Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh Lớp 2

Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và học viết. Biết đọc, biết viết cả một thế giới mở ra trước mắt các em với bao điều lý thú. Đó là quê hương, đất nước, người thân, gia đình, bạn bè, vạn vật xung quanh. Nhiều điều mà qua các bài đọc đã góp phần nâng cao nhận thức về tự nhiên, xã hội, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho các em. Từ đó, các em thêm yêu thiên nhiên, yêu gia đình, bạn bè…đồng thời góp phần không nhỏ trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập.

Đọc là một trong bốn kỹ năng cơ bản “nghe, nói, đọc, viết” của chương trình tiểu học. Có đọc tốt các em mới có thể hiểu đề toán nhanh hơn, lời giải rõ ràng hơn. Có đọc tốt thì học sinh viết chính tả mới đúng, làm văn miệng mới trôi chảy, mạch lạc…Phân môn đọc đã làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, góp phần hình thành lòng yêu quý và thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho các em.

Trong khi đó, việc dạy đọc ở trường Tiểu học, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa đọc như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em còn phát âm sai, ngắt nhịp chưa đúng chỗ, hiểu sai nghĩa của từ. Có nhiều từ mặc dù đã được giáo viên chỉnh sửa nhiều lần vẫn cứ sai, thậm chí còn sai lại những chữ đã được sửa rồi. Dù đọc thành tiếng, đọc hiểu hay đọc diễn cảm… các em đều được thầy cô hướng dẫn kĩ càng từng tiếng, từ, từng cách đánh vần, phát âm, dấu thanh… những lỗi thông thường cứ sai đi sai lại mãi như thế thì đến bao giờ các em mới đọc đúng, hiểu đúng các từ, các văn bản của Tiếng Việt? Đối với trẻ lớp 2, các em vừa hết lớp 1 chuyển lên còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ trong quá trình học tập nói chung và môn Đọc nói riêng thì việc dạy đọc cho các em để các em đọc tốt, đọc hay, đọc hiểu càng khó hơn.

Giáo viên hướng dẫn đọc và sửa lỗi phát âm cho các em như thế nào để các em đọc đúng được? Làm thế nào để các em đọc hay và yêu thích môn học này? Làm thế nào để qua môn Đọc bồi dưỡng được cho các em khả năng cảm thụ văn học?

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng Đọc cho học sinh lớp 2?

Tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là góp một phần nhỏ bé của mình đưa ra một số biện pháp khi dạy đọc để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Qua đó nhờ các cấp phụ trách chuyên môn và các bạn đồng nghiệp có thêm ý kiến đóng góp vào nội dung này để việc dạy đọc cho học sinh tiểu học đạt kết quả tốt hơn.

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh lớp 2”.

doc 26 trang Tú Anh 02/12/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh Lớp 2
 STT ĐỀ MỤC TRANG
 1 Mở đầu 1,2
 2 Nội dung 3
 6 Biện pháp giải quyết 7
 7 Biện pháp thứ nhất:Kiểm tra, khảo sát thực trạng của học 7
 sinh và phân loại.
 8 Biện pháp thứ hai: Nghiên cứu bài dạy, soạn giáo án hay 8
 để tạo không khí sôi nổi trong giờ học và tạo sự yêu 
 thích môn học.
 9 Biện pháp thứ ba: Chuẩn bị đồ dùng dạy học giúp học 11
 sinh ghi nhớ được bài tốt hơn.
 10 Biện pháp thứ tư: Luyện đọc bài trước khi lên lớp để có 11
 bài đọc mẫu chuẩn.
 11 Biện pháp thứ năm: Biện pháp sửa ngọng dấu hỏi (?) dấu 12
 ngã (~), sửa ngọng chữ l-n
 12 Biện pháp thứ 6: Hướng dẫn cách nghỉ hơi khi đọc và 13
 cách đọc liền mạch.
