Sáng kiến kinh nghiệm Cải thiện kỹ năng phát âm đúng trọng âm cho học sinh khối 10 tại trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc

I. Lý do viết sáng kiến

Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Anh trong trường phổ thông và thực tế dạy hỗ trợ cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau từ tiểu học đến trung học cơ sở, tôi thấy rằng các kiến thức ngôn ngữ nói chung và các kỹ năng như Nghe, Nói, Đọc, Viết được các chương trình sách giáo khoa và sách tham khảo cung cấp và dành thời lượng về thời gian luyện tập như nhau, tuy nhiên một phần rất quan trọng đều hỗ trợ cho các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ chưa được dành nhiều thời gian cho luyện tập, đó là phần trọng âm Tiếng Anh. Học sinh chỉ được cung cấp kiến thức qua 2 tiết học là Language và Looking back, thời gian dành cho phần này khoảng 5-10 phút. Kiến thức cho phần này chỉ dừng lại ở mức độ thực hành, không giải thích. Học sinh chỉ được nghe và nhắc lại cho đúng một số từ cho sẵn, không được giải thích nhiều, nếu không có các tiết dạy chuyên đề thì giáo viên bộ môn không thể truyền tải hết được phần giải thích thực hành cho học sinh hiểu rõ hơn. Thậm chí trong SGK lớp 10, học kỳ 2 học sinh mới được học trọng âm. Qua tìm hiểu kết quả các bài kiểm tra và phát âm của học sinh tôi nhận thấy học sinh thường không làm đúng các câu hỏi thuộc phần kiến thức này. Ngoài ra tôi cũng nhận thấy hầu hết học sinh khi nói Tiếng Anh đều không chú ý đến trọng âm của các từ mà chỉ nói một cách đều đều, điều này làm giảm đi hiệu quả của việc sử dụng Tiếng Anh. Do vây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc bắt đầu tạo cho học sinh khối 10 ngay khi vào cấp 3 có thói quen phát âm đúng trọng âm của từ để các em cải thiện khả năng phát âm, khi phát âm chuẩn thì sẽ nói hay, giao tiếp tốt hơn, nghe chính xác hơn, và hơn nữa giúp học sinh có thể làm các bài thi THPT, Thi HSG và có thể tự tin tham gia vào các kỳ thi Tiếng Anh lấy chứng chỉ như IELTS, một xu hướng mới trong việc xét tuyển vào Đại học.

II. Mục đích của sáng kiến

Sáng kiến này có thể giúp giáo viên dạy ngoại ngữ có thêm các biện pháp trong việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả của việc phát âm cho học sinh. Phát âm chuẩn đúng trọng âm là yếu tố vô cùng quan trọng, điều này giúp các em có ý thức về trọng âm trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình mỗi ngày. Phát âm chuẩn đúng trọng âm cũng giúp học sinh nói Tiếng Anh một cách chính xác, đảm bảo chuẩn kiến thức môn học, qua đó giúp học sinh giải quyết được phần câu hỏi về kiến thức trọng âm trong các bài kiểm tra hoặc các bài thi tốt nghiệp, thi HSG, thi Đại học...

docx 23 trang Tú Anh 13/01/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cải thiện kỹ năng phát âm đúng trọng âm cho học sinh khối 10 tại trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cải thiện kỹ năng phát âm đúng trọng âm cho học sinh khối 10 tại trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Cải thiện kỹ năng phát âm đúng trọng âm cho học sinh khối 10 tại trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc
 Mẫu 1.1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ 
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Cấp cơ sở
 Tên tôi là: Hán Thị Anh Vân
 Chức vụ (nếu có): Giáo viên
 Đơn vị/địa phương: Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
 Điện thoại: 0981146876
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến Cấp cơ sở xem xét 
và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến/các sáng kiến đã được 
Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây: 
 1. Tên sáng kiến :
 Cải thiện kỹ năng phát âm đúng trọng âm cho học sinh khối 10 Trường PT 
 DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
 (Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, 
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm 
về thông tin đã nêu trong đơn.
 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Vĩnh Yên, ngày 18 tháng 2 năm 2022.
