Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng và bước đầu luyện đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Phạm Hùng

Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội.

Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc, một số em còn phát âm sai và hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm rất ít. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở Tiểu học cũng ít được giáo viên quan tâm đúng mức.

Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, để mỗi học sinh đều được tích cực tham gia học tập.

Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 4B và lớp 4D ngày càng nâng cao, chúng tôi đã tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và bổ sung thêm vào sáng kiến của năm học trước“Giải pháp rèn đọc đúng và bước đầu luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4B và 4D trường Tiểu học Phạm Hùng thị xã Hòa Thành tỉnh Tây Ninh”, để nghiên cứu.

doc 22 trang Tú Anh 21/12/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng và bước đầu luyện đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Phạm Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng và bước đầu luyện đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Phạm Hùng

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng và bước đầu luyện đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Phạm Hùng
 ngành chúng tôi cùng các thành viên trong tổ bàn bạc về phương pháp và hình 
thức các tiết dạy mẫu để có cách lập kế hoạch dạy học một tiết Tập đọc tốt hơn. 
 3. Phạm vi triển khai thực hiện:
 Với sáng kiến này chúng tôi đã triển khai thực hiện thành công trong tập thể 
lớp 4B, 4D trường Tiểu học Phạm Hùng.
 4. Tính mới của sáng kiến:
 Đây là giải pháp tự bản thân chúng tôi nghiên cứu vận dụng và bổ sung thêm 
sau khi rút kinh nghiệm từ năm học trước, nhằm giúp học sinh lớp 4B và 4D 
trường Tiểu học Phạm Hùng học tập môn Tập đọc có kết quả tốt hơn, nhất là đọc 
đúng, đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm.
 5. Kết quả, hiệu quả mang lại:
 - Trong thời gian qua chúng tôi nhận thấy những biện pháp mà chúng tôi đưa 
ra đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện 
pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất lượng đọc đúng và đọc 
diễn cảm của các em được nâng lên. 
 So với kết quả thực tế giảng dạy, sau mỗi giai đoạn học sinh có tiến bộ rất 
nhiều, cụ thể như sau:
 Số em đọc chưa Số em đọc đạt Số em đọc Số em đọc 
 Tổng 
 Giai đoạn Lớp đạt yêu cầu trung bình đúng, rõ ràng diễn cảm tốt
 số HS
 SL % SL % SL % SL %
 4B 38 4 10,5 13 34,2 16 42,1 5 13,2
 Đầu năm 4D 34 4 11,8 12 35,3 14 41,1 4 11,8
 CỘNG 72 8 11,1 25 34,7 30 41,7 9 12,5
 4B 38 2 5,3 15 39,5 14 36,8 7 18,4
 Giữa HKI 4D 34 2 5,9 12 35,3 15 44,1 5 14,7
 CỘNG 71 4 5,5 27 37,5 29 40,3 12 16,7
 4B 38 0 0 12 31,6 17 44,7 9 23,7
 Cuối HKI 4D 34 0 0 10 29,4 17 50,0 7 20,6
 CỘNG 72 0 0 22 30,6 34 47,2 16 22,2
 4B 38 0 0 11 29,0 17 44,7 10 26,3
 Đến 
 4D 34 0 0 9 26,4 16 47,1 9 12,5
 28/2/2023
 CỘNG 72 0 0 20 27,8 33 45,8 19 26,4
 ( Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu là những em đọc còn sai một số từ, đọc chưa 
lưu loát, tốc độ đọc còn chậm dẫn tới chưa trả lời được câu hỏi).
 Trang 2 I. MỞ ĐẦU
1. Tên sáng kiến:
 Giải pháp pháp rèn đọc đúng và bước đầu luyện đọc diễn cảm cho học 
sinh lớp 4B và 4D trường Tiểu học Phạm Hùng.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
 Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm 
nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. 
Tuy nhiên đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng 
thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết 
của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều 
lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự 
nhiên, xã hội. 
 Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những 
thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong 
muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ 
năng đọc. Các giờ Tập đọc, một số em còn phát âm sai và hầu như học sinh chỉ 
mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm rất ít. Bên cạnh 
