Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh Lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc đào tào nguồn nhân lực cho xã hội. Trong thời đại ngày nay, để phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Nhiều năm qua, giáo dục Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhất là khi Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 được Quốc hội thông qua kèm với chương trình của các môn học cụ thể. Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là: “Giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”
Thay đổi nhiều nhất ở Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Chương trình môn Toán 2018 nói riêng chính là đổi mới về phương pháp dạy học, chuyển tiếp từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Một trong những định hướng phát triển năng lực học sinh được Bộ Giáo dục và đào tạo quan tâm đẩy mạnh trong những năm gần đây là giáo dục STEM. Đây là một trong những định hướng dạy học gắn liền kiến thức với kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống và còn khá mới mẻ với giáo viên và học sinh ở Việt Nam.
Qua thực tế giảng dạy môn Toán lớp 6 một số năm học tại Trường THCS Mỹ Phước, tuy học sinh học đều khá giỏi thế nhưng tôi nhận thấy đa số học sinh ở đây chưa có sự hứng thú, chưa có được những niềm vui trong học tập bộ môn Toán, học sinh luôn cảm thấy khô khan và áp lực. Do đó hiển nhiên là kết quả học tập của các em học sinh thể hiện qua các bài kiểm tra còn chưa được như ý, điểm chưa được cao như mong đợi của giáo viên.

Với thực trạng ấy, yêu cầu đặt ra với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán là phải làm thế nào? Phải tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập ra sao để tạo được cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Toán và đặc biệt là phát huy được tính tích cực cho các em học sinh trong quá trình học tập môn Toán 6, nhất là với đối tượng học sinh khá giỏi, giúp các em học tập bộ môn đạt được kết quả cao hơn. Mục đích cuối cùng cũng là để nâng cao được chất lượng dạy - học.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước”. Từ đó, giúp giáo viên có những biện pháp hiệu quả giúp đỡ học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập, chiếm lĩnh kiến thức Toán học.

pdf 43 trang Tú Anh 21/11/2024 781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh Lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh Lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh Lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước
Đề tài: Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng 
 thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
 MỤC LỤC 
 A. PHẦN MỞ ĐẦU 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................... 3 
 II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................... 4 
 1. Mục tiêu: ........................................................................................................... 4 
 2. Nhiệm vụ: .......................................................................................................... 4 
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ..................................................................... 4 
 IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ....................................................... 4 
 1. Giới hạn: ........................................................................................................... 4 
 2. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 5 
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................. 5 
 B. PHẦN NỘI DUNG 
 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: ............................................................................................. 5 
 II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................................... 7 
 1. Thuận lợi – Khó khăn: ..................................................................................... 7 
 2. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động: ...................................................... 8 
 3. Khảo sát hiện trạng: ......................................................................................... 8 
 NỘI DUNG II. NỘI DUNG GIẢNG DẠY 
 I. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC: .............................. 9 
 II. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC:...................................................................... 12 
 C. KẾT LUẬN 
 1. Kết quả đạt được: ........................................................................................... 32 
 2. Giá trị khoa học của đề tài: ........................................................................... 35 
 3. Kết luận: .......................................................................................................... 36 
 4. Kiến nghị và đề xuất: ..................................................................................... 36 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 38 
 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 39 
Bùi Thị Ánh Nguyệt Trường THCS Mỹ Phước 2 
 Đề tài: Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng 
 thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
 Với thực trạng ấy, yêu cầu đặt ra với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán là 
phải làm thế nào? Phải tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập ra sao để tạo được cho 
học sinh có sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Toán và đặc biệt là phát huy được 
tính tích cực cho các em học sinh trong quá trình học tập môn Toán 6, nhất là với 
đối tượng học sinh khá giỏi, giúp các em học tập bộ môn đạt được kết quả cao hơn. 
Mục đích cuối cùng cũng là để nâng cao được chất lượng dạy - học. 
 Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học toán 6 theo định hướng 
giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 
6A2 tại trường THCS Mỹ Phước”. Từ đó, giúp giáo viên có những biện pháp hiệu 
quả giúp đỡ học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập, chiếm lĩnh kiến thức Toán học. 
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 
 1. Mục tiêu: 
 Tôi chọn đề tài này trước hết nhằm mục đích giúp cho học sinh hứng thú hơn 
với môn học và từ đó sẽ nâng cao kết quả bộ môn. Sau đó là khuyến khích các em 
dựa vào những kiến thức đã được học để có thể vận dụng giải quyết các vấn đề đơn 
giản trong thực tế, qua các mô hình đơn giản phù hợp với độ tuổi. 
