Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh

1. Lời giới thiệu

Trong không khí phấn khởi đón chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bậc THPT ở những năm học tiếp theo, toàn thể giáo viên Ngữ văn đã chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực, trí lực, năng lực tổ chức hoạt động dạy học. Để chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục phẩm chất, năng lực thì hoạt động dạy học tích hợp chính là xu hướng nổi bật để hình thành các năng lực thực tiễn với học sinh, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Các hoạt động dạy học tích hợp nội môn hay liên môn đều tạo cho học sinh sự phấn chấn học tập khi được kết nối các bài học và chủ đề có liên quan, tính ứng dụng thực tiễn đời sống được gia tăng hiệu quả. Trong đó, tích hợp liên môn là phương án kết nối được nhiều môn học, bài học, lớp học trong một chủ đề hấp dẫn, giúp học sinh thấy được sự xuyên suốt, khái quát của các nội dung học tập quan trọng.

Nhiều năm gần đây, Ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã triển khai hoạt động dạy học tích hợp liên môn một cách thống nhất, toàn diện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của BỘ GD&ĐT, các cuộc tập huấn, triển khai tích cực, hiệu quả. Hoạt động dạy học tích hợp liên môn được chỉ đạo thực hiện từ bước xây dựng kế hoạch giáo dục đầu năm học ở các tổ chuyên môn dựa trên điều kiện dạy học và thực tiễn chương trình. Dựa trên nguyên tắc khoa học, thực tiễn, dạy tích hợp giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung học tập, không gây quá tải, tăng cường khả năng ứng dụng. Từ đó, mỗi giáo viên vận dụng phù hợp vào đối tượng học sinh cũng như chủ đề bài học một cách hiệu quả.

Từ năm học 2013 - 2014 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã tổ chức cuộc thi dạy học Tích hợp liên môn với sự tham gia của các môn học tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Việc tham gia các dự án dạy học liên môn này cho thấy tinh thần, thái độ học tập tích cực, sôi nổi của học sinh cũng như năng lực tổ chức dạy học sáng tạo, linh hoạt của giáo viên. Hiệu quả từ dạy học tích hợp đã chứng minh đây là xu thế dạy học phù hợp với tình hình giáo dục đổi mới, tăng cường giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh, chuẩn bị sẵn sàng cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Vì thế, tôi chọn sáng kiến về đổi mới dạy học tích hợp trong chương trình môn Ngữ văn THPT nhằm giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh với những hiệu quả đã đạt được trong một số năm gần đây, chia sẻ cùng đồng nghiệp trước thềm chương trình phổ thông tổng thể.

2. Tên sáng kiến:

Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh.

docx 65 trang Tú Anh 13/01/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học tích hợp thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh
 2
 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ............................................36
 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
 kiến ..................................................................................................................37
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
 sáng kiến theo ý kiến của tác giả.................................................................37
 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
 sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ................................................38
 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
 sáng kiến lần đầu (nếu có):..............................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................40
PHỤ LỤC MINH CHỨNG.................................................................................41
 PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN DẠY HỌC...............................................................41
 PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA, KHẢO SÁT HỌC SINH ...............................64 4
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Trong không khí phấn khởi đón chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 
bậc THPT ở những năm học tiếp theo, toàn thể giáo viên Ngữ văn đã chuẩn bị sẵn 
sàng về nguồn lực, trí lực, năng lực tổ chức hoạt động dạy học. Để chuyển từ giáo 
dục kiến thức sang giáo dục phẩm chất, năng lực thì hoạt động dạy học tích hợp 
chính là xu hướng nổi bật để hình thành các năng lực thực tiễn với học sinh, nhất 
là năng lực giải quyết vấn đề. Các hoạt động dạy học tích hợp nội môn hay liên 
môn đều tạo cho học sinh sự phấn chấn học tập khi được kết nối các bài học và 
chủ đề có liên quan, tính ứng dụng thực tiễn đời sống được gia tăng hiệu quả. 
