Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình Phổ thông 2018
- Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ đặt nền móng vững chắc cho mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Bên cạnh đó, việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ thông qua môn Tiếng Việt, các em được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng cảm xúc của mình một cách chính xác. Đổi mới giáo dục đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để giúp các em học tốt, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì học sinh sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo viên không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.
- Đặc biệt đối với HS lớp 1 thì quá trình nhận thức của các con chủ yếu là từ trực quan sinh động đến tư duy trừ tượng. Trong quá trình học còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố: cảm xúc, hứng thú,... Vậy muốn các em học tốt môn toán trước hết phải tạo cho các em niềm say mê và hứng thú với môn học, không bị nhàm chán.
- Với ưu thế “học mà chơi – chơi mà học”, “chơi vui mà học cũng vui”, trò chơi học tập thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra bầu không khí thoải mái, thúc đẩy sự sáng tạo, đưa bài học vào cuộc sống một cách tự nhiên. Cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 1, tôi mạnh dạn chọn viết đề tài: “CÁC GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình Phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình Phổ thông 2018
A.MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ đặt nền móng vững chắc cho mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Bên cạnh đó, việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ thông qua môn Tiếng Việt, các em được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng cảm xúc của mình một cách chính xác. Đổi mới giáo dục đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để giúp các em học tốt, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì học sinh sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo viên không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. - Đặc biệt đối với HS lớp 1 thì quá trình nhận thức của các con chủ yếu là từ trực quan sinh động đến tư duy trừ tượng. Trong quá trình học còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố: cảm xúc, hứng thú,... Vậy muốn các em học tốt môn toán trước hết phải tạo cho các em niềm say mê và hứng thú với môn học, không bị nhàm chán. - Với ưu thế “học mà chơi – chơi mà học”, “chơi vui mà học cũng vui”, trò chơi học tập thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra bầu không khí thoải mái, thúc đẩy sự sáng tạo, đưa bài học vào cuộc sống một cách tự nhiên. Cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 1, tôi mạnh dạn chọn viết đề tài: “CÁC GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018” 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng các biện pháp để gây hứng thú cho học sinh lớp 1 khi học môn Tiếng Việt. - Nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt lớp 1. Nội dung khảo sát Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành học sinh SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % được khảo sát Chất lượng học tập môn 35 10 28,5 25 71,5 Toán Nội dung khảo sát Tốt Đạt SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Học sinh có ý thức tự giác trong học tập môn Tiếng 20 57,1 15 42,9 Việt Tự tin trong học