Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 qua Kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Theo thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow thì mỗi con người cần phải có các nhu cầu sau: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội nhu cầu về được tôn trọng nhu cầu được thể hiện mình. Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhu cầu cao hơn. Đó là những nhu cầu về an toàn, không bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình... Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm. Một trong những mối nguy hiểm đe dọa đến sự sống của con người đó là nguy cơ hỏa hoạn.

Theo thống kê của của cơ quan chức năng, trong năm 2022 toàn quốc đã xảy ra 1741 vụ cháy, làm chết 110 người, bị thương 86 người, thiệt hại về tài sản sơ bộ ước tính khoảng 634,077 tỷ đồng. Còn 6 tháng đầu năm 2023 đã xảy ra 881 vụ cháy, làm chết 45 người, bị thương 43 người (chưa tính 6 tháng cuối năm). Tại tỉnh Bình Dương trong năm 2022 và quý I năm 2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy, làm 32 người chết, 22 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 51,9 tỷ đồng. Nguyên nhân xảy ra cháy do sự cố hệ thống điện, thiết bị điện chiếm tỷ lệ gần 60% tổng số vụ cháy. Để giảm thiểu những rủi ro do hỏa hoạn gây ra thì mỗi con người cần nhất phải có những kĩ năng cơ bản để có thể phòng nguy cơ gây ra hỏa hoạn và kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất kì đâu, bất kể đối tượng nào. Thực tế ở lứa tuổi tiểu học, các em vốn thích tò mò, khám phá mọi thứ. Tuy nhiên, các em còn thiếu hiểu biết, dễ bị tổn thương và thiếu các kĩ năng ứng phó trong trường hợp gặp phải hỏa hoạn. Chính vì vậy, nguy cơ gặp phải những mối nguy hiểm là rất cao, việc giáo dục cho học sinh có kĩ năng thoát hiểm trong các tình huống hỏa hoạn là rất cần thiết và cấp bách. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho lứa tuổi học sinh thì rất cần cung cấp cho các em những kiến thức và kĩ năng cơ bản thông qua giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 qua Kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Dạy kĩ năng thoát hiểm cho các em không những các em có thể tự bảo vệ cho chính mình, các em có thể giúp đỡ bạn và những người xung quanh, hỗ trợ gia đình khi xảy ra sự cố.

docx 41 trang Tú Anh 16/12/2024 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 qua Kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 qua Kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 qua Kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
 2
GIẢI PHÁP: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA KĨ 
NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP HỎA HOẠN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 Theo thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow thì mỗi con người cần phải có các 
nhu cầu sau: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội nhu cầu về 
được tôn trọng nhu cầu được thể hiện mình. Khi con người đã được đáp ứng các nhu 
cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của 
họ nữa, họ sẽ có nhu cầu cao hơn. Đó là những nhu cầu về an toàn, không bị đe dọa 
về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình... Nhu cầu an toàn và an ninh 
này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ 
cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm. Một trong những mối nguy hiểm đe dọa 
đến sự sống của con người đó là nguy cơ hỏa hoạn. 
 Theo thống kê của của cơ quan chức năng, trong năm 2022 toàn quốc đã xảy 
ra 1741 vụ cháy, làm chết 110 người, bị thương 86 người, thiệt hại về tài sản sơ bộ 
ước tính khoảng 634,077 tỷ đồng. Còn 6 tháng đầu năm 2023 đã xảy ra 881 vụ cháy, 
làm chết 45 người, bị thương 43 người (chưa tính 6 tháng cuối năm). Tại tỉnh Bình 
Dương trong năm 2022 và quý I năm 2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy, làm 
32 người chết, 22 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 51,9 tỷ đồng. 
