15% xuyên: 75% Thầy (cô) có nhận ra được tầm quan trọng của KN TNT Có: 18% Không: trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS lớp 10 hay 78% không? Vì một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các chủ đề nên phương pháp chủ yếu giáo viên thường sử dụng trong hoạt động giáo dục theo chủ đề là vấn đáp, thuyết trình, trải nghiệm qua các video. Việc đơn giản và đơn điệu các phương pháp giảng dạy khi thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề với số lượng học sinh toàn khối dễ gây cảm giác nhàm chán, khiến học sinh không phát huy được tố chất, thế mạnh của mình, không có cơ hội cơ trải nghiệm thực sự - Về phía học sinh: Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, KN TNT ở phần lớn HS lớp 10 còn khá mơ hồ, non nớt. Các em chưa hiểu rõ chính mình, năng lực, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu của chính mình; chưa có thói quen đưa ra những quyết định quan trọng cho chính mình. Điều này thêm một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của KN TNT và việc giáo dục KN TNTcho HS lớp 10. Ngoài những hạn chế chung trên, HS trường Quỳ Hợp 3 còn có những nhược điểm riêng đó là: Hầu hết các em đều là HS dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế và năng lực còn nhiều hạn chế. Các em ít có môi trường để va chạm, cọ xát để tự nhận thức được thế mạnh của bản thân. Học sinh vùng kinh tế đặc biệt khó khăn lại mang trong mình tâm lí an phận thủ thường: chỉ nghĩ đơn thuần là học xong sẽ đi làm công nhân nên dần dần các em đang tự đánh mất cơ hội và khả năng của chính mình. Nên khi khi thực hiện các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hình thức hoạt động giáo dục chúng tôi muốn học sinh 16
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_tu_nhan_thuc_cho_hoc.pdf