Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú học môn Toán cho học sinh Lớp 1 - Bộ sách Cánh Diều
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Chương trình toán lớp một được coi là tiền đề, nền tảng góp phần thực hiện mục tiêu toán tiểu học.
Học sinh lớp một là những học sinh đang ở giai đoạn đầu Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học.
Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn. Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em.
Đặc biệt, năm học 2023 - 2024 là năm học thứ 4 thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp Một. Tạo hứng thú học Toán và tình yêu toán là một trong ba mục tiêu quan trọng của chương trình Toán lớp một. Vậy làm thế nào để học sinh lớp mộthứng thú với môn Toán?
Cũng như các thầy cô giáo khác, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Toán để làm cho những tiết học toán trở nên sinh động, hấp dẫn hơn; làm cho những con số tưởng chừng như khô khan, vô hồn trở lên có hồn. Và hơn hết là có thể giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em. Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì lí do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Biệnpháp tạo hứng thú học môn Toán cho học sinh lớp 1 - bộ sách Cánh Diều”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú học môn Toán cho học sinh Lớp 1 - Bộ sách Cánh Diều
3. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu các biện pháp để tạo hứng thú học môn Toán cho học sinh lớp 1. 4. Đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu: - Đối tượng: 35 em học sinh lớp 1A4 do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy. - Thời gian: Từ tháng 9 năm 2023 đến hết tháng 3 năm 2024. 5. Phương pháp nghiên cứu Ở đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết qua tài liệu. - Phương pháp quan sát thông qua: khảo sát, trao đổi vấn đáp, quan sát theo dõi biểu hiện qua quá trình học tập của học sinh... - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phòng học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới. - Học sinh có nền nếp, có ý thức học tập. Đa số phụ huynh đồng thuận, ủng hộ và luôn phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh. Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng gặp không ít khó khăn: * Khó khăn - Hầu hết cha mẹ học sinh đều là công nhân, làm việc theo ca nên ít có thời gian để học tập và vui chơi cùng con. - Đa số học sinh lớp tôi là học sinh nông thôn nên các em nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Nhiều học sinh làm toán một cách máy móc, thiếu sự tập trung trong giờ học; thậm chí có những em làm việc riêng khiến cho các tiết học toán trở lên căng thẳng, trầm lắng; kết quả học tập môn Toán của nhiều học sinh chưa cao. - 2.2. Thực trạng trước khi áp dụng các biện pháp. Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1A4 với 35 học sinh. Sau hai tuần nhận lớp, tôi phát phiếu thăm dò hứng thú học toán của các em thì có kết quả như sau: Tên Rất thích Thích Bình thường Không thích Sĩ số lớp SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1A4 35 6 17,2 7 20,0 13 37,1 9 25,7 Dựa vào kết quả thăm dò hứng thú học Toán của học sinh, tôi thực sự ngạc nhiên: chỉ có 17,2 % học sinh hứng thú với môn Toán, trong khi số học sinh không hứng thú, thậm chí là cảm thấy sợ học toán lên tới 25,7 % . Bên cạnh đó, tôi cũng tiến hành khảo sát chất lượng học tập của các em và kết quả đạt được cụ thể như sau: có động cơ học tập môn Toán: Một là các em thực sự không thấy môn Toán thú vị với mình hoặc không thấy ý nghĩa thực sự của việc học toán ngoại trừ việc vượt qua các bài kiểm tra bắt buộc. Hai là, các em có mong muốn học, có thấy được giá tri, thấy được ý nghĩa