Trong đó, tích hợp liên môn là phương án kết nối được nhiều môn học, bài học, 
lớp học trong một chủ đề hấp dẫn, giúp học sinh thấy được sự xuyên suốt, khái 
quát của các nội dung học tập quan trọng. 
 Nhiều năm gần đây, Ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã triển khai hoạt động 
dạy học tích hợp liên môn một cách thống nhất, toàn diện trên cơ sở các văn bản 
chỉ đạo, hướng dẫn của BỘ GD&ĐT, các cuộc tập huấn, triển khai tích cực, hiệu 
quả. Hoạt động dạy học tích hợp liên môn được chỉ đạo thực hiện từ bước xây 
dựng kế hoạch giáo dục đầu năm học ở các tổ chuyên môn dựa trên điều kiện dạy 
học và thực tiễn chương trình. Dựa trên nguyên tắc khoa học, thực tiễn, dạy tích 
hợp giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung học tập, không 
gây quá tải, tăng cường khả năng ứng dụng. Từ đó, mỗi giáo viên vận dụng phù 
hợp vào đối tượng học sinh cũng như chủ đề bài học một cách hiệu quả. 
 Từ năm học 2013 - 2014 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã tổ chức cuộc thi dạy 
học Tích hợp liên môn với sự tham gia của các môn học tại các trường THPT trên 
địa bàn tỉnh. Việc tham gia các dự án dạy học liên môn này cho thấy tinh thần, 
thái độ học tập tích cực, sôi nổi của học sinh cũng như năng lực tổ chức dạy học 
sáng tạo, linh hoạt của giáo viên. Hiệu quả từ dạy học tích hợp đã chứng minh đây 6
những hiểu biết của mình về kiến thức liên quan đến các môn học khác và cả kiến 
thức thực tiễn.
 Công nghệ thông tin phát triển là nguồn khai thác tư liệu phong phú cho 
giáo viên. Trường học kết nối với nhiều tài liệu cần thiết về hoạt động dạy học, 
cụ thể như sau:
 Về việc triển khai dạy học tích hợp tại tổ bộ môn trường THPT:
 Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng 
dẫn học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau 
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; từ đó hình thành những kiến 
thức, kĩ năng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết 
vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Dạy học tích hợp là đưa những nội dung 
giáo dục có liên quan thuộc những môn học, lĩnh vực khác nhau vào quá trình dạy 
học các môn học như: tích hợp văn học với lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội, đạo 
đức, lối sống; tích hợp giáo dục công dân với giáo dục pháp luật, chủ quyền quốc 
gia về biên giới, biển, đảo, an toàn giao thông; tích hợp vật lí, hoá học, sinh học 
với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường bền 
vững, chống biến đổi khí hậu, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe...
 - Tích hợp nội môn: là sự gắn kết, đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung 
liên quan của các phân môn trong một môn học, hoặc lồng ghép các vấn đề cần 
thiết nhưng không thành môn học vào môn học tùy theo đặc trưng của từng môn 
như môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe
 - Tích hợp liên môn: với tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình 
học tập xoay quanh các nội dung học tập chung, như các chủ đề, các khái niệm và 
kĩ năng liên ngành, liên môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án, 
trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ 
thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.
 Trong chương trình môn Ngữ văn tổng thể sẽ có sự tích hợp giữa các kĩ 
năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp giữa kiến thức văn học và kiến thức tiếng 8
về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn 
hoá. Văn học trung đại, đặc biệt các bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm là những viên ngọc quý thể hiện tinh hoa tư tưởng triết lí của cha ông, vẻ 
đẹp văn hóa thi ca cổ điển vẫn còn liên hệ đến hôm nay những bài học quý giá 
cho thế hệ trẻ.
 Ngoài các năng lực chung, chương trình môn Ngữ văn tập trung giúp học 
sinh phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mĩ; cung cấp hệ thống kiến 
thức phổ thông nền tảng về văn học và tiếng Việt góp phần phát triển vốn học vấn 
căn bản của một người có văn hóa; hình thành và phát triển con người nhân văn, 
biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị 
cao đẹp trong cuộc sống. Chương trình Ngữ văn mới tới đây sẽ được xây dựng 
xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung 
dạy học. 
