Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong chương trình Địa lí 10, bộ sách Cánh Diều

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng chính của đổi mới phương pháp dạy học là chuyển từ phương pháp dạy học nặng về kiến thức lý thuyết, ghi nhớ kiến thức sang dạy học chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực cho người học. Đó cũng là mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng vào đời sống, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước.
Ngày 26-12-2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký thông tư số 32/2018TT-BGDDT ban hành Chương trình GDPT mới. Chương trình GDPT 2018 chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập, đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập,vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh 5 phẩm chất và 3 năng lục cốt lõi thông qua kiến thức môn học và các hoạt động giáo dục.
Năm học 2022-2023, năm học đầu tiên áp dụng chương trình GDPT 2018 ở khối 10. Để đáp ứng chương trình giáo dục mới bắt buộc cả GV và HS phải thay đổi cách dạy- cách học. Đối với giáo viên cần sử dụng đa dạng kỹ thuật dạy học tích cực, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động dạy học, từ đó sẽ phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học bằng năng lực tư duy và năng lực hành động trên cơ sở vận dụng kiến thức đã có. Đối với học sinh, các em cần chủ động, thực hành và hợp tác hiệu quả trong quá trình học và lĩnh hội kiến thức. Thực trạng dạy học hiện nay, nhiều giáo viên còn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức, chưa đáp ứng tốt về yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Hoạt động dạy học ‘’ Luyện tập, vận dụng’’ là một trong những hoạt động tạo điều kiện cho học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống, các vấn đề trong học tập hoặc trong cuộc sống. Vì vậy, hoạt động luyện tập, vận dụng không chỉ được tiến hành trên lớp khi kết thúc bài học mà còn có sự kết nối trên lớp - ở nhà giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Với các nhiệm vụ được giao học sinh dần hình thành thói quen học mới, học sinh phải thực hành, hợp tác, có trách nhiệm, sáng tạo… đó cũng chính là những phẩm chất, năng lực học sinh tích luỹ, hình thành qua các hoạt động cá nhân, nhóm.
Từ thực tiễn, tôi nhận thấy hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng giáo viên có thể sử dụng kết hợp đa dạng kỹ thuật dạy học như hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy, trò chơi, tranh luận, thiết kế video, triễn lãm tranh ảnh, viết đoạn văn ngắn, làm dự án nhỏ… Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thoả sức sáng tạo, thể hiện quan điểm của cá nhân, cách nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng địa lý tự nhiên, dân cư, xã hội, địa lý các ngành kinh tế . Giúp học sinh định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp với sự thay đổi của môi trường tự nhiên đồng thời giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành những công dân toàn cầu, có trách nhiệm.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài ‘’Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong chương trình Địa lí 10’’ góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí đáp ứng mục tiêu chương chương trình giáo dục phổ thông 2018.
pdf 63 trang Tú Anh 21/11/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong chương trình Địa lí 10, bộ sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong chương trình Địa lí 10, bộ sách Cánh Diều

Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong chương trình Địa lí 10, bộ sách Cánh Diều
 MỤC LỤC 
 NỘI DUNG Trang 
 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 4 
 1. Lý do chọn đề tài 5 
 2. Tính mới và đóng góp của đề tài 5 
 3. Đối tượng nghiên cứu 5 
 4. Phương pháp nghiên cứu 5 
 5. Cấu trúc của đề tài 6 
 PHẦN II. NỘI DUNG 7 
 Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển của đề tài 7 
 1. Cơ sở lý luận 7 
 1.1. Một số khái niệm 7 
 1.2. Định hướng hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho học 10 
sinh qua môn Địa lí 10 
 1.3.Vai trò của luyện tập, vận dụng trong phát triển năng lực, phẩm 11 
chất 
 2. Cơ sở thực tiễn 12 
 2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình Địa lý 10 12 
 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng 14 
 Chương 2. Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng nhằm phát 17 
triển năng lực, phẩm chất trong chương trình Địa lí 10 
 2.1. Thiết kế một số hình thức tổ chức hoạt động luyện tập 17 
 2.1.1. Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy 17 
 2.1.2. Tổ chức trò chơi 18 
 2 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chọn đề tài: 
 Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu 
mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục thế 
hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng chính của đổi mới 
phương pháp dạy học là chuyển từ phương pháp dạy học nặng về kiến thức lý thuyết, 
ghi nhớ kiến thức sang dạy học chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực cho người 
học. Đó cũng là mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết 
vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng vào đời sống, biết xây dựng và phát triển hài 
hoà các mối quan hệ xã hội, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp 
tích cực vào sự phát triển đất nước. 
