Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Toán Lớp 4 (Cánh diều)

Theo chương trình Tiểu học, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học. Môn Toán là ''chìa khoá'' mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo, vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội. Với mục tiêu của chương trình giáo dục 2018 đặt ra thì các hoạt động dạy học cần lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, qua đó không những giúp học sinh lĩnh hội tri thức mà còn giúp các em hình thành và phát triển được các phẩm chất năng lực cần thiết.

Nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn và thiết kế bài một cách rập khuôn, máy móc và thụ động thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt, học sinh không có hứng thú trong học tập.

Quá trình dạy học ở trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu, trong những năm gần đây tôi nhận thấy: Giáo viên chưa có sự đổi mới nhiều về phương pháp dạy học tích cực, chủ yếu là các phương pháp truyền thống, thụ động. Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học dễ nhớ mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học chưa cao, chưa có ý thức trong học tập, chưa biết cố gắng, tự giác trong học tập nên các em thường nhầm lẫn giữa các dạng bài với nhau. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ máy móc, cẩu thả nên không nhận diện được kiến thức. Vì vậy giáo viên phải biết đặc điểm tình hình của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, hứng thú với môn học giúp các em khắc sâu kiến thức.

docx 30 trang Tú Anh 30/11/2024 501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Toán Lớp 4 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Toán Lớp 4 (Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập môn Toán Lớp 4 (Cánh diều)
 2
 2. Mục đích nghiên cứu
 Giúp học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực, học tập chủ động và thêm 
yêu thích môn Toán.
 Giúp giáo viên tìm ra các biện pháp khắc phục các tồn tại, khó khăn trong 
quá trình giảng dạy từ đó linh hoạt điều chỉnh và sáng tạo phương pháp dạy học 
cho phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời, giúp tôi nâng cao nghiệp vụ 
chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng 
học sinh có năng khiếu môn Toán.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu về thực trạng dạy và học môn Toán của giáo viên trong việc phát 
triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo chương trình GDPT 2018.
 Tiến hành tìm hiểu, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, lựa chọn các biện pháp 
phù hợp, kích thích sự hứng thú, chủ động, hợp tác của học sinh trong học tập 
môn Toán ở lớp, ở trường.
 4. Đối tượng, phạm vi của nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú, phát huy 
tính tích cực cho học sinh.
 - Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Toán lớp 4.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
 - Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp.
 - Dạy thực nghiệm, trải nghiệm thực tế.
 - Kiểm tra bằng nhiều hình thức khảo sát chất lượng.
 - Đúc rút kinh nghiệm.
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
 - Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu 
hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
 - Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về 
các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
 - Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được các yêu cầu học tập hoặc chưa có 
biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo 
dục.
 Lứa tuổi học sinh Tiểu học gồm các em học sinh theo học từ lớp 1 đến lớp 5 
trong độ tuổi 6-12 tuổi. Ở độ tuổi này sự phát triển của não về cấu tạo và chức 
năng không đồng đều nên khả năng kìm chế của các em còn rất yếu, hưng phấn 
mạnh do đó ở độ tuổi này các em rất hiếu động.
 Lứa tuổi này hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập là 
hoạt động hoàn toàn mới, giúp học sinh hình thành năng lực nhờ đó mà sự phát 
triển tâm lí nhân cách có vai trò quan trọng với sự phát triển tâm lí của học sinh 
Tiểu học. Ở độ tuổi này, có hai loại ghi nhớ phát triển mạnh. Đầu độ tuổi các em 
thiên về ghi nhớ trực quan giàu hình ảnh máy móc, học thuộc lòng các tri thức có 
trong sách vở.
 Càng về cuối độ tuổi thì ghi nhớ về từ ngữ và ghi nhớ về hình tượng càng 
phát triển. Nhiều em thể hiện nhớ nhanh nhớ nhiều. Tuy nhiên có những em không 
nhớ được kiến thức do không hiểu bài hoặc không chú ý trong học tập.
 Bên cạnh đó, phương pháp dạy học Toán ở một số giáo viên còn hạn chế. 
