Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp

Từ xưa đến nay, con người sống trong bất kì xã hội nào đều có nhiều mối quan hệ với nhau: quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa gia đình, cộng đồng… Muốn có đươc các mối quan hệ đó thì phải có giao tiếp. Mà giao tiếp lại chính là điều kiện tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và thông qua giao tiếp con người ngày càng hoàn thiện nhân cách của mình. Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện như ánh mắt, cử chỉ… nhưng phổ biến nhất là giao tiếp bằng ngôn ngữ. Người Việt Nam ta sống trên đất Việt Nam giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt và một trong các tiêu chuẩn giao tiếp của người Việt là “lễ phép trong giao tiếp”.

“Lễ phép trong giao tiếp” chính là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được cha ông đúc kết và truyền lại cho con cháu chúng ta. Đề cao tôn ti trật tự trong gia đình và ngoài xã hội chính là một nét đẹp trong cách ứng xử có văn hóa của người Việt Nam ta. Những truyền thống, những quy tắc đó là thước đo nhân cách, trình độ của mỗi thành viên trong gia đình, xã hội đồng thời là tấm gương sáng là “khuôn mẫu” cho thế hệ trẻ noi theo. Biểu hiện của những phép tắc, tôn ti trật tự của gia đình, xã hội biểu hiện thái độ cư xử giao tiếp sao cho lễ phép phong phú. Nó được thể hiện ở việc làm, hành động, thái độ, lời nói…

Học sinh tiểu học trong nhu cầu giao tiếp của mình khi thể hiện lễ phép chính là phải biết: đưa cho người lớn phải dùng hai tay, biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” sao cho đúng lúc, phải biết “gọi – dạ” “bảo - vâng”. Không những vậy trong khi giao tiếp cần lựa chọn lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Những truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay cha ông ta để lại chính là chuẩn mực đạo đức của từng người từng gia đình của xã hội góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc giữ gìn “kỷ cương phép nước”, bảo tồn “thuần phong, mỹ tục” và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.Bởi vậy khi xưa đưa con em đến trường, thưở xưa, ông cha ta thường dặn con cháu: “Học lấy dăm ba chữ để làm người”.

Nhưng thực tế hiện nay trẻ em có biểu hiện tỏ ra có nề nếp lễ phép nhưng chưa được như ta mong muốn như xã hội hiện nay yêu cầu.

Ở xã hội hiện đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu rực rỡ, loài người đang bước sang nền văn minh thông tin hiện đại với chính sách “mở cửa” tạo điều kiện cho nước ta hội nhập với cộng đồng thế giới thì nền văn hóa của nước ta, trẻ em của ta có điều kiện hòa nhập và phát triển. Song song cạnh đó, trẻ em ngày nay đứng trước sự thâm nhập dưới mọi hình thức tiêu cực và khi xã hội còn tồn tại nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội, nạn tràn lan văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực… thì vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục cư xử lễ phép là yêu cầu cấp bách. Bởi vậy, để tạo ra những con người “có đức – có tài” đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước thì nhà trường, gia đình, xã hội ngoài việc trang bị cho trẻ những tri thức khoa học mà cần dạy trẻ cách thể hiện tình cảm, thái độ, lời nói sao cho lễ phép có văn hóa.

Trước thực tế của xã hội, ngành giáo dục đã đề ra mục tiêu cho GD tiểu học là “Giáo dục phát triển toàn diện thông qua 9 môn học ở Tiểu học”. Trong các môn học đó môn Tiếng Việt chiếm giữ vị trí rất quan trọng. Dạy cho trẻ biết sử dụng lời nói sao cho lễ phép chính là một mảng của vấn đề dạy Tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp hướng tới mục đích giao tiếp. Nhưng cần phải làm gì và làm thế nào để giúp trẻ được thực hành để sử dụng vốn Tiếng Việt mà các em được học và giao tiếp sao cho đạt hiệu quả? Đó cũng chính là những mong muốn trăn trở của xã hội nói chung của nhiều giáo viên chúng tôi nói riêng.