tập môn 15 42,9 20 57,1 Tiếng Việt Tích cực trong hoạt động 25 71,5 10 28,5 nhóm 1. Thuận lợi - Ý thức học tập tốt. - Ban giám hiệu nhà trường tạo nhiều điều kiện thuận lợi để GV dạy học tốt môn Tiếng Việt lớp 1. - Sách giáo khoa có kênh hình đẹp, sinh động, gần gũi với học sinh. 2. Khó khăn - Thực tế việc tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy môn Tiếng Việt lớp 1 còn tồn tại một số vấn đề sau: - Giáo viên còn ít có sự sáng tạo trong tổ chức các trò chơi Tiếng Việt cho học sinh, hình thức còn gò bó chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, chưa biết cách tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm. - Việc tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi học tập môn Tiếng Việt còn đơn điệu, chưa có sự sáng tạo, chưa gây được nhiều hứng thú, trò chơi nặng về cung cấp kiến thức mà lại chưa hiệu quả. - Việc tổ chức trò chơi cho học sinh chưa thành thạo nên còn mất nhiều thời gian. - Đội A tìm tiếng có chứa âm ê, Đội B tìm tiếng có chưa âm l - Từng HS trong các đội thay nhau tìm và nhận diện lấy các tiếng có âm quy định trong nhóm về đội mình . - HS xem tranh và nhận ra ngay : + Tiếng “bê”, “khế”, “ trê”... có chứa âm “ê” + Tiếng: “lửa” ,“lúa”, “lặn”,... có chứa âm “l”....... (ảnh) Minh họa trò chơi của học sinh lớp 1 Ngoài ra giáo viên có thể cho các hình ảnh khác ngoài bài để cho học sinh nhận ra âm và vần mà các em đã học. 1.2.Trò chơi “Kết hoa ” a) Mục đích: - Giúp học sinh nhận biết và ghép được tiếng với các âm, vần và dấu thanh đã học. Từ đó tạo ra các tiếng, từ mới một cách đa dạng, phong phú kích thích tư duy sáng tạo của HS. b) Nội dung: - Học sinh trả lời nhanh được nhiều tiếng mới với các âm, vần và dấu thanh đã học . c) Tổ chức chơi: ( ghép tiếng với các âm ) Ví dụ: Dạy Học vần Bài 19: “n-nh”,tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần khởi động vào bài để ôn lại kiến thức cũ bài 18 “ kh-m” - Chia lớp thành 2 đội (A-B). - Lần lượt Đội A học sinh nêu âm đầu và Đội B học sinh thêm âm cuối và dấu để tạo thành tiếng. Sau đó Đội B nêu ngược lại . - Đội nào trả lời chậm hơn, không trả lời được hoặc trả lời số lần ít hơn thì thua cuộc. Đội A Đội B - Nêu âm đầu : kh - Thêm âm cuối và dấu thanh để 1.4.Trò chơi “Rung chuông vàng”: a) Mục đích: Đây là trò chơi mang tính trí tuệ nhằm vận dụng những kiến thức vốn có trong cuộc sống của học sinh. b) Nội dung: Trò chơi bao gồm các câu hỏi dẫn dắt học sinh vào nội dung bài mới. c) Cách tổ chức: Trong thời gian 3 phút sẽ có các câu hỏi ngắn. Học sinh trả lời vào bảng con và cứ mỗi lần đúng các em sẽ gạch một gạch trên góc bảng con. Nếu kết thúc trò chơi bạn nào nhiều đáp án đúng sẽ rung được chuông vàng. Ví dụ: Trò chơi này có thể áp dụng với nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Sau đây là ví dụ tôi áp dụng trong Tập đọc trước khi vào bài “ Chậm như thỏ” vè nói ngược (Bài 48) như sau: Để gợi ý giáo viên cho các em xem hình ảnh các sự vật trước trên bảng và đọc to những sự vật đó Con gì chạy rất lẹ? - Đáp án: thỏ Con gì bò rất chậm? - Đáp án: rùa Hình ảnh minh hoạ trò chơi Rung chuông vàng Sau khi khởi động xong giáo viên có thể dẫn dắt vào bài mới một cách dễ dàng. 1.5. Trò chơi Nhanh trí a) Mục đích: - Đây là trò chơi thể hiện sự phân tích nhanh nhẹn, học sinh phải liệt kê và tổng hợp nhanh chuỗi kiến thức theo nội dung phù hợp. b) Nội dung: - GV đưa ra một câu có các từ chưa được sắp xếp phù hợp. HS phải nhanh