 Ngày 26-12-2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký thông tư số 
32/2018TT-BGDDT ban hành Chương trình GDPT mới. Chương trình GDPT 2018 
chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác làm 
việc nhóm và khả năng tư duy độc lập, đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập,vận 
dụng kiến thức, hình thành cho học sinh 5 phẩm chất và 3 năng lục cốt lõi thông qua 
kiến thức môn học và các hoạt động giáo dục. 
 Năm học 2022-2023, năm học đầu tiên áp dụng chương trình GDPT 2018 ở khối 
10. Để đáp ứng chương trình giáo dục mới bắt buộc cả GV và HS phải thay đổi cách 
dạy- cách học. Đối với giáo viên cần sử dụng đa dạng kỹ thuật dạy học tích cực, 
chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức thông 
qua các hoạt động dạy học, từ đó sẽ phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người 
học bằng năng lực tư duy và năng lực hành động trên cơ sở vận dụng kiến thức đã 
có. Đối với học sinh, các em cần chủ động, thực hành và hợp tác hiệu quả trong 
quá trình học và lĩnh hội kiến thức. 
 Thực trạng dạy học hiện nay, nhiều giáo viên còn nghiêng về trang bị kiến thức 
lý thuyết, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức, chưa đáp 
ứng tốt về yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì 
vậy, để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị 
quyết số 29-NQ/TW, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh tự học, tự cập nhật và 
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. 
 Hoạt động dạy học ‘’ Luyện tập, vận dụng’’ là một trong những hoạt động tạo 
điều kiện cho học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình 
huống, các vấn đề trong học tập hoặc trong cuộc sống. Vì vậy, hoạt động luyện tập, 
vận dụng không chỉ được tiến hành trên lớp khi kết thúc bài học mà còn có sự kết 
nối trên lớp - ở nhà giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng 
dẫn của gia đình, địa phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Với các nhiệm vụ 
được giao học sinh dần hình thành thói quen học mới, học sinh phải thực hành, hợp 
 4 
 - Phương pháp phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm từ môn học và các hoạt động 
giáo dục khác. 
 5. Cấu trúc đề tài 
 Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được 
chia thành 3 chương: 
 - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đa dạng hoá hoá hoạt động dạy học 
luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong dạy học địa 
lí lớp 10 THPT . 
 - Chương 2: Thiết kế và tổ chức một số kỹ thuật dạy học phát năng lực triển phẩm 
chất cho học sinh ở hoạt động luyện tập,vận dụng. 
 - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 
 6 
 lực của chính mình . Tính mục đích định hướng cho chủ thể họat động, hướng tới 
chiếm lĩnh đối tượng. 
 Cách hiểu khái niệm hoạt động như trên khi được vận dụng vào giáo dục sẽ 
giúp ta cắt nghĩa rõ hơn bản chất của hoạt động dạy học. 
 1.1.2. Khái niệm “hoạt động dạy học”. 
 Hoạt động dạy học của giáo viên là một mặt của hoạt động sư phạm .Trước 
đây, người ta hiểu hoạt động sư phạm chỉ là hoạt động của người thầy. Người thầy 
đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy và học. Trong hoạt động sư phạm, người 
thầy chủ động từ việc chuẩn bị nội dung giảng dạy, phương pháp truyền thụ, đến 
những lời chỉ dẫn, những câu hỏi, Còn HS tiếp nhận thụ động, học thuộc để “trả 
bài”. Người thầy giữ “chìa khoá tri thức”, cánh cửa tri thức chỉ có thể mở ra từ phía 
hoạt động của người thầy. Quan niệm này hiện nay đã lỗi thời, bị vượt qua. Vì rằng, 
từ góc độ khoa học sư phạm, quan niệm trên chỉ chú trọng hoạt động một mặt, hoạt 
động của người thầy mà không thấy được mặt kia của hoạt động sư phạm là hoạt 
động của trò. 
