Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng, tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán Lớp 4

Trong trêng TiÓu häc, mçi m«n häc ®Òu gãp phÇn vμo viÖc h×nh thμnh vμ ph¸t triÓn nh÷ng c¬ së ban ®Çu quan träng cña nh©n c¸ch con ngêi ViÖt Nam. Trong ®ã m«n To¸n gi÷ vai trß quan träng. Bởi lẽ, Toán học không những cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, nó còn là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác. Lμ m«n häc giúp người học có ph¬ng ph¸p suy luËn, ph¸t triÓn n¨ng lùc tduy, rÌn trÝ th«ng minh, ãc s¸ng t¹o góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện.
Trong ch¬ng tr×nh to¸n líp 4, có nhiều nội dung kiến thức mới, trừu tượng, rất khó với các em. Khi học toán có rất nhiều học sinh nắm lí thuyết một cách máy móc, khi vận dụng vào thực hành gặp nhiều lúng túng, chưa hiểu được bản chất vấn đề, hoặc làm được câu tính, bài tính hay tìm đúng kết quả bài toán nhưng khi hỏi lại cách làm như thế nào thì không trình bày, không giải thích được, vận dụng kiến thức vào thực tế kém.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là: không ít giáo viên cho rằng trong môn Toán không cần có các hoạt động trải nghiệm, học sinh học Toán chỉ cần tính đúng kết quả bài tính, giải bài toán đúng cách, đúng đáp số là được. Bản thân giáo viên bị động, không nghĩ ra phải trải nghiệm như thế nào khi dạy tiết học này hoặc ngại tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chưa tạo điều kiện để học sinh kích hoạt trí não, nâng cấp khả năng tư duy, được trình bày, chia sẻ, phản biện, liên hệ thực tế. Đây chính là các hoạt động trải nghiệm trong khi học Toán.
Việc thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác thực tế, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được những tri thức và kinh nghiệm. Bởi trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất bao hàm cả làm và thực hành. Học từ trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lí khác, có vốn sống, vốn hiểu biết rộng. Có thể thấy hoạt động trải nghiệm quyết định chất lượng của việc dạy học môn Toán rất cao. Tiết dạy thành công ở mức độ cao hay thấp, học sinh chiếm lĩnh kiến thức nhiều hay ít phải tính đến năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong tiết dạy Toán của giáo viên.
Vậy hiểu đúng thế nào là hoạt động trải nghiệm trong môn Toán và thực hiện các hoạt động trải nghiệm đó như thế nào để đạt hiệu quả ? là vấn đề tôi quan tâm và tìm hiểu. Tõ ý nghÜa vμ thùc tiÔn cña vÊn ®Ò trªn, t«i ®· nghiªn cøu :
“Định hướng - tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn toán Lớp 4”
pdf 26 trang Tú Anh 27/12/2024 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng, tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng, tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng, tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán Lớp 4
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
1. Mục đích: 
a. Giáo viên: 
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán 4. 
- Tìm ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tồn tại trong quá trình giảng dạy, điều 
chỉnh phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán cho phù 
hợp. 
- Giúp học sinh có kiến thức chắc chắn, phát huy tính tự chủ, sáng tạo. 
- Xác định đúng vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong công tác đổi mới 
phương pháp dạy học. 
b. Học sinh: 
-Yêu thích môn Toán, nắm vững kiến thức, có hứng thú và phương pháp học 
tập khoa học. 
- Phát triển tư duy, hình thành ph•¬ng ph¸p suy luËn, ph¸t triÓn n¨ng lùc t• duy, 
rÌn trÝ th«ng minh, ãc s¸ng t¹o góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân 
cách học sinh. 
- Biết áp dụng những kiến thức toán học vào thực tế đời sống. 
2. Nhiệm vụ: 
- Nghiên cứu kĩ bản chất, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm trong môn Toán 4. 
- Đề xuất, thực hiện một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong 
môn Toán 4. 