Bởi vậy, từ những thực tiễn đã nói ở trên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Dạy học sinhTiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp”

docx 24 trang Tú Anh 02/12/2024 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp
 “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
đồng thế giới thì nền văn hóa của nước ta, trẻ em của ta có điều kiện hòa nhập và 
phát triển. Song song cạnh đó, trẻ em ngày nay đứng trước sự thâm nhập dưới mọi 
hình thức tiêu cực và khi xã hội còn tồn tại nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội, 
nạn tràn lan văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực thì vấn đề giáo dục đạo đức, giáo 
dục cư xử lễ phép là yêu cầu cấp bách. Bởi vậy, để tạo ra những con người “có 
đức – có tài” đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước thì nhà trường, gia đình, xã 
hội ngoài việc trang bị cho trẻ những tri thức khoa học mà cần dạy trẻ cách thể 
hiện tình cảm, thái độ, lời nói sao cho lễ phép có văn hóa.
 Trước thực tế của xã hội, ngành giáo dục đã đề ra mục tiêu cho GD tiểu học 
là “Giáo dục phát triển toàn diện thông qua 9 môn học ở Tiểu học”. Trong các 
môn học đó môn Tiếng Việt chiếm giữ vị trí rất quan trọng. Dạy cho trẻ biết sử 
dụng lời nói sao cho lễ phép chính là một mảng của vấn đề dạy Tiếng Việt theo 
nguyên tắc giao tiếp hướng tới mục đích giao tiếp. Nhưng cần phải làm gì và làm 
thế nào để giúp trẻ được thực hành để sử dụng vốn Tiếng Việt mà các em được 
học và giao tiếp sao cho đạt hiệu quả? Đó cũng chính là những mong muốn trăn 
trở của xã hội nói chung của nhiều giáo viên chúng tôi nói riêng.
 Bởi vậy, từ những thực tiễn đã nói ở trên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: 
“Dạy học sinhTiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp”
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Mục đích của đề tài là:
 ● Khảo sát một số cấu trúc câu cơ bản của Tiếng Việt và việc sử dụng chúng 
 trong giao tiếp sao cho lễ phép đảm bảo đúng tính chất người dưới với người 
 trên.
 ● Khảo sát những lời nói lễ phép và thiếu lễ phép của trẻ để tìm ra những lời 
 nói lễ phép thường rơi vào mô hình câu như thế nào?
 ● Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt để giao 
 tiếp lễ phép.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Với phạm vi của đề tài thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là: 
 - Học sinh ở lứa tuổi tiểu học (6 tuổi - 11 tuổi) và những lời nói lễ phép hay 
 những lời nói thiếu lễ phép của trẻ.
 - Học sinh trường tiểu học Thăng Long – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
 - 2/24 - “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
 B. NỘI DUNG
 I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
 Như ta đã biết, con người giao tiếp bằng nhiều phương tiện khác nhau song 
phong phú, phổ biến nhất là dùng ngôn ngữ.
 1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của XH loài người:
 a. Giao tiếp – chức năng của giao tiếp:
 Giao tiếp là nhu cầu quan trọng không thể thiếu được trong XH loài người. 
Khi có ít nhất 2 người gặp nhau, bày tỏ với nhau một điều gì đấy như nỗi vui 
buồn, ý muốn hành động hay nhận xét nào đấy về sự vật xung quanh thì giữa họ 
diễn ra một hoạt động giao tiếp. Người việt Nam sống trên đất Việt nam giao tiếp 
với nhau bằng Tiếng Việt.
 Giao tiếp bằng tiếng Việt có thể được thực hiện bằng lời (giao tiếp miệng) 
hoặc bằng văn tự ( giao tiếp viết), trong đó giao tiếp miệng là dạng cơ sở. Giao 
tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, nó có chức năng sau:
 ● Chức năng thông tin (còn gọi là chức năng thông báo): Qua giao tiếp con 
 người có thể truyền đạt, lĩnh hội các sự kiện, các khái niệm; con người trao 
 đổi cho nhau những thông tin dưới dạng nhận thức, những tư tưởng có dược 
 từ hiện thực. Thông tin thường có tính chất trí tuệ. Đây là chức năng thường 
 gặp của giao tiếp.
 ● Chức năng tạo lập quan hệ: Thông tin không phải là chức năng duy nhất của 
 giao tiếp như nhiều người thường nghĩ. Giao tiếp còn có chức năng tạo lập 
 quan hệ. Nhiều khi chúng ta trò chuyện với nhau không phải vì ta muốn thông 
 báo một nội dung trí tuệ, một hiểu biết, một nhận thức của mình với người 
 khác.
 Ví dụ: Khi ra đường, gặp nhau giữa đường, ta cất tiếng chào, người kia cũng 
chào lại như thế giữa 2 người đã nảy sinh quan hệ. Quan hệ đó có thể được 
tiếp tục xây dựng trở nên thân hữu với nhau. Đây là chức năng tạo lập cộng tác 
giữa người với người rất cần cho sự tồn tại của XH mà ngôn ngữ đã đảm nhận 
một cách lặng lẽ, nhiều người không biết đến. 
