Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hình thức tổ hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh Lớp 10 (bộ sách Cánh diều) thông qua các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm trong trường THPT
Chương trình GDPT 2018 tiếp tục kế thừa quan điểm chỉ đạo của ngành giáo dục từ trước đến nay đó chính là đào tạo con người toàn diện về tri thức, đạo đức, thể chất và kỹ năng sống cho các em học sinh. Trường THPT có nhiệm vụ chính là dạy học, qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản để các em có đủ điều kiện tiếp tục học ở các trường THCN, cao đẳng, đại học hoặc trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất. Bên cạnh việc cung cấp tri thức, nhà trường phổ thông còn hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giúp các em có ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT mới, bắt đầu áp dụng cho lớp 10. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức thành một môn học bắt buộc. Thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Hiện nay các hoạt động trải nghiệm đã được các cơ sở giáo dục quan tâm triển khai thực hiện thông qua các giáo viên dạy chuyên đề đã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng và giáo viên chủ nhiệm lớp. Tuy các hoạt động này trước đây cũng đã được tổ chức trong nhà trường thông qua các hoạt động ngoài giờ nhưng việc tổ chức thành môn học có đánh giá thì năm học này mới bắt đầu. Do đó, việc tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm ở nhiều nhà trường còn chưa hiệu quả, một số cơ sở giáo dục còn chưa xác định được vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục. Thời gian giành cho các hoạt động còn hạn chế, hình thức tổ chức chưa đa dạng nên hiệu quả của hoạt động này chưa được cao. Để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả và thu hút học sinh tham gia thì việc đa dạng hình thức tổ chức các hoạt động là rất cần thiết.
Chúng tôi là những giáo viên trong số nhiều giáo viên được giao nhiệm vụ quản lý và trực tiếp tổ chức Hoạt động TNHN và phụ trách các hoạt động sinh hoạt dưới cờ cũng như một số hoạt động ngoài giờ khác. Qua một thời gian tổ chức các hoạt động này chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm và luôn có suy nghĩ làm thế nào để hoạt động này trở nên bổ ích đồng thời tạo cảm hứng cho học sinh. Cùng với đó chúng tôi nhận thấy đề thu hút học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ học thì trước hết cần xác định các hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh.
Với những suy nghĩ trên và những kinh nghiệm tích lũy được từ khi tham gia phụ trách Hoạt động TNHN chúng tôi chọn đề tài: “Đa dạng hình thức tổ hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm trong trường THPT”.
Hiện nay các hoạt động trải nghiệm đã được các cơ sở giáo dục quan tâm triển khai thực hiện thông qua các giáo viên dạy chuyên đề đã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng và giáo viên chủ nhiệm lớp. Tuy các hoạt động này trước đây cũng đã được tổ chức trong nhà trường thông qua các hoạt động ngoài giờ nhưng việc tổ chức thành môn học có đánh giá thì năm học này mới bắt đầu. Do đó, việc tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm ở nhiều nhà trường còn chưa hiệu quả, một số cơ sở giáo dục còn chưa xác định được vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục. Thời gian giành cho các hoạt động còn hạn chế, hình thức tổ chức chưa đa dạng nên hiệu quả của hoạt động này chưa được cao. Để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả và thu hút học sinh tham gia thì việc đa dạng hình thức tổ chức các hoạt động là rất cần thiết.
Chúng tôi là những giáo viên trong số nhiều giáo viên được giao nhiệm vụ quản lý và trực tiếp tổ chức Hoạt động TNHN và phụ trách các hoạt động sinh hoạt dưới cờ cũng như một số hoạt động ngoài giờ khác. Qua một thời gian tổ chức các hoạt động này chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm và luôn có suy nghĩ làm thế nào để hoạt động này trở nên bổ ích đồng thời tạo cảm hứng cho học sinh. Cùng với đó chúng tôi nhận thấy đề thu hút học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ học thì trước hết cần xác định các hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh.