Cụ thể, giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào các tài liệu sẵn có. Giáo viên chỉ 
truyền đạt và giảng giải theo các tài liệu sẵn có ở sách giáo khoa. Vì vậy, giáo 
viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến khả năng sáng tạo 
của học sinh. Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi 
nhớ và làm bài tập theo mẫu. Do đó, việc học tập thường ít hứng thú, nội dung 6
 Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư thực hiện Chương trình GDPT 2018, 
nhà trường luôn thực hiện tốt việc đổi mới dạy học và sinh hoạt chuyên môn 
nghiên cứu bài học để nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. 
Nhà trường được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương, của phụ huynh 
học sinh. Công tác giáo dục của nhà trường luôn luôn đảm bảo sự phối kết hợp 
hài hòa giữa: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
 Các lớp học trong nhà trường được trang bị đủ 100% ti vi thông minh và 
bảng tương tác để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
 Đội ngũ giáo viên khối lớp 4 đều có trình độ đạt chuẩn. Giáo viên trong 
khối luôn đoàn kết, lắng nghe và học hỏi cùng nhau để phát triển về chuyên môn 
nghiệp vụ và công tác chủ nhiệm lớp.
 Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
 Lớp 4A1 do tôi chủ nhiệm có 33 em, có 32/33 em là người người dân tộc 
Kinh. Học sinh đều sống ở trên địa bàn xã Song Khê. Có 100% học sinh đã học 
qua mầm non. Học sinh được trang đầy đủ SGK và đồ dùng học tập theo Chương 
trình GDPT 2018.
 Phụ huynh quan tâm và ủng hộ các hoạt động học tập, hoạt động trải 
nghiệm của lớp, nhà trường. 100% phụ huynh có điện thoại thông minh, phụ 
huynh tham gia đầy đủ vào Zalo nhóm lớp để trao đổi thông tin hàng ngày cùng 
giáo viên chủ nhiệm và nắm bắt kịp thời các văn bản của nhà trường. 8
 Học sinh mât tập trung, chưa chú ý trong giờ học.
 2.3. Nguyên nhân
 Một số giáo viên trẻ còn chưa có kinh nghiệm nên khi dạy học nói chung và 
dạy môn Toán nói riêng còn mắc bệnh nói nhiều, tổ chức hình thức dạy học đơn 
điệu, chưa linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học.
 Lớp vẫn còn khoảng từ 5 đến 6 em có bố mẹ đi làm xa nên việc học tập của 
các em chủ yếu là phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Các em đến 
lớp còn quên sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
 Học sinh lớp 4 là giai đoạn đang dần hoàn thiện và phát triển cả về mặt tâm 
sinh lí, xã hội. Tuy nhiên, học sinh thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và 
chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn 
bộc lộ rõ nét. Học sinh nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Trí nhớ trực quan - 
hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic do đó khả năng giao 
tiếp còn chưa linh hoạt, chưa biết tương tác, chia sẻ trong học tập, nhiều em cảm 
thấy khó khăn khi học môn Toán.
 Để có số liệu đánh giá đúng thực trạng và có cơ sở đánh giá tính hiệu quả 
của các biện pháp thực hiện, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh để 
nắm rõ đặc điểm tình hình học sinh cụ thể hơn. Dưới đây là kết quả khảo sát được 
tiến hành ở lớp 4A1 - Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu:
 Lớp Sĩ số KẾT QUẢ KHẢO SÁT 10
 * Sử dụng trò chơi
 Một số trò chơi áp dụng trong dạy học:
 + Trò chơi ô chữ
 + Trò chơi câu đố
 + Trò chơi trắc nghiệm
 + Trò chơi vận động,...
 Ví dụ 1: Trong bài 4: Các số trong phạm vi 1000 - Lớp 4 sách Cánh diều
 Để giúp học sinh có hứng thú đầu giờ học, tôi đã xây dựng và cho các em 
tham gia trò chơi “Hái sao”. Trò chơi được xây dựng các câu hỏi dưới dạng trắc 
nghiệm khách quan, lựa chọn đáp án đúng.