3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu: 
a. Phạm vi: 
- Phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán 4. 
-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. 
-Tại trường Tiểu học Tản Hồng Ba Vì – Hà Nội. 
b. Kế hoạch nghiên cứu: 
- Nghiên cứu bản chất, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm trong môn Toán 4. 
-Trao đổi với đồng nghiệp. 
-Tìm hiểu tâm lí học sinh. 
-Tìm kiếm và sưu tầm đồ dùng dạy học. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
1. Đối tượng nghiên cứu: 
- Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Tản Hồng – Ba Vì – Hà Nội. 
 2/15 
 B. PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 
I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: 
1. Hoạt động trải nghiệm là gì? 
 - Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định 
hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, 
thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy 
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ 
được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia 
đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm 
đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy 
tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường”. Trong đó 
từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà 
trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức 
của giáo viên, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các 
năng lực, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng 
tạo của cá nhân người học. 
1. Trải nghiệm trong day- học môn Toán 4: 
 Giáo viên thường nghĩ rằng: Trải nghiệm trong môn Toán là học sinh 
được hoạt động bên ngoài lớp học; các em được thực hành đo đạc, thao tác trên 
một đồ dùng học tập nào đó hay được tiến hành tính toán trên một vật, dụng cụ 
gì đó cụ thể mới được gọi là trải nghiệm. Bên cạnh những cách nghĩ đó còn có 
không ít giáo viên cho rằng trong môn Toán không cần có các hoạt động trải 
nghiệm: Học sinh học Toán chỉ cần tính đúng kết quả bài tính, giải bài toán 
đúng cách, đúng đáp số là được. Và cũng không ít giáo viên bị động, không nghĩ 
ra phải trải nghiệm như thế nào khi dạy tiết học này,.Chính vì những ý nghĩ 
đó đã dẫn đến hiện trạng nhiều học sinh làm được câu tính, bài tính hay tìm 
đúng kết quả bài toán nhưng khi hỏi lại cách làm như thế nào thì các em không 
trình bày, không giải thích được hoặc hỏi căn cứ vào đâu để có cách làm đó các 
em vẫn không thể trả lời. 
 Cần định hướng đúng: Hoạt động trải nghiệm trong môn học Toán nói 
riêng đã được hướng dẫn và Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 
Trải nghiệm trong dạy học nói chung và trong mônToán nói riêng có thể 
được tiến hành trên cả ba hoạt động: Trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng; Trải 
nghiệm lời nói; Trải nghiệm hành động.Trong mỗi tiết dạy nếu các em được 
trải nghiệm đầy đủ theo các hoạt động trên, các em không chỉ nắm vững kiến 
 4/15 
ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; 
với các hình thức tổ chức chủ yếu: thực hành nhiệm vụ ở nhà, dự án, làm việc 
nhóm, trò chơi, giao lưu, 
 - Trong giờ học giáo viên quyết định lựa chọn những hình thức tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm cho phù hợp với nội dung kiến thức, điều kiện lớp 
học, của nhà trường và địa phương. Hoạt động trải nghiệm trong mỗi giờ học 
của mỗi lớp do giáo viên chủ nhiệm phụ trách, thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. 
 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 
1. Thực trạng của vấn đề dạy học Toán 4 theo hướng trải nghiệm của giáo 
viên: 
 Để có tư liệu thực tế, nắm bắt được thực trạng dạy Toán ở Trường Tiểu học 
Tản Hồng. Từ đó có sở nghiên cứu, viết đề tài của mình Tôi đưa ra phiếu các 
câu hỏi sau: ( Nội dung phiếu ở phần minh chứng 1). 
 Sau khi tổng hợp, tôi thấy như sau: 
* Giáo viên: 
 - Hầu hết GV hiện nay và đặc biệt là ở trường tôi đều nhận thức rõ về tầm 
quan trọng của việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 
 - Các GV đều đồng tình dạy học qua hoạt động trải nghiệm sẽ kích thích 
hứng thú học tập, tăng tính thuyết phục đồng, góp phần đổi mới phương pháp 
dạy học, giảm phần lý thuyết, tránh việc áp đặt, rập khuôn cho học sinh. 
