Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học dạng Toán Lớp 4 tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

I. Lí do chọn đề tài

Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Cùng với các môn học khác, môn Toán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Từ vai trò đó, đặt ra cho mỗi giáo viên yêu cầu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học môn Toán, nhằm góp phần hình thành phẩm chất và năng lực học sinh theo mục tiêu giáo dục hiện nay.

Bản thân tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 4 trong nhiều năm liền. Trong chương trình môn toán lớp 4, tôi nhận thấy dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó rất quan trọng, dạng toán này không chỉ được học ở lớp 4 mà còn được vận dụng nhiều ở các lớp học trên, kiến thức này được vận dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống. Tổ chức dạy học dạng toán này như thế nào cho hiệu quả, đạt được mục tiêu giáo dục là vấn đề đặt ra cho bản thân tôi.

II. Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất: Đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: dạy học được tổ chức dưới dạng các hoạt động, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập; chủ động điều chỉnh, sắp xếp nội dung dạy học và thực hiện dạy học theo chủ đề.

Thứ hai: Đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu giáo dục là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Thứ ba: Nâng cao hiệu quả dạy học dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: kích thích hứng thú học tập, khả năng tìm tòi sáng tạo trong học tập của học sinh; học sinh tự tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động học; giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, nhạy bén hơn khi khi giải toán; giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, phát huy tối đa phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh qua mỗi giờ học.