của việc học toán nhưng do mất gốc, không theo được chương trình nên các em tự ti, thiếu kiên trì. Đặc điểm chung của học sinh không có động cơ học toán là những học sinh học chưa tốt môn Toán. Để tạo ra được động cơ học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của toán trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sách giáo khoa toán lớp một. Sau đó, tôi giới thiệu về những nội dung chính trong chương trình toán lớp một để kích thích sự tò mò, khám phá của các em. Ví dụ 1: Tôi giới thiệu về ứng dụng kì diệu và ý nghĩa của phép tính cộng, trừ trong cuộc sống. Hoặc khi giới thiệu về phần hình học, tôi cho các em tìm những đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác mà các em biết. Hoạt động này giúp các em thấy toán học thật gần gũi với cuộc sống. Tôi giới thiệu thêm: Chương trình Toán lớp Một sẽ giúp chúng mình khám phá thêm những đặc điểm thú vị của chúng. Những đặc điểm thú vị đó đang chờ chúng mình khám phá đấy. Qua những lời giới thiệu ấy, tôi thấy rõ sự tò mò, sự hào hứng hiện lên trong ánh mắt của các em. Việc tạo động cơ học tập cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó mà trong mỗi tiết học toán, tôi còn thiết kế thêm một số bài tập, tình huống liên quan đến thực tế. Bên cạnh đó, tôi thận trọng trong việc giao các nhiệm vụ học tập cho các em ở trên lớp và ở nhà để đảm bảo các em có đủ thời gian hoàn thành bài tập được giao (Chia nhỏ các nhiệm vụ học tập để các em dễ dàng giải quyết). Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ học tập đúng đắn. Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đây không chỉ là một việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong toán học. 3.2. Biện pháp 2: Vận dụng phù hợp các trò chơi học tập môn Toán Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi và để học. Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình; vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình. Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập. Đặc biệt, đối với môn toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học toán cho học sinh. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng toán. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từng mạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp. Trò chơi học tập có thể tổ chức ở cả các hoạt động dạy học. Đối với mỗi trò chơi, tôi đều thiết kế chu đáo theo quy trình sau: Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. Ở bước này giáo viên cần làm những việc sau: ngôi nhà của mình trong thời gian 20 giây thì chú Thỏ đó sẽ là người thắng cuộc sẽ được cô thưởng siker. Ở dưới các bạn và cô sẽ cùng làm Ban giám khảo nhận xét xem chú Thỏ nào trở về đúng ngôi nhà của mình nhanh nhất nhé! Các em đã sẵn sàng chưa? Thời gian bắt đầu. 9 Ngoài ra thì có rất nhiều các trò chơi như: Truyền điện, Đố bạn, Nhanh tay nhanh mắt, Tiếp sức học tập ..... Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ đúng đắn khi tham gia vào các trò chơi toán. Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đây không chỉ là 1 việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong toán học. Ví dụ 2: Tên trò chơi: Trò chơi: Nhanh tay - Nhanh mắt ? + Mục đích: Giúp học sinh viết đúng và nhanh các phép tính có kết quả đúng theo yêu cầu; Rèn tính đoàn với kết đồng đội trong nhóm. + Luật chơi: Yêu cầu học sinh viết phép tính đúng với kết quả theo yêu cầu + Cách tiến hành: Giáo viên vẽ 2 bông hoa trên bảng, ở giữa nhụy có ghi 1 chữ số (VD: số 5, 10) là kết quả của các phép tính cần tìm. Gọi hai nhóm học sinh,1 nhóm gồm 6 học sinh lên chơi. Khi giáo viên hô: Bắt đầu thì các em tiếp sức nhau và ghi phép tính vào mỗi cánh hoa có kết quả đúng theo yêu cầu. Thời