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một yêu cầu, xu thế tất yếu 
của nền giáo dục. Bởi tiếp cận năng lực chủ trương giúp người học không chỉ biết 
học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng 
những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Tiếp 
cận theo năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết? 
 Thực tế cho thấy, việc vận dụng quan điểm dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông xuất phát từ nhu cầu 
thực tế phải xóa bỏ quan niệm và lối dạy học truyền thống. Nhiều người cho rằng 
bộ môn Ngữ văn xa rời thực tiễn, không áp dụng nhiều vào thực tiễn cuộc sống. 
Đây là quan niệm sai lầm bởi bộ môn này không chỉ có mối quan hệ mật thiết với 
môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân mà còn gắn liền với cuộc sống giao tiếp 
hàng ngày. Hướng người học đến các kĩ năng sống, thái độ sống tích cực, tốt đẹp.
 Trong quá trình giảng dạy tại các nhà trường Trung học phổ thông và các 
cơ sở giáo dục, qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy vẫn còn hiện tượng nhiều 
giáo viên ngại đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Giáo viên chủ yếu sử dụng phương 
pháp dạy học truyền thống, học sinh ít được làm việc, ít được bày tỏ quan điểm 10
 Kiến thức từ các văn bản thơ trung đại còn khó tiếp cận với các em do 
khoảng cách về văn hóa, ngôn ngữ khiến một vài em cảm thấy trừu tượng, xa lạ. 
Các em còn thiếu kinh nghiệm và năng lực cần thiết để khám phá thế giới các bài 
thơ cổ điển.
 Do tâm lí đã quen với lối dạy truyền thống truyền thụ kiến thức nên khi 
thực hiện việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, không tránh khỏi việc 
hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức 
dạy học theo định hướng phát triển năng lực đó.
 Vì dạy học tích hợp yêu cầu giáo viên sáng tạo, làm chủ và có tính kế hoạch 
cao, đòi hỏi kết nối với các phân môn, các bài học nên vẫn còn tình trạng mơ hồ 
về dạy học tích hợp.
 Càng trong điều kiện phải dạy học online (trực tuyến) do ảnh hưởng của 
dịch Covid thì vấn đề dạy tích hợp càng phát huy tác dụng, nhất là tích hợp liên 
môn để các bộ môn có sự thống nhất trong kiến thức gặp gỡ không làm quá tải 
cho học sinh.
 7.1.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 7.1.2.1. Tìm hiểu lý luận về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển 
năng lực trong chương trình môn Ngữ văn
 * Mục đích của giải pháp: 
 Giúp giáo viên nắm rõ được lý luận và phương pháp, cách thức tổ chức dạy học 
tích hợp một cách khoa học, đúng tinh thần đổi mới và phù hợp với chương trình.
 * Cách thức tiến hành:
 - Tìm hiểu chủ trương tích hợp của sách giáo khoa hiện hành: 
 Ở chương trình - Sách giáo khoa hiện hành, vì biên soạn theo hướng tích 
hợp các phần Ngữ và Văn nên cấu trúc chương trình theo mô hình những đường 
tròn đồng tâm. Các phân môn của bộ môn Ngữ văn ở Trung học phổ thông có 
quan hệ khá chặt chẽ, văn bản văn học vừa là đối tượng học tập vừa là ngữ liệu, 
phương tiện để phục vụ học tập các phân môn Tiếng Việt, Làm văn. Phần đọc 
hiểu văn bản văn học lại dùng những kiến thức của phân môn Tiếng Việt và Làm 12
đúng đến nói hay. Từ các yêu cầu cần đạt nêu trên, chương trình nêu lên các nội 
dung dạy học, bao gồm kiến thức về tiếng Việt, văn học và ngữ liệu. Kiến thức 
tiếng Việt với các nội dung chủ yếu là: ngữ âm và chữ viết; từ vựng; ngữ pháp; 
hoạt động giao tiếp; sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể của ngôn ngữ. 