 2. Nhiệm vụ: 
 Trình bày một số cơ sở lí luận và một số bài tập, mô hình thực tế theo hướng 
dạy học giáo dục STEAM. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
 - Vấn đề nghiên cứu của đề tài: dạy học toán theo cách tiếp cận liên môn, giúp 
học sinh áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán 
học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. 
 - Đối tượng vận dụng của đề tài: học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
 1. Giới hạn: 
 * Nội dung đề tài: 
 Dạy học toán theo định hướng giáo dục STEAM với 2 cấp độ: Cấp 1 là giúp 
học sinh hình thành kiến thức liên môn sau khi học xong nội dung của môn học, cấp 
 Bùi Thị Ánh Nguyệt Trường THCS Mỹ Phước 4 
 Đề tài: Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng 
 thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân người học huy động, 
sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế 
của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và 
phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận 
dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt 
động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. 
 Giáo dục STEAM đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển 
cho học sinh những kĩ năng cần thiết cho công dân toàn cầu như kĩ năng giải quyết 
vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình. Đây là một trong những hướng 
nghiên cứu mới, đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các Bộ, ngành, các nhà 
quản lí giáo dục. 
 Giáo dục STEAM trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được định 
nghĩa: “Là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng 
các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học vào giải quyết 
một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể”. Trong đó: Science: nhằm phát triển 
khả năng sử dụng các kiến thức Khoa học như Vật lí, Hoá học, Sinh học của học 
sinh, học sinh vận dụng kiến thức khoa học đó vào giải quyết các vấn đề khoa học 
trong đời sống hằng ngày. Technology: nhằm phát triển khả năng sử dụng, quản lí, 
hiểu và đánh giá công nghệ của học sinh. Nó cung cấp cho học sinh những cơ hội để 
hiểu về công nghệ được phát triển như thế nào, cung cấp cho học sinh những kĩ năng 
để có thể phân tích được sự ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống hàng ngày 
của học sinh và của cộng đồng. Engineering: nhằm phát triển sự hiểu biết ở học sinh 
về cách công nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật. Kĩ thuật cung 
cấp cho học sinh những cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn học, giúp cho 
những khái niệm liên quan trở nên tường minh trong cuộc sống của họ. Kĩ thuật cũng 
cung cấp cho học sinh những kĩ năng để có thể vận dụng sáng tạo cơ sở khoa học và 
Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống hay xây dựng các quy 
trình sản xuất. Arts: nhằm kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của học sinh thông 
qua nghệ thuật, bao gồm nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ, nghiên cứu xã hội, 
 Bùi Thị Ánh Nguyệt Trường THCS Mỹ Phước 6 
 Đề tài: Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng 
 thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
 - Bộ môn toán là một bộ môn có một lượng kiến thức nhiều và đặc biệt là phân 
môn hình học có nhiều lí thuyết phức tạp, trừu tượng, khó vận dụng. 
 d) Khó khăn về phía học sinh: 
 - Đa số học sinh có kiến thức nền tốt nhưng chưa biết cách vận dụng kiến thức 
để giải quyết tình huống thực tế. 
 - Nhiều học sinh luôn học khá tốt nhưng chưa có sự yêu thích bộ môn, học cứng 
nhắc dẫn đến kết quả học tập chưa như mong đợi. 
 - Từ đặc điểm của bộ môn dẫn đến tâm lí các em ngại học, không hứng thú khi 
tiếp xúc với các kiến thức toán học. 
2. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động: 
 a) Về phía giáo viên: 
 - Một số giáo viên vẫn còn quen với phương pháp dạy học truyền thống, truyền 
thụ kiến thức một chiều. 
 - Giáo viên trung thành với nội dung và trình tự bài học trong sách giáo khoa, 
chưa mạnh dạn thay đổi, sáng tạo, nhằm gây hứng thú cho học sinh và đáp ứng yêu 
cầu đổi mới của bộ môn. 
 b) Về phía học sinh: 
 - Đa số học sinh có kỹ năng suy luận, liên kết và phân tích vấn đề còn chưa tốt. 
 - Học sinh còn phải học các môn khác trên lớp nên không có nhiều thời gian 
đầu tư vào môn học, ít chịu khó tìm tòi trên internet, còn trông chờ ỷ lại vào giáo 
viên. 