 13 Biện pháp thứ bảy: Dạy học theo hướng phát triển năng 16
 lực học sinh
 14 Biện pháp thứ tám: Kết hợp với phụ huynh rèn đọc thêm 16
 ở nhà
 15 Biện pháp thứ chín: : Nâng cao hiệu quả dạy – học đọc 17
 hiểu phân môn Đọc lớp 2.
 17 Kết luận và khuyến nghị 21 2
2. Mục đích nghiên cứu:
 Củng cố kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Qua đó thấy được những 
tồn tại trong giảng dạy để tìm biện pháp giảng dạy hiệu quả nhất. 
 Nâng cao chất lượng phân môn Đọc cho học sinh.
 Đưa ra một số phương pháp giúp học sinh phát âm đúng ;đọc lưu loát trôi 
chảy, đọc diễn cảm, yêu thích môn học.
 Có cơ hội trao đổi học hỏi về đổi mới phương pháp dạy Đọc. 
3. Phạm vi nghiên cứu 
 Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là rất cần thiết 
bởi vì nó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Song đề tài này chỉ thưc hiện 
nghiên cứu trong phạm vi đổi mới phương pháp dạy Đọc cho học sinh lớp 2.
 Nơi thực nghiệm: Tại lớp 2 – Trường TH Ngũ Hiệp
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm những phương pháp dạy học hay và hợp lí, xác định đúng mục tiêu 
dạy học. Biết hướng khai thác nội dung bài một cách hợp lí, khoa học hướng học 
sinh vào bài một cách sáng tạo, phát huy tính tích cực của học sinh.
 Luôn tự học, tự rèn để nâng cao trình độ kiến thức cũng như sự hiểu biết 
để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi kiến thức cho học sinh.
 Đọc các tài liệu về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, tài liệu đổi mới 
dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học, các tạp chí giáo dục Tiểu học,
 Dạy khảo sát ở các lớp khác nhau.
 Quan sát, tìm hiểu, phân tích thái độ hành động của học sinh giáo viên 
tiếp thu ý kiến của cấp trên. 
 Trao đổi với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. 
 4
2. Nội dung chương trình phân môn Đọc ở lớp 2
 + Tập một có 33 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 16 
tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần ôn giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh 
giá cuối học kì. 
 HKI
 Chủ điểm SL Tên bài
 Tôi là học sinh lớp 2
 Ngày hôm qua đâu rồi?
 Niềm vui của Bi và Bống
 Làm việc thật là vui
 EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY 9 Em có xinh không?
 Một giờ học
 Cây xấu hổ
 Chú đỗ con
 Cầu thủ dự bị
 Cô giáo lớp em
 Thời khóa biểu
 Cái trống trường em
 Danh sách học sinh
 ĐI HỌC VUI SAO 8
 Yêu lắm trường ơi!
 Em học vẽ
 Cuốn sách của em
 Khi trang sách mở ra
 Gọi bạn
 Tớ nhớ cậu
 Chữ A và những người bạn
 Nhím nâu kết bạn
 NIỀM VUI TUỔI THƠ 8
 Thả diều
 Tớ là Lê – gô
 Rồng rắn lên mây
 Nặn đồ chơi
 Sự tích hoa tỉ muội
 Em mang về yêu thương
 Mẹ
 Trò chơi của bố
 MÁI ẤM GIA ĐÌNH 8
 Cánh cửa nhớ bà
 Thương ông
 Ánh sáng của yêu thương
 Chơi chong chóng 6
hiểu được thiết kế đa dạng. Ngoài câu hỏi tự luận theo cách truyền thống, còn có 
câu hỏi trắc nghiệm khách quan (áp dụng chủ yếu cho những câu hỏi có thể khó 
nếu HS phải trả lời theo hình thức tự luận) và câu hỏi được thiết kế kèm tranh 
minh hoạ, HS vừa phải hiểu VB vừa phải hiểu nội dung tranh để trả lời. Sau khi 
đọc VB, ngoài hoạt động chính là trả lời câu hỏi, HS còn có thể luyện từ, luyện 
câu và thực hành một số nghi thức lời nói được quy định trong chương trình. 