đó, việc hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở Tiểu học cũng ít được giáo 
viên quan tâm đúng mức.
 Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, 
bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, để mỗi học 
sinh đều được tích cực tham gia học tập.
 Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm 
của học sinh lớp 4B và lớp 4D ngày càng nâng cao, chúng tôi đã tiếp tục nghiên 
cứu, vận dụng và bổ sung thêm vào sáng kiến của năm học trước“Giải pháp rèn 
đọc đúng và bước đầu luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4B và 4D trường 
Tiểu học Phạm Hùng thị xã Hòa Thành tỉnh Tây Ninh”, để nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 4B, 4D trường Tiểu học Phạm Hùng 
xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
 - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4B, 4D đọc chưa đúng, còn sai chữ, 
chưa đúng tốc độ đọc quy định, chưa diễn cảm.
 Trang 4 của học sinh. Giúp chúng tôi biết được kiến thức và kĩ năng đọc diễn cảm của các 
em. Từ đó có những biện pháp thiết thực hơn trong việc nâng cao hiệu quả đọc 
diễn cảm cho học sinh cũng như nâng cao dần chất lượng của môn Tiếng Việt.
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu số liệu:
 - Qua việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì giúp chúng tôi có số 
liệu so sánh đối chiếu, nhằm rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
5.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 - Qua phương pháp này giúp chúng tôi có những hiểu biết cơ bản về bản chất, 
nguyên nhân và cách giải quyết trong quá trình nghiên cứu, tổng kết sẽ rút ra được 
ưu nhược điểm để có những kinh nghiệm hỗ trợ cho việc giảng dạy. 
 Trang 6 càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn 
học.
 Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình 
thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: đọc đúng, đọc 
nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng 
đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
 Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ, tiếp theo đọc là phải hiểu được 
nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khoá” (chốt, trọng yếu) trong bài, biết tóm 
tắt nội dung của đoạn. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn 
bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các tầng bậc khác nhau.
2. Cơ sở thực tiễn:
 - Do học kì I năm học 2021-2022 các em học sinh phải học trực tuyến vì tình 
hình dịch bệnh Covid- 19. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất 
lượng phân môn Tập đọc của học sinh lớp 4B và lớp 4D, chúng tôi nhận thấy: một 
số học sinh còn phát âm sai và các em mới chỉ ở mức độ đọc đúng, đọc trơn. Có 
em chẳng cần quan tâm mình có đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó hay không, mà 
chỉ đọc to, đọc nhanh là được.
 Nên ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê 
chất lượng đọc của học sinh lớp 4B và 4D như sau:
 Tổng Số em đọc chưa Số em đọc đạt Số em đọc Số em đọc 
 Lớp số đạt yêu cầu trung bình đúng, rõ ràng diễn cảm tốt
 HS SL % SL % SL % SL %
 4B 38 4 10,5 13 34,2 16 42,1 5 13,2
 4D 34 4 11,8 12 35,3 14 41,2 4 11,7
 CỘNG 72 8 11,1 25 34,7 30 41,7 9 12,5
 (Học sinh đầu năm đọc chưa đạt yêu cầu là những em đọc còn chậm và đọc sai 
một số từ dẫn tới chưa trả lời đúng câu hỏi).
2.1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
 Qua tìm hiểu chúng tôi rút ra được một số nguyên nhân như sau:
* Về học sinh:
 - Do cách phát âm theo phương ngữ, cụ thể các em thường mắc lỗi sau:
 + Các lỗi phụ âm đầu: tr/ch. Ví dụ: tre xanh/ che xanh; gà trống/ gà chống; 
mây trắng/ mây chắng; trên/ chênh; kiến trúc/ kiến chúc; trầm trọng/ chầm 
chọng
 + Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi. Ví 
dụ: lặng lẽ/ lặng lẻ; cũng/ củng; suy nghĩ/ suy nghỉ; 
 Trang 8 3. Nội dung vấn đề:
3.1. Vấn đề đặt ra cần tìm giải pháp nghiên cứu:
 - Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu 
học. Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Có 
nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng 
lên. Việc rèn học sinh đọc tốt trong tiết dạy rất cần đến công tác chuẩn bị của giáo 
viên.
