Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí Lớp 10 bộ sách Cánh diều

Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, học để làm, nghĩa là mới đạt được hai trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy, trong quá trong học tập, học sinh luôn gặp áp lực học tập, nhồi nhét kiến thức, xem nặng điểm số… Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định: học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm”…
"Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Kỹ năng mềm rất cần thiết với con người, đặc biệt đối với học sinh THPT.
Hiện nay, nhiều trường học giáo dục học sinh nghiêng về giáo dục lý thuyết, vì vậy việc rèn luyện cho các em kỹ năng “mềm” càng trở lên quan trọng. Một số trường học có quan tâm đến giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa không thể tổ chức thường xuyên, chiếm phần nhỏ thời gian trong năm học. Vậy làm thế nào để duy trì, rèn luyện thường xuyên các kĩ năng mềm cho học sinh? Làm thế nào để khơi dậy khả năng chủ động học tập, sáng tạo, tính tự lập và khả năng kết nối, tương tác của học sinh; hướng các em trở thành một con người hoàn thiện phát triển toàn diện, dễ dàng chung sống và trở thành công dân toàn cầu? Chúng tôi thiết nghĩ, việc giáo dục và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh cần được chú trọng lồng ghép vào các môn học chính khóa. Và để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng “mềm” trong các giờ học chính khóa thầy cô giáo cần phải linh hoạt, không ngừng sáng tạo, đam mê trong công việc, nhiệt huyết với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Vai trò của thầy, cô không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ, mà còn rèn người, là người khơi gợi, phát hiện, nhận ra và phát triển những năng lực sở trường ở từng học sinh. Thầy cô thực sự là người truyền lửa, giúp học sinh phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.
Mỗi giáo viên chúng ta càng thấy rõ việc trang bị các kĩ năng mềm cho học sinh thực sự là cần thiết và rất quan trọng. Trong quá trình dạy học của mình, tôi đã không ngừng cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, phương pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm trong môn học cho học sinh. Một trong các phương pháp mà tôi nhận thấy rất hiệu quả đó là sử dụng một số hoạt động học tập như GV hướng dẫn HS học và tìm hiểu bài ở nhà,tổ chức hoạt động nhóm,thuyết trình báo cáo sản phẩm,so sánh,đánh giá lẫn nhau và đặc biệt là lồng ghép vào giờ dạy: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư trong các giờ học và tổ chức lớp… giúp học sinh phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI. Thông qua đó, thầy cô kiến tạo nên những giờ học thực sự hứng thú, hạnh phúc, giúp cho học sinh biến ÁP LỰC học tập thành ĐỘNG LỰC phấn đấu, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh.
Đó là lí do tôi chọn viết đề tài“ Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí lớp 10”.
pdf 58 trang Tú Anh 21/11/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí Lớp 10 bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí Lớp 10 bộ sách Cánh diều

Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí Lớp 10 bộ sách Cánh diều
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 3 
 -------  ------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
ĐA DẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG 
 THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRONG 
 DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ 
 Tác giả 1 : Hồ Thị Ngân 
 Tác giả 2 : Lê Tiến Lƣu - 
 Tổ bộ môn : KHXH 
 Môn : Địa lý 
 Đơn vị : Trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 3 
 Số điện thoại : 0963848676 - 0345302345 
 Gmail : Hongan1234567@gmail.com 
 Letienluuql3@gmail.com 
 Năm học: 2022 – 2023 2.1.1. Lên kịch bản, thiết kế tài liệu học tập và các phương án triển khai bài giảng: 
tổ chức những hoạt động nào, sử dụng những phần mềm nào hỗ trợ. .................... 18 
2.1.2. Dẫn dắt học sinh vào bài và tạo động lực thúc đẩy học sinh nghiên cứu và 
thiết kế, thể hiện theo cách riêng của mình ............................................................. 18 
2.1.3. Tổ chức, hướng dẫn điều phối học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. .... 19 
2.1.4. Bao quát lớp học, phát hiện những “hạt giống” cần khai thác, phát huy và 
những “hạt” cần kiên trì vun bồi, đa dạng hóa hệ thống câu hỏi, tăng sự tương tác, 
kết nối với của học sinh. .......................................................................................... 19 
2.1.5.Tập trung vào nội dung trọng tâm của bài học. ............................................. 20 
2.1.6. Phát triển chỉ số hạnh phúc cho học sinh, lắng nghe và thấu hiểu trò .......... 20 
2.2. Giáo viên khơi gợi, nhận ra và phát huy tối đa thế mạnh của từng học sinh 