 ● Chức năng giải trí: Sống thì phải làm việc, phải lao động nhưng cũng cần 
 nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi, giải trí là một nhu cầu của con người. Chúng ta cũng 
 có thể giải trí bằng nhiều cách song giao tiếp là một cách hay dùng và hữu 
 hiệu.Thực tế cho ta thấy: Sau những ngày làm việc căng thẳng ta cùng nhau 
 - 4/24 - “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
 Một hoạt động giao tiếp diễn ra thường nhằm một mục đích nào đó. Giao tiếp 
có thể nhằm mục đích làm quen, bày tỏ nỗi vui mừng gặp gỡ, thông báo cho người 
nghe một tư tưởng, nhận thức nào đó của mình, đưa ra một yêu cầu đỏi hỏi người 
nghe phải thực hiện... khi mục đích giao tiếp đạt được thì cuộc giao tiếp đó đạt 
hiệu quả. Nếu không đạt được mục đích thì cuộc giao tiếp không đạt được hiệu 
quả. Dĩ nhiên mức độ đạt hiệu quả khác nhau.
 Chính lẽ đó,trẻ tiểu học cần được dạy dùng lời để thể hiện lễ phép, kính trọng 
của mình đối với người trên. Như vậy, ta đã góp phần giúp trẻ đạt được mục đích 
trong giao tiếp.
 d. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất:
 Sở dĩ ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và ưu việt nhất vì trên góc 
độ lịch sử và toàn diện mà xét, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh 
được nó. Dù ngôn ngữ bằng lời nói bị hạn chế về không gian và thời gian và con 
người dùng nhiều phương tiện giao tiếp khác nữa như cử chỉ, ký hiệu... nhưng 
ngôn ngữ vẫn chiếm vị trí không thể thay thế vì ngôn ngữ có tính chặt chẽ, đa 
dạng, phức tạp. Điều này thỏa mãn những nhu cầu giao tiếp phong phú, sinh động 
của con người. Mặt khác, ngôn ngữ không có tính giai cấp, phổ biến, tiện lợi mọi 
thành viên trong xã hội đều sử dụng bình đẳng. Chính vì vậy, nó được sử dụng 
trong mọi lĩnh vực, có khả năng diễn tả những nét tinh tế, sâu kín trong tâm tư 
tình cảm của con người mà không một phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ nào có thể 
làm được.
 2. Một số vấn đề về ngữ dụng học:
 a. Định nghĩa: 
 Ngữ dụng học là vấn đề nghiên cứu mới của ngôn ngữ học nghiên cứu quan 
hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh. Đặc biệt với nhân 
vật, với hoàn cảnh giao tiếp và với các hoạt động giao tiếp thực sự của ngôn ngữ 
trong xã hội.
 Như vậy nếu không lý giải được đúng ngôn bản tức là không ứng xử được 
trong giao tiếp.
 b. Định vị xưng hô: 
 Đây là lối định vị vai nói, vai nghe trong đó vai nói được lấy làm mốc. Vai 
là gì?
 Vai là tư cách, cái cương vị nhất định mà xã hội đã dành cho. Trong nhiều 
ngôn ngữ định vị xưng hô được thực hiện bằng các đại từ xưng hô. Bởi vậy cùng 
 - 6/24 - “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
 Điều đáng lưu ý là: Ngôn bản bao giờ cũng do người nói sản sinh ra và được 
người nghe tiếp nhận, lĩnh hội. Ta không nên xem nhẹ vai trò hình thức của ngôn 
bản đối với hiệu quả giao tiếp. Nhiều trường hợp nội dung sự vật thì đúng đắn, 
yêu cầu hợp lý, thậm chí cần phải được thực hiện, nếu không sẽ gặp nguy hiểm 
nhưng do hình thức vụng về, thô lỗ, thiếu lịch sự mà ngôn bản không đạt được 
đích.
 Ví dụ :Khi một trẻ muốn xem quyển sách của bạn mà vừa giật vừa nói thiếu 
lịch sự “Đưa đây !”, “Xem một tí nào” thì hẳn rằng không đạt được.
 Chính vì thế, học sinh tiểu học cần cung cấp các kiến thức để đạt hiệu quả 
trong giao tiếp.
 3. Các nguyên tắc hội thoại :
Hội thoại là sự trao đáp giữa các nhân vật trực tiếp tham gia vào cuộc giao tiếp. 