 Theo quan điểm lý thuyết về dạy học hiện đại, hoạt động dạy học bao gồm 
hoạt động của thầy và trò, có các đặc điểm sau: 
 Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác có tính đặc thù. Hoạt động dạy học 
là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác 
động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, 
năng lực của người học. Giáo viên xây dựng, thiết kế hoạt động dạy học một cách 
đầy đủ và cụ thể bao nhiêu thì công việc dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu. 
 Nói là đặc thù vì, thứ nhất, hoạt động dạy học nằm trong chuỗi hoạt động của 
con người nhưng là hoạt động nghề nghiệp. Người hoạt động dạy học phải có tiêu 
chuẩn và năng lực nghề nghiệp mới tham gia được hoạt động này. Thứ hai, hoạt 
động dạy học là hoạt động tương tác. GV tác động vào HS đóng vai trò là người 
hướng dẫn, tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh. 
 Từ việc hiểu đặc trưng của hoạt động dạy học, mối quan hệ của hoạt động dạy 
và hoạt động học, có thể thấy hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có 
tính độc lập tương đối. Trong đó GV là chủ thể của hoạt động dạy, HS là chủ thể 
của hoạt động học. 
 Hoạt động dạy học của GV là hệ thống các hành động để tổ chức điều khiển 
hoạt động của HS nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, để hoàn thiện 
nhân cách người học, đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT mới. Chính vì vậy, quan 
điểm dạy học hiện đại hiện nay cho rằng hoạt động dạy học là một chuỗi hoạt động: 
khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Trong đó lấy người học 
làm trung tâm và mục tiêu hướng tới của mọi hoạt động. 
 8 
 kiến thức trong bài học. HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, 
đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tiễn đời sống hàng ngày. 
 Cách tổ chức hoạt động vận dụng: Với hoạt động vận dụng, HS có thể thực hiện 
cá nhân hoặc nhóm, có thể thực hiện với bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ hoặc xã hội. 
HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài 
học. GV giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức, từ đó khắc sâu 
kiến thức đã học, có những trường hợp hoạt động vận dụng được thực hiện ngay tại 
lớp học, trong nhà trường. GV cần khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, 
cách hiểu của các em. Khuyến khích HS phát biểu, tập trình bày có lý lẽ, có lập luận 
 1.1.5. Năng lực. 
 Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên 
sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý 
tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng 
cao như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo. 
 Còn theo từ điển tâm lý học, năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất 
của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực 
hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của 
hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời 
năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy. 
 Như vậy có thể hiểu năng lực là một đặc tính có thể đo lường được của một 
người về kiến thức, kỹ năng, thái độ... cũng như các phẩm chất cần thiết để hoàn 
thành được nhiệm vụ. Năng lực là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so 
với những người khác, cũng là một trong những thước đo để đánh giá các cá nhân 
với nhau. 
 Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực là thuộc tính độc đáo 
của cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn 
luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng thực hiện thành 
công một loại hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ 
thể. Như vậy có thể hiểu: Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ kiến thức, kĩ 
năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lí vào việc thực 
hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra cho chính 
các em trong cuộc sống. 
 1.1.6. Phẩm chất. 
 Là một thuật ngữ chỉ thước đo giá trị về mặt nhân cách của con người, phẩm 
chất được cấu tạo nên bởi sự cộng hưởng giữa từ “phẩm” và từ “chất”. 
 Ở đây, “phẩm” có nghĩa là “tư cách”, còn “chất” lại được hiểu là “tính cách”. 
Vì thế mà “phẩm chất” chính là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay 
hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những tư cách về đạo đức của con người. 