trí suy nghĩ sắp xếp các từ đó thành câu có nội dung. c) Cách tổ chức: - Chia lớp thành các nhóm. - GV cử một số bạn lên cầm các từ đã được ghi sẵn vào bảng con. Sau thời gian thảo luận, đại diện một nhóm lên di chuyển vị trí các bạn để được câu có nội dung. Sau đó đọc to kết quả của nhóm mình. Ví dụ: Tôi đã sử dụng trò chơi này trong phân môn Tập đọc để củng cố kiến thức về từ, câu cho học sinh, ghi nhớ nội dung bài học trước,. VD: Bài 52 : Giáo viên đổi thứ tự các từ trong câu sau: giúp bà, chăm chỉ, Hà Hà chăm chỉ giúp bà. ngắm Hà, bà, tủm tỉm Bà ngắm Hà tủm tỉm. (ảnh) Học sinh lớp 1 tham gia trò chơi Nhanh trí Ví dụ: Tôi sử dụng trò chơi này để khởi động trong phân môn học vần để ôn lại các vần . Ví dụ : an/at. Các câu hỏi trong chiếc hộp có thể như sau: - Tìm 1 từ có tiếng chứa vần “an” - Tìm 1 từ có tiếng chứa vần “at” - Đặt câu có tiếng chứa vần “an” - Đặt câu có tiếng chứa vần “at” (ảnh) Học sinh tham gia trò chơi Chiếc hộp kì diệu 1.8.Trò chơi “Tiếp sức” Có thể áp dụng trong phân môn Kể chuyện. Khởi động trong tiết kể chuyện hiện nay là quan sát tranh và phỏng đoán câu chuyện mà các em sắp học. Khai thác qua kênh hình. GV có thể gắn hình ảnh , tranh minh họa để các em phỏng đoán. a) Mục đích: - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. - Giúp HS vui vẻ, thoải mái, gây hứng thú học tập. b) Chuẩn bị: - Các bức tranh của câu chuyện. - Thời gian: 3 – 5 phút. c) Cách chơi: - GV sẽ chỉ một bạn bất kì của một nhóm đoán bức tranh thứ nhất. Sau khi đoán xong, bạn đó sẽ yêu cầu một bạn trong nhóm nào đó bất kì đoán bức tranh thứ 2. HS đoán xong bức tranh thứ 2 thì chỉ định một HS ở các nhóm khác đoán bức tranh tiếp theo. Cứ như thế đến bức tranh cuối cùng. 2.3. Ví dụ trò chơi “Giải cứu thú cưng.” GV đưa ra luật chơi: “Các chú cún đã bị bắt cóc và bị nhốt trong những chiếc chuồng. Trong lúc kẻ xấu đang say ngủ, các em hãy cố gắng trả lời đúng các câu hỏi và giúp các chú cún trốn thoát.” 2.4. Ví dụ trò chơi :“Thoát khỏi lưới nhện” GV đưa ra luật chơi: “Các bạn côn trùng không may bị vướng vào lưới nhện. Các em hãy giúp các bạn ấy thoát khỏi lưới nhện bằng cách trả lời nhanh và đúng các câu hỏi. Các bạn côn trùng sẽ rất cảm ơn các em đấy!” 2.5. Trò chơi: “Vượt chướng ngại vật.” Nếu trả lời đúng thì xe sẽ vượt qua các chướng ngại vật và về đich. 2.8. Trò chơi : “Bảo vệ rừng xanh” GV nêu yêu cầu: “ Các em hãy đọc đúng các âm, tiếng, từ sau để các chú khỉ ngăn chặn hành vi phá rừng của nhóm lâm tặc.” 2.9. Trò chơi: Ong về tổ. Ví dụ: Từ đưa ra là bài trước bài 7 trang 19: đa, đò, đố, đổ, dẻ.. GV nêu yêu cầu: Các em trả lời được thì các con ong sẽ về tổ. 2.10. Trò chơi: Đorêmon câu cá. GV đưa ra luật chơi: “Các em hãy giúp đôrêmon câu được những con cá bằng cách trả lời những câu hỏi mà cô đưa ra” 2.14. Trò chơi: “Ngộ Không thật, Ngộ Không giả.” Đối với trò chơi này thường để chọn đáp án đúng/ sai. Trong phần tìm hiểu nội dung bài tập đọc chọn ý đúng. Ví dụ bài 97: Giáo viên ôn lại bài cũ qua các hoạt động khởi động. Nhưng đến phần chọn ý đúng . GV đưa ý a) Tảng đá ước được như biển rộng. b) Tảng đá them được như những cánh buồm. Nếu em chọn đúng thì tôn ngộ không giả sẽ biết mất. Còn rất nhiều trò chơi sử dụng công nghệ để giúp học sinh khởi động mà tôi không thể kể hết ra được. Nhưng chắc chắn với học sinh lớp 1 thì với các hình thức này luôn tạo nên hứng thú, sôi nổi để các em tham gia tích cực. 3. Tổ chức các trò chơi ở phần khởi