Nguyên nhân xảy ra cháy do sự cố hệ thống điện, thiết bị điện chiếm tỷ lệ gần 60% 
tổng số vụ cháy. Để giảm thiểu những rủi ro do hỏa hoạn gây ra thì mỗi con người 
cần nhất phải có những kĩ năng cơ bản để có thể phòng nguy cơ gây ra hỏa hoạn và 
kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất kì đâu, bất kể đối 
tượng nào. Thực tế ở lứa tuổi tiểu học, các em vốn thích tò mò, khám phá mọi thứ. 
Tuy nhiên, các em còn thiếu hiểu biết, dễ bị tổn thương và thiếu các kĩ năng ứng 
phó trong trường hợp gặp phải hỏa hoạn. Chính vì vậy, nguy cơ gặp phải những mối 
nguy hiểm là rất cao, việc giáo dục cho học sinh có kĩ năng thoát hiểm trong các 
tình huống hỏa hoạn là rất cần thiết và cấp bách. Giáo dục kĩ năng sống cho học 
sinh tiểu học còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các 
vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết 
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 4
điều gì, ngay cả những vật dễ gây cháy nổ như diêm, hộp quẹt, điều đó rất nguy 
hiểm. Mặc dù vậy, các em thường phải ở nhà một mình vì cha mẹ phải đi làm.
 - Về phụ huynh: Đa số phụ huynh là công nhân, nông dân lao động nên ít có 
thời gian quan tâm đến các em . Hay có quan tâm cũng còn hời hợt, chủ quan, chưa 
thấy được sự nguy hiểm khi các em ở nhà một mình, những kiến thức về ứng phó 
với hỏa hoạn còn hạn chế. Vì vậy việc giáo dục con trẻ các kỹ năng ứng phó với 
những nguy cơ bị hỏa hoạn là chưa có. Không có thời gian tham gia các cuộc tuyên 
truyền. Trong khi đó nhà trường rất cần sự hợp tác đồng thuận, phối hợp từ phía gia 
đình học sinh và gia đình cũng là nền tảng để hình thành nhân cách của các em.
 BẢNG THỐNG KÊ CÁC THÔNG TIN TRƯỚC KHI GIÁO DỤC KĨ 
NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP HỎA HOẠN
 NỘI DUNG ĐIÊU TRA CÓ- KHÔNG
 BIẾT
 Kể những việc cần thực hiện nếu có sự cố hỏa hoạn 0% 100%
xảy ra ở nhà, ở trường hay ở hàng xóm
 Số điện thoại gọi cứu hỏa là gì? 3% 97%
 Những vật dụng dễ gây ra cháy nổ? 27% 73%
 Gia đình có trang bị bình chữa cháy 0% 100%
 Di chuyển ra khỏi nơi khi thấy cháy hoặc có mùi khét. 35% 65%
 Ngắt cầu dao điện khi có sự cố. 0% 100%
 Gọi 114 khi có cháy lớn 20% 80%
 3. Phạm vi áp dụng 
 Áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh cấp Tiểu học.
 II. CÁC GIẢI PHÁP
 Giải pháp 1: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ TỪ CÁC NGUỒN
 Như chúng ta đã biết Kĩ năng là làm thuần thục một việc nào đó.Để học sinh thuần 
thục trong việc thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn thì không phải chỉ cần giáo viên dạy 
cho các em một vài tiết ở trên trường thì học sinh đã có được những kĩ năng, mà 
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 6
 ra ngoài khi thiết bị đang hoạt động. 
 Không nên để các đồ dễ bắt lửa như: 
 vải, đệm, bông sát các thiết bị này
 3. Sử dụng điện quá tải dẫn đến nổ - Thường xuyên kiểm tra bởi thợ 
cầu chì, cháy dây dẫn điện. điện chuyên nghiệp để phát hiện bất ổn 
 và khắc phục kịp thời, không sử dụng 
 điện quá công suất thiết kế. Mạng lưới 
 điện trong nhà cần có cầu chì tổng và 
 cầu chì từng khu vực để điện được 
 ngắt tự động khi xảy ra sự cố. Đồng 
 thời, đường dây điện cần được sử dụng 
 đúng mục đích, khắc phục và thay thế 
 khi đã cũ nát.