Luật chơi: Các em giơ tay trả lời câu hỏi hoặc giáo viên gọi học sinh trả lời. Trò 
chơi đã giúp các em có tâm thế thoải mái, hứng khởi trước giờ học.
 Học sinh hứng thú với trò chơi khởi động “Hái sao 12
 Học sinh săn sàng trước tiết học.
 Tóm lại, việc tạo tâm thế thoải mái, sẵn sàng trước tiết học vô cùng quan 
trọng. Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn các hình thức phù hợp giúp tăng cường sự 
chú ý và tập trung, đồng thời khuyến khích học sinh tích cực, tạo tâm thế sẵn sàng 
tham gia môi trường học tập.
 3.2. Tạo trải nghiệm học tập độc đáo thông qua sản phẩm học tập sáng 
tạo.
 * Sử dụng phiếu học tập sáng tạo.
 Việc thiết kế phiếu học tập sáng tạo giúp học sinh trải nghiệm trong môn 
Toán đã mang đến nhiều lợi ích. Giáo viên có thể thiết kế một số dạng phiếu học 
tập, học thông qua chơi bằng phiếu câu đố, bài tập Toán thú vị, có tính khám phá 
và sáng tạo. Đồng thời cung cấp một phần trống để học sinh ghi lại quá trình giải 
quyết bài toán và kết quả của học sinh thông qua các hình ảnh, biểu đồ minh hoa 
để làm cho phiếu học tập trở nên sinh động, hấp dẫn hơn đồng thời khuyến khích 
học sinh suy luận và đưa ra các lập luận logic để giải quyết vấn đề.
 Ví dụ 1: Trong Bài 75: Luyện tập. Sau khi đã cung cấp cho các em đủ kiến 
thức, kĩ năng để thực hiện phép cộng, trừ phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. 
Tôi đã thiết kế phiếu học tập “Con thuyền Toán học”. 14
 Học sinh học tập chủ động thông qua bài học STEM.
 Qua hoạt động này, học sinh được khắc sâu về các thành phần của phân số. 
Đồng thời kích thích khả năng sáng tạo trong Toán học.
 *Thiết kế sổ tay Toán học để tổng hợp hóa kiến thức.
 Để giúp học sinh dễ dàng tổng hợp hóa kiến thức, thuận tiện trong quá trình 
ôn tập, củng cố, tôi đã hướng dẫn học sinh thiết kế “Sổ tay Toán học” qua các 
bước sau:
 Bước 1: Chọn một cuốn sổ tay có kích thước phù hợp.
 Bước 2: Học sinh ghi chép và tổng hợp các khái niệm quan trọng, quy tắc, 
công thức và ví dụ minh họa từ bài giảng hoặc sách giáo khoa.
 Bước 3: Học sinh sử dụng màu sắc và đồ họa để làm nổi bật các thông tin 
quan trọng để giúp học sinh hiểu và ghi nhớ dễ dàng hơn.
 Bước 4: Học sinh nên kiểm tra và cập nhật sổ tay của mình.
 Học sinh hào hứng, say mê thiết kế “Sổ tay Toán học”
 3.3. Phát huy năng lực Toán học của học sinh thông qua hoạt động tập 16
tạo trong việc giải quyết các bài toán toán học.
 3.4. Ứng dụng CNTT, sử dụng trí tuệ AI vào dạy học.
 Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
tích cực là ứng dụng CNTT vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo án điện tử. 
Ngày nay, giáo án điện tử được sử dụng rất phổ biến bởi những tiện ích mà nó 
đem lại nhưng làm thế nào để mỗi giáo án điện tử có chất lượng, thực sự phát huy 
được hiệu quả, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học mà không 
gây sự nhàm chán thì cần sự sáng tạo, sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên.
 Bởi vậy, tôi luôn đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho mỗi bài soạn, sử 
dụng linh hoạt và phong phú các hiệu ứng.
 Ứng dụng CNTT trong dạy học vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện 
dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng CNTT như một phương 
tiện hỗ trợ, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học tương tác trực tiếp với 
học sinh như bài giảng điện tử E-Learning, tiếp cận kho học liệu trên trang web 
OLM, Edulive...