Với những suy nghĩ trên và những kinh nghiệm tích lũy được từ khi tham gia phụ trách Hoạt động TNHN chúng tôi chọn đề tài: “Đa dạng hình thức tổ hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm trong trường THPT”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hình thức tổ hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh Lớp 10 (bộ sách Cánh diều) thông qua các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hình thức tổ hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh Lớp 10 (bộ sách Cánh diều) thông qua các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm trong trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI ---------------------------------- SÁNG KIẾN ĐA DẠNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC CÂU LẠC BỘ, ĐỘI, NHÓM TRONG TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP NHÓM: TRẢI NGHIỆM TÍCH CỰC . Tác giả: NGUYỄN SỸ NHAN- HỒ HỒNG SƠN – NGUYỄN THỊ NGA Số điện thoại: 0982776822 – 0978251686 - 0988269899 Năm thực hiện: 2022- 2023 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Giáo dục phổ thông GDPT Trung học phổ thông THPT Trung học chuyên nghiệp THCN Trải nghiệm, hướng nghiệp TNHN Câu lạc bộ CLB Học sinh HS Nhà xuất bản NXB Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC Sách giáo khoa SGK An toàn giao thông ATGT 2 nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả và thu hút học sinh tham gia thì việc đa dạng hình thức tổ chức các hoạt động là rất cần thiết. Chúng tôi là những giáo viên trong số nhiều giáo viên được giao nhiệm vụ quản lý và trực tiếp tổ chức Hoạt động TNHN và phụ trách các hoạt động sinh hoạt dưới cờ cũng như một số hoạt động ngoài giờ khác. Qua một thời gian tổ chức các hoạt động này chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm và luôn có suy nghĩ làm thế nào để hoạt động này trở nên bổ ích đồng thời tạo cảm hứng cho học sinh. Cùng với đó chúng tôi nhận thấy đề thu hút học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ học thì trước hết cần xác định các hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh. Với những suy nghĩ trên và những kinh nghiệm tích lũy được từ khi tham gia phụ trách Hoạt động TNHN chúng tôi chọn đề tài: “Đa dạng hình thức tổ hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm trong trường THPT”. II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu đề tài Đa dạng hình thức tổ chức, nâng cao hiệu quả các hoạt động TN-HN thông qua mô hình hoạt động của các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm trong trường THPT. Nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những nhận định ban đầu về mục tiêu, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1. Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 2. Xây dựng các hoạt động, đa dạng hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua các mô hình các CLB, Đội, Nhóm trong trường THPT 3. Thực nghiệm đề tài tại các Trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn - Phương pháp phân tích quy nạp. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp thống kê. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viện và học sinh Trường THPT Hoàng Mai, THPT Hoàng Mai 2. 4 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cơ sở giáo dục Theo Chương trình GDPT tổng thể: Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản: Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn 6 2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Khái quát mô hình Câu lạc bộ, Đội, Nhóm ở trường THPT 2.1.1. Đặc điểm Câu lạc bộ - Đội - Nhóm học sinh là nơi tập hợp những học sinh có cùng sở thích, cùng nhu cầu nhằm một mục đích nhất định. Câu lạc bộ, Đội, Nhóm vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động, là một bộ phận quan trọng của tổ chức Đoàn , Hội, nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập và cuộc sống hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh. 