Đối với VB đọc là thơ thì sau khi đọc VB còn có hoạt động học thuộc lòng một 
hai khổ thơ.
 Trong quá trình giảng dạy cũng như tiếp xúc với các em học sinh, tôi thấy 
được trong quá trình giảng dạy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi
 Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu chỉ đạo xây dựng chuyên đề để Giáo 
viên nắm vững phương pháp, quy trình dạy Đọc theo hướng đổi mới.
 Giáo viên có đầy đủ SGK, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, đặc biệt có 
những bài giảng điện tử, các video dành cho môn Đọc gây hứng thú cho học 
sinh và giáo viên không mất thời gian, kinh phí chuẩn bị.
 Học sinh biết vâng lời cô.
 Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, của quý ban ngành địa 
phương cũng như của các bậc phụ huynh.
 Phòng học, bàn ghế được trang bị đầy đủ. Đồ dùng dạy và học, các 
phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy tương đối đầy đủ.
 Đa số các em đã biết đọc.
 Bản thân tôi cũng đúc rút cho mình được một số kinh nghiệm trong rèn 
luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Đặc biệt trong năm học này, ngay từ những 
ngày đầu nhận lớp tôi rất chú ý đến các đối tượng học sinh và hình thành cho 
các em những kĩ năng cơ bản ban đầu phục vụ cho việc học như kĩ năng nghe, 
nói, đọc, viết, tính toán. Một trong những kĩ năng mà tôi quan tâm nhất là kĩ 
năng đọc.
 Hầu hết giáo viên đã vận dụng được việc tổ chức cho học sinh được luyện 
đọc nhiều, luyện đọc cá nhân, luyện đọc nhóm, tổ Qua hoạt động luyện đọc, 
giáo viên luôn chú ý giúp học sinh nhận xét, sửa lỗi phát âm, đảm bảo tốc độ 
đọc. Trong mỗi tiết học giáo viên luôn lồng ghép các hình thức thi đua, trò chơi, 
nhằm cụ thể hóa, truyền thụ kiến thức nhẹ nhàng đến học sinh, phát triển năng 
lực tư duy của các em.
 Các em đã qua lớp 1 nên nhanh nhẹn hơn trong học tập. 8
 Sau khi nắm rõ thực trạng môn Đọc của lớp như vậy, tôi đã phân giọng 
đọc của các em học sinh thành 5 nhóm:
Nhóm Đầu năm học
Nhóm các em đọc ngọng l/n ; đọc sai dấu 6 em – 13%
Nhóm các em đọc chưa lưu loát 10 em – 22%
Các em đọc đúng tốc độ nhưng ngắt nghỉ chưa hợp lý 11 em – 25%
Nhóm các em đọc đúng, phát âm chuẩn, ngắt nghỉ hơi hợp lí 13 em – 29%
Nhóm các em đọc hay, diễn cảm , có năng khiếu 5 em – 11%
 Với việc phân nhóm như vậy đã giúp giáo viên dễ dàng có những biện pháp 
rèn đọc phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để trong quá trình giảng dạy, khi 
dạy đến phần nào học sinh hay mắc phải thì thường xuyên gọi những học sinh 
đó để uốn nắn và động viên các em tự sửa theo cô đã hướng dẫn.
 VD: Những học sinh hay ngọng “ l” thì khi dạy trong bài có tiếng từ nào có 
chứa âm đó thì giáo viên gọi em đó lên đọc và sửa. Tương tự như vậy với những 
học sinh ngọng “n” hay “ ?” , “ ~” .
3.2. Biện pháp thứ hai: Nghiên cứu bài dạy, soạn giáo án hay để tạo không 
khí sôi nổi trong giờ học và tạo sự yêu thích môn học.