 CNTT cung cấp một nền tảng để tạo ra các cổng thông tin trực tuyến cho 
lớp học, trường học hoặc hệ thống giáo dục. Các cổng thông tin này có thể chứa 
thông tin về lịch trình học tập, tài liệu giảng dạy, bài tập và bài kiểm tra, cũng như 
diễn đàn trực tuyến để hỗ trợ giao tiếp và hợp tác giữa giáo viên và học sinh. Cung 
cấp cơ hội để tạo ra các trò chơi giáo dục, giúp học sinh hấp thụ kiến thức một 
cách thú vị và tương tác. 18
 Học sinh chủ động học tập trực tuyến trên trang web OLM.
 Tôi đã tìm hiểu các tính năng và hiệu quả trên phần mềm Beeclass và nhận 
thấy rằng phần mềm này giúp xây dựng hình ảnh tích cực về học sinh, khuyến 
khích sự cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, Beeclass tăng sự tương tác giữa giáo 
viên và học sinh, giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh hành vi và kế hoạch giáo dục 
cho phù hợp.
 Khuyến khích HS tích cực tham gia vào tiết học bằng cách tích điểm thưởng. Học sinh giao lưu với giáo viên vào giờ ngoại khóa.
 *Bố mẹ luôn đồng hành cùng con.
 Bên cạnh đó, tôi luôn phối kết hợp với phụ huynh trong việc quản lí, hỗ trợ 
và hướng dẫn con học tập. Ngày từ đầu năm học, tôi đề cập đến trách nhiệm 
của gia đình trong việc chăm lo giáo dục con em cũng như phối hợp chặt chẽ 
với giáo viên để phụ huynh nắm rõ, hiểu rõ mục tiêu và nội dung chương trình 
môn học, những biện pháp giáo dục tích cực phù hợp đặc điểm tâm, sinh lý của 
con.
 Phụ huynh luôn đồng hành cùng con trong học tập. 22
khích lệ của các bạn. Từ đó tính tích cực và tự tin của các em sẽ ngày càng 
phát huy.
 Bên cạnh đó, tôi luôn ghi nhận và động viên, khen thưởng từng tiến bộ 
nhỏ nhất của học sinh để khích lệ sự cố gắng của các em. Tôi theo dõi sự tiến 
bộ hằng ngày của các em có biểu hiện tốt và ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối 
tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một bông hoa điểm 
mười. Mỗi tháng tôi tổng kết một lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều 
hoa điểm mười bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi 
được tặng những bông hoa điểm tốt và những món quà nho nhỏ ấy. Vì thế các 
em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông mà cô 
giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả.
 GV tặng phần quà học tập cho HS đạt kết quả cao. 24
 PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
 *Kết quả
 Qua áp dụng các biện pháp vào dạy học môn Toán lớp 4A1 ở trường Tiểu 
học Nguyễn Khắc Nhu trong năm học 2023 - 2024, tôi đã thu được những kết 
quả tích cực nhất định.
 + Các em hăng hái học tập hơn, đa số các em tích cực trong các hoạt động 
học tập của môn Toán. Các em đã có hứng thú hơn, tập trung hơn trong học tập, 
ngày càng có nhận thức đúng đắn hơn về môn học.
 + Các năng lực trong học tập như hoạt động nhóm; năng lực tực học, tự chủ 
trong học tập; năng lực thảo luận gải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp, hợp tác... 
ngày càng hoàn thiện và phát triển. Một số kỹ năng của các em cũng được hình 
thành và phát triển tốt như kỹ năng trình bày, thuyết trình...
 + Giờ học Toán trở nên nhẹ nhàng, sinh động bởi giáo viên và học sinh đã 
tổ chức đa dạng hoá các hình thức trong học tập. Các em trở nên năng động, tự 
tin hơn trong nói, giao tiếp và học tập môn Toán.
 + Các em không còn nhút nhát, rụt rè mà các em đã mạnh dạn, tự tin khi 
giao tiếp, tự chủ trong học tập và rèn luyện, có ý thức trong tổ chức các hoạt động 
học tập và giáo dục.