docx 16 trang Tú Anh 10/12/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học dạng Toán Lớp 4 tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học dạng Toán Lớp 4 tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học dạng Toán Lớp 4 tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 động học; giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, nhạy bén hơn khi khi giải 
toán; giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, phát huy tối 
đa phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh qua mỗi giờ học. 
 III. Đối tượng nghiên cứu
 - Yêu cầu cần đạt về kiến thức - kĩ năng, phẩm chất, năng lực học sinh 
 đối với môn Toán.
 - Các phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.
 - Yêu cầu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Toán 
 hiện nay.
 IV. Phạm vi nghiên cứu
 Phương pháp dạy và học toán lớp 4
 V. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và một số vấn đề liên quan phương pháp dạy 
 học Toán.
 - Tìm hiểu thực trạng dạy học dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
 của hai số đó.
 - Tổng kết kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu 
 quả dạy học dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 VI. Giả thuyết khoa học
 Biện pháp sẽ tác động tích cực đến việc đổi mới phương pháp soạn giảng 
trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó tiếp tục mở rộng nghiên cứu các giải 
pháp mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học các nội dung môn Toán.
 VII. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu tài liệu
 - Điều tra
 - Thực nghiệm kiểm chứng
 VIII. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài Xuất phát từ cuộc sống đổi mới hiện tại, đổi mới của nền kinh tế, xã hội, 
văn hóađòi hỏi con người phải có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, năng động, 
sáng tạo và có khẳ năng giải quyết vấn đề. Đáp ứng các yêu cầu trên, trong 
giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt 
các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục con 
người mới.
 Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng 
đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính 
tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu 
quả". Nhằm hướng tới mục tiêu mới là hình thành và phát triển năng lực học 
sinh. Điều đó cho phép, khuyến khích mỗi giáo viên hoàn toàn linh hoạt trong 
việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học, linh hoạt trong việc điều 
chỉnh nội dung dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
 II. Thực trạng 
 Điều tra thực trạng dạy học dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 
hai số đó, tôi thấy rằng: Một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp 
dạy học theo yêu cầu hiện nay. Trong dạy học, giáo viên thường chỉ lấy sách 
giáo khoa Toán 4, Sách giáo viên toán 4 làm tài liệu chính để hướng dẫn học 
sinh tìm hiều và việc xây dựng cách giải cũng trên cơ sở có sẵn ở SGK và sách 
giáo viên; thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động học tập. Vì vậy, trong dạy 
học còn mắc phải những hạn chế:
 - Thứ nhất: Công thức giải bài toán được giáo viên cung cấp cho học 
sinh, giáo viên chưa tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá và tự chiếm 
lĩnh kiến thức đó, chưa phát huy hết năng lực học sinh trong mỗi giờ học.
 - Thứ hai: Khi hình thành cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và 
hiệu của hai số đó, nhiều giáo viên chưa chú trọng việc làm rõ khái niệm “Tổng 
hai số”, “Hiệu hai số”, chưa chú trọng việc xác định và thống nhất cách gọi tên 
hai đại lượng cần tìm trong bài toán (số lớn và số bé hoặc số thứ nhất và số thứ 
hai). Trong quá trình luyện tập thực hành, học sinh mới chỉ làm quen với các Trong ví dụ này, bài toán không gọi tên hai số cần tìm, vẫn còn học sinh 
viết lời giải là : Số sách mỗi ngăn là:.
 - Thứ ba: Học sinh mới chỉ dừng lại ở việc giải toán trong sách vở, khả 
năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn chưa cao.
 Ví dụ: Với bài toán: Hai sợi dây có tổng số mét là 23 mét. Sợi thứ nhất 
dài hơn sợi dây thứ hai 5 mét. Tính độ dài mỗi sợi dây.
 Vận dụng công thức tính, học sinh dễ dàng giải bài toán.
 Còn với bài toán vận dụng: Bố có sợi dây dài 23 mét. Bố muốn cắt thành 
2 sợi dây phơi, sợi dây phơi thứ nhất dài hơn sợi dây phơi thứ hai 5 mét. Em 
hãy giúp bố đo và cắt sợi dây theo mong muốn.
 Cũng với bản chất là bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số 
đó nhưng chưa chắc học sinh đã biết vận dụng cách giải để tính độ dài sợi dây 
và cắt theo mong muốn.
 Trước tình hình thực tế và yêu cầu đổi mới giáo dục, bản thân tôi đã 
mạnh dạn tìm tòi và áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng dạy học toán nói 
chung và dạy học dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó nói 
riêng. 
 Biện pháp thực hiện.
 Trong sách giáo khoa, dạng Toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số 
đó được học trong thời lượng 3 tiết ( 1 tiết hình thành kiến thức mới và 2 tiết 
luyện tập).
 Từ nội dung ở sách giáo khoa, tôi đã lựa chọn, sắp xếp, điều chỉnh và thực 
hiện dạy học theo chủ đề. Chủ đề học tập này được dự kiến thực hiện trong 3 
tiết, được tổ chức với các hoạt động: Khởi động, khám phá, thực hành, vận 
dụng.
 1. Khởi động kích thích hứng thú, tạo nhu cầu học tập cho học sinh. 
 Đến với chủ đề Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, thay vì 
cho học sinh khởi động bằng trò chơi, múa hát; thay vì vận động chân tay, tôi Với hầu hết các em chưa thực hiện được, tình huống khởi động này sẽ tạo 
cho các em một nhu cầu giải quyết tình huống. Giáo viên sẽ dẫn dắt các em đến 
với hoạt động khám phá, các em sẽ hào hứng hơn khi bước vào hoạt động này.
 Với cách thức khởi động này, tôi thấy rằng:
 - Học sinh rất hứng thú tham gia vào hoạt động.
 - Phát huy tối đa tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, độc lập sáng tạo để giải 
quyết tình huống có vấn đề.
 - Phát hiện được những học sinh có tố chất, có năng lực. 
 - Từ tình huống này, tôi dẫn dắt học sinh đến với hoạt động khám phá 
một cách tự nhiên. Từ nhu cầu giải quyết vấn đề đang gặp, học sinh sẽ hứng thú 
hơn với hoạt động khám phá nhằm giải quyết vấn đề còn vướng mắc, cần giải 
quyết.
 2. Tổ chức cho học sinh tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới 