Để hội thoại diễn tiến, các nhân vật tham gia phải tôn trọng các qui tắc nhất định.
 a. Nguyên tắc luân phiên lần lượt :
 Khi có 2 người hội thoại thì phải nhường lời cho anh ta theo nguyên tắc: lời 
người này kế tiếp lời người kia không có sự giẫm đạp lên lời của nhau. Các lượt 
lời nói có thể được một người điều khiển phân phối hoặc do các nhân vật hội thoại 
tự thương lượng với nhau. Chính vì vậy mà ta có câu “Kẻ nói phải có người nghe”
 Đối với học sinh tiểu học do đặc điểm tâm sinh lý nên nhiều khi giao tiếp trẻ 
thường tranh nhau nói hoặc trả lời.
 b. Nguyên tắc tôn trọng thể diện của những người hội thoại :
 4. Một số cấu trúc câu Tiếng Việt :
 Bản thân sự xuất hiện của hành vi giao tiếp luôn luôn bị quy định bởi nhu 
cầu của con người, muốn đạt đến một mục đích thực tiễn song mọi hành vi, lời 
nói đều cần phải chọn được một hình thức diễn đạt thích hợp: Đơn vị nhỏ nhất 
tham gia giao tiếp là CÂU. Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn 
ngữ. Câu là lõi phát ngôn, được cấu tạo theo một qui tắc ngữ pháp, chứa đựng 
một nội dung thông báo, thể hiện một ý tương đối trọn vẹn, phản ánh hiện thực, 
thái độ của nhân vật giao tiếp.
 Trong tiếng Việt nếu lấy cấu trúc chủ - vị làm cơ sở phân loại ta có : câu 
đơn, câu ghép, câu đặc biệt...
 a. Câu đơn :
 - 8/24 - “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
 Vâng.
 Dạ.
 - Câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc:
 VD : Ối!
 Gớm! 
 Chết rồi!
 e. Câu phức: 
 Trong giao tiếp con người thường sử dụng 1 dạng câu có một nòng cốt 
chính chủ vị và có cấu trúc chủ - vị khác làm thành phần câu. Đó là câu phức.
 g. Câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm:
 Đó là dựa vào mục đích sử dụng của câu trong giao tiếp. Trên thực tế, mục 
đích giao tiếp rất đa dạng và phong phú. Song có thể quy về 4 loại chính:
 - Câu kể: Bạn Hà lớp con học giỏi lại hát hay.
 - Câu hỏi: Mẹ ơi, mẹ còn mệt không?
 - Câu cảm: Mẹ nấu ăn ngon quá!
 - Câu cầu khiến: Mẹ mua cho con quyển vở nhé!
 h. Một số chú ý:
 Khi sử dụng cấu trúc câu trong giao tiếp ta còn lưu ý đến : nghĩa của câu.
 - Nghĩa phản ánh sự việc trong câu gồm nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái 
 (Nghĩa tình thái của câu gồm: Các tình thái của hành động ngôn ngữ mục 
 đích phản ánh, miêu tả sự việc như tường thuật, cầu khiến, nghi thức giao 
 tiếp, bộc lộ cảm xúc, thái độ... Hoặc các tình thái biểu hiện quan hệ giữa 
 người nói và người đối thoại).
 - Nghĩa tình thái thường do các thành phần phụ của câu (Trạng ngữ, hô ngữ, 
 đề ngữ....) biểu hiện.
 - Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn: Ta đã biết, chức năng quan trọng nhất 
 của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ là chức năng công cụ giao tiếp. Giao tiếp 
 trước hết là giao tiếp bằng nghĩa. Mỗi câu đều truyền dạt đến người nghe 
 một thông báo nhất định gồm 2 phần: Phần bộc lộ trực tiếp (nghĩa tường 
 minh) và phần không được bộc lộ trực tiếp (ý nghĩa hàm ẩn).
 - 10/24 - “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
 Nội dung Phiếu điều tra số 1:
Câu 1: Đức đang xem ti vi thì cô Hà (hàng xóm) vào và hỏi:
 - Đức ơi, mẹ cháu có nhà không?
 Con hãy đánh dấu X trước những câu trả lời mà con cho là lễ phép (trong 
trường hợp mẹ Đức đi vắng) 
 Không Đi vắng rồi.
 Không ạ! Mẹ cháu đi vắng rồi!
 Mẹ cháu không có nhà cô ạ. Không có nhà đâu.