thông qua hoạt động nhóm ...................................................................................... 20 
2.3. Giáo án thể nghiệm. ......................................................................................... 21 
CHƢƠNG III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................... 40 
3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 40 
3.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 41 
3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 41 
3.4. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................ 41 
3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 41 
3.5.1. Về mức độ hứng thú, hứng thú và không hứng thú của HS ......................... 41 
3.5.2. Mức độ tham gia các hoạt động học tập của HS khi GV đưa các hình mẫu 
vào trong các bài dạy. .............................................................................................. 42 
PHẦN 3. KẾT LUẬN ............................................................................................ 47 
1. Đánh giá lợi ích thu được .................................................................................... 47 
2. Hướng phát triển của đề tài. ................................................................................ 47 
3. Một số kiến nghị, đề xuất. ................................................................................... 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49 
 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để 
chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định 
nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì 
mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, học để làm, nghĩa là mới đạt được 
hai trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy, trong quá trong học tập, học 
sinh luôn gặp áp lực học tập, nhồi nhét kiến thức, xem nặng điểm số Thế nhưng, 
thực tế cho thấy rằng, năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: 
kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định: học không chỉ để biết mà học 
còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, 
các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng 
mềm” 
 "Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình 
dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Kỹ năng mềm 
rất cần thiết với con người, đặc biệt đối với học sinh THPT. 
 Hiện nay, nhiều trường học giáo dục học sinh nghiêng về giáo dục lý thuyết, 
vì vậy việc rèn luyện cho các em kỹ năng “mềm” càng trở lên quan trọng. Một số 
trường học có quan tâm đến giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh thông qua các 
hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa không thể tổ chức 
thường xuyên, chiếm phần nhỏ thời gian trong năm học. Vậy làm thế nào để duy 
trì, rèn luyện thường xuyên các kĩ năng mềm cho học sinh? Làm thế nào để khơi 
dậy khả năng chủ động học tập, sáng tạo, tính tự lập và khả năng kết nối, tương tác 
của học sinh; hướng các em trở thành một con người hoàn thiện phát triển toàn 
diện, dễ dàng chung sống và trở thành công dân toàn cầu? Chúng tôi thiết nghĩ, 
việc giáo dục và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh cần được chú trọng lồng 
ghép vào các môn học chính khóa. Và để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng 
“mềm” trong các giờ học chính khóa thầy cô giáo cần phải linh hoạt, không ngừng 
sáng tạo, đam mê trong công việc, nhiệt huyết với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi 
học trò. Vai trò của thầy, cô không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ, mà còn rèn người, 
là người khơi gợi, phát hiện, nhận ra và phát triển những năng lực sở trường ở từng 
học sinh. Thầy cô thực sự là người truyền lửa, giúp học sinh phấn đấu cho mục tiêu 
cao đẹp trong cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội. 
 Mỗi giáo viên chúng ta càng thấy rõ việc trang bị các kĩ năng mềm cho học 
sinh thực sự là cần thiết và rất quan trọng. Trong quá trình dạy học của mình, tôi 
đã không ngừng cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, phương pháp để lồng 
ghép giáo dục kỹ năng mềm trong môn học cho học sinh. Một trong các phương 
pháp mà tôi nhận thấy rất hiệu quả đó là sử dụng một số hoạt động học tập như GV 
hướng dẫn HS học và tìm hiểu bài ở nhà,tổ chức hoạt động nhóm,thuyết trình báo 
cáo sản phẩm,so sánh,đánh giá lẫn nhau và đặc biệt là lồng ghép vào giờ dạy: 
 1 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
Tiến hành nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài như khai thác đầy đủ 
các kênh thông tin trong SGK, sách GV, đồng thời khai thác thêm thông tin từ các 
công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, các phương tiện thông tin đại 
chúng, các tài liệu sách báo, các trang thông tin mạng 
 + Phương pháp điều tra thực tế, khảo sát, thu thập thông tin. 
