Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển môn Đá cầu trong trường Tiểu học
Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao.
Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội và mọi quốc gia đều quan tâm. Để có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục nói riêng và các ngành nghề khác nói chung phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí, có sức khoẻ tốt, góp phần vào sự phát triển hưng thịnh, bền vững của nước nhà.
Giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được chính là giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể đạo đức tác phong, trở thành con người có ích cho xã hội và đất nước.
Thể dục thể thao góp phần rèn luyện sức khỏe cũng như phát triển con người toàn diện. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, máy móc được sử dụng nhiều, lao động tay chân hạn chế, chính vì thế thể dục thể thao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất, sức khỏe mỗi người, ngoài ra thể dục thể thao ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao không chỉ phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo leo,... mà thông qua tập luyện đã rèn luyện cho người tập những phẩm chất: tinh thần đồng đội, sự kiên trì, nhẫn nại, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, thắng không kiêu, bại không nản, tinh thần tự hào dân tộc,...
Phong trào thể dục thể thao chiếm vị thế quan trọng trong công công tác giáo dục trong nhà trường phổ thông, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe toàn diện cho các em học sinh, bên cạnh đó nhằm xây dựng con người mới một cách toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ, thể dục thể thao còn làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.
Thể dục thể thao thu hút được nhiều đối tượng tham gia như học sinh, sinh viên, người lao động,. Và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em rất ham mê chạy nhảy, vui đùa, tham gia vào các hoạt động vận động, qua đó các em muốn thể hiện khả năng của mình nhưng sự phối hợp, kỹ năng vận động của các em còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần nhiều thời gian để hoàn thiện.
Với cương vị là giáo viên phụ trách bộ môn Giáo dục thể chất trong trường Tiểu học, tôi thiết nghĩ ngoài những nội dung học theo khung chương trình đào tạo chung của cấp Tiểu học như: Đội hình đội ngũ, bài Thể dục phát triển chung, một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, nhảy dây, một số trò chơi vận động,. còn có các nội dung thể thao tự chọn như: bóng đá, đá cầu, bóng rổ,.không những phát triển các tố chất thể lực cho học sinh mà còn phát triển toàn diện về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho lứa tuổi của các em.
Trong giáo dục thể chất có nhiều môn khác nhau. Đá cầu là một trong những môn thể thao được các em học sinh yêu thích nhất. Đá cầu là môn thể thao đang phát triển mang tính nghệ thuật cao, điều đó được thể hiện trong từng kĩ thuật động tác, thể hiện bằng sự phán đoán chính xác, di chuyển nhanh nhạy, khéo léo và xử lý thông minh. Những năm gần đây môn Đá cầu được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các trường học nói riêng. Cứ mỗi năm ngành giáo dục và đào tạo Huyện lại tổ chức các giải thi đấu để các em có dịp thi tài những môn khác nhau như môn: Cờ vua, Bóng bàn, Bóng đá, Chạy 60m, Bật xa, Bơi lội,. Đá cầu được tổ chức với nhiều nội dung như đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ. Học sinh các trường tham gia nhiều và thi đấu rất nhiệt tình, sôi nổi.
Tuy nhiên việc dạy và học môn Đá cầu trong chương trình Thể dục của học sinh còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao.
Và làm sao để giúp học sinh tập luyện tốt Đá cầu, giúp các em có hứng thú tập luyện môn Đá cầu nói riêng và chất lượng các giải thi đấu Đá cầu nói chung.
