Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 (theo bộ sách Cánh diều)
Giáo dục tiểu học là bước giáo dục cơ bản và quan trọng nhất trong nền giáo dục, giai đoạn định hình tính cách và tư duy cho các em học sinh. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là tạo một môi trường tốt nhất để học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ về kĩ năng sống. Ở giai đoạn này tất cả các môn học đều có tầm quan trọng như nhau. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu như môn Toán rèn luyện cho các em về khả năng tính toán tư duy logic thì với môn Tự nhiên và xã hội sẽ giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới quan, hình thành tình yêu, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên – gia đình – xã hội. Môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và khối lớp 3 nói riêng có vai trò hết sức quan trọng với học sinh. Thông qua môn học này, các em có thêm những kiến thức về tự nhiên, xã hội như hiểu biết về con người, sức khoẻ, hiểu biết về một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 với thời lượng 70 tiết. Môn học Tự nhiên và Xã hội nhằm giúp học sinh học tập đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Môn Tự nhiên và Xã hội nhấn mạnh các quan điểm như tích hợp những nội dung liên quan đến thế giới Tự nhiên và Xã hội. Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề theo hướng mở rộng và nâng cao. Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập bằng cách giúp các em đặt câu hỏi, tham gia những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa để tìm kiếm câu trả lời. Hướng dẫn học sinh thể hiện việc học tập của cá nhân và thông qua các nhóm các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng những điều đã học vào đời sống. Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy thực tế. tôi xin đề xuất “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh” để giúp các em học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 (theo bộ sách Cánh diều).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 (theo bộ sách Cánh diều)
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................3 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................4 3. Thực trạng ban đầu......................................................................................7 4. Giải pháp thực tiễn.......................................................................................8 5. Hiệu quả của sáng kiến...............................................................................16 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................19 1. Kết luận.......................................................................................................19 2. Khuyến nghị...............................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................22 2. Mục đích nghiên cứu + Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong hệ thống giáo dục + Giúp các em học sinh học tập môn học Tự nhiên và xã hội tốt hơn. Hình thành cho các em niềm yêu thích môn học từ đó các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát huy toàn diện năng lực, khả năng thực hành áp dụng lý thuyết vào cuộc sống + Giúp thầy cô có thêm phương pháp giảng dạy môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 đạt hiệu quả cao. + Nhận được ý kiến trao đổi, chia sẻ từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh; điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại cho hoàn thiện hơn. + Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hoàn thiện mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp giúp các em học sinh lớp 3 chủ động tích cực hơn trong các tiết học môn Tự nhiên và xã hội. Các biện pháp được nghiên cứu và áp dụng trực tiếp vào các bài học trong sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 của bộ sách Cánh diều. Học sinh lớp 3C trường tiểu học Ngũ Hiệp Năm học: 2022 - 2023 4. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. em học sinh phát huy tính tích cực là yếu tố cực kì quan trọng trong hoạt động đổi mới giáo dục. Với mục tiêu của “Đẩy mạnh chất lượng giáo dục” dạy học ở môn Tự nhiên và xã hội mà có thể vận dụng linh hoạt cho tất cả các môn học nhằm tạo hứng thú học tập, thúc đẩy tinh thần, tính tích cực, chủ động sáng tạo, giúp học sinh cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Các biện pháp giúp phát huy tính tích cực trong học tập, với mong muốn giúp cho các em học sinh được phát triển toàn diện. Từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số “biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn tự nhiên và xã hội lớp 3” dựa theo bộ sách Cánh diều để từ đó giúp cho các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn và chủ động sáng tạo hơn trong học tập cũng như đào tạo cho các em những kĩ năng cơ bản cần có trong cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận đã có những chia sẻ về chương trình sách giáo khoa ở nước ta trước đây được xây dựng theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, thiết kế những môn học ở các trường phổ thông cũng tựa như các lĩnh vực khoa học ngoài đời. Điều đó dẫn tới kiến thức trong sách giáo khoa chủ yếu là kiến thức khoa học, nặng tính hàn lâm, xa rời cuộc sống. Trong khi đó, kiến thức khoa học của loài người tăng rất nhanh, chỉ 4 đến 5 năm đã tăng gấp đôi về lượng kiến thức. Do vậy, phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều cổ điển không thể đáp ứng được yêu cầu. Vì lẽ đó, chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 3 trong đó có môn Tự nhiên và xã hội được triển khai trong năm học 2022-2023. Chương trình và sách giáo khoa mới đảm bảo tính hiện đại, hội nhập và tạo được sự chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục. Với định hướng này thì phương pháp dạy truyền thống đã không còn thích hợp để áp dụng. Để giúp các em nhanh chóng theo kịp chương trình sách mới, các thầy cô nên kết hợp việc giảng dạy với các biện pháp giúp phát huy tính tích cực của các em học sinh từ đó các em học tập dễ dàng hơn và phát triển toàn diện hơn. 3. Em thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn trong 15/49 33,6 34/49 66,4 nhóm. 4. Lớp em thường xuyên phát biểu xây dựng bài trong giờ học môn 10/49 20,4 39/49 79,6 Tự nhiên và Xã hội. * Nguyên nhân chủ quan: + Đối với học sinh : - Nhận thức của học sinh chưa đồng đều. - Chưa coi trọng môn Tự nhiên và Xã hội, chỉ chú trọng các môn học đánh giá bằng điểm số. + Đối với giáo viên: - Việc giảng dạy của giáo viên đôi khi chưa phát huy hết được tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em. - Trong quá trình tổ chức dạy học cho học sinh chưa thật sự linh hoạt. - Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên đôi lúc chưa quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh. * Nguyên nhân khách quan: - Vốn hiểu biết của một số em còn hạn chế nên nhiều khi không trả lời được câu hỏi, trả lời không chính xác dẫn đến việc các em rụt rè, mất tự tin. - Chính vì việc không yêu thích môn học, học tập đối phó của học sinh và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp của thầy cô dẫn đến chất lượng học môn Tự nhiên và xã hội của các em học sinh rất kém. 3- Thực trạng ban đầu 3.1. Giáo viên: *Thuận lợi: - Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh tiểu học vv cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. - Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc 4. Giải pháp thực hiện Với định hướng rèn luyện cho các em học sinh tính chủ động học tập, sáng tạo tư duy và phát triển năng lực toàn diện tôi xin đưa ra một số biện pháp phát huy tính tích cực của các em. Biện pháp 1: Đa dạng hóa nội dung bài giảng thông qua các hình ảnh, video sinh động, trực quan để gợi mở và hướng dẫn học sinh Nội dung: Ở bậc tiểu học, tâm lý của các em học sinh còn thích vui chơi hơn là học tập. Thường thì những bài giảng lý thuyết sẽ khiến các em trở nên nhàm chán, mất tập trung. Bên cạnh đó đối với môn học Tự nhiên và xã hội là môn học tích hợp những kiến thức thực tế cuộc sống, có những phần kiến thức nếu chỉ giảng bằng lời sẽ khô khan trừu tượng, tuy nhiên nếu các thầy cô tích hợp thêm các hình ảnh video sinh động sẽ thu hút các em vào bài giảng giúp các thầy cô giảng dạy dễ dàng hơn. Ngoài ra hình ảnh mang tính trực quan, sinh động, cụ thể; giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng nhận thức và hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức với môn Tự nhiên và xã hội. Ví dụ 1: Bài 1 “Họ hàng nội, ngoại” trang 6 – Tự nhiên và xã hội sách Cánh diều em dễ dàng hiểu về ý nghĩa của những