Giáo viên trực tiếp làm phiếu điều tra trên google form đến học sinh khối 10. 
 + Phương pháp thực nghiệm, trải nghiệm. 
Hướng dẫn học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động thực tế. 
 + Phương pháp tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm. 
Xem lại những kết quả đã đạt được để rút ra những bổ ích trong dạy học môn Địa 
Lí lớp 10. Từ đó đưa ra một số đề xuất,kiến nghị. 
1.6. Đóng góp mới của đề tài 
 Đa dạng và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động học tập trong từng tiết học, 
giáo viên không chỉ phân loại đối tượng học sinh theo học lực mà tinh tế hơn, giáo 
viên còn phân loại học sinh theo các kỹ năng lợi thế. Thông qua các hoạt động học 
tập, cùng sự tương tác với học sinh, giáo viên sẽ nhận ra những kĩ năng là lợi thế 
và những kĩ năng còn yếu cần được vun bồi của từng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo 
viên phân nhóm học tập không chỉ dựa trên năng lực học tập mà còn kết hợp về 
các điểm mạnh yếu về kĩ năng để các em có sự hỗ trợ nhau nhiều nhất, có cơ hội 
được phát huy sở trường nhiều nhất và dễ dàng lấp phẳng những điểm yếu của bạn 
bằng thế mạnh của mình thông qua các hoạt động nhóm và tinh thần kết nối, chia 
sẻ. 
 Thông qua việc giao nhiệm vụ nghiên cứu và thiết kế bài học theo cách của 
học sinh giúp học sinh thỏa sức sáng tạo, được thể hiện năng lực vượt trội của 
mình, chủ động tiếp nhận kiến thức bài học và yêu thích môn học. Mỗi sản phẩm 
thiết kế bài học của học sinh này là tư liệu tham khảo cho học sinh khác, vì thế 
nguồn tư liệu học tập của một bài học được đa dạng hóa. 
 Xây dựng bộ câu hỏi có mức độ cụ thể của về môn học. Dựa trên bảng câu 
hỏi để phân loại học sinh để không áp đặt 1 kì vọng chung cho tất cả học sinh như 
nhau. Dựa trên mục tiêu, giáo viên phân nhóm bài tập cần hoàn thành cho đối 
tượng học sinh phù hợp để học sinh nào cũng hoàn thành nhiệm vụ bài học. 
 Xây dựng nhóm học tập, đây là hoạt động kích hoạt được động lực học tập 
và mang lại hiệu quả cao cho học sinh. Học sinh học bài bằng cách dạy cho bạn, 
người học chủ động tiếp nhận kiến thức, nghiên cứu nội dung bài học để vào vai 
hướng dẫn và dìu dắt bạn trong nhóm, theo đúng định hướng phát triển phẩm chất 
và năng lực người học. Mức độ tiếp thu bài của người học có hiệu quả hơn. 
 3 Để có được sự thành công, bạn càng phải có nhiều mối quan hệ xã hội. 
Thiếu kỹ năng giao tiếp, chắc chắn bạn sẽ trở nên mờ nhạt hơn so với những người 
khác. 
 - Kỹ năng quản lý thời gian 
 Quản lý thời gian cũng là một trong số các kỹ năng mềm cần được giáo dục 
cho học sinh. 
 Người xưa có câu: “Thời gian là vàng bạc”, đừng để thời gian trôi qua một 
cách lãng phí và vô ích. Quản lý thời gian hiệu quả là việc bạn biết sắp xếp thời 
gian một cách khoa học theo trọng số quan trọng. 