 Để giờ dạy thành công, việc cần thiết nhất đó là soạn giáo án tốt để có giờ 
dạy hay. Làm được điều này tôi đã áp dụng các cách làm sau:
3.2.1. Đọc kỹ tài liệu:
 Để có thể hướng dẫn học sinh hoạt động hiệu quả trong các tiết học, tôi 
nghiên cứu bài dạy một cách cẩn thận như đọc SGK. Sách hướng dẫn, sách thiết 
kế, chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo dục kỹ năng sống và các tài liệu có liên quan 
đến bài dạy để nắm được các yêu cầu trọng tâm của tiết dạy.
 Sau khi dự chuyên đề và thống nhất phương pháp giảng dạy, tôi ghi nhớ, 
nắm chắc quy trình, phương pháp giảng dạy, sau đó xây dựng một giáo án chi 
tiết, hay, có sức hấp dẫn học sinh
 Từ những phút đầu tiên vào bài, tôi đã tạo cho học sinh có điều kiện nhập 
cuộc, để cho học sinh được nói; ví như ông Vũ Khắc Tuân viết: “Giới thiệu bài 
là cho học sinh tự nhập cuộc bài học, tạo nên tiền đề xuất phát, xuất phát hào 
hứng thì diễn biến của bài học sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp”.
 *Khởi động bằng những bài hát quen thuộc:
 VD1: Khi dạy bài “Cánh cửa nhớ bà” ( Sách Tiếng Việt lớp 2 tập I) tôi 
cho học sinh hát bài Cháu yêu bà và hỏi: Bài hát nói đến ai? , Bạn nhỏ trong bài 
hát có tình cảm như thế nào với bà của mình? Học sinh trả lời. Sau đó tôi giới 10
nên sự truyền cảm, sâu lắng. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh cách đọc một 
câu kể, một câu hỏi, một câu khiến, câu tỏ sự ngạc nhiên để các em thấy rằng 
tiếng Việt vừa giàu lại vừa đẹp, giàu trong cấu tạo, hay và đẹp trong cách đọc, 
cách nói. Và môn Đọc đã góp phần không nhỏ làm nổi bật cái hay, cái đẹp của 
Tiếng Việt.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Em có xinh không” tôi đã hướng dẫn cho các em đọc 
theo vai như sau:
 + Ở đoạn 1 có những nhân vật nào? Có những nhân vật là: người dẫn 
chuyện, voi anh, voi em, hươu, dê.
 + Theo em, khi đọc giọng người kể nên đọc như thế nào? (đọc rõ ràng, 
biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng) – Mời 2 em đọc thể hiện.
 + Thế còn vai voi anh đọc như thế nào? (Giọng thể hiện sự quan tâm, 
khen ngợi). Một học sinh thể hiện.
 + Con thể hiện lời của voi em như thế nào? (Giọng thể hiện sự nhí nhảnh, 
đáng yêu, lên giọng ở cuối câu hỏi). Một học sinh thể hiện.
 + Vậy còn lời của hươu và dê (giọng thể hiện sự chê bai). 2 học sinh đọc.
 Nhờ hướng dẫn cụ thể như vậy nên đến phần luyện đọc lại có 9 nhóm học 
sinh (mỗi nhóm 5 em) tự phân vai (người dẫn chuyện, voi anh, voi em, hươu và 
dê) thi đọc truyện rất hào hứng, các em đọc giọng của từng nhân vật thể hiện 
khá tốt, tự nhiên phù hợp. Tiết học nhờ vậy đã rất thành công.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Chuyện bốn mùa” tôi không dừng lại ở việc hướng 
dẫn các em phát hiện giọng đọc của từng nhân vật mà đã kết hợp với việc làm 
đồ dùng như mũ phân biệt các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông, mũ vai Bà Đất 
để trong phần luyện đọc lại có 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 5 em) tự phân vai 
(người dẫn chuyện, các nàng tiên, bà Đất) thi đọc truyện. Các em có thể đội mũ 
và đọc theo vai rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Qua đó, chúng tôi phát hiện thấy ở các 
em trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi đọc theo vai, các em rất thích đọc vai các 
nhân vật là trẻ con, là con vật, các nàng tiênvì các nhân vật đó gần gũi với các 
em trong đời sống hàng ngày.