động: 3.1. Khởi động bằng hình thức sử dụng tranh ảnh, video, hát, múa có liên quan đến bài học. Ví dụ 2: Hãy tưởng tượng nếu em đang viết bài vô tình có bạn lỡ xô mình làm mình viết chữ nghệch ngoạc lúc đó em sẽ hành động như thế nào? (dạy học Tập đọc: Tiết tập viết ( bài 65) Ví dụ 3: Với bài đọc “ Chuột con đáng yêu” GV có thể cho HS chơi trò chơi “ Mèo vồ chuột” và đặt câu hỏi tình huống:” Nếu là con chuột con, em có muốn hóa thành mèo không? Chuột con hóa thành mèo thì có lợi gì? Liệu nó có gặp điều gì phiền phức không? Ví dụ, chuột mẹ có nhận ra nó, có còn yêu nó không? v.v GV khuyến khích học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình . GV có thể đặt câu hỏi để các em nghĩ kĩ hơn nhưng không nên đánh giá đúng, sai chủ yếu để khơi gợi suy nghĩ, và bằng vốn kinh nghiệm đã có của học sinh để hướng vào đề tài của bài học ngày hôm đó. 4. Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ: Trò chơi : Ghép tranh với từ tương ứng - Mục đích: Hiểu nghĩa của từ để ghép đúng tranh. Rèn luyện sự nhanh nhạy, tự tin. - Chuẩn bị: Một số tranh (ảnh) theo bài học trong sách giáo khoa, một số thẻ từ (ghi sẵn). - Cách chơi: Phát tranh và thẻ từ cho các nhóm. Nêu yêu cầu các nhóm thi đua ghép các tranh (ảnh) với các từ tương ứng. Nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. * Ví dụ: Khi dạy bài: ua ưa giáo viên cho học sinh thi ghép nhanh tiếng với hình tương ứng ( quả dưa, rùa, quả dừa, cà chua, đũa, sữa...) - Học sinh thực hành chơi. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Ở bước Tìm tiếng ngoài bài, học sinh đã quen thuộc nên rất dễ chán nản, không tập trung nên tôi đã lồng ghép trò chơi “Thi tìm tiếng mới ”. Trò chơi này giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát âm được các tiếng có chứa vần ua, ưa. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 tổ (mỗi tổ 2 dãy học sinh ngồi chú ý trên màn hình) thi tìm các tiếng có vần ua, ưa. Đội nào nêu được nhiều tiếng đúng, nhanh thì đội đó thắng cuộc. Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương đội tìm được nhiều tiếng, từ. được thể hiện khả năng của mìn cho dù là nhỏ nhất chính là góp phần phát triển năng lực nghe – viết, đọc - nói cho học sinh. 5.2. Dạy học theo phương pháp “trạm” - Dạy học theo trạm là cách dạy học nhấn mạnh vào khả năng làm việc độc lập của các nhóm. Lớp học được chia thành nhiều trạm, bố trí ở các vị trí khác nhau trong lớp, mỗi trạm gắn với một nhiệm vụ cụ thể độc lập các trạm khác. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm, sẽ luân phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đến các trạm chờ. Cứ như thế cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạm thì sẽ lên thuyết trình - Hướng dẫn tổ chức dạy học theo trạm: + Bước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập. Mỗi bài học hay chủ đề được xây dựng thành các nội dung khác nhau. Lớp học được chia ra thành nhiều trạm, mỗi trạm có một nhiệm vụ độc lập tương ứng với nội dung bài học. Các kiến thức độc lập với nhau trong một bài học có thể xây dựng thành một hệ thống trạm. + Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm. + Bước 3: Tổ chức dạy học theo trạm trải qua các giai đoan: * Chuẩn bị nguyên vật liệu cho từng trạm. *Thống nhất nội quy làm việc theo trạm với HS. * HS tiến hành các nhiệm vụ học tập trong từng trạm. * Tổng kết, hệ thống hóa các kiến thức. 5.3. Kĩ thuật “khăn trải bàn” - Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, được