 - Tuy nhiên, các GV cũng băn khoăn và lo lắng vì dạy học Toán theo 
hướng trải nghiệm giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa việc thiết kế 
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tích hợp rất công phu và mất nhiều thời 
gian. Nếu tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo tại lớp, sinh hoạt 
theo chủ đề, câu lạc bộ hay chủ điểmthì việc quản lí học sinh cũng là cả vấn 
đề. Nếu khắc phục được thì việc dạy học môn Toán theo hướng trải nghiệm sẽ 
đạt hiệu quả cao. 
 Như vậy, việc nâng cao nhận thức về vấn đề Trải nghiệm trong học toán đã 
được phần lớn giáo viên quan tâm nhưng việc vận dụng các hình thức hoạt động 
trải nghiệm vẫn chưa được chú trọng, ngại tổ chức và hiệu quả còn thấp. 
2. Thực trạng việc học môn Toán 4 của học sinh: 
 Để nắm bắt được tình hình học tập của học sinh Tôi đã đưa ra 10 câu 
hỏi. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình triển khai đề tài. 
 ( Nội dung phiếu ở phần minh chứng 2) 
 * Qua tổng hợp ý kiến tôi nhận thấy: 
- Học sinh đều có chung ý kiến là rất hứng thú với các tiết dạy Toán thông qua 
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: phương pháp thảo luận tìm ra kiến thức 
 6/15 
 Căn cứ vào nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt và đặc điểm hoạt động trải 
nghiệm trong khi dạy toán tôi đề ra các hoạt động trải nghiệm cho phù hợp. 
1. Đối với những bài hình thành kiến thức mới: 
 Đối với những bài hình thành kiến thức mới Tôi thường xây dựng cho các 
em được trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng, trải nghiệm qua lời nói là chủ yếu và kết 
hợp với trải nghiệm hành động. Cách thức tổ chức cụ thể như sau: 
Bước 1:Tổ chức cho học sinh suy nghĩ, hình thành ý tưởng, giả thiết. 
Bước 2: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giả thiết(không bắt buộc phải chính xác). 
Bước 3: Cho học sinh phản biện, chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng, giả thiết. 
Bước 4: Giáo viên cùng học sinh chốt lại vấn đề. 
Ví dụ: Dạy bài “Phép cộng”- Trang 38- Sách giáo khoa Toán 4 
 Sau khi nêu phép cộng: 48 352 + 21 026 = ? 
* Với cách dạy cũ: 
Bước 1: GV hướng dẫn học sinh đặt tính (các hàng thẳng nhau như sách). 
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cộng (từ phải sang trái). 
Bước 3: Học sinh nêu lại cách làm, kết quả vừa thực hiện. 
* Với cách dạy theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 
Bước 1: Tổ chức cho học sinh suy nghĩ tự tìm cách đặt tính, tính kết quả(trải 
nghiệm suy nghĩ, ý tưởng). 
Bước 2: Tổ chức cho nhiều học sinh được trình bày cách đặt tính, cách tính, nêu 
kết quả tính ,trong khi bạn nêu tôi hướng học sinh phát hiện cách thức thực hiện 
của bạn mình đúng, đủ hoặc mình sai, thiếu sót thế nào và tự các em sẽ có 
những lời phản biện, lí giải hợp lí.(trải nghiệm lời nói). 
Bước 3: Cho học sinh trong lớp phản biện, nêu thắc mắc, hỏi- đáp bạn, có thể 
tranh luận về cách làm của bạn, hoặc dựa vào đâu mà làm như vậy(trải nghiệm 
lời nói). 
Bước 4: Học sinh tự kết luận nêu cách thực hiện,GV đánh giá chung. 
