Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 (Bộ sách Cánh diều)
Giáo dục tiểu học là bước giáo dục cơ bản và quan trọng nhất trong nền giáo dục, giai đoạn định hình tính cách và tư duy cho các em học sinh. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là tạo một môi trường tốt nhất để học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ về kĩ năng sống. Ở giai đoạn này tất cả các môn học đều có tầm quan trọng như nhau. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu như môn Toán rèn luyện cho các em về khả năng tính toán tư duy logic thì với môn Tự nhiên và xã hội sẽ giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới quan, hình thành tình yêu, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên – gia đình – xã hội. Môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và khối lớp 3 nói riêng có vai trò hết sức quan trọng với học sinh. Thông qua môn học này, các em có thêm những kiến thức về tự nhiên, xã hội như hiểu biết về con người, sức khoẻ, hiểu biết về một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục luôn luôn có động thái đổi mới để phù hợp với học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. Hầu hết các thầy cô khi nghiên cứu các phương pháp dạy học đều đặt ra mục tiêu giúp cho học sinh của mình chủ động tích cực hơn trong học tập. Một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy tinh thần học tập của các em học sinh đó là phương pháp phát huy tính tích cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Đây cũng là một phương pháp hướng tới mục tiêu học đi đôi với hành. Đối với môn học Tự nhiên và xã hội đòi hỏi giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền tải kiến thức cho học sinh mà còn giúp các em biết vận dụng các kiến thức đó vào đời sống thực tế. Chính vì vậy phương pháp dạy học tích cực rất cần thiết trong việc giảng dạy môn học Tự nhiên và xã hội đặc biệt là khối lớp 3. Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy thực tế. tôi xin đề xuất “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh” để giúp các em học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 (theo bộ sách Cánh diều).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 (Bộ sách Cánh diều)
A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục tiểu học là bước giáo dục cơ bản và quan trọng nhất trong nền giáo dục, giai đoạn định hình tính cách và tư duy cho các em học sinh. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là tạo một môi trường tốt nhất để học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ về kĩ năng sống. Ở giai đoạn này tất cả các môn học đều có tầm quan trọng như nhau. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu như môn Toán rèn luyện cho các em về khả năng tính toán tư duy logic thì với môn Tự nhiên và xã hội sẽ giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới quan, hình thành tình yêu, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên – gia đình – xã hội. Môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và khối lớp 3 nói riêng có vai trò hết sức quan trọng với học sinh. Thông qua môn học này, các em có thêm những kiến thức về tự nhiên, xã hội như hiểu biết về con người, sức khoẻ, hiểu biết về một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục luôn luôn có động thái đổi mới để phù hợp với học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. Hầu hết các thầy cô khi nghiên cứu các phương pháp dạy học đều đặt ra mục tiêu giúp cho học sinh của mình chủ động tích cực hơn trong học tập. Một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy tinh thần học tập của các em học sinh đó là phương pháp phát huy tính tích cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Đây cũng là một phương pháp hướng tới mục tiêu học đi đôi với hành. Đối với môn học Tự nhiên và xã hội đòi hỏi giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền tải kiến thức cho học sinh mà còn giúp các em biết vận dụng các kiến thức đó vào đời sống thực tế. Chính vì vậy phương pháp dạy học tích cực rất cần thiết trong việc giảng dạy môn học Tự nhiên và xã hội đặc biệt là khối lớp 3. Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy thực tế. tôi xin đề xuất “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh” để giúp các em học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 (theo bộ sách Cánh diều). 