 (Ký tên, đóng dấu) Người nộp đơn
 (Ký tên, ghi rõ họ tên)
 Hán Thị Anh Vân
 1 PHÁT ÂM ĐÚNG TRỌNG ÂM CHO HỌC SINH KHỐI 10
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do viết sáng kiến
 Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Anh trong trường phổ thông và thực tế dạy hỗ 
trợ cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau từ tiểu học đến trung học cơ sở, tôi thấy 
rằng các kiến thức ngôn ngữ nói chung và các kỹ năng như Nghe, Nói, Đọc, Viết 
được các chương trình sách giáo khoa và sách tham khảo cung cấp và dành thời 
lượng về thời gian luyện tập như nhau, tuy nhiên một phần rất quan trọng đều hỗ 
trợ cho các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ chưa được dành nhiều thời gian cho 
luyện tập, đó là phần trọng âm Tiếng Anh. Học sinh chỉ được cung cấp kiến thức 
qua 2 tiết học là Language và Looking back, thời gian dành cho phần này khoảng 
5-10 phút. Kiến thức cho phần này chỉ dừng lại ở mức độ thực hành, không giải 
thích. Học sinh chỉ được nghe và nhắc lại cho đúng một số từ cho sẵn, không được 
giải thích nhiều, nếu không có các tiết dạy chuyên đề thì giáo viên bộ môn không 
thể truyền tải hết được phần giải thích thực hành cho học sinh hiểu rõ hơn. Thậm 
chí trong SGK lớp 10, học kỳ 2 học sinh mới được học trọng âm. Qua tìm hiểu kết 
quả các bài kiểm tra và phát âm của học sinh tôi nhận thấy học sinh thường không 
làm đúng các câu hỏi thuộc phần kiến thức này. Ngoài ra tôi cũng nhận thấy hầu hết 
học sinh khi nói Tiếng Anh đều không chú ý đến trọng âm của các từ mà chỉ nói 
một cách đều đều, điều này làm giảm đi hiệu quả của việc sử dụng Tiếng Anh. Do 
vây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc bắt đầu tạo cho học sinh khối 10 
ngay khi vào cấp 3 có thói quen phát âm đúng trọng âm của từ để các em cải thiện 
khả năng phát âm, khi phát âm chuẩn thì sẽ nói hay, giao tiếp tốt hơn, nghe chính 
xác hơn, và hơn nữa giúp học sinh có thể làm các bài thi THPT, Thi HSG và có thể 
tự tin tham gia vào các kỳ thi Tiếng Anh lấy chứng chỉ như IELTS, một xu hướng 
mới trong việc xét tuyển vào Đại học.
 II. Mục đích của sáng kiến
 Sáng kiến này có thể giúp giáo viên dạy ngoại ngữ có thêm các biện pháp 
trong việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Sáng kiến góp phần nâng cao hiệu 
quả của việc phát âm cho học sinh. Phát âm chuẩn đúng trọng âm là yếu tố vô cùng 
quan trọng, điều này giúp các em có ý thức về trọng âm trong việc rèn luyện kỹ 
năng giao tiếp của mình mỗi ngày. Phát âm chuẩn đúng trọng âm cũng giúp học 
sinh nói Tiếng Anh một cách chính xác, đảm bảo chuẩn kiến thức môn học, qua đó 
giúp học sinh giải quyết được phần câu hỏi về kiến thức trọng âm trong các bài kiểm 
tra hoặc các bài thi tốt nghiệp, thi HSG, thi Đại học...
 3 dùng đúng cách đánh dấu trọng âm cơ bản giúp người học truyền đạt đúng ý khi 
giao tiếp. Rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười" xảy ra khi nhấn sai trọng âm và 
chắc chắn không ai học lại muốn rơi vào tình cảnh đó vì không có cùng tần sóng 
ngôn ngữ
 Ngoài ra, với học sinh trung học phổ thông, việc thành thạo trong phát âm đúng 
trọng âm còn giúp các em làm đúng các câu hỏi về kiến thức trọng âm trong các 
bài kiểm tra, bài thi học kì, thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học, thi học sinh giỏi, thi 
chứng chỉ quốc tế như IELTS
III. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Qua thực tế dạy các lớp học sinh khối 10 nhiều năm nay tôi nhận thấy: do khi 
là học sinh lớp 9, học sinh phải ôn thi liên tục, chỉ làm đề theo form đề thi, không 
có phần trọng âm nên khi bắt đầu vào lớp 10, học sinh hầu như không có kiến thức, 
kỹ năng về phần trọng âm, sách giáo khoa kỳ 1 cũng chưa có nội dung phần này 
trong khi đó trọng âm được coi như là kiến thức nền để hỗ trợ các kỹ năng khác. 