 Như vậy tôi thấy học sinh đã chủ động tìm ra kiến thức của bài dưới sự 
hướng dẫn tổ chức trải nghiệm của giáo viên, các em làm tính và giải các bài 
toán liên quan rất chính xác và quan trọng khi tôi hỏi lại học sinh nêu lại được 
cách làm, ghi nhớ kiến thức bài học rất chắc chắn. Giờ học rất sôi nổi. 
 VD2: Do dịch bệnh Covid19 các kiến thức về: So sánh hai phân số có 
cùng mẫu số, khác nhau mẫu số,  học sinh đã được học trên truyền hình. Khi 
dạy học trên ứng dụng phần mềm zoom tôi đặc biệt quan tâm đến tổ chức hoạt 
động trải nghiệm để cho học sinh ôn tập nắm vững kiến . Trong bài: Luyện tập – 
trang 122- Toán 4 có phần kiến thức So sánh hai phân số có cùng tử số. 
* Với cách dạy cũ: So sánh 4/5 và 4/7 GV hướng dẫn học sinh quy đồng mẫu 
 8/15 
hộp sữa, quả ổi, quả đu đủ; chiều cao bạn trong lớp; chiều dài, chiều rộng 
phòng học; cạnh của viên gạch lát nền; khoảng cách từ nhà đến trường Học 
sinh có thể ước lượng và thực hành tính chu vi và diện tích: hình vuông, hình 
chữ nhât, hình thoi, hình bình hành, diện tích mặt bàn em đang ngồi học, mặt 
bảng, cửa sổ, cửa ra vào lớp. Hướng dẫn HS tính chu vi diện tích phòng ở, sân, 
vườn, bể nước, diện tích phần quét sơn, diện tích tôn, bìa cần dùng khi làm hộp 
hay thùng dạng hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình bình hành đã học, 
tính số rau, củ, quả, ngô, khoai, thóc thu được trên thửa ruộng, trong vườn. 
 Trong các tiết Luyện tập về các đơn vị đo thời gian tôi còn hướng dẫn các 
em biết ước lượng và dự kiến được thời gian cần để đi từ nhà đến trường hoặc 
một địa điểm nào đó đã định trước. Điều đó giúp em chủ động và tiết kiệm được 
thời gian. Các em sẽ biết trong thực tế thuật ngữ “nhanh – chậm” vừa chỉ vận 
tốc, vừa chỉ thời gian; thuật ngữ “cây” (cây số) chỉ ki-lô-mét.Tôi hướng các em 
biết xác định: năm, thế kỉ đánh dấu sự ra đời hay diễn ra của một số phát minh 
khoa học, sự kiện văn hóa- xã hội, lịch sử, năm sinh của mình mọi người trong 
gia đình. 
 Từ đó, tôi cung cấp các khái niệm “cao- thấp”, “dài- ngắn”, “xa- gần”,“rộng - 
hẹp”, “nặng -nhẹ”, “nông-sâu”, tức là các thuật ngữ so sánh số đo đại lượng 
thường dùng trong thực tế. Chẳng hạn: Bạn Nam cao hơn bạn Bình, gói bột mì 
nặng hơn hộp sữa, sân trường rộng hơn sân tập thể dục, quãng đường từ nhà đến 
trường gần hơn quãng đường từ nhà đến chợ Đồng thời cung cấp bổ sung các 
đơn vị đo diện tích thường dùng của đồng bằng Bắc Bộ ngoài bảng đơn vị đo 
diện tích đã học: sào, mẫu, thước - những đơn vị đo được sử dụng thường xuyên 
trong cuộc sống hàng ngày của các em, mà ông bà bố mẹ ở nhà hay nhắc đến 
(cấy 3 sào ruộng, trồng 1 mẫu ổi), hay các đơn vị đo khối lượng ngoài bảng 
đơn vị đo khối lượng đã học nhưng rất thông dụng trong thực tế là cân, lạng; biết 
“cân” tương ứng với đơn vị đo đã học là ki-lô-gam, còn “lạng” tương ứng vơi 
đơn vị là hec-tô-gam; nhưng trong thực tế không ai nói “Tôi mua 5 hec-tô-gam” 
thịt” mà thường nói “Tôi mua 5 lạng thịt”, hoặc “Tôi mua nửa cân thịt”. 