1 | 2 4 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, coi “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học cực kì quan trọng, đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, tạo tiền đề để thực hiện chiến lược “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Cùng với các môn học khác và hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và với khối lớp 3 nói riêng là là sự tổng hoà kiến thức về thế giới quan. Môn học này không chỉ quan trọng về mặt tri thức mà còn rèn luyện về phẩm chất, kĩ năng cho các em học sinh. Do đó việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và xã hội là điều hết sức cần thiết cho quá trình giảng dạy – học tập của giáo viên và học sinh. Trong nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Mục tiêu của việc đổi mới là giúp các em học sinh trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo để tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu tôi nhận thấy việc giúp các em học sinh phát huy tính tích cực là yếu tố cực kì quan trọng trong hoạt động đổi mới giáo dục. 3 | 2 4 sinh còn đang chú trọng môn Toán, Tiếng việt và chỉ coi môn Tự nhiên và xã hội là môn học phụ nên có phần lơ là. Trước tiết học các thầy cô chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho bài học, chỉ giảng dạy cho học sinh theo lối truyền thống sơ sài mà không có các công cụ giúp cho bài giảng sinh động phong phú. Việc học sinh học theo phương pháp truyền thống không có sự tương tác, chỉ chép đầy đủ nội dung theo yêu cầu và về nhà học thuộc đã vô tình tạo ra nhiều lỗ hổng trong giáo dục. Đối với các em học sinh do còn đang ở độ tuổi vui chơi nên chưa có được sự chủ động, tập trung cho bài học của mình. Hầu hết các em cũng nghĩ môn Tự nhiên và xã hội không quan trọng nên học tập đối phó, không có sự tư duy sáng tạo cho môn học. Khi đón các em học sinh từ lớp 2 lên lớp 3, tôi đã cho các em điền vào phiếu khảo sát về mức độ yêu thích môn học Tự nhiên và xã hội và thống kê được kết quả như sau: Có Không Câu hỏi Số lượng % Số lượng % 1. Em thích học môn Tự nhiên và 20/42 47,6 22/42 52,4 Xã hội hay không? 2. Em cảm thấy giờ học phân môn Tự nhiên và Xã hội có lôi cuốn và 18/42 42,9 24/42 57,1 hấp dẫn không? 3. Em thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn trong 19/42 45,2 23/42 54,8 nhóm. 4. Lớp em thường xuyên phát biểu xây dựng bài trong giờ học môn Tự 19/42 45,2 23/42 54,8 nhiên và Xã hội. 5 | 2 4 ☐ Không làm gì? ☐ Cùng tham gia chơi trò chơi đó. ☐ Báo cho thầy cô giáo và người lớn biết. ☐ Khuyên bạn không nên chơi trò chơi đó. Phần 2: Tự luận (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ. cho phù hợp. Tủy sống, cột sống, hộp sọ, các dây thần kinh, dây thần kinh não, dây thần kinh tuỷ, não. a) Cơ quan thần kinh gồm có: và b) Não được bảo vệ trong. Từ não có một số dây thần kinh đi thẳng tới các cơ quan của cơ thể và ngược lại. Những dây thần kinh đó được gọi là các c) Tủy sống nằm trong. Từ tuỷ sống có rất nhiều dây thần kinh đi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và ngược lại. Những dây thần kinh đó được gọi là các. Câu 2: (2 điểm) Để phòng tránh bệnh thấp tim, chúng ta cần làm gì? Câu 3: (1 điểm) Kể tên 2 hoạt động nông nghiệp mà em biết. Nêu lợi ích của các hoạt động đó? Kết quả điểm bài kiểm tra khảo sát môn Tự nhiên và xã hội của như sau: Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Tổng số Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ học lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % sinh 42 14 33,3 20 47,6 8 19,1 0 0 7 | 2 4 Cách thức triển khai: Các thầy cô chuẩn bị video về các đoạn hội thoại trong gia đình cho các em học sinh xem và đặt câu hỏi để các em trả lời về tình tiết trong đoạn video clip. Thông qua video các thầy cô có thể gián tiếp để giới thiệu về bài giảng, thu hút các em học sinh bằng những hình ảnh sinh động. Các em xem video dễ hình dung kiến thức ngoài ra cần tập trung để trả lời câu hỏi của giáo viên từ đó các em được tư duy, được phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của bản thân mình. Ví dụ 2: Bài 2 “Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình” – Trang 10 Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều 9 | 2 4 video, 100% các em học sinh tập trung chăm chú xem với vẻ mặt rất hào hứng và thích thú. Không những ghi nhớ bài học một cách tự nhiên mà các em còn ghi nhớ rất lâu về