rất nhiều GV lựa chọn và sử dụng thường xuyên với mục đích giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc nhóm ở trường tiểu học, đặc biệt là với học sinh lớp 1 hiện nay tồn tại những hạn chế đó là: Giáo viên khó kiểm soát được quá trình làm việc của cá nhân; khó đánh giá được sự tham gia, đóng góp của cá nhân vào kết quả của nhóm; tình trạng ỉ lại của số đông học sinh khi chỉ một vài học sinh của nhóm làm việc, học sinh hầu như chưa biết quy trình tổ chức hoạt động nhóm, hoặc đã được biết, được hướng dẫn nhưng ít quan tâm, những học sinh có năng khiếu hơn thì ít lắng nghe ý kiến của bạn khác dẫn đễn việc tổ - Những bài học về nhận biết đặc điểm của các hình, các bài ôn tập đòi hỏi HS hệ thống lại nhiều kiến thức, dạng toán, các công thức đã học. Ví dụ: Trò chơi “Khăn trải bàn” Trò chơi này tôi hay áp dụng khởi động trong phân môn luyện Tiếng Việt buổi chiều. Tất nhiên, tất cả các trò chơi tôi nêu ở trên đều có thể sử dụng để khởi động vào buổi chiều . Tuy nhiên phần kiến thức buổi chiều thông thường 4 tiết học vần sẽ có 1 tiết tăng cường nên tôi thường cho các em so sánh và viết tiếng, từ dễ nhầm lẫn với nhau để sau này các em sẽ viết chính tả tốt hơn. Ví dụ sau khi học xong bài 84: ong-oc và bài 85 ông- ôc. Tôi cho các em tìm các tiếng, từ có vần ong- ông , và các tiếng, từ oc-ôc qua các trò chơi. Ví dụ như trò chơi “ khăn trải bàn” a) Mục đích: - Củng cố kiến thức về luật chính tả. - Rèn luyện kĩ năng viết. - Giúp HS rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. b) Chuẩn bị: - Giấy A3, mỗi nhóm 1 tờ có chuẩn bị sẵn nội dung thực hiện cho học sinh nằm ở giữa. - Bút lông. - Thời gian: 3 – 5 phút. - Ngoài “Khăn trải bàn”, chúng ta cũng có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực khác cũng có ý nghĩa tương tự như kĩ thuật “Các mảnh ghép”, “Bản đồ tư duy” Nhưng đối với học sinh lớp 1, đây là hình thức dễ thực hiện và tạo nên hứng thú nhiều hơn cho các em trong học tập. IV. HIỆU QUẢ Trên đây là một số biện pháp điển hình mà tôi thường xuyên vận dụng vào trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Việc lồng ghép các trò chơi giúp cho không khí học tập trở nên sôi nổi, sinh động nên các em hứng thú với việc học tập hơn. Thông qua trò chơi, các em luyện tập, thực hành một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Rèn cho các em sự tự tin, mạnh dạn, tích cực chủ động trong học tập. Qua quá trình thực hiện đề tài “CÁC GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018”, tôi nhận thấy được kết quả như sau: - Giáo viên không nói nhiều mà hiệu quả tiết dạy vẫn cao, không gây mệt mỏi cho học sinh. - Giúp tiết học sôi nổi, sinh động hơn. Học sinh tích cực tiếp thu bài góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. - Chất lượng học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Cụ thể là: *Lớp 1C: Sĩ số 35 HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chất lượng học sinh Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Đầu năm 10 28.6% 25 71.4% Giữa HK I 19 54.3% 16 45.7% 100% học sinh đều thích thú khi học môn Tiếng Việt. Nhiều em đầu năm còn nhút nhát, rụt rè nhưng qua quá trình vận dụng các biện pháp nhằm gây hứng thú và phát triển năng lực cho học sinh như ở trên vào giờ học Tiếng Việt đã giúp các em trở nên mạnh dạn, tự tin và chất lượng học tập cũng tiến bộ lên nhiều.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sin.docx