 Như vậy những tiết học này tôi coi trọng thực hành ứng dụng các kiến thức 
toán học vào thực tiễn để các em hiểu và nắm vững kiến thức, biết vận dụng vào 
thực tế. Tôi nhận thấy với cách dạy thông thường học sinh lĩnh hội kiến thức 
một cách thụ động, hiểu bản chất vấn đề và vận dụng kiến thức vào thực tế kém, 
thiếu nhiều kỹ năng trong học tập cũng như trong cuộc sống, lớp học nhàm 
chán. Còn trong mỗi tiết học Toán nếu các em được trải nghiệm đầy đủ theo các 
hoạt động trải nghiệm trên thì khi học xong mỗi bài các em sẽ chủ động trong 
việc tiếp thu kiến thức, tạo không khí học tập sôi nổi,biết ứng dụng kiến thức 
 10/15 
lớp,Các nhóm trình bày kết quả, giáo viên bao quát chung giúp học sinh ghi 
nhớ khắc sâu các kiến thức đã học. 
VD2: Do dịch bệnh Covid19 các kiến thức về bài mới của Chương 5- Toán 4 
(về tỉ số, giải dạng toán liên quan đến tỉ số, tỉ lệ bản đồ, ứng dụng của tỉ lệ bản 
đồ) các em đã được học trên truyền hình. Khi học sinh đi học trở lại để giúp học 
sinh ghi nhớ củng cố nắm vững những kiến thức đã học trong 2- 3 tiết Ôn tập tôi 
tổ chức cho học sinh ôn tập tổng hợp kiến thức đã học. Cụ thể: chia lớp thành 
các đội tổ chức thi: giải các bài toán, câu đố, thi đếm nhanh số viên gạch lát nền 
trong lớp, tính xem dùng bao nhiêu miếng bìa nhỏ hình vuông như nhau để xếp 
vừa vào bề mặt viên gạch hay mặt bàn,tất cả có nội dung liên quan đến kiến 
thức toán đã học rồi phân định tỉ số. Từ đó vừa củng cố kiến thức về tỉ số vừa 
củng cố các kiến thức toán khác đã học. Hoặc cho học sinh mang thước mét, 
thước dây thực hành đo chiều dài thực tế sân trường, cổng trường, tính độ dài 
thu nhỏ, độ dài thực tế chiều rộng, chiều dài lớp học, bảng lớp,. Thực hành thu 
thập số liệu, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê  Từ đó củng cố thêm 
kiến thức về biểu đồ, ứng dụng thực tế, giúp các em biết tìm, xác định đường, 
phương hướng,Liên hệ khi tham gia giao thông. 
 Tất cả các hoạt động đó giúp các em ôn tập, củng cố các kiến thức toán đã 
học hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn.Tôi thấy học sinh 
vận dụng kiến thức học vào thực tế rất tốt và hào hứng hơn nữa rèn kĩ năng nói, 
xử lí tình huống, khích lệ tinh thần hợp tác cho các em. 
 ( Một số hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp ở phần minh chứng 5) 
3. Biện pháp 3: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua hoạt động của “Đôi 
bạn cùng tiến”, “Nhóm bạn cùng tiến”. 