kiến thức bài giảng. Bản thân tôi cũng thường kết hợp việc cho các em xem video và đặt câu hỏi kèm những phần quà hấp dẫn để thu hút học sinh. Từ đó giúp các em tích cực chủ động trả lời câu hỏi, tư duy sáng tạo trong tiết học. Biện pháp 2: Vận dụng kĩ thuật "Trình bày một phút" vào các tiết dạy để giúp học sinh nắm được nội dung bài học ngay trên lớp Nội dung: Kỹ thuật “trình bày một phút” là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Kĩ thuật trình bày một phút hay còn được gọi là kỹ thuật “khăn trải bàn”. Vốn dĩ trong một tiết học có rất nhiều những lời giảng của thầy cô, những hình ảnh, ... mà các em học sinh được nghe được nhìn. Nếu như các thầy cô không có bước cô đọng kiến thức sẽ khiến các em học sinh bị nhiễu loạn thông tin và không phân biệt được những kiến thức nào cần nhớ. Và ngược lại các em không nói ra những kiến thức mà các em tiếp nhận được thì các thầy cô cũng sẽ không nắm được học sinh của mình đã hiểu bài học đến đâu để có phương án điều chỉnh tốt nhất. Với kỹ thuật trình bày một phút sẽ giúp cho các em học sinh tích cực hơn trong giao tiếp, phát triển khả năng tư duy logic, khái quát hoá vấn đề. Cách thức triển khai: Với kỹ thuật trình bày một phút, sau giai đoạn giảng dạy kiến thức, thầy cô đặt ra câu hỏi và phân nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm. Các nhóm sẽ cùng thảo luận và ghi ý kiến của từng bạn sau đó ghi ý kiến tổng hợp của cả nhóm ra giấy theo mô hình khăn trải bàn. Sau khi hoàn thành thầy cô kiểm tra ý kiến của các em học sinh để xem các em đã nắm rõ kiến thức bài học chưa, nếu có phần các em còn chưa hiểu các thầy cô có thể kịp thời củng cố lại kiến thức cho các em. 11 | 2 4 Hệ thống câu hỏi đặt ra cho các em học sinh: + Trường ta thành lập ngày tháng năm nào? + Trường ta có những thành tích gì? + Ý nghĩa tên trường? + Ai là hiệu trường đầu tiên của trường ta? + Ai là hiệu trưởng hiện tại ở trường ta? + Trường mình có điểm gì nổi bật mà các em thích nhất? Minh chứng: Việc áp dụng kỹ năng thuyết trình một phút đã giúp các em học sinh lớp tôi học môn Tự nhiên và xã hội dễ dàng hơn. 1 bài học các em được học thành 3 lần: học trước bài ở nhà, học trên lớp và cùng cố lại kiến thức. Sau một thời gian áp dụng, tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ của các em trước khi bắt đầu bài học mới và các em nhớ bài rất kĩ, đặc biệt là nhớ theo cách hiểu bài chứ không phải là nhớ máy móc. Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả của việc học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh Nội dung: Học nhóm cách thức học tập của nhóm người có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ với nhau để cùng nhận dạng, phân tích các vấn đề trong môn 13 | 2 4 Sau khi hết thời gian thảo luận nhóm các thầy cô mời các nhóm cử đại diện lên thuyết trình về bức ảnh. Các thầy cô có thể hỏi kèm một số câu hỏi như: những việc làm trên có ý nghĩa gì, vì sao cần giữ gìn vệ sinh nhà ở, ngoài những việc trên em có thể làm thêm công việc gì để giữ gìn vệ sinh nhà ở, Ví dụ 2: Bài 9 “Hoạt động sản xuất nông nghiệp” – Trang 43 Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều 15 | 2 4 hoạt động mang tính chất vui chơi giải trí, nhưng xây dựng nội dung dựa trên kiến thức của bài học. Môn tự nhiên và xã hội lớp 3 tuy kiến thức rất gần gũi với đời sống của các em học sinh nhưng nếu để diễn tả bằng lời sẽ rất khô khan và nhàm chán. Bằng cách tổ chức các trò chơi sẽ thu hút các em học sinh, đẩy mạnh phong trào học tập, tăng khả năng tư duy sáng tạo khiến cho các em học tập và ghi nhớ kiến thức một cách vừa tự nhiên vừa hiệu quả. Ví dụ 1: Bài 10 “Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công” Trang 48 Tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ sách Cánh diều tập 1. Cách thức triển khai: Các thầy cô chuẩn bị một tờ giấy to ghi các công việc về hoạt động sản xuất công nghiệp rồi dán lên bảng. Sẽ có 5 học sinh tham gia trò chơi. Khi các thầy cô đọc đến tên hoạt động nào các bạn sẽ nhanh tay chạy lên khoanh vào tên hoạt động đó. Bạn nào khoanh được nhiều nhất là người chiến thắng. Minh chứng: Tổ chức trò chơi học tập giúp các em học sinh được “học mà chơi, chơi mà học”. Bên cạnh những tiết giảng bài đơn thuần tôi kết hợp những 17 | 2 4 Cách thức thực hiện: Trước tiên các thầy cô củng cố lại kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy lên bảng. Sau