 10 
 Trong học tập, hoạt động luyện tập, vận dụng thường HS phải ôn tập lại kiến 
thức lý thuyết, làm các bài tập sách giáo khoa, tạo áp lực nặng nề, đơn điệu, nhàm 
chán đối với người học. Vì vậy, hoạt động luyện tập, vận dụng nếu được GV tổ 
chức, thiết kế khoa học, hợp lý, đa dạng, linh hoạt sẽ giúp phát triển và phát huy 
năng lực của người học như năng lực tư duy, năng lực phát hiện vấn đề, năng lực 
ngôn ngữ, năng lực hợp tácĐồng thời giúp người học bồi dưỡng, tiếp thêm đam 
mê tìm hiểu kiến thức, sáng tạo trong học tập. Các giờ học trở nên sôi nổi, học sinh 
hứng thú, tích cực, chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 Có thể nói, hoạt động luyện tập, vận dụng có vai trò như sự trải nghiệm để học 
sinh nhận thức bài học một cách sâu sắc hơn. Đây chỉ là một khâu nhỏ, nhưng lại có 
vị trí quan trọng, có tác dụng đúc kết lại toàn bộ bài học và gắn bó với các hoạt động 
còn lại. Vậy nên, người dạy - học không thể bỏ qua. 
 2. Cơ sở thực tiễn. 
 2.1. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình GDPT năm 2018 môn Địa 
lý 10 
 2.1.1. Mục tiêu chương trình: 
 Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động 
chủ động, sáng tạo, tích cực của HS. Chương trình môn Địa lí giúp HS hình thành, 
phát triển năng lực Địa lí. Đồng thời, kết hợp với những môn học/ hoạt động giáo 
dục khác, môn Địa lí phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được 
hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; 
có thái độ đối xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng 
nghề nghiệp, hình thành nhân cách công dân; sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây 
dựng tổ quốc. 
 2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương trình GDPT năm 2018 môn Địa lý 10. 
 Cấu trúc: 
 Toàn bộ thời lượng của môn Địa lý 10 là 105 tiết, trong đó có 70 tiết kiến thức 
cốt lõi và 35 tiết chuyên đề học tập. 
 Chương trình cốt lõi sách giáo khoa Địa lý 10 – Cánh Diều được cấu trúc thành 
10 chương, 30 bài. Mỗi bài học được cấu trúc thành các phần sau: 
 - Phần mở đầu: tạo hứng thú và nêu nhiệm vụ học tập. 
 - Phần kiến thức mới: trình bày những nội dung cốt lõi của bài, Gv căn cứ nội 
dung đó để đưa ra hoạt động học tập phù hợp, kết hợp với việc sử dụng bản đồ, lược 
đồ, tranh ảnh, bảng biểu, giúp HS khai thác kiến thức. Ở một số bài, trong phần 
này còn có ô ‘’Em có biết ‘’? để mở rộng hiểu biết về một hiện tượng, đối tượng địa 
lí nào đó được nói đến trong bài học hoặc liên hệ thực tế 
 - Phần luyện tập và vận dụng: là những câu hỏi nhằm hệ thống hoá lại nội dung, 
 12 
 - Chuyên đề 1. Biến đổi khí hậu :10 tiết. 
 - Chuyên đề 2. Đô thị hoá: 15 tiết. 
 - Chuyên đề 3. Phương pháp viết báo cáo địa lí: 10 tiết. 
 Như vậy, cấu trúc và chương trình Địa lí 10 được biên soạn theo hướng phát 
triển phẩm chất năng lực người học, mỗi bài học có cấu trúc trúc gồm 4 hoạt động: 
mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Do đó, trong quá trình dạy học GV cần 
thiết kế bài dạy theo hướng đa dạng hình thức tổ chức các hoạt động học tập, chú ý 
tới hoạt động luyện tập, vận dụng để HS chủ động tìm hiểu, cập nhật kiến thức đa 
dạng nhằm phát huy tốt nhất năng lực của người học. 