 Sau đợt kiểm tra giữa kì I, tôi tiến hành xây dựng cho lớp những “Đôi bạn 
cùng tiến”: giỏi – yếu; khá- trung bình kèm cặp nhau. Những ngày đầu, tôi trực 
tiếp kiểm tra học sinh giỏi, khá biết được các em đã học tốt rồi thì cho em kiểm 
tra lại bạn yếu, trung bình. Từ những điều học sinh giỏi tiếp thu được các em sẽ 
ghi nhớ rất sâu và truyền thụ lại cho bạn một cách dễ tiếp thu hơn, cũng khích lệ 
các em khác phải cố gắng học để không thua kém bạn. Tuy nhiên, tôi vẫn 
thường xuyên kiểm tra và kèm cặp học sinh yếu nhằm củng cố kiến thức cho các 
em một cách vững vàng hơn trong các tiết học buổi chiều, cuối mỗi buổi học từ 
30 - 40 phút. Cuối tháng tôi ra đề kiểm tra, xem các em tiến bộ đến mức nào và 
tiếp tục rèn để các em nắm chắc hơn. Tôi luôn quan tâm đến các đối tượng học 
sinh trong lớp, nhất là các em còn yếu so với các bạn. Nên tuyên dương động 
viên các em dù sự tiến bộ rất nhỏ, không được chê các em. Sự thân thiện, nhiệt 
 12/15 
chiều dài và chiều rộng nhưng nhiều học sinh lại nhầm chỉ tính chiều dài hoặc 
chiều rộng bị thu nhỏ. Tôi cũng nắm được những tâm tư, nguyện vọng của các 
em khi học Toán.Từ đó kịp thời điều chỉnh phương pháp, cách thức truyền thụ 
kiến thức phù hợp trong thời gian nghỉ phòng dịch cũng như khi học sinh đi học 
trở lại.. 
 Như vậy hoạt động của “ nhóm bạn cùng tiến” tạo cơ hội để học sinh được 
chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các kiến thức toán đã học mà các 
em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, 
kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ 
năng làm bài, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải 
quyết vấn đề. 
 C. KẾT QUẢ ĐỀ TÀI 
I. KẾT QUẢ 
 Qua áp dụng một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình, cùng 
với sự nỗ lực học tập của các em, sau một quá trình các em đã có những tiến bộ 
rõ rệt. Để đánh giá sự tiến bộ của các em học sinh trong lớp tôi dựa vào bài kiểm 
tra môn Toán tại các thời điểm giữa kì I, cuối kì I và giữa kì II năm học 2020-
2021. Kết quả như sau: 
 * Đầu năm học: 
 (Tæng sè häc sinh ®•îc lµm bµi: 33 em) 
 Giái Kh¸ Trung b×nh YÕu 
 SL % SL % SL % SL % 
 3 9,1 8 24,3 18 54,5 4 12,1 
 * Cuối năm học: 
 (Tæng sè häc sinh ®•îc lµm bµi: 33 em) 
 Giái Kh¸ Trung b×nh YÕu 
 SL % SL % SL % SL % 
 6 18,2 11 33,3 16 48,5 0 0 
 Tõ kÕt qu¶ trªn vµ qua theo dâi trong qu¸ tr×nh thùc tÕ gi¶ng d¹y, t«i nhËn 
thÊy biÖn ph¸p d¹y cña t«i ®· b•íc ®Çu thu ®•îc kÕt qu¶ tèt: 
 -Häc sinh n¾m ch¾c kiÕn thøc, hiÓu ®•îc b¶n chÊt cña vÊn ®Ò, tiÕp thu bµi tèt, 
chÊt l•îng häc tËp ®ång ®Òu h¬n. Häc sinh Ýt m¾c sai lÇm trong qu¸ tr×nh lµm 
bµi. TØ lÖ ®iÓm kh¸ giái ®•îc n©ng lªn, kh«ng cßn ®iÓm yÕu. 
 -Từ việc học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, hiểu bản chất vấn đề và 
vận dụng kiến thức vào thực tế kém, thiếu nhiều kỹ năng trong học tập cũng như 
trong cuộc sống, lớp học nhàm chán nay các các em chủ động trong việc tiếp 
thu kiến thức, tạo không khí học tập sôi nổi. Các em không chỉ làm được câu 
 14/15 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_dinh_huong_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_t.pdf