 4. Đánh rơi tàn thuốc đang cháy lên - Cần tuyệt đối tránh hút thuốc cạnh 
sàn nhà hoặc vật dụng dễ bắt lửa trong các đồ dễ bắt lửa và khi hút thuốc 
nhà, ném điếu thuốc đang cháy dở vào trong nhà bắt buộc phải có gạt tàn và 
thùng rác chỉ gạt tàn, để thuốc vào đó.
 5. Nến khi cháy để thắp sáng hoặc - Nên thắp nến trên những đồ vật 
trong các lễ hội, sinh nhật nhưng bị rơi cách lửa, không mất quan sát trong 
vào các vật bắt lửa hoặc xuống sàn gỗ,; suốt thời gian nến cháy. Tuyệt đối 
trẻ em đã nghịch bật lửa hoặc hộp diêm không cho trẻ nhỏ tự ý nghịch diêm và 
dùng để thắp nến và đã gây ra hỏa hoạn. bật lửa trong nhà.
 6. Do các hóa chất, dung dịch được - Cần lưu trữ hóa chất trong các 
chủ nhà cất chứa trong nhà như: gas, thùng kín, đảm bảo an toàn, ở những 
xăng, dầu, sơn khi tiếp xúc với khu vực cách nhiệt. Tốt nhất là trong 
nguồn cháy hoặc bị bảo quản ở nhiệt độ các thùng sơn màu đỏ, có ký hiệu 
cao phòng cháy rõ ràng và hóa chất chỉ 
 được đổ đầy 95% dung tích thùng. Đặt 
 các thùng này cách xa khu vực sống 
Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 8
 hoặc không cháy.
 10. Việc sử dụng gas không an toàn - Sử dụng các loại sản phẩm bếp 
 gas, bình gas đã qua kiểm định về chất 
 lượng, dây dẫn gas chuyên dùng.
 - Các bình gas phải được đặt ở tư 
 thế thẳng đứng, ở vị trí thoáng gió, 
 thấp hơn bếp và không đặt úp hoặc 
 nằm ngang, đặt bình gas cách xa bếp 
 tối thiểu 1,5m để đảm bảo an toàn.
 - Khóa chặt van bình gas, tắt bếp 
 gas đúng cách khi không đun nấu.
 - Tại khu vực đặt bình gas nên trang 
 bị thêm thiết bị báo rò rỉ gas.
 - Không sang chiết gas trái phép 
 dưới bất kỳ hình thức nào.
 11. Bố trí vật dụng sinh hoạt trên lối - Không bố trí vật dụng sinh hoạt 
 thoát nạn như thang bộ, cửa ra vào,.... trên lối thoát nạn như thang bộ, cửa ra 
 vào,...
 12. Để xe máy ngay trong nhà - Nơi để xe máy phải ở xa khu vực 
 sinh hoạt, ăn, ở của gia đình. Không để 
 xe ở gần nguồn nhiệt, nơi dễ cháy.
 13. Chưa trang bị phương tiện chữa - Trang bị bình chữa cháy mini, tìm 
 cháy tại chỗ hoặc có trang bị nhưng hiểu cách sử dụng bình chữa cháy trên 
 không biết sử dụng hay sử dụng không Youtube.
 thành thạo.
 Sau đó, tôi cung cấp cho phụ huynh những mẹo nhỏ có thể dạy con em mình 
ghi nhớ những kỹ năng cần thiết để thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn như sau: 
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 10
 (Tuyên truyên trong nhóm Zalo của lớp)
 • TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ TỪ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ 
MINH VÀ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ
 Bản thân là một giáo viên phụ trách Chi đội. Tôi nhận thấy rằng Đội thiếu 
niên là đội ngũ nòng cốt trong tất cả mọi hoạt động, họ có thể giúp đỡ để tôi hoàn 
thành tâm niệm giáo dục trẻ tránh những trường hợp bị hỏa hoạn một cách hiệu quả 
nhất. Do đó tôi kiến nghị với Tổng phụ trách Đội và Cán bộ y tế của trường phối 
hợp với cơ quan chức năng để tuyên truyền cho các em về nguyên nhân, hậu quả do 
các vụ hỏa hoạn gây ra và cách xử lý, ứng phó khi có nguy cơ bị hỏa hoạn. 