 Ví dụ, khi làm bài tập, câu hỏi nào dễ, bạn hãy ưu tiên làm trước và chỉ sử 
dụng một khoảng thời gian ngắn, các câu hỏi khó sẽ làm sau trong thời gian dài 
hơn. Hay nhiều môn thi diễn ra liên tục, hãy sắp xếp môn thi nào thi trước, ôn 
trước. Trong công việc cũng vậy, những công việc quan trọng hãy luôn ưu tiên 
trước, khi đó năng suất công việc mới đạt hiệu quả tốt nhất. 
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề 
 Đây là một kỹ năng mềm quan trọng. Khi nhận một việc, nhiệm vụ nào đó, 
công việc là trách nhiệm và nghĩa vụ bạn phải thực hiện. Mọi quyết định, việc làm 
của bạn đều ảnh hưởng tới cả một tập thể. Nếu kỹ năng giải quyết vấn đề, tình 
huống quá kém, bạn sẽ mãi chỉ dậm chân tại chỗ, thậm chí là bị sa thải bởi không 
có sự tiến bộ, đột phá trong công việc. Do vậy, hãy luôn chuẩn bị sẵn tinh thần, rèn 
luyện thói quen bình tĩnh, dám đương đầu với thử thách, trau dồi thêm thật nhiều 
kinh nghiệm để nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh. 
 - Kỹ năng làm việc nhóm 
 Đoàn kết là sức mạnh, một tập thể phát triển, thành công, không thể chỉ đến 
từ sự đóng góp của một cá nhân. Chính vì thế, chỉ có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn 
khớp với các thành viên khác, bạn mới có thể phát triển được bản thân. Đừng vì cái 
tôi quá lớn, tưởng mình giỏi giang, muốn độc lập, muốn tự chủ, tách biệt với tập 
thể. Khi đó, công việc của bạn sẽ càng trở nên trì trệ. Nhìn vào một người không 
có kỹ năng làm việc nhóm, chắc chắn, không một lãnh đạo nào có thể chấp nhận 
bạn làm việc trong công ty đó. 
 - Khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi 
 Xã hội hiện đại, việc thích nghi và làm quen với những cái mới là điều tiên 
quyết. Chính vì thế, nhiều trường học đã đưa môn học kỹ năng mềm này vào để 
giảng dạy ngoại khóa cho học sinh, sinh viên của mình. 
 - Kỹ năng tự tạo động lực 
 Áp lực thi cử, áp lực học tập là một trong những thử thách mà bất cứ học 
sinh nào cũng phải đối diện. Bạn sẽ rơi vào một hoàn cảnh bị “chôn vùi” trong một 
mớ kiến thức hỗn độn khi kì thi sắp đến, gia đình kỳ vọng với một bảng thành tích 
 5 Kỹ năng mềm góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa 
các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng 
mềm là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có kỹ năng 
mềm sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các 
mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội lành mạnh. 
 Kỹ năng mềm là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối 
với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin 
đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng 
thời, kỹ năng mềm cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những 
thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng mềm là những người biết làm cho 
mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc 
sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ. 
 Chúng tôi cho rằng, để hình thành và phát triển tốt các kỹ năng mềm cho 
học sinh lồng ghép trong từng môn học, giáo viên cần tạo được không khí học tập 
vui vẻ và hạnh phúc, giúp học sinh cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện trong 
các giờ học. Chính vì vậy, quá trình giáo dục trong nhà trường, quan trọng nhất là 
làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo thấy được niềm hạnh phúc, để chính họ là 
người truyền cảm hứng, mang đến niềm vui, hạnh phúc cho học sinh. Những yếu 
tố tâm lý nào để cho giáo viên được hạnh phúc, làm sao để thỏa mãn được những 
mong muốn, nguyện vọng của người học trong trường học? Đó là những vấn đề 
trăn trở cần được suy xét và có lẽ đây cũng là một trong những vấn đề đang cần 
được nghiên cứu. Từ việc nhận thức chính xác về các yếu tố đó giáo viên sẽ biết 
cách làm cho mình được thực sự năng lượng, nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo, 
đam mê trong công việc, vui với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Thông 
qua đó, học sinh được thầy cô gần gũi, quan tâm, yêu thương, giúp đỡ và được 
phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng. 