3. Khảo sát hiện trạng 
 Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 6A2 (sỉ số 30 học 
sinh), qua khảo sát học sinh giữa học kì I về “Hứng thú học tập bộ môn Toán” và 
“Kết quả học tập môn Toán giữa học kì I năm học 2022 - 2023” tôi thu được kết quả 
như sau: 
* Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Toán 
 Bùi Thị Ánh Nguyệt Trường THCS Mỹ Phước 8 
 Đề tài: Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng 
 thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
 - Sử dụng các nguồn thông tin khác nhau như sách báo, các môn học liên quan, 
đặc biệt là tài nguyên mạng Internet để sưu tầm các kiến thức thực tế liên quan. 
 - Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính chủ động, 
sáng tạo, tích cực, coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm, vận dụng kiến 
thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh. 
 - Khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học, nhất là nguồn tư liệu 
ngoài sách giáo khoa, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong 
dạy học. 
 - Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Có sự kết hợp giữa 
đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. 
 - Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học đổi mới, phát huy tính tích cực, 
chủ động của học sinh. 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận, cách thực hiện dạy học STEAM nói chung, dạy học 
STEAM đối với môn Toán nói riêng. 
 2. Triển khai dạy học STEAM: 
 Theo công văn 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo 
dục và đào tạo V/v triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học thì 
giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến 
thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn, tùy thuộc vào đặc 
thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt 
các hình thức tổ chức giáo dục STEM như sau: 
 - Một là dạy học các môn khoa học theo bài học STEM: 
 + Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường trung 
học. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các 
môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội 
môn hoặc tích hợp liên môn. 
 + Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học 
nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thời lượng quy định của các 
môn học trong chương trình. 
 Bùi Thị Ánh Nguyệt Trường THCS Mỹ Phước 10 
 Đề tài: Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng 
 thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
II. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC 
 Khi thực hiện dạy học toán theo hướng giáo dục STEAM tại lớp 6A2 trường 
THCS Mỹ Phước, tôi thực hiện theo 2 cấp độ: 
 Cấp độ 1: Giúp học sinh hình thành kiến thức liên môn liên quan đến nội 
dung của môn học. 
 Cấp độ 2: Giúp học sinh mô hình hóa sản phẩm sau khi học xong nội dung 
bài học (trên giấy, chế tạo ra sản phẩm). 
 - Soạn kế hoạch dạy học chi tiết: Khâu này cực kì quan trọng vì khi có kế 
hoạch chi tiết giáo viên sẽ chủ động khi lên lớp. Một kế hoạch dạy học khoa học, 
hợp lí là cơ sở cho một giờ dạy thành công. 
 - Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Khi dạy học chú trọng sử dụng 
công nghệ thông tin trong dạy học, theo hướng gắn lí thuyết với thực tế việc soạn 
giảng trên Powerpoint sẽ hỗ trợ tích cực với ưu điểm về âm thanh, màu sắc, tiết kiệm 
được thời gian và đem lại hiệu quả cao. 
 - Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn và phương pháp dạy học 
tích cực để đạt hiệu quả cao trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. 
 Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể tôi đã áp dụng với từng cấp độ 
 CẤP ĐỘ 1: 
 Giúp học sinh hình thành kiến thức liên môn sau khi học xong 
 nội dung của môn học. 
Ví dụ 1: (Áp dụng bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên) 
Bài 5: (SGK Toán 6 Cánh diều – Trang 17) Một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh 
cần nhiều nước. Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi mỗi ngày 
khoảng: 450 ml qua da (mồ hôi), 550 ml qua hít thở, 150 ml qua đại tiện, 350 ml qua 
tra đổi chất, 1500 ml qua tiểu tiện. 
 (Nguồn: Math live 6, Bộ văn hóa Niedersachsen xuất bản 2012) 
a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày khoảng bao 
nhiêu? 
 Bùi Thị Ánh Nguyệt Trường THCS Mỹ Phước 12 
 Đề tài: Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng 
 thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
 (liên môn khoa học tự nhiên) 
Ví dụ 3: (Áp dụng trong bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên) 
Ví dụ mở đầu: Vi khuẩn E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại 
phân đôi 1 lần (Nguồn: Sinh học 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010) 
 Giả sử lúc đầu có 
 1 vi khuẩn. Sau 
 120 phút có bao 
 nhiêu vi khuẩn? 