thông qua hoạt động học.
 Trong sách giáo khoa, cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
của hai số đó được hình thành thông qua cách giải bài toán : Tổng hai số là 70. 
Hiệu hai số là 10. Tìm hai số đó Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Vẽ đoạn thẳng biểu thị số lớn dài hơn đoạn thẳng biểu thị số bé 4 đơn vị, 
viết dấu ngoặc biểu thị tổng hai số là 14. Dánh dấu chấm hỏi vào 2 đoạn thẳng 
biểu thị số lớn và số bé cần tìm.
 ?
 Số lớn:
 4 14
 Sơ bé:
 ?
 Gợi ý cho học sinh nêu cách biến đổi số lớn, số bé để hai số bằng nhau để 
từ đó tìm ra mỗi số.
 Dự kiến học sinh nêu được 3 cách biến đổi:
 + Bớt ở số lớn 4 đơn vị ( Khi đó tổng hai số là 14 - 4 = 10).
 + Thêm vào số bé 4 đơn vị ( Khi đó tổng hai số là 14 + 4 = 10).
 + Chuyển 2 đơn vị từ số lớn sang số bé ( Tổng hai số không thay đổi).
 Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để giải bài toán theo cách biến 
đổi như trên.
 Với các cách biến đổi để 2 số bằng nhau sẽ định hướng được cho học 
sinh có các cách giải bài toán khác nhau.
 Cách 1: Thêm vào số bé 4 đơn vị ta có tổng 2 số lớn là:
 14 + 4 = 18
 Số lớn là:
 18 : 2 = 9
 Số bé là :
 14 – 9 = 5
 Đáp số: Số lớn: 9; Số bé: 5
 Cách 2: Bớt ở số bé 4 đơn vị ta có hai lần số bé là:
 14 - 4 = 10
 Số bé là: - Trong quá trình tìm tòi, khám phá, các em tự đánh giá được mình và 
đánh giá bạn.
 - Trong quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, giáo viên biết được tình 
hình của học sinh về trình độ tư duy, khả năng khai thác mối liên hệ giữa yếu tố 
đã biết với yếu tố phải tìm. 
 - Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì vượt khó 
khăn và một số phẩm chất tốt như: tự tin, đoàn kết, kỉ luật; phát triền một số 
năng lực như giao tiếp, tranh luận, nêu ý kiến,
 3. Thực hành giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số 
đó.
 a. Mở rộng các bài toán.
 - Sau khi hình thành cách giải, cho học sinh thực hành với bài toán Tìm 
hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ở dạng đơn giản trong sách giáo khoa. 
Ở các bài toán đơn giản này, một lần nữa làm rõ thuật ngữ tổng, hiệu, số lớn, số 
bé và cách xác định chúng. Sau bài toán đơn giản, đưa học sinh đến với với các 
bài toán mà các từ ngữ chứa đựng tổng, hiệu ở các dạng khác nhau để học sinh 
nhạy bén khi nhận dạng bài toán.
 Ví dụ 1: Mẹ sinh con khi tròn 26 tuổi. Năm nay tổng số tuổi hai mẹ con 
là 34 tuổi. Em hãy tính tuổi mẹ, tuổi con năm nay.
 Ví dụ 2: Hình chữ nhật có tổng chiều dài và chiều rộng là 54dm. Nếu bớt 
chiều dài 8dm thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính chiều dài, chiều 
rộng hình chữ nhật.
 Ví dụ 3: Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng bằng 154.
 Ví dụ 4: Hùng và Dũng có tất cả 46 viên bi. Nếu Hùng cho Dũng 5 viên 
bi thì số bi của hai bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi.
 b.Thay đổi lời văn để tạo nên các bài toán gắn với thực tiễn, hấp dẫn, 
lí thú với các em. các bài toán thực tế, gắn toán học vào cuộc sống của các em bằng cách cho các 
em được tham gia các hoạt động vận dụng với các tình huống như:
 Ví dụ 1: Phát cho mỗi nhóm một dợi dây, yêu cầu học sinh thực hành cắt 
thành 2 sợi dây phơi có độ dài hơn kém nhau 2 mét. Học sinh sẽ tự đo độ dài sợi 
dây ban đầu và vận dụng kiến thức toán học để tìm ra độ dài của mỗi sợi dây 
phơi để cắt theo yêu cầu.
 Ví dụ 2: Phát cho mỗi nhóm học sinh một số bông hoa, yêu cầu học sinh 
thực hành cắm số bông hoa đó vào lọ to và lọ nhỏ sao cho số bông hoa ở lọ to 
nhiều hơn số bông hoa ở lọ nhỏ là 3 bông.
 Phát huy khả năng vận dụng kiến thức toán vào cuộc sống là một việc 
làm hết sức cần thiết, thông qua việc hoạt động vận dụng, không những giúp 
học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trên lớp, tạo niềm say mê trong học 
tập nghiên cứu mà còn giúp các em vận dụng kiến thức đã học trong sách vở 
vào đời sống thực tiễn, góp phần hình thành phát triển phẩm chất, năng lực con 
người mới: năng động, sáng tạo, cần cù, yêu lao động.
 IV. Kết quả đạt được
 - Áp dụng biện pháp trên vào quá trình giảng dạy, mang lại kết quả:
 + Giờ học trở nên sôi nổi, nhẹ nhàng hơn.
 + Học sinh hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo, tự tin hơn trong việc 
chiếm lĩnh tri thức, khắc phục được sự thụ động trông chờ vào giáo viên như 
khi dạy theo phương pháp thông thường.
 +Học sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng thực hành.
 +Đặc biệt, chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt.
 - Kết quả kiểm tra đánh giá cụ thể như sau:
 + Dạy học theo phương pháp thông thường: C. KẾT LUẬN
 Trong quá trình dạy học tại đơn vị, tôi đã vận dụng các biện pháp trên vào 
việc dạy học môn Toán nói chung và dạy học nội dung Tìm hai số khi biết tổng 
và hiệu của hai số đó nói riêng. Biện pháp được thực hiện đã giải quyết được 
các yêu cầu đặt ra:
 - Đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy 
học: dạy học được tổ chức dưới dạng các hoạt động, phát huy tính tích cực chủ 
động của học sinh trong quá trình học tập; chủ động điều chỉnh, sắp xếp nội 
dung dạy học và thực hiện dạy học theo chủ đề.
 - Đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu giáo dục là hình thành và phát triển 
phẩm chất, năng lực học sinh; bao gồm những năng lực chung và năng lực toán 
học như năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực tính toán, năng lực tư 
duy toán học
 - Nâng cao hiệu quả dạy học dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
của hai số đó: kích thích hứng thú học tập, khả năng tìm tòi sáng tạo trong học 
tập của học sinh; tự tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động học; 
giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, nhạy bén hơn khi khi giải toán; giúp học 
sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. 
 C. KIẾN NGHỊ
 Đối với giáo viên: Giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh học tập trong 
hoạt động và bằng hoạt động. Giúp học sinh tích cực, tự giác, sáng tạo và tự tin 
trong học tập. Để tổ chức dạy học theo chủ đề, dạy học dưới dạng hoạt động
 Đối với các cấp quản lí, cần giành nhiều thời gian tổ chức cho học sinh thảo 
luận, bàn bạc, học hỏi lẫn nhau, đưa ra những kinh nghiệm và hình thức tổ chức 
dạy học có hiệu quả để các đồng chí giáo viên vận dụng thực tế trong giảng dạy.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_da.docx