Nên khi bắt đầu các kỹ năng khác, rất khó cho giáo viên và học sinh thực hiện được 
tốt mục tiêu của bài học đã đưa ra 
 Một thực tế nữa là một số giáo viên không có thời gian hoặc không chú ý 
hướng dẫn cho học sinh về vấn đề này. Giáo viên khi chữa lỗi cho học sinh chỉ chú 
ý đến cách dùng từ, lỗi ngữ pháp hoặc lỗi phát âm sai chứ không chữa lỗi về nhấn 
trọng âm. Do vậy hầu hết học sinh không có khái niệm về nhấn trọng âm khi phát 
âm Tiếng Anh, ít có cơ hội được sử lỗi về trọng âm.
 Học sinh có thể biết về trọng âm khi xem phần Glossary ở cuối sách giáo khoa. 
Tuy nhiên rất nhiều học sinh không xem đến phần này hoặc có xem nhưng chỉ chú 
ý nghĩa của từ mà không để ý đến cách phát âm hay trọng âm của từ.
 Vì phát âm không đúng nên học sinh ngại phát âm vì sợ thầy cô nhận xét là học 
chưa tốt, sợ bạn bè chê cười trong lớp.
IV. Những biện pháp đã thực hiện
1. Trong các tiết học Tiếng Anh trên lớp :
 Biện pháp 1:
 Sử dụng phần mềm Tiếng Anh 123 để luyện và dạy cho học sinh, Trước khi 
bắt đầu mỗi Unit tôi thường cung cấp một lượng từ vựng nhất định trong từng unit, 
rồi online cho học sinh phát âm, ghi âm lại từng từ từng câu đến khi phần mềm báo 
học sinh luyện phát âm đúng trên 80% là đạt yêu cầu.
 Biện pháp 2:
 Sau khi luyện và ghi âm, tôi cho học sinh tham gia vào các trò chơi của phần 
 5 - Hướng dẫn cho học sinh nghe mẫu, phát âm, ghi âm một số học sinh, sửa lỗi 
- Chia nhóm nhỏ từ 4-6 học sinh cho học tự luyện và sửa cho nhau
- Thu lại các handouts có chứa từ vựng của từng unit, phát handouts làm bài 
 tập rồi làm theo cá nhân
- Giáo viên chữa, trả lại handouts chứa từ vựng có đánh trọng âm để học sinh 
 so sánh kết quả
- Rút ra một số kĩ năng khi làm bài trong âm cho học sinh, giao them bài tập 
 về nhà
 Hình thức tổ chức thứ hai:
- Cung cấp các qui tắc đánh trọng âm cơ bản cho học sinh, giúp học sinh ghi 
 nhớ qua các từ có mẫu với qui tắc
 Một số qui tắc cơ bản đánh trọng âm 
 Sau đây là quy tắc 10 ngón tay giúp học sinh tổng hợp các quy tắc làm bài 
 trọng âm cơ bản, dễ lấy điểm nhất.
 Ngón tay 1: Danh từ, tính từ có 2 âm tiếng, trọng âm thường rơi vào âm tiết 
 thứ nhất
 Apple /ˈæpl/ Rainy /ˈreɪni/ Happy /ˈhæpi/
 Ngón tay 2: Động từ, giới từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết 
 thứ hai.
 Become/bɪˈkʌm/ Behind/bɪˈhaɪnd/ Enjoy /ɪnˈdʒɔɪ/
 Ngón tay 3: Động từ đuôi: oo, oon, ee, eer, ain hoặc các từ có đuôi, ology, 
 ique, esque, ette thường thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.