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 12
 ( Thầy giáo đã được tập về PCCC hướng dẫn học sinh sử dụng bình chữa cháy.)
Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 14
gắng học tập, tìm tòi qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ báo chí, sách vở 
và từ những đồng nghiệp trong và ngoài trường. Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các 
buổi sinh hoạt chuyên môn do ngành tổ chức. Qua đó áp dụng các phương pháp tích 
cực vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong việc thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, 
tôi đã chủ động nghiên cứu các tài liệu của Bộ Giáo dục, tài liệu tập huấn về giáo 
dục kĩ năng sống; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Sổ tay phòng cháy chữa cháy (Nhà 
xuất bản Lao động); Tham khảo thông tin trên mạng Internet, để từ đó có được 
những phương pháp giảng dạy tốt nhất.
 Giải pháp 3: LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ HỖ TRỢ CÓ HIỆU 
QUẢ
 Phải khẳng định rằng thiết bị, phương tiện dạy học là một phần không thể 
thiếu của quá trình dạy học. Đặc biệt với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay 
việc vận dụng công nghệ số vào giảng dạy làm cho tiết học trở nên sinh động và dễ 
hiểu. Học sinh được tri giác trực tiếp đối tượng và tự mình thực hành xử lý nếu có 
hỏa hoạn xảy ra. Từ đó nâng cao hứng thú học tập, giúp các em tự tin, bản lĩnh hơn.
 Nhưng việc lựa chọn và sử dụng thiết bị , phương tiện dạy học sao cho phù 
hợp đó là trách nhiệm của người giáo viên. 
 Ví dụ: Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua Kĩ năng thoát hiểm khi gặp 
hỏa hoạn tôi đã sử dụng cả thiết bị dạy học truyền thống (bảng đen, phấn trắng, vật 
thật, tranh ảnh,...) và các thiết bị dạy học hiện đại (như máy tính, máy chiếu, loa, 
).
 Chẳng hạn ở phần hoạt động trải nghiệm, thay vì cho học sinh quan sát trong 
sách giáo khoa khoanh tròn vào ô có hình ảnh chứa các vật có thể là nguyên nhân 
gây ra cháy nổ, tôi sử dụng máy chiếu để chiếu cho học sinh xem một đoạn video 
nói về hai bạn nhỏ tên là Bi và Bo do bất cẩn khi sử dụng bếp ga để chiên bánh ăn, 
gây cháy nhà. Học sinh sẽ được biết những nhiên liệu nào khi kết hợp với nhiệt độ 
và ô xi sẽ gây ra cháy. 
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 16
con người và môi trường xung quanh. Để kết thúc phần hoạt động trải nghiệm tôi 
cho học sinh phân loại vật có thể là nguyên nhân gây ra cháy nổ, dụng cụ chữa cháy.
 Để kết thúc phần hoạt động trải nghiệm, tôi hướng dẫn học sinh cách sử dụng 
bình chữa cháy qua hình ảnh: Có 4 bước:
 1. Kéo chốt ra khỏi đầu của thiết bị.
 2. Hướng vòi phun ở phần đầu bình vào khu vực có lửa cháy.
 3. Bóp đòn bẩy để giải phóng bột hoặc khí CO2 bên trong bình cứu hỏa. 
 4. Thực hiện chuyển động quét khi bạn bóp cần điều khiển.
 Hay ở hoạt động: Xử lý tình huống, tôi hướng dẫn cho học sinh thực hành sử 
dụng vật thật là điện thoại gọi 114 để gọi cho các chú lính cứu hỏa trong tình huống 
các em đang ở nhà một mình thì gặp cháy hoặc nhìn thấy nhà hàng xóm bị cháy
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 18
 (Hình ảnh học sinh thực hành dùng bình chữa cháy để dập đám cháy)
 Việc kết hợp hài hòa giữa các loại thiết bị dạy học sẽ tạo được hứng thú, tăng 
hiệu quả học tập cho học sinh. Tuy nhiên, chúng ta cần phải sử dụng phù hợp, đúng 
lúc, đúng chỗ để tạo được hiệu quả cao nhất. 
 Giải pháp 4. THÔNG QUA CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC LỒNG GHÉP
 4.1 Lồng ghép vào các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp: 
 Trong nhà trường, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng 
thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Vì 
vậy, ngoài việc rèn kỹ năng sống lồng ghép trong các giờ dạy trên lớp, tôi còn phối 
hợp với Tổng phụ trách Đội và các đoàn thể trong nhà trường để tuyên truyền về 
Luật phòng cháy chữa cháy cho các em trong các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp để 
giúp các em thấy được việc nghịch với lửa, các vật dễ bốc cháy là rất nguy hiểm cho 
bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 20
 - Nếu cháy do chập điện, khi phát hiện mới chỉ chập ít, cần đến kéo cầu dao ngắt 
nguồn điện, không cho tay chạm vào ngoài cục sứ của cầu giao. Chạy ra khỏi nhà 
nhanh chóng, hô hoán cho người lớn giúp đỡ.
 - Trường hợp nếu không may bị bỏng, không dùng nước mắm, kem đánh răng, 
mỡ trăn để bôi như dân gian truyền miệng. Vì như thế vết thương sẽ bị lan ra, gây 
nhiễm trùng, khó khăn khi bác sĩ điều trị. Mà nên tưới nước trực tiếp lên vết bỏng 
để làm dịu, không để độ nóng lan tỏa ra vùng lân cận khác.
 - Chăm sóc vết bỏng tại nhà: Vết bỏng đỏ da và có bọng nước.
 + Giữ nguyên bọng nước.
 + Băng tay, thay băng, bôi thuốc đặc trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Rửa vết 
thương, bôi thuốc đều vết bỏng, thay băng thường xuyên bằng gạc sạch. 
 + Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt, vết bỏng có mùi hôi, đau hơn thì phải đưa 
đến bệnh viện.
 4.2 Lồng ghép thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 22
 ( Học sinh thực hành kĩ năng nằm xuống lăn qua, lăn lại khi bị lửa bén vào người)
 4.3 Lồng ghép giáo dục vào các môn học, bài học có thể
 Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi thấy môn Khoa học, môn Hoạt động trải 
nghiệm có thể lồng ghép giáo dục nội dung này là nhiều nhất. 
 Từ đó tôi kết hợp giáo dục cho học sinh cách phòng tránh cháy nổ, hỏa hoạn 
khi sử dụng các nguồn nhiệt như: Không chơi đùa gần bếp than, bếp củi; Dùng lót 
tay khi bưng nồi, ấm nước vừa nấu xong; Khi đun nấu phải để lửa vừa phải và canh 
chừng cẩn thận; Không để các vật dễ cháy gần bếp than, bếp củi; và ý thức tiết 
kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày như: Khi không sử 
dụng thiết bị điện cần ngắt luôn dòng điện. Ở tại lớp, tôi luôn giáo dục và hướng dẫn 
thực hành cho các em, khi ra về, ra chơi phải tắt các thiết bị điện, đèn, quạt để tránh 
hao tốn điện, tiền của và hơn nữa là tránh được nguy cơ chập điện gây cháy nổ.
 Giáo viên: Ninh Thị Lý Trường Tiểu học Minh Hoà 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.docx