Câu 2: Vào lớp cô giáo hỏi Hùng:
 - Con đã làm bài tập chưa?
 Hùng đã làm bài tập. Con hãy đánh dấu X trước những câu trả lời mà con cho 
là lễ phép.
 Rồi ạ! Làm rồi.
 Con làm rồi. Rồi.
 Con làm rồi ạ!
 Con hãy chỉ ra sự khác nhau giữa câu trả lời lễ phép và câu trả lời thiếu lễ 
phép.
.................................................................................................................................
.........................................................................................................................
Câu 3: Lan muốn chị Thanh cho mình biết cuốn truyện “Cổ tích Việt Nam” tập 1 
chị đã đọc xong chưa. Con hãy đánh dấu X trước câu hỏi con cho là thiếu lễ phép.
 Chị đọc xong cuốn truyện cổ tích tập 1 chưa?
 Đọc xong cuốn truyện cổ tích tập 1 chưa?
 Chị Thanh ơi đọc xong cuốn truyện cổ tích tập 1 chưa?
 Đọc xong truyện cổ tích tập 1 rồi chứ!
 Con điền vào ô trống để giải thích tại sao câu hỏi đó thiếu lễ phép
 Câu hỏi số  thiếu lễ phép vì .....................................................................
 Nội dung phiếu số 1 gồm 3 câu hỏi gắn với các tình huống giao tiếp, lời nói 
cụ thể
Câu 1: Học sinh nhận biết thế nào là lễ phép
 - 12/24 - “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
 - Đề nghị xem quyển sách:.....................................................................................
 - Hỏi giá quyển sách:.............................................................................................
 - Trả lại quyển sách:...............................................................................................
 5. Ngọc theo mẹ đến hội chợ. Ngọc giẫm phải chân một bác lớn tuổi. Ngọc phải 
 nói lời xin lỗi bác như thế nào?
 ................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
 - Mục đích yêu cầu của mẫu 2: Học sinh tự sản sinh những câu nói khi giao 
tiếp cụ thể. Từ đó ta phát hiện những câu nào đúng, câu nào chưa đúng. Lỗi dùng 
sai do từ hay cấu trúc.
(Câu 2: Học sinh sử dụng từ cho đúng vai người nghe chúc bố (mẹ) khác chúc 
ông (bà)
Câu 3: Giúp học sinh sử dụng câu rút gọn như thế nào là lễ phép.
Câu 4: Học sinh dùng các loại câu phân theo mục đích nói khi giao tiếp.
Câu 5: Học sinh cần có câu nói sao phù hợp với lời xin lỗi).
 ● Kết quả điều tra: Qua điều tra khách quan, theo yêu cầu mục đích của từng 
 mẫu và đạt kết quả sau:
 - 14/24 - “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
 c. Trẻ mắc lỗi nói năng thiếu lễ phép vì dùng câu tỉnh lược (lược bớt chủ 
ngữ, lược bớt vị ngữ, lược chủ - vị). Do vậy dẫn tới việc là trẻ nói trống không 
đối với người trên.
 VD: Không.
 Không biết. 
III. NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG:
 Mỗi con người đều là một thành viên của một gia đình, một xã hội và tồn tại 
trong không gian và thời gian nhất định. Trẻ em tiểu học không nằm ngoài quy 
luật đó. Vậy nguyên nhân nào đã tạo ra cho trẻ giao tiếp như hiện nay. Đó chính 
là yếu tố: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
 1. Gia đình:
 Gia đình là tế bào xã hội và là nơi trẻ sinh ra và lớn lên. Bởi vậy gia đình có 
vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
 Gia đình tác động đến trẻ bằng quan hệ ruột thịt, gia đình không đơn thuần 
là tổ ấm mà là ngôi trường đầu tiên, cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên của trẻ. 
Trẻ luôn bị ảnh hưởng tác động từ phía cha mẹ của mình.
 Nếu trẻ sinh ra trong già đình có truyền thống “kính trên, nhường dưới” nói 
năng nhẹ nhàng lễ phép thì những đứa trẻ ấy sẽ ngoan ngoãn lế phép biết “cảm 
ơn” hay “xin lỗi” đúng lúc và biết “thưa”, biết “dạ”.
 Nhưng thực tế hiện nay có nhiều bậc cha mẹ, dù ở tầng lớp nào cũng chú 
trọng đào tạo việc con cái “thành tài” mà không chú trọng đến việc “thành nhân”, 
đến đạo dức của một con người. Các bậc cha mẹ đều cho rằng một đứa con ngoan 
tức là học tập giỏi, có nhiều thành tích trong học tập có số điểm cao Vì vậy, các 
bậc cha mẹ gắng sức lập một lộ trình để con đi đến “thành tài”.
