Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dựa trên bối cảnh theo mô hình 5E (Khoa học tự nhiên 6, Cánh diều)
“Dạy học dựa trên bối cảnh” (Contextual Teaching and Learning) (DHDTBC) là một khái niệm về việc dạy và học nhằm giúp GV liên hệ nội dung môn học với các tình huống thực tiễn, tạo động cơ để HS kết nối kiến thức khoa học với cuộc sống, giúp các em tích cực tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập phức hợp. Một số đặc điểm cơ bản của DHDTBC, đó là dựa trên vấn đề, diễn ra trong nhiều bối cảnh (trường học, gia đình, nơi làm việc, cộng đồng,…), thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hoạt động học tập, gắn với cuộc sống đa dạng của HS (Kevin et al., 2013). Trong DHDTBC, HS được trang bị các khái niệm, quy luật khoa học trong các tình huống của thế giới thực, hiểu rõ ứng dụng của các khái niệm đó trong thực tế (Amador & Gorres, 2004). Như vậy, DHDTBC phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực người học, với dạy học các môn khoa học tự nhiên, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“5E” là một mô hình dạy học được đánh giá là rất hiệu quả và đã được áp dụng rộng rãi trong dạy học các nội dung khoa học. Mô hình này tập trung vào quá trình tìm hiểu, khám phá của HS và giúp các em nâng cao khả năng tư duy, giải quyết vấn đề. Nghiên cứu kết hợp phương pháp DHDTBC vào các giai đoạn của mô hình 5E nhằm đảm bảo rằng, bối cảnh được sử dụng hiệu quả, HS tích cực tham gia vào quá trình học tập và biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào các tình huống thực tiễn.
Trong bài viết này, tôi trình bày một số vấn đề về bối cảnh học tập, DHDTBC, mô hình 5E, từ đó tôi đề xuất quy trình “Dạy học dựa trên bối cảnh theo mô hình 5E” và minh họa quy trình này trong dạy học chủ đề “Đa dạng nấm” (KHTN 6).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dựa trên bối cảnh theo mô hình 5E (Khoa học tự nhiên 6, Cánh diều)
1 / 12 A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài “Dạy học dựa trên bối cảnh” (Contextual Teaching and Learning) (DHDTBC) là một khái niệm về việc dạy và học nhằm giúp GV liên hệ nội dung môn học với các tình huống thực tiễn, tạo động cơ để HS kết nối kiến thức khoa học với cuộc sống, giúp các em tích cực tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập phức hợp. Một số đặc điểm cơ bản của DHDTBC, đó là dựa trên vấn đề, diễn ra trong nhiều bối cảnh (trường học, gia đình, nơi làm việc, cộng đồng,), thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hoạt động học tập, gắn với cuộc sống đa dạng của HS (Kevin et al., 2013). Trong DHDTBC, HS được trang bị các khái niệm, quy luật khoa học trong các tình huống của thế giới thực, hiểu rõ ứng dụng của các khái niệm đó trong thực tế (Amador & Gorres, 2004). Như vậy, DHDTBC phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực người học, với dạy học các môn khoa học tự nhiên, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. “5E” là một mô hình dạy học được đánh giá là rất hiệu quả và đã được áp dụng rộng rãi trong dạy học các nội dung khoa học. Mô hình này tập trung vào quá trình tìm hiểu, khám phá của HS và giúp các em nâng cao khả năng tư duy, giải quyết vấn đề. Nghiên cứu kết hợp phương pháp DHDTBC vào các giai đoạn của mô hình 5E nhằm đảm bảo rằng, bối cảnh được sử dụng hiệu quả, HS tích cực tham gia vào quá trình học tập và biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào các tình huống thực tiễn. Trong bài viết này, tôi trình bày một số vấn đề về bối cảnh học tập, DHDTBC, mô hình 5E, từ đó tôi đề xuất quy trình “Dạy học dựa trên bối cảnh theo mô hình 5E” và minh họa quy trình này trong dạy học chủ đề “Đa dạng nấm” (KHTN 6). 2.Mục đích nghiên cứu - Giúp giáo viên bộ môn KHTN có định hướng các biện pháp để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh - Giúp học sinh phát huy tối đa năng lực, phẩm chất cá nhân. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 - Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và tài liệu còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở môn Khoa học tự nhiên 6. 4.Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 3 / 12 + Lĩnh vực cá nhân: Bối cảnh cá nhân bao gồm những yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa HS và người thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến thái độ của HS về học tập và cách HS tiếp nhận kiến thức. + Lĩnh vực xã hội: Bối cảnh xã hội bao gồm những yếu tố liên quan đến xã hội và văn hóa nơi HS sống. Các yếu tố này bao gồm giá trị, quan niệm, thói quen và phong tục tập quán trong xã hội đó. Bối cảnh xã hội có thể ảnh hưởng đến cách HS tiếp nhận và áp dụng kiến thức. + Lĩnh vực thực hành nghề nghiệp: Bối cảnh thực hành nghề nghiệp thông thường liên quan đến các kĩ năng, nghề nghiệp và chuyên môn của GV. Bối cảnh này có thể ảnh hưởng đến cách GV thiết kế và tổ chức hoạt động học tập để giúp HS có thể trang bị các kĩ năng và kiến thức phù hợp cho tương lai. + Lĩnh vực khoa học, công nghệ: Bối cảnh khoa học và công nghệ bao gồm các yếu tố liên quan đến sự khám phá và phát triển khoa học, công nghệ. HS sẽ tiếp cận và đánh giá kiến thức theo những cách thức khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh này. Các lĩnh vực này được phân biệt để làm rõ bối cảnh nào mang lại ý nghĩa. Do đó, việc hiểu và phân tích nguồn gốc của bối cảnh rất quan trọng trong quá trình dạy học; khi hiểu được bối cảnh của HS, GV có thể lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp để hỗ trợ việc truyền đạt kiến thức, giúp các em áp dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả (Gilbert et al., 2011). Tuy nhiên, một bối cảnh cụ thể có thể thuộc nhiều loại bối cảnh nêu trên. Khái niệm “DHDTBC”: Theo Vygotsky (1930), DHDTBC giúp HS hiểu rõ hơn về các tác động của xã hội và văn hóa đến cuộc sống, phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Theo Whitelegg và Parry (1999), DHTBC tập trung vào việc đặt kiến thức trong các tình huống thực tế, giúp HS nhìn thấy ý nghĩa và mục đích của việc học; khi giải quyết các vấn đề của đời sống hàng ngày bằng cách sử dụng kiến thức vật lí, HS sẽ hiểu rõ hơn ứng dụng của vật lí trong thực tiễn. Tác giả Johnson (2002) cũng chỉ ra rằng: DHDTBC là tiếp cận dạy học giúp HS tìm thấy ý nghĩa của việc học bằng cách kết nối các môn học với bối cảnh cuộc sống hàng ngày của bản thân, đó là bối cảnh cá nhân, văn hóa, xã hội; bên cạnh đó, DHDTBC cung cấp cho HS những trải nghiệm mới mẻ, kích thích não bộ tạo ra các kết nối mới và để từ đó khám phá ra những ý nghĩa mới. Từ các quan điểm trên, có thể hiểu, DHDTBC là việc sử dụng bối cảnh để thực hiện các hoạt động dạy học nhằm đạt được các mục tiêu về kiến thức 5 / 12 trong tiến trình mà có thể đánh giá thông qua quá trình học tập của HS. GV quan sát HS thông qua các hoạt động nhóm để xem sự tương tác trong quá trình học tập, không nên cố định một phương pháp đánh giá khuôn mẫu mà cần linh hoạt trong đánh giá. Nguyên tắc vận dụng mô hình 5E trong dạy học môn KHTN 6 - Trình tự các hoạt động dạy học theo đúng trình tự ở các giai đoạn của mô hình 5E. - Sử dụng các phiếu học tập trong quá trình dạy học và ưu tiên hoạt động nhóm. - Một số kiến thức đơn giản, hàn lâm hay thí nghiệm mà HS tự tìm hiểu có thể đưa vào hoạt động mở rộng ở nhà. - Đánh giá một cách linh hoạt: sử dụng phiếu trắc nghiệm, sản phẩm hoạt động của nhóm, sản phẩm từ hoạt động ở nhà. - Luôn sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học như: phiếu học tập, bảng biểu, các thí nghiệm biểu diễn, mô hình minh họa,... - Chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực cho HS, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. Quá trình xây dựng tiến trình dạy học cần bám sát việc hình thành và phát triển năng lực cho HS. C.CÁC BIỆN PHÁP 1.Đề xuất quy trình dạy học dựa trên bối cảnh theo mô hình 5E môn KHTN 6 Tham khảo các nghiên cứu King (2009), Ceran và Salih (2019), Nguyễn Đăng Thuấn và Nguyễn Hoàng Phúc (2020), tôi đề xuất quy trình DHDTBC theo mô hình 5E môn KHTN 6 gồm 2 giai đoạn và 5 bước theo sơ đồ sau (xem sơ đồ 1): Sơ đồ 1. Quy trình DHDTBC theo mô hình 5E môn KHTN 6 7 / 12 nghiệm, nghiên cứu, thảo luận hoàn thành các yêu cầu trên phiếu học tập. Giải thích GV dạy học trên cơ sở khơi gợi nhu cầu tìm hiểu thông tin/nội dung cho HS. HS giải thích các hiện tượng, thí nghiệm, đã được ghi nhận ở pha khảo sát, GV cung cấp thêm thông tin và giải thích, tổng kết kiến thức. GV định hướng cho HS xác lập mối quan hệ giữa các khái Củng cố niệm, đại lượng liên quan, trong chủ đề dạy học. HS sử dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề ở bối cảnh mở đầu và vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài toán liên quan. Đánh giá HS thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá của GV giao; sau đó GV đánh giá, nhận xét toàn bộ hoạt động, kết quả học tập của HS. Bước 5: Kết luận, vận dụng kiến thức vào bối cảnh