 Degree /dɪˈɡriː/ Maintain /meɪnˈteɪn/ 
 Engineer /ˌendʒɪˈnɪr/
 Ngón tay 4: Các từ có tận cùng eous, uous, ion, ity, ic, ial, ian, ible, id thì 
 trọng âm thường rơi vào âm tiết đứng trước nó. 
 Tradition /trəˈdɪʃn/ Responsible /rɪˈspɑːnsəbl/ Electric 
/ɪˈlektrɪk/
 Ngón tay 5: Danh từ ghép thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Bathroom /ˈbæθrʊm/ Guidebook /ˈɡaɪdbʊk/ 
Bookshop /ˈbʊkʃɑːp/
 7 Present (n, adj) /ˈpreznt/ và Present (v) /prɪ’zent/
 Perfect (n, adj) /ˈpɜːrfɪkt/ và Perfect (v) /pə’fekt/ 
 Ngón tay 10: Các từ chỉ số lượng kết thúc bằng đuôi – teen thì nhấn trọng 
âm ở từ cuối. Ngược lại nếu kết thúc bằng đuôi – y thì nhấn trọng âm ở từ đầu.
 Thirteen: /θɜːˈtiːn/ Fourteen: /ˌfɔːˈtiːn/ Twenty /ˈtwen.ti/
 - Làm bài tập qua handouts theo cá nhân
 - So sánh với bài làm của các bạn trong bàn
 - Chữa bài cho học sinh, tổng kết kinh nghiệm và thủ thuật làm bài
3. Lưu ý
 Giống như mọi kiến thức ngôn ngữ, trọng âm cũng có những quy tắc riêng của 
nó. Người học có thể tìm mua những cuốn sách viết về trọng âm và học theo các 
quy tắc trong đó. Với các quy tắc cố định, người học chỉ cần học thuộc lòng và làm 
thật nhiều bài tập. Tuy nhiên các quy tắc đều có ngoại lệ. Người học cần chú ý hơn 
tới các ngoại lệ này.
- Không cố gắng học hết quy tắc trong một lúc: Đừng cố gắng học tất cả quy tắc 
trong một sớm một chiều, bởi có quá nhiều quy luật khiến học sinh nhầm lẫn. Thay 
vào đó, mỗi ngày học sinh hãy học 1 quy tắc, ghi nhớ bằng hình ảnh như thứ tự các 
ngón tay để không bị lẫn lộn. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra việc ghi nhớ bằng 
hình ảnh giúp não bộ dễ tiếp thu hơn rất nhiều. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ hoặc 
viết mẹo làm bài trọng âm Tiếng Anh ra giấy. 
- Kết hợp nghe – nói – đọc – viết khi học trọng âm: Bài tập trọng âm thực chất hướng 
đến việc bạn phát âm, nhấn nhá chuẩn khi sử dụng ngoại ngữ. Học sinh có thể học 
trọng âm theo 2 cách: Cách 1 là học quy tắc truyền thống (như trên), giúp học sinh 
nắm được nguyên lý cơ bản. Cách 2 là tích cực luyện nghe, cố gắng phát hiện trọng 
âm qua giọng người bản ngữ. Cách học tích hợp này ban đầu có thể mất thời gian, 
nhưng trình độ 4 kỹ năng của học sinh sẽ được cải thiện đồng đều đáng kể.
- Quy tắc 10 ngón tay: Quy tắc 10 ngón tay chưa phải là tất cả quy luật trọng âm: 
Trên đây tôi chỉ là thống kê khái quát một số cách làm bài trọng âm và phát âm. Khi 
học sinh đã có thể nắm vững 10 ghi nhớ trên, học sinh cũng có thể tự tổng hợp, bổ 
sung quy tắc để nâng cao vốn kiến thức. 
- Vốn từ vựng đủ tốt: Muốn học được trọng âm, học sinh phải có vốn từ vựng đủ tốt. 
Luật đánh trọng âm phụ thuộc rất nhiều vào từ loại (danh từ, tính từ, trọng từ) nên 
muốn làm tốt nội dung này, bạn cần ôn tập vốn từ thật vững.