 Thế là con cái ra sức học hành trong sách vở tích lũy kiến thức với mớ lý 
thuyết nhồi nhét trong đầu mà cha mẹ đâu biết rằng từ lý thuyết đi đến thực tế 
không phải lúc nào cũng giống nhau mà nó đòi hỏi sự nhanh nhạy sáng tạo của 
mọi người. Hàng ngày, ngoài giờ học chính khóa ở trường, cha mẹ bắt con phải 
học thêm ở tất cả mọi lĩnh vực: ngoại ngữ, nhạc, họa, vi tính, thể dục Nhiều cha 
mẹ lên thời gian biểu bịt kín cả ngày giờ, trẻ con không có thời gian vui chơi giải 
trí.
 Tối ngày chỉ có học và học, áp lực gia dình đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của 
con. Nhiều cha mẹ hò hét con phải học. Các em không phải làm bất cứ công việc 
gì ở nhà, mọi việc đã có người lo sẵn.
 - 16/24 - “Dạy học sinh Tiểu học sử dụng cấu trúc câu Tiếng Việt trong giao tiếp"
 Con ở xã hội ta ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển về mọi mắt. Song 
những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế là sự đi xuống hay nói đúng 
hơn là sự xuống cấp về văn hóa của đại bộ phận thanh thiếu niên mà trước đây là 
những học sinh tiêu học của chúng ta. Mỗi khi ra đường hay ngoài phố đã có lúc 
nào chúng ta gặp những thái độ thiếu lễ phép tôn trọng những người lớn tuổi được 
biểu hiện thấy ở những cô cậu bé, nhưng thanh niên ăn mặc hợp mốt hợp thời, 
được ăn học tử tế?.... 
 Thực tế đã xảy ra và xảy ra rất nhiều. Nhưng vài năm trở lại đây, cùng với 
sự quan tâm của Đảng và chính phủ của mọi cấp mọi ngành hay cụ thể hơn là của 
bản thân mỗi chúng ta thì việc phục hồi lại văn hóa của chúng ta đã có nhiều tiến 
triển tốt, Chúng ta đã giáo dục cho các em trở về với văn hóa cội nguồn phát huy 
những nétt đẹp truyền thống mà ông cha ta xưa để lại.
 Cùng với sự phát triển kinh tế, chúng ta giáo dục các em “hòa nhập” với thế 
giới phát huy bản sắc dân tộc giữ lấy nét đẹp văn hóa truyền thống của mình chứ 
không “hòa tan”.
 3. Nhà trường:
 Trong nhà trường song song với sự giáo dục của gia đình và xã hội ngoài 
nhiệm vụ dạy các kiến thức tư duy cho trẻ mà còn phải dạy cho trẻ những tình 
cảm và cách thể hiện bằng lời nói việc làm sao cho lễ phép thông qua các môn 
học (Tiếng Việt, Đạo đức)
 Chúng ta biết rằng ngay khi trẻ ở trường mầm non, các em cũng đã được giáo 
dục lễ giáo thông qua việc dạy nói của cô giáo. Các em được học thái độ ứng xử 
như thế nào cho đúng, thái độ với người trên, với bạn bè
 Và khi trẻ tới trường tiểu học bản thân trẻ cũng đã có ít vốn liếng về tri thức 
văn hóa và cách ứng xử có văn hóa.
 Song trên thực tế, sự tiếp nhận của các em còn rất ít do sự ảnh hưởng của 
những cái xô bồ của kinh tế thị trường đã phần nào làm xáo trộn và làm biến 
dạng nếp sống lối ứng xử rất văn hóa.
 Cái thiếu hụt của học sinh chính là những trí thức văn hóa và những hiểu biết 
trong ứng xử. Tất nhiên, với lứa tuổi của học sinh tiểu học không thể và không 
nên đòi hỏi ở các em những gì ở quá ngưỡng cho phép.
 Bởi vậy mà trong các giờ học, trên lớp hay giờ sinh hoạt tập thể ở trường các 
thầy cô giáo chúng ta luôn có ý thức rèn cặp cho các em lễ phép và thể hiện lời 
nói trong những tình huống cụ thể như thế nào để thế hiện được thái độ với người 
trên.
 - 18/24 -

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_tieu_hoc_su_dung_cau_truc.docx