Với những lý do trên nên tôi chọn môn Đá cầu, nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng giúp các em thật sự nắm vững, hiểu rõ và luyện tập thật tốt. Việc thành lập đội tuyển tham gia thi đấu môn Đá cầu cho các cấp ở trường, các hội thi Hội Khỏe Phù Đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh tổ chức là mục tiêu lâu dài và đó chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển môn Đá cầu trong trường Tiểu học”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển môn Đá cầu trong trường Tiểu học
PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao. Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội và mọi quốc gia đều quan tâm. Để có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục nói riêng và các ngành nghề khác nói chung phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí, có sức khoẻ tốt, góp phần vào sự phát triển hưng thịnh, bền vững của nước nhà. Giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được chính là giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể đạo đức tác phong, trở thành con người có ích cho xã hội và đất nước. Thể dục thể thao góp phần rèn luyện sức khỏe cũng như phát triển con người toàn diện. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, máy móc được sử dụng nhiều, lao động tay chân hạn chế, chính vì thế thể dục thể thao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất, sức khỏe mỗi người, ngoài ra thể dục thể thao ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao không chỉ phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo leo,... mà thông qua tập luyện đã rèn luyện cho người tập những phẩm chất: tinh thần đồng đội, sự kiên trì, nhẫn nại, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, thắng không kiêu, bại không nản, tinh thần tự hào dân tộc,... Phong trào thể dục thể thao chiếm vị thế quan trọng trong công công tác giáo dục trong nhà trường phổ thông, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe toàn Với những lý do trên nên tôi chọn môn Đá cầu, nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng giúp các em thật sự nắm vững, hiểu rõ và luyện tập thật tốt. Việc thành lập đội tuyển tham gia thi đấu môn Đá cầu cho các cấp ở trường, các hội thi Hội Khỏe Phù Đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh tổ chức là mục tiêu lâu dài và đó chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển môn Đá cầu trong trường Tiểu học”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Tạo cho các em niềm đam mê tập luyện thể dục thể thao, thông qua tập luyện môn Đá cầu, cũng như các môn thể thao khác. Đề ra một số biện pháp giúp các em học sinh tập luyện Đá cầu có chất lượng và hiệu quả. Tạo cho các em sự nhanh nhẹn, tính kỉ luật, tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các em được tiếp cận cũng như nắm bắt được các kĩ thuật cơ bản trong tập luyện Đá cầu. Làm nền tảng cho đội tuyển Đá cầu của nhà trường nói riêng và đào tạo hạt giống cho đội tuyển Đá cầu cấp Huyện, cấp Tỉnh nói chung. Giờ học thể dục đạt kết quả cao, tạo hưng phấn, hứng thú tập luyện và phát triển tố chất thể lực cho học sinh. Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài thể thao. Góp phần phát triển con người toàn diện. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 trường Tiểu học Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tham khảo tài liệu. Phương pháp làm mẫu. Phương pháp quan sát sư phạm. học đá cầu cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy một số vấn đề: 1. Thuận lợi Được sự quan tâm đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường và sự nhiệt tình của giáo viên trực tiếp giảng dạy nên môn thể thao này được các em học sinh ở các khối lớp hưởng ứng tham gia tập luyện. Cơ sở vật chất đã được nhà trường trang bị đầy đủ sân bãi, các thiết bị, đồ dùng dạy học hỗ trợ đảm bảo cho môn học. Học sinh tiếp thu nhanh, hăng hái tập luyện, đoàn kết với bạn và biết giúp bạn cùng tập. Về tâm lý chung, các em học sinh Tiểu học rất thích học môn Thể dục, đặc biệt là thích chơi những trò chơi trong tiết học và những giờ ngoại khóa Đá cầu là một môn thể thao vui chơi lành mạnh, vừa là trò chơi vừa là môn học để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu từ đó các em sẽ yêu thích môn Đá cầu và hăng say tập luyện hơn. Môn thể dục được giáo viên có chuyên môn sâu đảm nhiệm giảng dạy vì vậy các em có điều kiện sinh hoạt, thời gian đầu tư chuyên môn, giáo viên có nhiều thời gian đánh giá chất lượng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần hợp tác, phối hợp cùng phụ huynh học sinh tạo điều kiện, thời gian cho các em học sinh học tập và rèn luyện. 2. Khó khăn Học sinh chỉ biết nhiều đến môn Đá cầu qua kì thi Hội khỏe Phù Đổng các cấp, rất nhiều các kỹ thuật đá cầu cần tập luyện thêm, do vậy mà các em chỉ biết rất sơ lược, không đủ thời gian để tập luyện chuyên sâu, thành kỹ năng, kỹ xảo trong đá cầu. Có nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chính gia đình học sinh. Vì chú trọng học các môn văn hóa nên nhiều bậc phụ huynh đôi khi không quan tâm đến thể lực của các em, không tạo điều kiện cho các em tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa rèn luyện thể chất. 1.1. Đối với giáo viên Xác định rõ mục tiêu tập luyện. Phân bố thời gian hợp lý khi tổ chức tập luyện cho học sinh: Học kỹ thuật mới: 4 tiết. Ôn các kỹ thuật đã học: 2 tiết. Củng cố và nâng cao kỹ thuật: 10 tiết. Chuẩn bị tốt sân bãi tập luyện cho học sinh: Sân tập đảm bảo cho học sinh tập luyện. Chuẩn bị kế hoạch dạy học chi tiết, có phương án tập luyện cho các em có năng lực tiếp thu chậm, đồ dùng dạy học trực quan sinh động để tạo hứng thú tập luyện cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị cầu, lưới tập, tranh và hình ảnh minh họa động tác, các video clip nếu có. Số lượng cầu phải đảm bảo đầy đủ cho các em. Linh hoạt giữa các giờ tập là nghỉ ngơi để hồi sức cho các em. 1.2. Đối với học sinh Ngay từ những buổi học đầu tiên, tôi luôn dặn dò các em chuẩn bị tốt về trang phục khi tập luyện: Trang phục: Đồng phục thể dục thể thao. Giày tập: Học sinh đi giày tập thể thao. Mỗi học sinh cần phải trang bị thêm một trái cầu để tập luyện bên cạnh dụng cụ sẵn có của nhà trường. 1.3. Khởi động trước khi tập luyện Trước mỗi tiết học, học sinh cần khởi động làm nóng cơ thể đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động để tránh chấn thương trong quá trình tập luyện thông qua sử dụng các bài tập khởi động: Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân tập. Bài tập khởi động chuyên môn. Mục đích: Làm tăng độ linh hoạt của các khớp: cổ tay, cổ chân, khớp gối, khớp hông. a b c Hình 1: Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. 2.2. Kỹ thuật tâng cầu bằng Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân trước thẳng, chân thuận ở phía sau kiễng gót, trọng tâm rơi vào chân trước. Tay bên chân thuận cầm cầu cao ngang thắt lưng, cách cơ thể khoảng 30-35 cm, tay còn lại để tự nhiên, mắt nhìn cầu (H2a). Thực hiện: Tung cầu lên cao khoảng 30-50 cm, cách ngực khoảng 20-40 cm, mắt nhìn theo cầu (H2b). Khi cầu lên tới điểm cao nhất, thực hiện nâng đùi chân thuận lên cao, ra trước và tâng cầu. Khi tiếp xúc câu, đùi vuông góc với thân người và cẳng chân, vị trí tiếp xúc cầu bằng 13 ngoài của đùi. Khi chạm cầu thì chân dừng lại đột ngột (H2c). Kết thúc: Hạ đùi chân thuận, hai chân đứng thẳng, quan sát cầu để thực hiện động tác tiếp theo. a b c Hình 3: Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân. 