- Ngoài ra, học sinh có thể học trọng âm bằng nhiều cách khác nhau như: học trong 
 9 2. A. agree B. treatment C. equal D. system
 3. A.college B.allow C.promote D.perform 
 4. A.symbol B. letter C. healthcare D. complete 
 5. A.challenge B. infect C. income D. army
 6. A.workforce B. improve C. become D. suggest
 7. A.affect B. address C. suppose D. member
 8. A.household B. support C. childcare D. labour
9. A. violence B. preference C. equality D. government 
10. A. loneliness B. personal C. eliminate D.influence
DẠNG 2: Stress the following words
symbol letter healthcare complete become
challenge infect income suggest improve 
 enrol woman gender perform system 
allow agree treatment equal college 
DẠNG 3: Put the words in the right box according to their stress patterns
symbol letter healthcare complete become
challenge infect income suggest improve 
enrol woman gender perform system 
allow agree treatment equal college 
DẠNG 4: Listen and Repeat the words
symbol letter healthcare complete become
challenge infect income suggest improve 
 enrol woman gender perform system 
 allow agree treatment equal college 
DẠNG 5: Using app TiengAnh123 to listen and record the words and sentences
 Listen and then record the words and sentences 
 11 caretaker / ˈkeəteɪkə(r)/ (n.) người chăm sóc
 My mother is the caretaker of the whole family.
 challenge /ˈtʃælɪndʒ/(n.) thử thách, thách thức
 There are new challenges for women.
childcare worker /ˈtʃaɪldkeə(r) ˈwɜːkə(r) /(n. phr.) người trông trẻ, giáo viên mầm non
 My mother works as a childcare worker.
 13 enrol /ɪnˈrəʊl/(v.) đăng kí nhập học
I want to enrol my children in a local school near my house.
 equal /ˈiːkwəl/(adj.) công bằng, bình đẳng
 Boys and girls should be equal at school.
 15 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Để thực hiện tốt các giải pháp này, giáo viên phải luôn có ý thức tự học hỏi, 
trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm 
với các đồng nghiệp.
 Nhà trường có phòng học ngoại ngữ, có tổ chức các hoạt động ngoại khóa bộ 
môn
 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham 
gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung 
sau:
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 - Học sinh hứng thú, chủ động và tích cực trong học tập môn Tiếng Anh;
 - Chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt; khả năng phát âm đúng trọng âm 
của học sinh được nâng lên
 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân (nếu có)
 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp 
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
 Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
 TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến
 1 Học sinh khối Trường PT DTNT cấp 2,3 Môn Tiếng Anh
 10 THPT Vĩnh Phúc
Vĩnh Yên.,ngày....tháng 2 năm 2022 Vĩnh Yên Ngày 16 tháng 02 năm 2022
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Hán Thị Anh Vân
 17 PHỤ LỤC:
 Bài tập sưu tầm theo từng unit như sau:
 Unit 1: Gender Equality
1. A. devide B. heavy C. household D. rubbish 
2. A. laundry B. physical C. finance D. tuition 
3. A. admire B. Internet C. violent D. website 
4. A. government B. linguistics C. territory D. journalism 
5. A. mausoleum B. vegetarian C. intermediate D. informative
1. A. deny B. remote C. income D. unique 
2. A. nature B. subject C. scenery D. tuition 
3. A. admire B. Internet C. violent D. website 
4. A. government B. linguistics C. territory D. journalism 
5. A. mausoleum B. vegetarian C. intermediate D. informative
 Unit 2: Your body and You
1. A. politics B. literature C. chemistry D. statistics 
2. A. likeable B. oxygen C. museum D. energy 
3. A. apology B. stupidity C. generously D. astronomy
4. A. television B. distinguish C. immediate D. acquaintance 
5. A. experience B. introduce C. determine D. appliance
6. A. ailment B. disease C. pultry D. nervous
7. A. digestive B. intestine C. condition D. evidence
8. A. internal B. skeletal C. therapy D. willpower
9. A. alternative B. bacteria C. respiratory D. scientific
10. A. acupuncturist B. circulatory C. ineffectively D. vegetarian
 Unit 3:Music
1. A. friendly B. extra C. along D. orphanage 
2. A. interesting B. surprising C. amusing D. successful 
3. A. understand B. engineer C. benefit D. Vietnamese 
4. A. paper B. tonight C. lecture D. story 
 19

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cai_thien_ky_nang_phat_am_dung_trong_a.docx