 Như vậy, khi học sinh đã hứng thú học Đọc, các em sẽ đọc tốt hơn, kết 
quả học tập sẽ cao hơn.
 Tổ chức thi đọc theo nhóm
 Sau khi được luyện đọc, các em rất muốn thể hiện kết quả luyện tập của 
mình. Giáo viên cần tổ chức thi đọc chu đáo không qua loa đại khái.
 Tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm để nhiều học sinh được đọc sau đó 
Giáo viên mời 2 nhóm một lên đọc, nên mời các nhóm có khả năng đọc tương 
đương để tạo ra sự thi đua. Có thể cử một số học sinh làm ban giám khảo rồi 12
 + Với tranh vẽ ở sách giáo khoa, tôi sưu tầm hình ảnh trên kho học liệu/ 
Internet lồng ghép vào bài giảng điện tử trình chiếu lên màn hình để học sinh dễ 
quan sát.
 + Mẫu vật: Sưu tầm các loại vật tươi sống như hoa, quả, các tranh ảnh có 
sẵn trong những quyển sách, quyển lịch hoặc ở trên mạng về rồi in màu (để giải 
nghĩa từ)
 Ví dụ: Khi dạy bài “Chơi chong chóng” tôi đã chuẩn bị những chiếc 
chong chóng đầy màu sắc cho học sinh quan sát và dùng chúng làm phần thưởng 
tặng HS ở phần Thi đọc.
 - Bài “Sự tích cây thì là” để giúp các em hiểu rõ hình ảnh loài cây “dáng 
mảnh khảnh, lá nhỏ xíu” Tôi cũng chuẩn bị cây thì là đem đến cho học sinh 
quan sát.
 Học sinh lớp 2 đã rất thích thú khi quan sát, được tiếp cận với nhiều tranh 
ảnh đẹp, vật thật nên giờ học đã hiệu quả hơn rất nhiều, không bị đơn điệu, 
nhàm chán nữa.
3.4. Biện pháp thứ tư: Luyện đọc bài trước khi lên lớp để có bài đọc mẫu 
chuẩn
 Theo tôi, đây là khâu rất quan trọng: Giáo viên nhất thiết phải thực hiện 
bởi nó quyết định rất lớn đến sự thành công của bài dạy. Giáo viên đọc mẫu 
chính xác, truyền cảm không chỉ đem thông tin đến người nghe mà còn làm cho 
học sinh bị cuốn hút vào nội dung bài học, từ đó có sức thuyết phục lớn. Bởi thế 
giáo viên phải đọc bài dạy nhiều lần trước khi lên lớp.
 Ví dụ: Bài “Thư gửi bố ngoài đảo” cần đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, 
chậm rãi.
 Tôi dựa vào các tài liệu tham khảo, sách giáo viên và vốn hiểu biết của 
mình để ngắt, nghỉ hơi cho đúng. Nếu chỗ nào tôi thấy còn chưa rõ thì đem ra để 
giờ họp chuyên môn trao đổi thống nhất. 