 Giải: 
 +) Trước khi chưa học bài Lũy thừa, em giải quyết bài toán trên như sau: 
 Vì cứ sau 20 phút, vi khuẩn lại phân đôi 1 lần nên sau 20 phút đầu, từ 1 vi khuẩn 
 ta có 2 vi khuẩn. 
 Sau 20 phút tiếp theo (tức là sau 40 phút), từ 2 vi khuẩn phân đôi thành 2 . 2 = 4 
 vi khuẩn. 
 Sau 20 phút tiếp (tức là sau 60 phút), từ 4 vi khuẩn phân đôi thành 4 . 2 = 8 vi 
 khuẩn. 
 Sau 20 phút tiếp (tức là sau 80 phút), từ 8 vi khuẩn phân đôi thành 8 . 2 = 16 vi 
 khuẩn. 
 Tiếp tục sau 20 phút nữa (tức là sau 100 phút), từ 16 vi khuẩn phân đôi thành 16 
 . 2 = 32 vi khuẩn. 
 Sau 20 phút nữa (tức là sau 120 phút), từ 32 vi khuẩn phân đôi thành 32 . 2 = 64 
 vi khuẩn. 
 Vậy sau 120 phút có tất cả 64 vi khuẩn. 
 +) Sau khi học xong bài Lũy thừa, em có thể giải quyết bài toán như sau: 
 120 phút hơn 20 phút số lần là: 120 : 20 = 6 (lần) 
 Cứ sau 20 phút, vi khuẩn lại phân đôi 1 lần, tức là gấp 2 lần số lượng ban 
 đầu. 
 Vậy sau 120 phút, có tất cả: 26 = 64 vi khuẩn. 
 Bùi Thị Ánh Nguyệt Trường THCS Mỹ Phước 14 
 Đề tài: Dạy học toán 6 theo định hướng giáo dục STEAM nhằm nâng cao hứng 
 thú và kết quả học tập cho học sinh lớp 6A2 tại trường THCS Mỹ Phước 
 a) Xác định múi giờ của các thành phố sau: Bắc Kinh (Beijing), Mát-xcơ-va 
(Moscow), Luân Đôn (London), Niu Y-oóc (New York), Lốt An-giơ-lét (Los 
Angeles). 
 b) Cho biết Hà Nội và mỗi thành phố sau cách nhau bao nhiêu giờ: Bắc 
Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Y-oóc, Lốt An-giơ-lét. 
 c) Biết thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, hãy tính giờ ở Bắc Kinh, Mát-
xcơ-va, Luân Đôn, Niu Y-oóc, Lốt An-giơ-lét. 
 Giải: 
 a) Múi giờ của các thành phố: 
 +) Bắc Kinh là: + 8 
 +) Mát-xcơ-va là: + 3 
 +) Luân Đôn là: 0 
 +) Niu Y-oóc là: – 5 
 +) Lốt An-giơ-lét là: – 8 
 b) Hà Nội cách Bắc Kinh số giờ là: (+ 8) – (+ 7) = 1 (giờ) 
 Hà Nội cách Mát-xcơ-va số giờ là: (+ 3) – (+ 7) = – 4 (giờ) 
 Hà Nội cách Luân Đôn số giờ là: 0 – (+ 7) = – 7 (giờ) 
 Hà Nội cách Niu Y-oóc số giờ là: (– 5) – (+ 7) = – 12 (giờ) 
 Hà Nội cách Lốt An-giơ-lét là: (– 8) – (+ 7) = – 15 (giờ) 
 c) Thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, khi đó: 
 Giờ ở Bắc Kinh là: 8 + 1 = 9 giờ sáng 
 Giờ ở Mát-xcơ-va là: 8 + (– 4) = 4 giờ sáng 
 Giờ ở Luân Đôn là: 8 + (– 7) = 1 giờ sáng 
 Giờ ở Niu Y- oóc là: 8 + (– 12) = – 4 giờ sáng, hay là 21 giờ đêm ngày hôm 
trước 
 Giờ ở Lốt An-giơ-lét là: 8 + (– 15) = – 7 giờ sáng, hay là 18 giờ tối ngày hôm 
trước. 
Giáo viên liên hệ: Sự chênh lệch múi giờ của các vùng trên thế giới (liên môn Địa 
lí) 
 Bùi Thị Ánh Nguyệt Trường THCS Mỹ Phước 16 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_toan_6_theo_dinh_huong_giao_du.pdf