 + Kết quả khảo sát về hứng thú học tập:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT
 Lớp Sĩ số Hứng thú Bình thường Không hứng thú
 SL % SL % SL %
 4A1 33 19 63.3 11 36.7 0 0.0 26
Giấy chứng nhận HS đạt giải Vàng cuộc thi Toán Violympic.
 Học sinh đạt hành tích ấn tượng trong các cuộc thi Vioedu.
 Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy, đa số học sinh đã có hứng thú hơn 
trong học tập môn Toán. Khi có hứng thú học tập đã giúp các em tập trung hơn, 
thay đổi thái độ học tập đúng đắn, thêm yêu thích môn học chính vì vậy mà chất 
lượng đã được nâng cao. Như vậy, đề tài đã giải quyết được vấn đề tồn tại và đạt 
được mục tiêu đặt ra.
 *Ứng dụng
 Tôi chia sẻ các biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công để tạo hứng thú, 
phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 4 với đồng nghiệp tại trường tôi đang 
công tác. Đồng thời những lời góp ý đó sẽ giúp tôi có thêm kinh nghiệm và cái 
nhìn bao quát, tổng thể để biện pháp của tôi được hoàn thiện và nâng cao hiệu 
quả hơn nữa. 28
 *Kết luận
 Qua sáng kiến này, tôi muốn tác động để thay đổi về nhận thức của giáo 
viên về mục tiêu và quá trình giáo dục. Mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền 
thụ kiến thức mà còn phải chú trọng rèn luyện những năng lực và phẩm chất cần 
có cho học sinh, đặc biệt là tạo hứng thú trong học tập cho học sinh mới bước 
vào đầu cấp.
 Sau một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy rằng việc tạo hứng thú 
học tập môn Toán cho học sinh là một nhiệm vụ không thể thiếu với lớp học đầu 
cấp. Việc đổi mới phương pháp dạy học tạo không khí sôi nổi, thoải mái trong 
học tập đã làm cho học sinh thấy yêu thích và say mê tìm tòi khám phá kiến thức 
một cách chủ động, tích cực.
 Qua thực tế giảng dạy trên lớp cùng với những kinh nghiệm của bản thân 
cũng như xuất phát từ tấm lòng tâm huyết, tận tụy với nghề, với học sinh thân 
yêu, tôi đã đúc rút được một số biện pháp như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, tôi 
chắc chắn rằng những nội dung phần nghiên cứu có thể chưa sâu, chưa sát, tôi 
thiết nghĩ nếu chỉ nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này thì chưa đủ vì thế trong 
tương lai nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, tôi hứa sẽ nghiên cứu hoàn thiện 
hơn.
 Kết quả từ những biện pháp khắc phục nêu trên để giúp học sinh yếu, kém 
và các học sinh khác hiểu rõ, nhớ lâu các kiến thức và vận dụng linh hoạt vào 
việc giải toán đặc biệt là các bài toán có lời văn ở lớp 4, học sinh không còn cảm 
thấy lúng túng, khó khăn khi phải đối diện với kiến thức. Những vấn đề mà tôi 
đã nêu ở trên chắc chắn không tránh khỏi hạn chế. Bởi mỗi cá nhân, mỗi điều 
kiện môi trường học tập đều có những giải pháp riêng. Tuy nhiên, đó là những 
kinh nghiệm quý báu của bản thân đã đúc rút được trong quá trình 30
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam(2016). Nghị quyết Số: 
29-NQ/TW hội nghị trung ương 8 (khóa XI): “về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo 
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" .
[2] Bộ GD & ĐT (2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
[3] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lí luận dạy học đại học, NXB Đại học 
Sư phạm Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2016), Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở 
đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà 
Nội.
[5] Sách giáo khoa Toán lớp 4 (tập 1, 2); NXB Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào 
tạo.
[6] Đặng Thành Hưng (2002). Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật. 
NXB Đại học Quốc gia
[7] Trần Bá Hoành (chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và 
sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.
[8] Lê Nguyên Long (1999), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, NXB 
Giáo dục.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_va_phat_huy_tin.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập mô.pdf