ngày kỉ niệm và ngày ấy sẽ được gia đình tổ chức như thế nào. Ý nghĩa biện pháp: Việc sử dụng hình ảnh, video trong giảng dạy nói chung và với môn Tự nhiên và xã hội nói riêng đóng vai trò cực kì quan trọng. Khi tôi áp dụng biện pháp này, lớp học của tôi đã thay sự im lặng áp lực bằng những hình ảnh âm thanh sinh động giúp cho các em học tập sôi nổi hơn. Khi tôi chiếu các video, 100% các em học sinh tập trung chăm chú xem với vẻ mặt rất hào hứng và thích thú. Không những ghi nhớ bài học một cách tự nhiên mà các em còn ghi nhớ rất lâu về kiến thức bài giảng. Bản thân tôi cũng thường kết hợp việc cho các em xem video và đặt câu hỏi kèm những phần quà hấp dẫn để thu hút học sinh. Từ đó giúp các em tích cực chủ động trả lời câu hỏi, tư duy sáng tạo trong tiết học. Biện pháp 2: Vận dụng kĩ thuật "Trình bày một phút" vào các tiết dạy để giúp học sinh nắm được nội dung bài học ngay trên lớp Nội dung: Kỹ thuật “trình bày một phút” là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Kĩ thuật trình bày một phút hay còn được gọi là kỹ thuật khăn trải bàn. Vốn dĩ trong một tiết học có rất nhiều những lời giảng của thầy cô, những hình ảnh,... mà các em học sinh được nghe được nhìn. Nếu như các thầy cô không có bước cô đọng kiến thức sẽ khiến các em học sinh bị nhiễu loạn thông tin và không phân biệt được những kiến thức nào cần nhớ. Và ngược lại các em không nói ra những kiến thức mà các em tiếp nhận được thì các thầy cô cũng sẽ không nắm được học sinh của mình đã hiểu bài học đến đâu để có phương án điều chỉnh tốt nhất. Với kỹ thuật trình bày một phút sẽ giúp cho các em học sinh tích cực hơn trong giao tiếp, phát triển khả năng tư duy logic, khái quát hoá vấn đề. Cách thức triển khai: Với kỹ thuật trình bày một phút, sau giai đoạn giảng dạy kiến thức, thầy cô đặt ra câu hỏi và phân nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm. Các nhóm sẽ cùng thảo luận và ghi ý kiến của từng bạn sau đó ghi ý kiến tổng hợp của cả nhóm ra giấy theo mô hình khăn trải bàn. Sau khi hoàn thành thầy cô Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả của việc học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh Nội dung: Học nhóm cách thức học tập của nhóm người có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ với nhau để cùng nhận dạng, phân tích các vấn đề trong môn học đặt ra, từ đó lĩnh hội, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học. Việc học nhóm sẽ giúp các em học sinh gia tăng được năng lực tích cực để những giờ học trở nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc nhìn thấy được sự tiến bộ và thành tích mà những người bạn của mình đã đạt được sẽ giúp cho trẻ trở nên nỗ lực hơn rất nhiều. Học nhóm đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát huy tính tích cực của các bạn học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Ví dụ 1: Bài 4 “ Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở” – Trang 18 Tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ sách Cánh diều Cách thức triển khai: Trong bài giữ gìn vệ sinh nhà ở các thầy cô áp dụng biện pháp học tập nhóm. Các thầy cô chuẩn bị những hình ảnh về việc giữ gìn vệ sinh nhà ở và chia lớp thành 4 nhóm, mỗi tổ là 1 nhóm. Mỗi nhóm sẽ bốc Cách thức triển khai : Các thầy cô chuẩn bị những ô chữ tên như trên ảnh và chia lớp thành 4 nhóm, mỗi tổ là 1 nhóm. Nhiệm vụ mỗi nhóm là ghép tên các hoạt động nông nghiệp sao cho phù hợp với các sản phẩm nông nghiệp. 4 nhóm sẽ thi đua với nhau nhóm nào ghép nhanh và chính xác nhất sẽ giành được phần quà từ giáo viên. Minh chứng: Qua quá trình tổ chức cho các em học sinh thảo luận nhóm trong các tiết học, lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức từ giáo viên các em còn được học hỏi thêm từ bạn bè của mình. Việc trao đổi với các bạn cũng giúp giờ học môn Tự nhiên và xã hội của các em được thoải mái và năng động. hơn từ đó giúp các em phát triển toàn diện cả về tri thức lẫn kĩ năng. Việc học tập nhóm đã gián tiếp tạo cơ hội cho các em học sinh được tư duy sáng tạo, tích cực hơn trong học tập và giúp các em gắn bó đoàn kết với nhau hơn. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh chủ động xây dựng sơ đồ tư duy để nắm vững nội dung chính của bài học Nội dung: Sơ đồ tư duy là phương pháp ghi chép nhanh chóng, tận dụng khả năng nghe, nhìn, xử lý thông tin và hệ thống hóa chúng lại. Trong học tập sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp sử dụng những ký hiệu, hình ảnh sinh động Cách thức thực hiện: Trước tiên các thầy cô củng cố lại kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy lên bảng. Sau đó các khung đặt dấu hỏi chấm các thầy cô sẽ mời các bạn lên bảng điền nội dung phù hợp. Sau khi các bạn đã nắm rõ cách làm các thầy cô xóa bảng và yêu cầu các em học sinh tự mình vẽ sơ đồ tư duy kiến thức về động vật và thực vật theo ý hiểu và theo trí nhớ của các em. Minh chứng: Sau một thời gian áp dụng, hiện tại trên 90% các em học sinh lớp tôi thành thạo việc vẽ sơ đồ tư duy. Tôi khuyến khích các em vẽ sơ đồ tư duy để lấy điểm thưởng và sẽ hướng dẫn các em vẽ sơ đồ tư duy tuy đơn giản nhưng đủ ý và sinh động nhiều màu sắc. Qua đó giúp các em rèn luyện tính tự giác chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, giúp các em ghi nhớ bài học lâu hơn và nâng cao khả năng tư duy logic. 3. Em thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn trong 40/49 81,6 9/49 18,4 nhóm. 4. Lớp em thường xuyên phát biểu xây dựng bài trong giờ học môn 40/49 81,6 9/49 18,4 Tự nhiên và Xã hội. Kết quả này là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp giúp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn học Tự nhiên và xã hội. Tôi mong các thầy cô sẽ áp dụng phương pháp này một cách phù hợp nhất trong tất cả các môn học để đạt được chất lượng dạy và học tốt nhất. với phương pháp dạy học tích cực, đòi hỏi tôi luôn luôn tương tác với học sinh để trao đổi, bàn luận và tìm ra phương pháp xử lý vấn đề. Qua đó, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng trở nên gần gũi hơn. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với nhà trường và các cấp quản lí: Cần quan tâm giúp đỡ giáo viên bằng các hình thức như: + Cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan đến bộ môn. + Tăng cường cho giáo viên dự giờ trong khối chuyên môn để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn. - Cần có các buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng để giáo viên có thể học hỏi,trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2.2. Đối với giáo viên: Qua thời gian nghiên cứu cũng như áp dụng thực tế, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm giúp cho việc áp dụng biện pháp phát huy tính tích cực trong học tập đem lại hiệu quả cao nhất. + Thầy cô nghiên cứu cân nhắc để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất với bài giảng của mình + Thiết kế bài giảng đa dạng phong phú, gần gũi và phù hợp với nội dung kiến thức bài học + Chuẩn bị kĩ lưỡng các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình,...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, máy tính,...) và tài liệu dạy học cần thiết cho bài giảng + Cân đối nội dung kiến thức cũng như các hoạt động định tổ chức sao cho phù hợp với thời gian tiết học + Các thầy cô thường xuyên động viên khuyến khích, học sinh giúp các em tự tin hơn, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức. + Giám sát chặt chẽ yêu cầu các em học sinh nghiêm túc tham gia trò chơi hay khi làm việc nhóm, tránh việc các em làm việc riêng không chú ý đến bài giảng. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến này và việc thực hiện những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Hy vọng sáng kiến kinh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 3, NXB GD 2. Sách giáo viên Tự nhiên và Xã Hội lớp 3, NXB GD 3. Đức, T. K. (2006). Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội. 4. Tuấn, M. S. (2022). Tự nhiên và xã hội lớp 3: sách học sinh Retrieved from Sách Cánh diều 5. Phạm, T. Đ. (2015). Vận dụng kĩ thuật" Khăn trải bàn" trong dạy học tự nhiên-xã hội ở tiểu học. 6. Bùi, T. T. P. (2016). Thiết kế trò chơi học tập môn tự nhiên và xã hội lớp 3 với sự hỗ trợ của VBA Powerpoint (Doctoral dissertation, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng). 7. Anh, P. P. (2015). Chiến lược DARTS với việc rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp 3 thông qua các bài tập Tự nhiên và Xã hội ở một số tài liệu. Tạp chí Khoa học, (3 (68)), 66.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_h.doc
- Đơn yêu cầu công nhận SKKN.docx
- Phiếu nhận xét đánh giá SKKN.docx