2.4. Kỹ thuật đỡ cầu Kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi. Tƣ thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai, khuỵu gối, hai tay buông tự nhiên, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân người hơi ngả về phía trước, mắt quan sát đường cầu đến (H4a). Thực hiện: Khi xác định được điểm rơi của cầu, chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trước, chân sau lăng nhẹ về trước, lên trên kết hợp gập gối sao cho đùi vuông góc với thân trên khi tiếp xúc với cầu. Lúc chạm cầu, đùi đưa lên trên và hơi hướng ra ngoài bên chân thuận để cầu nảy lên ngang tầm mắt và rơi xuống (H4b). Kết thúc: Sau khi cầu rời đùi, hạ chân để tiếp tục thực hiện các động tác tiếp theo. a b Hình 5: Kỹ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân. Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực. Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân thuận đặt sau, bàn chân trước hướng về lưới, nửa trước bàn chân sau hơi xoay ra ngoài, hai gót chân cách nhau từ 30-40 cm, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, thân người hơi cúi, tay thả lỏng tự nhiên, mắt quan sát đường cầu đến (H6a). Thực hiện: Khi cầu bay tới cách ngực khoảng 50-60 cm, nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể về chân sau, chân trước duỗi thẳng, chân sau hơi gập gối, thân người hơi ngả về sau và xoay sang bên trái (nếu thuận chân phải) hoặc ngược lại, hai tay buông tự nhiên. Khi cầu cách ngực khoảng 10 cm thì đạp mạnh chân sau, hất ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra phía trước cách thân người khoảng 70-80 cm (H6b). Kết thúc: Sau khi cầu bật ra, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước và thực hiện các kỹ thuật đá cầu phù hợp. tập luyện Để đạt hiệu quả cao trong quá trình tuyển chọn và tập luyện nhằm giúp học sinh nắm rõ các kỹ thuật bài tập cũng như phương pháp và đam mê môn Đá cầu tôi đã áp dụng những phương pháp sau: Phương pháp thống kê Khảo sát và chọn lựa một số em học sinh trong độ tuổi quy định có sức khỏe tốt, thể chất cao, ham học hỏi, nhanh nhẹn, chăm học và khéo léo để tập luyện chuyên sâu. Giáo viên cần kiểm tra quá trình tập luyện của các em hằng ngày để biết các em đạt đến tiến độ nào và có đạt được kết quả không. Từ đó chọn ra những em thực sự có năng khiếu và tập nâng cao. Phương pháp giảng giải kết hợp làm mẫu Sử dụng các động tác, phương pháp kỹ thuật chuyên môn đá cầu, các hình ảnh, đoạn Clip về kỹ thuật đá cầu của các vận động viên để giảng dạy cho học sinh nắm rõ hơn, từ đó các em hình dung được kỹ thuật và tập luyện một cách chính xác. Các em có kỹ thuật tốt được tập luyện cùng giáo viên để làm mẫu cho các em khác trong đội tuyển. Phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn Ở các động tác khó, giáo viên cần chia nhỏ các kỹ thuật và hướng dẫn cho học sinh tập luyện. Sau đó kết hợp các động tác nhỏ thành một kỹ thuật đá cầu hoàn chỉnh và cho học sinh tập luyện nhiều lần để các em chuyển từ kỹ năng thành kỹ xảo để áp dụng trong thi đấu. Phương pháp sửa chữa động tác chưa chính xác Giáo viên cho một em thực hiện động tác đá cầu với các bạn khác cùng huấn luyện viên xem sau đó giáo viên thực hiện động tác với kỹ thuật đúng và tiến hành phân tích kỹ thuật đá cầu, phân tích giảng giải cho học sinh vì sao các em thực hiện động tác chưa đúng từ đó hướng dẫn các em cách sửa động tác, sau đó phân công những em tập tốt giúp đỡ các bạn thực hiện chưa tốt. Phương pháp tập luyện Giáo viên nêu tên, làm mẫu, hướng dẫn các em các kỹ thuật đá cầu. Hình 7: Phát cầu vào các vị trí trên sân. Di chuyên trong đá câu: Di chuyển ngang một bước (H8a) Di chuyên tiên một bước (H8b) a Di chuyên lùi một bước (H8c) b Di chuyển lùi một bước (H8c) tuyển chọn thêm các em mới để làm nguồn cho các kỳ hội thao tới. Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên tôi nhận thấy các em khi thi đấu mạnh dạn, thực hiện các kỹ thuật tự tin, quan sát được đối phương và có những pha cầu để giành điểm số cho mình| 3. Các biện pháp để tổ chức thực hiện Trong khi thực hiện các bước như trên tôi áp dụng các biện pháp như sau: Lắng nghe, chia sẻ để đưa những phương pháp tập luyện phù hợp. Giáo dục cho các em sau mỗi trận đấu tinh thần, ý chí thắng không kiêu, bại không nản. Tổ chức cho các em thi đấu với nhau và giao lưu thi đấu với các bạn trường khác giúp các em làm quen với cách thức thi đấu để đến khi thi đấu các em không bỡ ngỡ, và có nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn trước đối thủ. Hướng dẫn cho các em gặp khó khăn trong khi thực hiện kỹ thuật, chiến thuật từ đó sửa sai và rút kinh nghiệm. Có kế hoạch huấn luyện theo từng buổi xen kẽ cho các em thi đấu với nhau, kích thích tinh thần tập luyện của các em để buổi huấn luyện đó đạt kết quả cao. Kết hợp các trò chơi sau mỗi buổi tập để các em hứng thú hơn khi tập luyện, giảm căng thẳng cho các em. Về rèn luyện, luyện tập ở nhà: Hướng dẫn các em có máy vi tính xem các trận đấu đá cầu, các kỹ thuật đá cầu và luyện tập thêm. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp: Có thể trao đổi và nhờ giáo viên phụ trách lớp nhắc nhở các em tập luyện thêm. Trao đổi với phụ huynh: Các em đã được chọn tôi liên hệ với phụ huynh để nắm được thời gian từ đó nhờ phụ huynh nhắc nhở các em tập luyện tại nhà để nâng dần thành tích. V. KẾT QUẢ Các em biết được tác dụng và phương pháp tập luyện môn Đá cầu, từ đó hình thành ý thức luyện tập thường xuyên, góp phần cải thiện sức khỏe và nâng cao thành tích. có 4 em tham gia và đạt kết quả: GIỚI NGÀY, THÁNG NĂM TT HỌ VÀ TÊN TÍNH SINH 1 Nguyễn Thị Bích Trâm Nữ 14/8/2013 2 Võ Huỳnh Bảo Trâm Nữ 31/03/2013 3 Thạch Tâm Nam 14/01/2013 4 Vũ Trường Giang Nam 11/9/2013 01 giải nhì đôi nữ. 01 giải 3 đơn nam. đó rèn luyện bản lĩnh, ý chí không ngại khó khăn, thử thách. Thường xuyên sử dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu, xem video trận đấu kết hợp phân tích kỹ thuật cho học sinh nắm rõ hơn, từ đó học sinh thực hiện động tác thuần thục hơn. Để nâng cao hiệu quả luyện tập, cần lựa chọn bài tập với độ khó phù hợp với khả năng của học sinh, bên cạnh đó cho những em tập tốt hướng dẫn, giúp đỡ những em tập chưa tốt, để các em cùng tiến bộ. Bản thân không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu chuyên môn về đá cầu, tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, tham khảo ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, để vận dụng vào các bài tập đá cầu, từ đó truyền thụ cho học sinh một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. PHẦN D KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy học sinh trường Tiểu học Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng đã hứng thú tập luyện đá cầu, đa số các em đã hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện đá cầu và từ đó hăng say luyện tập nâng cao thành tích. Thường xuyên tổ chức cho các em thi đấu để rèn luyện tinh thần thắng không kiêu, bại không nản, và học hỏi thêm kinh nghiệm, hướng dẫn các em tự tập ở nhà để nâng cao chất lượng môn Đá cầu. Mặc dù những biện pháp tôi thực hiện đã mang lại kết quả nhất định, nhưng chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học để từ đó tôi áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Minh Hòa, ngày 20 tháng 1 năm 2024 Người viết Phạm Quang Bảo PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_phat_trien_mon_da_cau_trong.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển môn Đá cầu trong trường Tiểu học.pdf