3.5. Biện pháp thứ năm: Biện pháp sửa ngọng dấu hỏi (?) dấu ngã (~), sửa 
ngọng chữ l-n
 Các em khi đọc các tiếng có thanh ngã (~) thường há to miệng hơi từ 
trong họng thoát ra miệng đọc thành “ngá”; “bãi” đọc thành “bái”; “đỗ” đọc 
thành “đố”
 Tôi hướng dẫn sửa cho các em như sau: Tôi đọc mẫu ngã và cho các em 
đó quan sát miệng cô đọc, tay giữ vào phần dưới cằm phần sát cổ để theo dõi, tai 
thì nghe. Các em sẽ phát hiện ra khi đọc “ ngã” thì tay sẽ nhận ra ở vị trí đó có 
sự chuyển động mạnh đẩy xuống còn khi phát âm thành “ngá” thì có sự chuyển 
động không đáng kể. Sau khi các em đã phân biệt được thì hướng dẫn kỹ hơn là 
đọc “ngã” thì hơi bị chặn lại ở trong cuống họng không thoát ra miệng còn đọc 14
 - Gặp dấu ba chấm () thì nghỉ lâu hơn dấu chấm, bằng nghỉ khi gặp dấu 
chấm xuống dòng. 
 + Đưa ra các quy định về ký hiệu: /: ngắt hơi, nghỉ bằng dấu phẩy. 
// nghỉ bằng dấu chấm. – nhấn giọng, _lên giọng.
 Dạy học Đọc cho học sinh tiểu học với các văn bản đọc có câu dài, khó 
đọc là một vấn đề không phải giáo viên nào cũng xử lí tốt. Chúng ta thử xem 
một số ví dụ ngắt, nghỉ khi đọc của học sinh sau đây:
 - “Khủng long cũng có/ khả năng tự vệ tốt/ nhờ vào cái đầu cứng và cái 
quất đuôi/ dũng mãnh.//” (Đọc : Khủng Long – TV2 – tập 2)
 - “ Chúng tớ/ giúp các bạn/ có trí tưởng tượng/ phong phú,/ khả năng sáng 
tạo và tính kiên nhẫn.//” (Đọc: Tớ là Lê – gô – TV2 – tập 1).
 Ta thấy, có nhiều chỗ học sinh ngắt, nghỉ chưa đúng mà thường thì giáo 
viên không chú ý sửa chữa, uốn nắn cho các em. Nguyên nhân là do giáo viên 
chưa làm thật triệt để việc dạy học sinh đọc ngắt, nghỉ ở những vị trí không có 
dấu câu hoặc cũng có khi giáo viên chưa nghiên cứu kỹ để xác định được đúng 
chỗ ngắt, nghỉ. Khi học sinh đọc bài, ta nghe không thấy thoát ý, không thể hiện 
được tình cảm, cảm xúc của bài học có khi sai nghĩa của từ, sai nội dung muốn 
thông báo. Đặc biệt, nếu học sinh đọc đồng thanh thì nghe rất ngang tai.
 Khi đọc các câu văn nên trên, cần sửa lại cách ngắt hơi như sau:
 - “Khủng long cũng có khả năng tự vệ tốt/ nhờ vào cái đầu cứng/ và cái 
quất đuôi dũng mãnh.//”
 - “ Chúng tớ giúp các bạn/ có trí tưởng tượng phong phú,/ khả năng sáng 
tạo/ và tính kiên nhẫn.//”
 Để xác định đúng cách ngắt, nghỉ trong câu dài, khi đọc chúng ta nên 
căn cứ vào những đặc điểm sau:
 - Ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của các câu văn.
 - Diễn biến nội dung cây chuyện (Bài đọc).
 - Đặc điểm, tính cách, thái độ, tình cảm, lời nói nhân vật.
 - Diễn biến tâm lí, cảm xúc khi đọc.
 Như vậy, ngoài việc ngắt, nghỉ ở các dấu câu, còn có các trường hợp 
ngắt, nghỉ như:
 - Ngắt, nghỉ tâm lí.
 - Ngắt, nghỉ theo nghĩa.
 - Ngắt, nghỉ tình huống.
 *Ví dụ: Hãy xem các tình huống Đọc sau đây, khi đọc ta ngắt, nghỉ hơi 
theo tình huống cụ thể của từng bài:
 Danh sách học sinh tổ 2, lớp 2C đăng kí đọc truyện: (TV2, tập 1, trang 
51) – Ngắt nghỉ hơi sau khi đọc hết nội dung của một cột như:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gio_day.doc