đó các khung đặt dấu hỏi chấm các thầy cô sẽ mời các bạn lên bảng điền nội dung phù hợp. Sau khi các bạn đã nắm rõ cách làm các thầy cô xóa bảng và yêu cầu các em học sinh tự mình vẽ sơ đồ tư duy kiến thức về động vật và thực vật theo ý hiểu và theo trí nhớ của các em. Minh chứng: Sau một thời gian áp dụng, hiện tại trên 90% các em học sinh lớp tôi thành thạo việc vẽ sơ đồ tư duy. Tôi khuyến khích các em vẽ sơ đồ tư duy để lấy điểm thưởng và sẽ hướng dẫn các em vẽ sơ đồ tư duy tuy đơn giản nhưng đủ ý và sinh động nhiều màu sắc. Qua đó giúp các em rèn luyện tính tự giác chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, giúp các em ghi nhớ bài học lâu hơn và nâng cao khả năng tư duy logic. 19 | 2 4 a) Buổi sáng sớm không khí thường trong lành, chứa nhiều khí ô xi, ít khói bụi. b) Thở sâu vào buổi sáng sớm sẽ hít thở được không khí sạch, hấp thụ được nhiều khí ôxi vào máu, thải được nhiều khí cac bon nic ra ngoài qua phổi. c) Cả 2 ý trên. Câu 3: Hàng ngày em làm gì để giữ sạch mũi, họng? a) Cần lau sạch mũi. b) Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các loại thuốc sát trùng khác. c) Cả 2 ý trên. Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến bệnh lao phổi? a) Do bị nhiễm lạnh b) Do một loại vi khuẩn gây ra c) Do biến chứng của một số bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi...) d) Do nhiễm trùng đường hô hấp Câu 5. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? a) Giữ ấm cơ thể. Giữ vệ sinh mũi họng. b) Ăn uống đủ chất. Tập thể dục thường xuyên. c) Giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí tránh gió lùa. d) Thực hiện tất cả ý trên. Câu 6. Cơ quan thần kinh gồm: a) Não, tuỷ sống và các dây thần kinh. b) Não, các dây thần kinh. c) Não, hộp sọ, và các dây thần kinh. II. PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1: Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ trống cho phù hợp: (Chất thải, ô nhiễm, mầm bệnh) a) Phân và nước tiểu là............ của quá trình tiêu hóa và bài tiết. b) Phân và nước tiểu có mùi hôi thối, chứa nhiều..............và gây............. môi trường xung quanh. 21 | 2 4 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một thời gian áp dụng các biện pháp dạy học tích cực tôi rất vui mừng vì học sinh lớp tôi đã có sự thay đổi tích cực về chất lượng học tập. Một giờ học áp dụng phương pháp dạy học tích cực, các em thấy mình là trung tâm và mình được học, được tiếp nhận kiến thức chứ không phải bị ép buộc. Trong giờ học, học sinh sẽ chủ động chia sẻ những ý kiến, kiến thức của mình. Vì vậy khi bước vào giờ học, các em luôn có tinh thần thoải mái, thái độ đón nhận kiến thức một cách tích cực và hạnh phúc vì được thể hiện bản thân mình. Nhờ đó khả năng ghi nhớ, tiếp nhận kiến thức mới cũng cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, phương pháp này đã giúp các em tự tin hơn, thể hiện được bản thân và phát huy nhiều khả năng tiềm ẩn bên trong. Khi ở trong vai trò là người chủ động để tiếp nhận kiến thức trong các giờ học, các em sẽ có nhiều cơ hội để khám phá bản thân, hiểu được mình đang ở đâu và cần làm gì, trở nên tự tin, có trách nhiệm với bản thân, từ đó kích thích khả năng và sự sáng tạo bên trong. Qua việc áp dụng biện pháp này cho học sinh lớp mình tôi thấy được các em đã thực sự biến kiến thức sách vở thành tri thức của bạn thân mình. Đó là yếu tố quan trọng nhất giúp các em học tập môn Tự nhiên và xã hội tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết và vận dụng những kiến thức được học vào đời sống. Phương pháp phát huy tính tích cực không chỉ giúp ích cho học sinh mà còn giúp ích cho một giáo viên như tôi. Mỗi ngày, khi xây dựng giờ học theo phương pháp dạy học tích cực cần thực sự chuyên tâm cập nhật kiến thức, để có thể giải đáp mọi thắc mắc của học sinh. Không chỉ còn kiến thức trong sách vở, những học sinh thật sự tích cực với giờ giảng, có thể liên hệ, mở rộng kiến thức thành nhiều vấn đề mới hơn. Và áp lực này chính là động lực giúp tôi nâng cao kiến thức, chuyên môn của mình. Nhờ thúc đẩy tinh thần học tập hăng hái cho các em học sinh đã tăng sự tương tác giữa tôi và các em học sinh của mình. Thường thì theo phương pháp giảng dạy truyền thống, thầy cô sẽ thuyết trình và học sinh ghi chép và việc tiếp nhận kiến thức mang tính một chiều. Nhưng đối 23 | 2 4
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_h.docx