gian 1 phút, nhóm nào xong trước nhóm đó dành đội thắng cuộc. Mỗi phép tính tôi đọc lên, học sinh nêu kết quả, tôi quan sát kiểm tra và kết luận kết quả đúng. Cứ lần lượt đến hết 6 phép tính giáo viên sẽ nhận xét chung và phạt những bạn chưa hoàn thành đúng bài (nhảy lò cò... 1 vòng trước lớp). Trò chơi vận động trong toán học không chỉ là phương tiện giáo dục thể chất mà còn là hoạt động giúp học sinh rèn luyện kĩ năng toán. Từ đó giúp các em phát triển toàn diện về thể chất lần trí tuệ. Ảnh trò chơi “ Giải cứu Bạch Tuyết” Ví dụ 2: Tên trò chơi: Trò chơi hái táo Mục đích - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100. - Rèn kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế trò chơi trên PowerPoint gồm 1 bức tranh có hình cây táo, 1 cái giỏ và 4 quả táo đánh số 1, 2, 3, 4. Các quả táo có chứa đề bài như sau: - Quả táo 1: 24 + 30 - Quả táo 2: 45 - 24 - Quả táo 3: 10 + 20 + 30 - Quả táo 4: 90 - 40 - Quả táo 5: 32 + 26 Cách chơi Cách chơi như sau: Trên cây có 5 quả táo. Để hái được những quả táo này, các con phải thực hiện được các yêu cầu trong mỗi quả táo. Mỗi đáp án đúng, các con đã hái được 1 quả táo. - Ví dụ 2: Bài “Luyện tập” - SGK trang 26 áp dụng trò chơi: “Ong non học việc”: Cách chơi như sau: Có chú ong non đang đi học việc, trên đường chú gặp 1 số chướng ngại vật. Để giúp chú ong nhanh chóng học được việc thì các con hãy giúp chú vượt qua các chướng ngại vật bằng cách giơ tấm thẻ có đáp án đúng. tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo án điện tử. Ngày nay, bài giảng điện tử được sử dụng rất phổ biến bởi những tiện ích mà nó đem lại nhưng làm thế nào để mỗi giáo án điện tử có chất lượng, thực sự phát huy được hi ệu quả, góp phần t ạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học mà không gây sự nhàm chán thì cần sự sáng tạo, sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho mỗi kế hoạch bài dạy, s ử dụng linh hoạt và phong phú các hiệu ứng. Đặc biệt sách giáo khoa Toán lớp 1- Cánh Diều có rất nhi ều kênh hình nên vi ệc thiết kế bài giảng điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới yêu cầu của đề bài sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Hoặc khi tóm tắt bài toán có thể dùng hình ảnh phù hợp để minh họa cho đề bài. Những bài toán về đếm hình được đưa lên màn hình lớn và tạo hiệu ứng tách, ghép hình sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn. Khi tổ chức trò chơi có thể thêm âm thanh như tiếng chuông, tiếng vỗ tay,.. .để thu hút sự chú ý của học sinh. Ngoài ra, tôi thường xuyên vào các trang violet, kinhnghiemdayhoc.net. Hành trang số,. để tham khảo cách thiết kế bài giảng điện tử của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ cho các em còn h ạn chế về nhận thức. Tôi lập nhóm học trực tuyến để bổ trợ kiến thức toán cho các em theo hình thức nhẹ nhàng, học mà chơi, chơi mà học. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với những áp lực từ công việc, từ cuộc sống đã khiến nhiều phụ huynh rất ít thời gian ở bên con, nhiều đứa trẻ có thể bị rơi vào trạng thái cô đơn trong chính ngôi nhà của mình nên vi ệc tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ là vô cùng cần thiết, trong đó có một phần trách nhiệm của các thầy cô. Bởi vậy, tôi thường t ạo những sân chơi cho các em thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc bi ệt là những trò chơi toán học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ góp phần tạo được hứng thú cho học sinh mà còn làm cho tình cảm giữa cô với trò, trò với trò ngày thêm gắn kết. Không chỉ những thời gian trên lớp mà ngay cả khi ở nhà tôi đã thực sự trở thành người mẹ thứ hai của các em. 4. Hiệu quả đạt được. 