Kiến thức văn học gồm: những vấn đề chung về văn học; các thể loại văn học; các 
yếu tố của tác phẩm văn học; một số hiểu biết sơ giản về lịch sử văn học Việt 
Nam. Ngữ liệu cho mỗi lớp chỉ nêu lên định hướng về kiểu loại văn bản, các ngữ 
liệu cụ thể được giới thiệu thành một phụ lục gồm văn bản bắt buộc và văn bản 
gợi ý.
 - Rút ra cách thức, phương pháp để áp dụng: 
 Như vậy, để dạy học tích hợp tiếp cận năng lực thì cùng lúc vừa đảm bảo 
sự tích hợp vừa hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Để bài dạy 
môn Ngữ văn theo định hướng năng lực thật sự hiệu quả thì phần rất quan trọng 
và cần thiết là sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Trước hết là giáo viên đứng 
lớp - người trực tiếp tổ chức các hoạt động trong tiết học. Không chỉ nắm chắc 
kiến thức, có kĩ năng tổ chức giờ dạy mà giáo viên phải am hiểu những kiến thức 
của các bộ môn khác, những tin tức thời sự có liên quan trực tiếp đến bài dạy. 
Muốn vậy, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo. Giáo viên cần xác định chính xác 
mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ giáo viên cần tìm 
kiếm các nguồn tài liệu phong phú như các video, clip, phim tài liệu, phóng sự, 
thời sự, các sơ đồ, số liệu... sinh động. Thiết kế, dự kiến các hoạt động cụ thể.
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là trao cơ hội cho học sinh 
tham gia giải quyết các vấn đề trong bài học, trong thực tiễn cuộc sống cần huy 
động kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau, kiến thức thực tiễn, kỹ năng sống 
của học sinh. Vì vậy, trước tiết dạy học, tôi thường phân công học sinh chuẩn bị 
chu đáo bài học. Ngoài đọc và soạn bài bộ môn Ngữ văn, tôi thường định hướng 
các em tìm hiểu các kiến thức liên môn với bài học, kiến thức thực tiễn địa 
phương, tri thức đời sống xã hội, chuẩn bị các bài thuyết trình, các dự án học tập. 
Sự phân công thường theo nhóm, tổ học sinh. Như khi dạy bài “Đất Nước” trích 14
chuẩn bị tiếp nhận kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động này tạo hứng thú và một 
tâm thế tích cực cho học sinh bước vào bài học mới.
 Khi dạy học tôi đã lựa chọn đa dạng hình thức khởi động là chia sẻ trải 
nghiệm của bản thân. Cụ thể, dạy bài “Hồi trống Cổ Thành”, tôi yêu cầu học sinh 
kể lại ấn tượng/kỉ niệm sâu đậm nhất về tấm gương trung thực, một hành động 
quyết liệt không chấp nhận thỏa hiệp nào đó mà em đã đọc hay chứng kiến trong 
đời. Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên giới thiệu về văn bản Hồi trống Cổ Thành.
 Khi dạy “Chiếc thuyền ngoài xa”, giáo viên khơi gợi kiến thức nền của học 
sinh. Yêu cầu học sinh kể lại ấn tượng/kỷ niệm sâu đậm nhất về một bức tranh 
đẹp hay thân phận người phụ nữ cơ hàn nào đó mà em đã đọc hay chứng kiến 
trong đời. Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên giới thiệu về văn bản Chiếc thuyền 
ngoài xa.
 Có thể khẳng định, chia sẻ trải nghiệm của bản thân là cách thức khởi động 
hay và thu hút học sinh. Các em được chia sẻ theo những gì các em đã chứng kiến 
và cho thấy văn học thật gần với đời sống.
 Ngoài ra, tôi còn sử dụng hình thức tạo tình huống có vấn đề để học sinh 
suy ngẫm. Cụ thể khi dạy bài “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”, tôi chia sẻ câu 
chuyện vui “Làm câu đối tết”, sau đó học sinh được lựa chọn một trong ba phương 
án đưa ra. Câu trả lời cuối cùng sẽ có sau tiết học.
