Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Phúc Khánh khi học bộ sách Cánh Diều
Trong các kỹ năng cơ bản của môn tiếng việt lớp 1 thì kỹ năng đọc là một trong những kỹ năng quan trọng được ưu tiên hàng đầu của chương trình. Đây cũng là điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi môn tiếng việt lớp 1 được nâng lên 12 tiết/tuần ( buổi 1), tương đương với 420 tiết/năm.
Điều đó đã cho thấy tầm quan trọng của môn tiếng việt ở lớp 1 hiện nay đặc biệt là kỹ năng đọc được ưu tiên hàng đầu, rồi mới đến các kỹ năng khác (viết, nói, nghe). Tiếng việt là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người, là tiền đề học tốt các môn học khác.
Đặc trưng của môn tiếng việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kỹ năng: Đọc – viết - nói - nghe, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
Việc dạy học linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh là nhiệm vụ mà ngành giáo dục đang tích cực triển khai thực hiện. Vì lẽ đó bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải liên tục tìm hiểu các biện pháp dạy học sao cho hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ những thực tế đã nêu trên, tôi đã tìm tòi và thực hiện các cách làm để cải thiện được tình trạng đọc của học sinh lớp mình và đúc rút kinh nghiệm và ghi lại thành "Biện pháp giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1A trường Tiểu học Phúc Khánh khi học bộ sách Cánh Diều”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Phúc Khánh khi học bộ sách Cánh Diều
II. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP 1A TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC KHÁNH KHI HỌC BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Trường Tiểu học Phúc Khánh nơi tôi đang công tác. Việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục tổng thể 2018 đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và đầu tư một cách bài bản, từ việc tuyên truyền về chương trình giáo dục phổ thông mới tới khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, việc lựa chọn giáo viên, tập huấn chương trình đều thực hiện một cách nghiêm túc và kịp thời. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình mới, dạy học tiếng việt ở đơn vị thời gian đầu năm học còn gặp một số khó khăn: Đối với giáo viên còn ảnh hưởng cách làm cũ, lúng túng, chưa thực sự linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch và điều chỉnh nội dung dạy học. Hình thức tổ chức tiết học chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh.. Đối với học sinh, do thời gian nghỉ dịch Covid kéo dài nên các cháu học sinh Mầm Non chuẩn bị bước vào lớp 1còn gặp khó khăn về “ Nhận dạng các chữ cái và cách phát âm đúng, chưa mạnh dạn tự tin, chưa chủ động trong giao tiếp”. Giai đoạn đầu năm tôi nhận thấy kỹ năng đọc của học sinh còn chậm, đọc nhỏ, đọc chưa lưu loát. Một số học sinh phát âm sai do thói quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng (do ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện). Thậm chí còn không đọc được, quan sát của học sinh còn hạn chế, giờ học chưa được sôi nổi, các em còn nhút nhát, khả năng giao tiếp có nhiều khó khăn. Đối Phụ huynh còn lung túng trong hướng dẫn và tương tác giúp đỡ con em tự học ở nhà. Một số phụ huynh còn hoài nghi nội dung sách Tiếng Việt trong bộ sách Cánh Diều. Nhiệm vụ của giáo viên là rèn và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh, không những chỉ đọc thông được văn bản, mà còn phải đọc đúng văn bản. Từ những thực tế nêu trên, tôi đã tìm tòi và thực hiện biện pháp để cải thiện được tình trạng đọc của học sinh và đã đem lại hiệu quả tích cực trong thời gian vừa qua. Tôi xin mạnh dạn đưa ra biện pháp. Đó là: Hình ảnh làm quen với bảng chữ cái Để các em không bị nhàm chán tôi thay đổi các hình thức ôn bảng chữ cái bằng các trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”. Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh lấy học, môn học phải được nhắc nhở, quan tâm khi các em có sự tiến bộ dù là nhỏ thì giáo viên cũng cần động viên khuyến khích các em để việc luyện phát âm chuẩn có hiệu quả. 3.3. Linh hoạt các hình thức luyện đọc trong giờ học tiếng việt để phát triển kỹ năng đọc cho học sinh. Cách thực hiện này sẽ giúp học sinh có hứng thú, không gây nhàm chán. Ở mỗi hình thức đọc sẽ có những mặt tích cực riêng và có sự hỗ trợ lẫn nhau giúp học sinh phát huy được tối đa kỹ năng đọc. Để rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp mình một cách hiệu quả tôi coi trọng và dùng hình thức đọc đồng thanh theo nhiều cấp độ cả lớp, dãy, bàn..và đặc biệt tôi dành nhiều thời gian để luyện đọc cho các em hơn trong một tiết học Tiếng Việt. VD: Khi dạy bài 47: om, op tôi thực hiện các hình thức tổ chức rèn kỹ năng đọc như sau: Đọc đồng thanh cả lớp, đọc thầm, đọc theo dãy, nhóm 4, nhóm đôi, đọc cá nhân và tổ chức thi đọc (thi đọc theo nhóm, theo cặp, cá nhân) Và yêu cầu đọc này sẽ thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào sự tiến bộ của học sinh nếu qua vài tuần đầu các em đã có tiến bộ hơn thì tôi đưa yêu cầu đọc đồng thanh ít đi và yêu cầu về đọc cá nhân sẽ được phát huy trong giờ học. Hình ảnh minh họa các hình thức tổ chức luyện đọc trong giờ tiếng việt – 1A Để phát huy tối đa kỹ năng đọc tôi kết hợp sử dụng các trò chơi học tập khi luyện đọc. Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung, hứng thú của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được, dưới đây là hai trò chơi mà tôi thực hiện thấy rất hiệu quả: + Trò chơi “Hái hoa may mắn” VD: Trong tiết các học, tiết ôn tập tôi thiết kế trò chơi trên violet tạo 1 sdile có bức tranh các loại hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, hoa sen.. đằng sau mỗi bông hoa ấy là các âm, vần, tiếng, từ theo yêu cầu của giáo viên và một phần quà. Học sinh muốn tìm phần quà ấy thì phải chọn một loài hoa và đọc nội dung bông hoa đó để xem bông hoa đó có mang lại phần quà may mắn không? Hình ảnh minh họa trò chơi “Đố bạn” Qua thực hiện cách làm trên tôi thấy học sinh biết thể hiện bản thân khi đọc bài, hoạt động học không bị nhàm chán các em rất tích cực thi đua nhau điều đó đã VD: Khi dạy bài 63: Ôn tập (TV1- Cánh Diều) trong bài tập đọc “Cua, cò và đàn cá” tiết 1 tôi thấy trong bài có sử dụng từ chén với từ này tôi thấy không phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình nên đã chủ động thay thế bằng từ gần gũi dễ hiểu như từ ăn hay đối với những bài tập đọc còn dài so học sinh lớp mình tôi không yêu cầu học sinh đọc cả bài mà đọc một vài câu, đoạn vừa sức với học sinh không gây áp lực cho các em để các em tự do phát triển năng lực của bản thân. ( Học sinh tập nghe mẫu trên sách điện tử) Khi thực hiện cách này đối với lớp của mình tôi thấy giờ học nhẹ nhàng hiệu quả lại rất cao, học sinh phát âm đúng hơn, hiện tượng học sinh đọc sai, ngọng được giảm đi rất nhiều và các em có cơ hội để phát triển khả năng của bản thân,. 3.5. Phồi hợp với phụ huynh hỗ trợ các em tự học ở nhà. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, việc phát huy khả năng tự học của bản thân không chỉ diễn ra trong nhà trường mà cả ở gia đình và xã hội. Để tạo điều kiện cho các em phát huy được năng lực của bản thân thì việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình là vô cùng quan trọng. Hình ảnh phối hợp với phụ huynh trên lớp học zoom và zalo Do thời gian áp dụng chưa nhiều. Song bước đầu góp phần hình thành và phát triển kỹ năng đọc kết quả rất khả quan.Tôi sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp nêu trên vào quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp./. Phúc Khánh, ngày 28 tháng 12 năm 2020 (Người viết) Vũ Thị Nhung
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_phat_trien_ky_nang_doc.docx