 - Giáo viên đọc bài tập đọc nhiều lần, từ việc đọc nhiều đến đọc diễn cảm và 
cảm thụ bài đọc. Dựa vào chuẩn kiến thức, đối tượng học sinh của lớp để xác định 
mục tiêu và đề ra những phương án tiến hành.
 - Chọn phương án, dự kiến các tình huống xảy ra trên lớp. Từ khó, học sinh 
đọc dễ sai; từ mới, học sinh chưa hiểu; cách ngắt, nghỉ của một số câu thơ, bài văn 
hay một văn bản thông tin.
 - Giáo viên cần phân loại học sinh theo từng đối tượng, từ đó đưa ra các giải 
pháp cho từng đối tượng.
3.2. Các giải pháp rèn kĩ năng đọc đúng và bước đầu luyện đọc diễn cảm cho 
học sinh lớp lớp 4B và lớp 4D trường Tiểu học Phạm Hùng:
3.2.1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo.
 Chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc 
đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng phải 
thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy, 
việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm 
và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3. Đối với học sinh lớp 4 thì việc luyện đọc đúng 
được rèn luyện như sau: 
3.2.1.1. Luyện đọc đúng:
 - Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị 
chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục 
của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia 
văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau 
về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo 
dõi và đọc nối tiếp.
 - Dựa vào số đoạn đã chia, giáo viên tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp linh 
hoạt: Đọc nối tiếp theo dãy ngang, đọc nối tiếp theo dãy dọc, hay chỉ định bất kì 
học sinh đọc nối tiếp đoạn bạn vừa đọc.
 - Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên nên 
hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 lượt và luyện đọc theo nhóm đôi sau khi 
đọc xong lượt 3:
 Trang 10 + Luyện đọc theo nhóm đôi: 
 Bước này không thể bỏ qua sau khi đọc nối tiếp 3 lượt. Đọc trong nhóm thì học 
sinh nào cũng được đọc. Giáo viên rèn kĩ năng đọc trong nhóm cho học sinh (các 
em lần lượt đọc nối tiếp đoạn trong thời gian 2 phút, bạn đọc tốt đọc chung nhóm 
với bạn đọc chậm, sau đó gọi đại diện một số nhóm nhận xét bạn đọc trong nhóm: 
Bạn đọc thế nào? Bạn đọc có tiến bộ hơn những lần đọc trước chưa? ... ). Giáo 
viên quan sát giúp đỡ nhóm có học sinh đọc còn chậm để động viên khích lệ các 
em khi thấy các em đọc có tiến bộ.
3.2.1.2. Luyện đọc hay (đọc diễn cảm)
 - Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc 
diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, 
thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật 
trong bài (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường 
độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung). 
 * Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh thể 
hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai. Rèn 
cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc. Cụ thể 
các em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật; phân biệt được 
lời của nhân vật khác. Giáo viên nên hướng dẫn như sau:
 - Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật.
 - Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác định 
giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
 - Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình 
(hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện).
 Ví dụ: Bài "Người ăn xin" - Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Trang 30
 Cậu bé: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
 (Giọng xót thương ông lão, một cách chân thành.)
 Ông lão: Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho ông rồi.
 (Giọng xúc động trầm ấm của người cao tuổi) 
 - Bài "Chú đất Nung (tiếp theo)" - Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Trang 138. HS 
cần chú ý đọc phân biệt lời chàng kĩ sĩ, nàng công chúa và chú Đất Nung. Lời của 
chàng kị sĩ và nàng công chúa đọc với giọng lo lắng, căng thẳng khi gặp nạn; ngạc 
nhiên, khâm phục khi gặp lại Đất Nung. Lời Đất Nung: thẳng thắn, chân thành, 
bộc tuệch). 
 Một điều quan trọng giáo viên cần chú ý là tư thế, tác phong của người đọc. 