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa Câu lạc bộ, Đội, Nhóm là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi ích của học sinh, tạo môi trường cho các em có khả năng và năng khiếu được bộc lộ, phát triển. Bên cạnh định hướng giá trị mới, tạo điều kiện cho học sinh trưởng thành về mọi mặt. Câu lạc bộ, Đội, Nhóm lập ra nhằm mục đích: - Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, hình thành và phát triển các năng lực giao tiếp, ứng xử. Tạo sân chơi vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống. - Giúp tổ chức Đoàn, Hội tập hợp, đoàn kết ĐVTN thông qua các hoạt động của câu lạc bộ, như: Học tập, văn hoá, văn nghệ, sở thích, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn, Hội. - Thông qua các hoạt động để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống của dân tộc cho học sinh. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các CLB, Đội, Nhóm - Giáo dục, rèn luyện: CLB, Đội, Nhóm học sinh là một trong những phương thức hoạt động sinh động, có hiệu quả của tổ chức Đoàn – Hội, là công cụ để giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời là môi trường để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành. - Tổ chức, giao tiếp, ứng xử: Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB, Đội, Nhóm, học sinh có cơ hội giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh. 8 2.2.1. Kết quả điều tra từ GV Bảng 1. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dành cho khối 10 (Phụ lục 1 – mẫu 1.1) Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất cần Không cần Cần thiết thiết thiết 1 Việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có cần thiết hay không ? 94% 6% 0% Hoạt động trải nghiệm, hướng Không đa Rất đa dạng Đa dạng 2 nghiệp ở Trường thầy (cô) công dạng tác có hình thức tổ chức đa dạng hay không ? 3.5% 20.2% 76.3% 3 Thầy (cô) có gặp khó khăn khi tổ Gặp nhiều Gặp khó Không gặp chức Hoạt động trải nghiệm, khó khăn khăn khó khăn hướng nghiệp không ? 52,6% 30,7% 16,7% Thầy (cô) đã chủ động thường Thường Thỉnh Không chủ xuyên tìm tòi, thiết kế xây dựng xuyên chủ thoảng 4 động Kế hoạch để tổ chức các hoạt động chủ động động trải nghiệm. hướng nghiệp chưa một cách bài bản chưa ? 6.9% 31% 62.1% Rất hứng Không Hứng thú 5 Thái độ của HS khi được hướng thú hứng thú dẫn dạy học chủ đề ? 16% 32% 52% 2.2.2. Kết quả điều tra từ HS Bảng 2. Kết quả điều tra việc tham gia Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dành cho khối 10 (Phụ lục 1 – mẫu 1.2) TT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất quan Quan Không quan trọng trọng trọng 1 Em đánh giá như thế nào về việc tham gia Hoạt động trải 30% 56% 14% nghiệm, hướng nghiệp ? Ngoài giờ học trên lớp em có Thường Thỉnh Không bao chủ động tham gia các hoạt xuyên thoảng giờ 10 hình thực tế cũng như Hướng dẫn của cấp trên để xây dựng Kế hoạch theo năm học. Cụ thể chúng tôi đã xây dựng Kế hoạch (Phụ lục 2) năm học với các nội dung cơ bản sau: 1.1. Xây dựng các chủ đề hoạt động Chủ đề hoạt động được xây dựng theo từng tháng, mỗi chủ đề có các hoạt động theo tuần: Tháng 9- Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường. Bao gồm các hoạt động: - Tựu trường và tìm hiểu nội quy của nhà trường. Giới thiệu các truyền thống của nhà trường. - Chung tay phát huy truyền thống nhà trường. Chia sẻ kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên trong năm học. - Giao lưu với đoàn viên tiêu biểu. Trao đổi về kĩ năng giao tiếp, ứng xử. - Chương trình văn nghệ ca ngợi mái trường thân yêu. Tháng 10-Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân. Bao gồm các hoạt động: - Xem kịch câm và đoán tính cách của nhân vật. Tổ chức diễn đàn về quan điểm sống của thanh niên ngày nay - Diễn đàn HS về chủ đề “Mục đích học tập của HS THPT”. Tham gia các hoạt động tìm hiểu về tính tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra. - Giao lưu tấm gương vượt khó. Toạ đàm về ý nghĩa của sự chủ động trong học tập và giao tiếp - Giao lưu “ Nữ sinh với ngày 20/10”. Toạ đàm về ý nghĩa của sự chủ động trong học tập và giao tiếp Tháng 11-Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực. Bao gồm các hoạt động: - Toạ đàm về chủ đề “Tư duy tích cực để thay đổi bản thân - Trao đổi về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực - Văn nghệ chào mừng 20/11. Chia sẻ các biện pháp hình thành tư duy phản biện. - Chia sẻ các biện pháp hình thành tư duy phản biện Văn nghệ chào mừng 20/11 Tháng 12-Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình. Bao gồm các hoạt động: - Diễn đàn về “Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình”. - Văn nghệ ca ngợi tình cảm gia đình, thầy cô mái trường. 