 Tôi còn sử dụng phương pháp trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” để tạo hứng thú 
cho học sinh. Khi dạy bài “Chiều tối” (Mộ), tôi cho học sinh chơi trò chơi với các 
hình mô phỏng nội dung các tác phẩm và thông tin về Hồ Chí Minh mà học sinh 
đã biết, sau đó khơi gợi vào bài học.
 Ngoài ra, tôi còn sử dụng hình thức âm nhạc, khởi động bằng một ca khúc 
sâu lắng, học sinh sẽ tạo được tâm thế vào bài như dạy “Ai đã đặt tên cho dòng 
sông?”, cho học sinh nghe bài hát “Dòng sông ai đã đặt tên?”, Dạy bài “Từ ấy”, 
cho học sinh nghe bài hát “Đảng đã cho ta mùa xuân” 16
 Ngoài ra, hoạt động luyện tập này tôi cũng cho học sinh chơi trò chơi như 
“Ai thông minh hơn”, học sinh trả lời nhanh các câu hỏi dạng trắc nghiệm, điền 
khuyết, lựa chọn cặp đôi
 Hoạt động 4 + 5: Ứng dụng/vận dụng và tìm tòi mở rộng
 Mục đích của hoạt động ứng dụng là giúp học sinh sử dụng kiến thức, kỹ 
năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. Hoạt động này 
sẽ khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết 
của mình
 Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo giúp học sinh tiếp 
tục mở rộng kiến thức, kỹ năng. Tôi thường kết hợp hai hoạt động này theo các 
hình thức: Học sinh đọc thêm các văn bản, đoạn trích liên quan, tìm hiểu thêm 
một số nội dung theo yêu cầu.
 Khi dạy “Hồi trống Cổ Thành”, tôi chọn một số hình thức cho hoạt động 
này như sau:
 1. Có người cho rằng chủ đề chính của đoạn trích này là vấn đề “trung thành 
hay phản bội?”. Ý kiến của em như thế nào? 
 2. Giáo viên nêu vấn đề: Ngoài ý nghĩa khái quát của toàn văn bản “Hồi 
trống Cổ Thành”, từ mỗi hình tượng nhân vật chính (Trương Phi, Quan Công) 
người đọc còn có thể suy ngẫm, rút ra các ý nghĩa thành phần của văn bản theo 
cách riêng của mình. Với bản thân em, các ý nghĩa đó là gì? 
 Khi dạy bài “Tôi yêu em” của Pu-skin, tôi cho học sinh thực hành vận dụng 
bằng các hình thức
 1. Thi đọc các câu thơ, bài ca dao về chủ đề tình yêu.
 2. Thông điệp nào của bài thơ có ý nghĩa nhất với em?
 3. Đánh giá về bài thơ, có người cho rằng “Bài thơ chỉ là sản phẩm của một 
tình yêu đơn phương, vô vọng của người nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp. Thế thôi. 
Ngoài ra không có gì nữa cả”. Em có tán thành không? Vì sao? 18
 (1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp 
với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn 
thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích 
thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận 
và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
 (2) Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau 
khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh 
và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
 (3) Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung 
học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao 
đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy 
sinh một cách hợp lí.
 (4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực 
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực 
hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến 
thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động
 - Nghiên cứu nội dung chương trình Ngữ văn ở từng khối lớp cấp trung 
học phổ thông để xác định được các nội dung cần dạy học tích hợp liên môn.
 Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì xây dựng các chủ đề 
tích hợp liên môn là một nhiệm vụ, yêu cầu quan trọng để thực hiện mục tiêu 
hướng đến học sinh vận dụng kiến thức, hiểu biết của nhiều môn, nhiều lĩnh vực 
để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, gắn với phát triển các kỹ năng, năng lực cho học 
sinh.
 Chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông đã được thiết kế theo hướng 
tích hợp nội môn với các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn. Vì vậy, trên 
cơ sở các bài học ấy, giáo viên xem xét kĩ nội dung kiến thức để xác định mối 
quan hệ của môn Ngữ văn với các phân môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân... 
hay nội dung tích hợp bảo vệ môi trường, tích hợp giáo dục học tập và làm theo 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_day_hoc_tich_hop_tho_nguyen_tr.docx