 Khi giáo viên khéo léo linh hoạt vào vai và đặt học sinh vào vai ở từng nội 
dung, từng khâu lên lớp sẽ tạo nên sự cộng hưởng trường năng lượng tích cực 
trong lớp học, tăng cường được sự kết nối thầy – trò, trò – trò. Lớp học sẽ là nơi 
học sinh vui thích khi đi đến mỗi ngày và cảm thấy đó là thế giới mà mình thuộc 
về, là nơi mình có thể tin cậy và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh 
cho những vấn đề của cuộc sống. 
 Ở mỗi hình mẫu: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ săn và 
nhà tư vấn đều có những điểm mạnh và những hạn chế. Thầy cô nắm rõ những 
điểm mạnh và hạn chế của từng hình mẫu không chỉ để vào vai, biến hình tốt trong 
các khâu lên lớp, mà còn giúp thầy cô có những giả định khi phân loại học sinh 
theo hình mẫu, khơi gợi, khai thác, thúc đẩy phát triển những kỹ năng thế mạnh 
của học sinh đồng thời giúp học sinh dần khắc phục những kỹ năng còn hạn chế. 
 Khi thầy cô đặt mình vào vị trí là người nông dân gieo trồng những hạt 
giống, là người kĩ sư thiết kế những phương án triển khai bài học mới, các hình 
thức kiểm tra đánh giá với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, là diễn viên trên 
 7 cân bằng lượng nam nữ trong nhóm; có 3 đôi bạn cùng bàn có thể giúp nhau tiến 
bộ. 
 Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt 
động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi 
thành viên chỉ đóng một vai trò trong thời gian quá lâu. Vai trò của các thành viên 
trong một nhóm bao gồm: 
 Nhóm trưởng: Là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt động 
của nhóm, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra sự hiểu 
biết vấn đề trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu không khí ấm áp, 
giải quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm. 
 Với vai trò này, học sinh cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực 
quản lí, giám sát và hướng dẫn bạn. Nhóm trưởng hoạt động trong nhóm như một 
thầy cô giáo của một lớp học nhỏ 
1.3.3. Thuyết trình báo cáo sản phẩm 
 Báo cáo địa lí là hệ thống các tri thức về một hoặc một số vấn đề địa lí tự 
nhiên, kinh tế, xã hội do học sinh thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên. 
 Thông qua viết báo cáo địa lí, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng địa lí, 
năng lực khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao 
khả năng tự học,phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao 
tiếp và hợp tác trong quá trình thực hiện báo cáo địa lí. 
 Sản phẩm được báo cáo dưới nhiều hình thức, tranh vẽ, sơ đồ tư duy, tranh 
ảnh, video, powrpoint. 
1.3.4. So sánh,phản biện,đánh giá sản phẩm học tập lẫn nhau 
 Lên kế hoạch trước, đảm bảo học sinh mang theo đầy đủ các sản phẩm học 
tập, đặt quy tắc cơ bản cho việc tham gia tích cực và trao đổi lịch sự, đưa ra tiêu 
chí để học sinh có thể đánh giá lẫn nhau, di chuyển, tạo điều kiện và mở rộng cuộc 
thảo luận,hoạt động kết thúc, củng cố,đánh giá lẫn nhau qua mạng. 
 1.3.5. Các hình mẫu ẩn dụ 
 Với 4 hình mẫu ẩn dụ trong giao tiếp đạt hiệu quả, mỗi hình mẫu có thế 
mạnh vượt trội và hạn chế riêng. Cụ thể là: những kĩ năng có màu xanh là thế 
mạnh cần khai thác giúp học sinh có cơ hội tỏa sáng, các kĩ năng ở màu vàng là ở 
mức trung bình cần tiếp tục được thúc đẩy, rèn luyện; các kĩ năng có màu đỏ là còn 
yếu, thiếu cần được thầy cô, bạn bè hỗ trợ, rèn luyện, hình thành để cải thiện. 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hoat_dong_hoc_tap_nham_kien_ta.pdf