4.1. Điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng biện pháp - Giáo viên tích cực áp dụng hình thức thư khen. - Giáo viên sử dụng phương pháp học thông qua chơi làm khơi dậy bản năng tìm tòi, khám phá và liên tục học hỏi ở học sinh. Học sinh được kết hợp với bạn khám phá tìm ra kiến thức mới. - Giáo viên sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các bài giảng giúp học sinh nắm bắt nhanh được ki ến thức. 4.2. Lợi ích thu được khi áp dụng biện pháp * Đối với giáo viên: - Tôi đã có thêm kinh nghiệm tạo hứng thú học toán cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học toán. - Các tiết học toán của lớp tôi diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi, hấp dẫn góp phần xây dựng lên những giờ học hạnh phúc. - Nhận được sự tin tưởng và ủng hộ cao của phụ huynh. * Đối với học sinh: - Năm học 2023 - 2024, biết mình được phân công chuyên môn dạy lớp 1. Sau những buổi đầu rèn nề nếp, tôi cho học sinh làm khảo sát nhanh để thăm dò mức độ hứng thú với môn Toán. Với kết quả số liệu thăm dò ở trên tôi đã tổng hợp. Tôi bắt tay vào viết và áp dụng biện pháp vào quá trình dạy học môn Toán. Và khi đã áp dụng biện pháp thì tôi theo dõi,quan sát thái độ của học sinh để nắm bắt tình hình.Từ đócó thể khắc phục, bổ sung hoàn thiện biện pháp của mình. * Từ đầu năm học đến giữa học kì I: - Gần hai tháng khi áp dụng biện pháp trình bày ở mục 3. Học sinh rất thích những thư khen mà tôi làm vì có hình ảnh màu sắc bắt mắt và có thể lưu giữ làm động lực cố gắng. Trong một tiết học Toán khi tôi tổ chức hoạt động học thông qua trò chơi vận động tôi quan sát và nắm bắt được rằng các em không còn uể oải mệt mỏi như trước mà là hào hứng tham gia và tìm hiểu kiến thức mới. Thực trạng học môn Toán ở lớp tôi đã có khởi sắc, thể hiện qua đánh giá thường Nội dung Sĩ số Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện biện biện pháp (Đầu năm pháp (Cuối học kì I ) học) SL TL% SL TL% Rất thích 6 17,2 % 21 60,0 % Thích 7 20,0 % 12 34,3 % 35 Bình thường 13 37,1% 2 5,7 % Không thích 9 25,7 % 0 0 Bảng so sánh kết quả tham dò mức độ hứng thú học Toán Trước và sau khi thực hiện biện pháp(Đầu năm học đến cuối học học kì I). Căn cứ vào số liệu ở bảng so sánh khảo sát thăm dò mức độ hứng thú học Toán mà tôi tổng hợp được. Có thể thấy được tỉ lệ học sinh rất thích học toán tăng lên 46,9%, tỉ lệ học sinh thích học toán tăng 9,4 %, và quan trọng hơn cả là tỉ lệ học sinh không hứng thú với môn toán là 0%. Điều này cho thấy rằng những biện pháp được khảo nghiệm trong thời gian qua có tính khả thi rất cao. Điều này thôi thúc tôi tiếp tục nghiên cứu và sẽ có nhiều định hướng tiếp theo ở học kì II năm học 2023 - 2024 và nhiều năm học kế tiếp. Bản thân tôi đánh giá biện pháp không cần tốn quá nhiều chi phí đầu tư, việc thực hiện chủ yếu thông qua sự chủ động của giáo viên và học sinh nên tôi tin tưởng đạt được hiệu quả cao khi áp dụng ở bất cứ trường học trên địa bàn nào. 5. Lợi ích đem lại. Biện pháp đã được tôi áp dụng trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1A4. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế áp dụng, tôi thấy đây là một biện pháp phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Tiểu học. Các biện pháp phù hợp với mọi đối tượng học sinh và có thể áp dụng để tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1 và các khối khác ở trường Tiểu học Tự Nhiên, ngoài ra có thể mở rộng áp dụng với học sinh tiểu học trên cả nước. chép nội dung của người khác Thường Tín, ngày 20 tháng 3 năm 2024 Người viết Nguyễn Thị Thúy
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_mon_toan_ch.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú học môn Toán cho học sinh Lớp 1 - bộ sách Cánh Diều.pdf