12 Ví dụ cụ thể: Tháng 9 – Chủ đề 1 : Xây dựng nhà trường: Hoạt động 1 – Tuần 1 (5/9-10/9): Tựu trường và tìm hiểu nội quy của nhà trường. Giới thiệu các truyền thống của nhà trường. Hoạt động 2 – Tuần 2: (12/9-17/9): Chung tay phát huy truyền thống nhà trường. Chia sẻ kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên trong năm học. Hoạt động 3 – Tuần 3 (19/9-24/9) : Giao lưu với đoàn viên tiêu biểu. Trao đổi về kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Hoạt động 4- Tuần 4 (26/9 -1/10). Chương trình văn nghệ ca ngợi mái trường thân yêu. 1.2. Lựa chọn hình thức tổ chức và người thực hiện - Về hình thức tổ chức: Giáo viên được phân công tổ chức Hoạt động TNHN tiến hành xây dựng kế hoạch, soạn giáo án, tổ chức cho học sinh thực hiện các giờ HĐTNHN theo chủ đề chủ điểm hoaṭ đông̣ trong tháng và nôị dung quy đinḥ trong chương trình. Qua thực nghiệm tại đơn vị, chúng tôi nhận thấy các hình thức tổ chức sau khá phù hợp: Tổ chức trò chơi, Tọa đàm, diễn thời trang, diễn kịch, giao lưu với giáo viên và cựu học sinh thành đạt. - Về người thực hiện: Để tổ chức các hoạt động TNHN một cách hiệu quả, việc phân công nhiệm vụ được thể hiện trong kế hoạch ngay từ đầu năm học. Căn cứ số tiết của các nhóm chuyên môn (do chưa có giáo viên chuyên trách nên hầu hết bố trí ) vào năng lực của giáo viên, , ...). Cụ thể: + Phó Hiệu trưởng phụ trách TNHN: Phụ trách chung, xây dựng kế hoạch chỉ đạo HĐTNHN xây dựng phân phối chương trình, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các hoạt động và báo cáo với Hiệu trưởng. + Đoàn Thanh niên chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lồng ghép, tích hợp các nội dung của HĐTNHN trong chương trình hoạt động của Đoàn trường để thực hiện các chủ điểm. Giám sát, theo dõi hoạt động của các lớp để đánh giá thi đua và báo cáo kịp thời đến Ban giám hiệu. - Tổ Giám thị: phối hợp cùng Đoàn trường giám sát, theo dõi hoạt động của các lớp để đánh giá thi đua và báo cáo kịp thời đến Ban giám hiệu. - Giáo viên được phân công tổ chức Hoạt động TNHN tiến hành xây dựng kế hoạch, soạn giáo án, tổ chức cho học sinh thực hiện 1.3. Xây dựng Kế hoạch tổ chức chức các hoạt động cụ thể. Mỗi hoạt động được giáo viên phụ trách thiết kế và tổ chức hoạt động. Chúng tôi xin được đưa ra gợi ý thông qua ví dụ cụ thể như sau: 14 - Quà tặng cho học sinh III. Tiến trình dạy học * Giới thiệu môn học mới: Năm học này là năm đầu tiên các em được học tập, rèn luyện và tham gia nhiều hoạt động bổ ích dưới mái trường THPT mới. Để giúp các em rèn luyện sự giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường cũng như ngoài xã hội. kể từ năm học nay sẽ có thêm một bộ môn mới: Hoạt động TN, HN. Được tổ chức 03 tiết/ tuần với 3 hình thức: Sinh hoạt dưới cờ, học chuyên đề và sinh hoạt lớp. Hôm nay chúng ta cùng đến với nhau cùng trải nghiệm chủ đề 1. Xây dựng nhà trường. Với tiết sinh hoạt dưới cờ hôm nay chung ta cùng tìm hiểu về TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI Hoạt động 1. Khởi động 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học. 2. Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi ghép hình ảnh vào số 3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe luật chơi, thực hiện trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV mời 5 HS đại diện 5 tổ hợp môn học theo Ct GDPT 2018 lên sân khấu và giao cho 5 hình ảnh về 5 thời kì khác nhau của nhà trường. Yêu cầu học sinh đến đứng đúng vị trí theo số đã chuẩn bị sẵn. HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. Sua khi học sinh thực hiện ghép ảnh vào số, GV hướng đãn và đưa ra ý nghĩa của các bức hình. Hình 1: Khởi công xây dựng nhà học 2 tầng Hình 2: Xây dựng nhà 3 tầng Hình 3: Trường đạt chuẩn Quốc gia lần 1 năm 2016 Hình 4: Nguyễn Viết Hà giải nhì Quý Olympia 2021 Hình 5: Mùa khai giảng lần thứ 25 - GV dẫn dắt HS vào bài học: Liên hệ câu chuyện của Gv 20 năm trước cũng là học sinh ngôi trường này. Để giúp các em tìm hiểu rõ hơn về truyền thống, hoạt động giáo dục truyền thống của nhà trường. 16
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hinh_thuc_to_hoat_dong_trai_ng.pdf