Học sinh cần bình tĩnh, tự nhiên, giọng dọc có độ âm vang vừa phải, không quá to 
hoặc quá nhỏ. Một sắc thái rạng rỡ, vui tươi trên nét mặt một nụ cười hay một 
thoáng trầm tư phù hợp với từng câu, đoạn trong bài sẽ góp phần tăng thêm cái 
 Trang 12 nào ?... Mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng 
tạo của mình.
 Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên 
phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh 
trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu để từ đó 
thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc 
đúng hơn và phải có lòng ham muốn đọc hay.
3.2.4. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ 
chức các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc.
 Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các 
trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú đọc; rèn 
tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục tư tưởng, 
tình cảm tốt đẹp.
 Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm 
(HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập 
thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn 
(theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng; nhìn một từ đọc cả 
câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện 
theo vai, thả thơ
 Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số trò chơi luyện đọc như sau:
 Đọc thơ truyền điện.
 * Chuẩn bị: Thời điểm chơi cuối tiết Tập đọc - Học thuộc lòng; Hoặc tiết ôn 
tập Học thuộc lòng. Học sinh 2 nhóm ngồi quay mặt vào nhau.
 * Tiến hành: 
 - Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi.
 - Hai nhóm bắt thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước.
 + Đại diện nhóm đọc trước là (A) đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ rồi chỉ 
định thật nhanh “truyền điện” một bạn bất kì (nhóm B). Bạn được chỉ định đọc 
tiếp khổ thơ thứ 2 của bài. Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn nhóm (A) đọc 
tiếp khổ thơ thứ 3Cứ như vậy cho đến hết bài.
 Ví dụ: Bài “Bè xuôi sông La” (lớp 4)
 Học sinh A1: Đọc khổ thơ 1
 Học sinh B1: Đọc khổ thơ 2
 Học sinh A2: Đọc khổ thơ 3
 Trang 14 nhận được phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc câu thơ lục bát) có câu từ ghi 
trên phiếu. Nếu đọc đúng được tặng một bông hoa.
 - Giáo viên tính số bông hoa của nhóm đọc thuộc thơ. Đổi nhóm chơi tương 
tự như trên. 
 - Kết thúc trò chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt, nhóm được nhiều 
bông hoa nhất.
4. Tính mới của sáng kiến:
 - Đây là giải pháp tự bản thân chúng tôi tự nghiên cứu vận dụng và bổ sung 
thêm sau khi rút kinh nghiệm từ năm học trước, nhằm giúp học sinh lớp 4B và 4D 
trường Tiểu học Phạm Hùng học tập môn Tập đọc có kết quả tốt hơn, nhất là đọc 
đúng, đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm.
5. Kết quả, hiệu quả mang lại:
 Trong thời gian qua chúng tôi nhận thấy những biện pháp mà chúng tôi đưa ra 
đã thu được kết quả thật khả quan, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh 
hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. 
Số em đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em đọc đúng, đọc diễn cảm được nâng 
lên rõ rệt. Vì vậy, biện pháp này có thể áp dụng cho cả khối 4 của trường Tiểu học 
Phạm Hùng, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động và nâng cao chất lượng đọc 
đúng, đọc diễn cảm của học sinh Tiểu học. 
 Kết quả thực nghiệm được thể hiện qua bảng sau:
 Số em đọc chưa Số em đọc đạt Số em đọc Số em đọc 
 Tổng 
 Giai đoạn Lớp đạt yêu cầu trung bình đúng, rõ ràng diễn cảm tốt
 số HS
 SL % SL % SL % SL %
 4B 38 4 10,5 13 34,2 16 42,1 5 13,2
 Đầu năm 4D 34 4 11,8 12 35,3 14 41,1 4 11,8
 CỘNG 72 8 11,1 25 34,7 30 41,7 9 12,5
 4B 38 2 5,3 15 39,5 14 36,8 7 18,4
 Giữa HKI 4D 34 2 5,9 12 35,3 15 44,1 5 14,7
 CỘNG 71 4 5,5 27 37,5 29 40,3 12 16,7
 4B 38 0 0 12 31,6 17 44,7 9 23,7
 Cuối HKI 4D 34 0 0 10 29,4 17 50,0 7 20,6
 CỘNG 72 0 0 22 30,6 34 47,2 16 22,2
 4B 38 0 0 11 29,0 17 44,7 10 26,3
 Đến 
 4D 34 0 0 9 26,4 16 47,1 9 12,5
 28/2/2023
 CỘNG 72 0 0 20 27,8 33 45,8 19 26,4
 Trang 16

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ren_doc_dung_va_buoc_dau_luy.doc