 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học luyện tập vận dụng trường 
THPT Nguyễn Sỹ Sách nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong 
chương trình Địa lí 10 ( Cánh Diều) 
 2.2.1. Kết quả khảo sát từ giáo viên. 
 Sau khi thực hiện khảo sát 18 giáo viên giảng dạy môn Địa lí huyện Thanh 
Chương về thực trạng tổ chức hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng qua link 
https://docs.google.com/forms/d/1jehp6Jai51Q9_yGhSnOVk7L7DfLsQIOlz2ruzE
066Bg/edit ( mẫu phiếu ở phụ lục 1) thu được kết quả như sau: 
 14 
 Hình thức 1. Tôi đã phát 169 phiếu khảo sát cho HS 4 lớp khối 10 trường 
THPT Nguyễn Sỹ Sách (mẫu phiếu tại phụ lục 2, 3), HS trả lời câu hỏi, kết quả 
như sau: 
 Đa số học sinh có làm bài tập luyện tập, vận dụng theo sgk nhưng chủ yếu ghi 
chép lại kiến thức cơ bản một cách máy móc, chưa biết thiết lập sơ đồ tư duy.Tuy 
nhiên trên thực tế, một số HS ý thức học chưa tốt, gặp khó khăn trong thực hiện các 
bài tập, qua khảo sát, kiểm tra vở các em ít làm bài tập, không quan tâm phần luyện 
tập, vận dụng kiến thức, liên hệ địa phương cuối bài học. Vì vậy kết quả học tập 
thường thấp do thiếu sự hướng dẫn, định hướng, kiểm tra của GV. 
 Hình thức 2. Tiến hành hỏi đáp trực tiếp một số HS 2 lớp còn thu được kết quả 
như sau: 
 Nhìn chung HS còn gặp khó khăn, trở ngại các em gặp phải thường do thiếu kỹ 
năng học tập, nhất là năng lực tự học. Phần lớn HS chưa biết cần phải ghi nhớ kiến 
thức như thế nào dễ nhớ, nhanh nhất, và nhớ lâu, Nguyên nhân chủ yếu do ở lớp GV 
ít chú trọng hoạt động luyện tâp, vận dụng, hoặc có làm chỉ yêu cầu học sinh trả lời 
câu hỏi sgk, nêu lại nội dung bài học, không khí lớp học về sau học sinh thiếu tập 
trung, uể oải. Với thực trạng và nguyên nhân rút ra từ kết quả khảo sát, tôi nhận 
thấy để tạo không khí lớp học sôi động, khơi dậy đam mê học Địa lí, rèn luyện năng 
lực, hình thành phẩm chất cho HS thì mỗi GV cần tổ chức các hoạt động dạy học đa 
dạng trong đó có luyện tập, vận dụng. 
 16 
 - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mỹ, 
ngôn ngữ, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. 
 Cách thức thực hiện. 
 Bước 1. 
 -Xác định chủ đề cần vẽ: Ngành nông nghiệp 
 - Hướng dẫn HS vẽ: 
 + Nhánh cấp 1: Ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, nhánh 
cấp 2, cấp 3, 
 + Tô màu, hoặc kết hợp hình ảnh 
Bước 2. Tổ chức thực hiện: 
 - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ: 1 HS vẽ và tô màu, 1 
học sinh viết nội dung lên sơ đổ, GV chia lớp thành 6 nhóm cùng làm việc. 
 - Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm 
 Bước 3: Thảo luận, nhận xét : GV gọi một số HS nhận xét, bổ sung sản phẩm ở 
bảng. 
 Bước 4: GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm . Củng cố, chốt kiến thức 
 Hình ảnh minh hoạ: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy 
 2.1.2. Tổ chức trò chơi để luyện tập 
 2.1.2.1. Mục đích của trò chơi. 
 Trò chơi là kỹ thuật dạy học được học sinh thích thú khi tham gia hoạt động luyện 
tập sau mỗi bài học. Việc tổ chức trò chơi để ôn tập, củng cố bài học nhằm mục đích 
sau: Tạo không khí vui vẻ, giảm căng thẳng sau mỗi tiết học, học sinh ghi nhớ kiến 
thức nhẹ nhàng, không áp lực. Thông qua trò chơi sẽ rèn luyện các kỹ năng, năng 
lực cho HS như: năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, phát triển 
tính tự họcCó những trò chơi còn giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể 
tỉnh táo, tạo hứng phấn, giảm bớt những áp lực tâm lý trong học tập. 
 18 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hoa_hoat_dong_day_hoc_luyen_ta.pdf