mới. Trong bước này, GV cần tóm tắt và hệ thống lại toàn bộ kiến thức của chủ đề, giúp HS hiểu rõ và khắc sâu các kiến thức. GV cần khuyến khích HS áp dụng kiến thức vào các bối cảnh mới, điều này giúp các em hiểu sâu kiến thức và biết vận dụng vào thực tiễn. GV có thể liên kết nội dung chủ đề đã học với những nội dung sẽ học sắp tới, giúp HS nhận ra mối liên hệ giữa các chủ đề, xây dựng kiến thức một cách liên tục, hiểu sâu hơn về tổng thể môn học. 2.Minh họa dạy học dựa trên bối cảnh theo mô hình 5E chủ đề “Đa dạng nấm”(KHTN 6) - Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn KHTN của Bộ GD-ĐT (2018), môn KHTN lớp 6 gồm 140 tiết/ năm học, trong đó chủ đề “Đa dạng nấm” được đưa vào chương trình KHTN 6, tiếp nối cho mạch kiến thức “ Đa dạng sinh học”. Chủ đề “Đa dạng nấm” với . tiết, bao gồm các nội dung chính sau: Sự đa dạng của nấm, vai trò của nấm, một số bệnh do nấm gây ra.(Bộ GD-ĐT, 2018). Quy trình DHDTBC theo mô hình 5E chủ đề “Đa dạng nấm” (KHTN 6) được thực hiện như sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị của GV - Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức trọng tâm của chủ đề. Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề “Đa dạng nấm” (KHTN 6) theo Chương trình giáo dục phổ thông môn KHTN 6 được đưa ra như sau: 9 / 12 Bước 3: Xác định vấn đề cần giải quyết chứa đựng trong bối cảnh đã chọn (bối cảnh hóa). GV lựa chọn và đưa ra vấn đề: Nấm được trồng vào thời điểm nào trong năm? Nguyên liệu trồng nấm? Cấy giống? Ươm giống và rạch bịch? Chăm sóc và thu hái? GV định hướng các hoạt động dạy học, các nhiệm vụ học tập cho HS, thiết kế các nhiệm vụ học tập dưới dạng phiếu học tập và tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học Bước 4: Sắp xếp các hoạt động, nhiệm vụ học tập trong các pha của mô hình 5E + Khám phá (Engage): GV chiếu video về hoạt động trồng nấm sò và yêu cầu HS chia sẻ những quan sát và kinh nghiệm liên quan đến kĩ thuật trồng nấm. Sau đó, GV đưa ra các câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ thuật trồng nấm sò .GV cần khuyến khích HS suy nghĩ, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ thuật trồng nấm sò. HS quan sát, ghi nhận vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo kết quả cho GV. + Khảo sát (Explore):GV tổ chức cho HS tham quan tại cơ sở trồng nấm sò tại thôn Thống Nhất, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. HS tiến hành khảo sát, tìm hiểu kĩ thuật, thu thập thông tin theo định hướng, yêu cầu của GV. HS thảo luận và hoàn thành các yêu cầu trên phiếu học tập. Trong pha này, GV dù sử dụng phương án nào cũng cần khuyến khích HS ghi lại những phát hiện của mình và thảo luận về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm . HS hoạt động theo nhóm tham gia khảo sát, thảo luận, nghiên cứu trả lời các câu hỏi như: Nấm được trồng vào thời gian nào trong năm, nguyên liệu làm giá thể là gì, nguyên liệu làm giá thể được xử lý như thế nào, giống cấy lấy từ đâu, quy trình cấy giống vào bịch như thế nào, khi nào thì rạch bịch, tưới nước như thế nào, các tác nhân gây bệnh cho nấm, khi nào thì tiến hành thu hái nấm + Giải thích (Explain): Trong pha này, HS trình bày kết quả thu được và phân tích nếu các kết quả khác với dự đoán của các em, đồng thời giải thích các hiện tượng và thí nghiệm đã nghiên cứu. GV cần cung cấp thêm thông tin về các loại nấm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Bên cạnh đó, GV có thể sử dụng ví dụ thực tế để phân tích, đưa ra các kết luận khoa học chính xác về sinh trưởng và phát triển của nấm. + Củng cố (Elaborate): HS sử dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề về kĩ thuật trồng nấm. GV cần cung cấp thêm các hoạt động hoặc bài tập yêu cầu HS 11 / 12 Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn KHTN (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Hồ Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Tân An (2022). Sử dụng tiếp cận dạy học theo bối cảnh nhằm thúc đẩy năng lực giải quyết vấn đề về phương trình cho học sinh lớp 10. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 19(12), 2002-2015. Ngô Vũ Thu Hằng (2016). Giáo dục dựa vào bối cảnh: Một cách tiếp cận giáo dục tiên tiến. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, 3(32), 11-17. Nguyễn Thành Hải (2019). Giáo dục Stem/Steam: Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo. NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_dua_tren_boi_canh_theo_mo_hinh.doc