Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử trên địa bàn huyện Diễn Châu - Nghệ An
Toàn cầu hoá đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá xuyên quốc gia, khi những văn hoá lệch chuẩn không phù hợp với văn hoá Việt, thậm chí có cả những sản phẩm “độc hại” đang tác động và ảnh hưởng đến người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ sẽ dễ trở nên mất phương hướng nếu không có bản lĩnh, thái độ, trình độ văn hoá cần thiết; có thể tự đánh mất mình nếu không được hưởng thụ dưỡng chất văn hoá tốt đẹp của ông cha để lại. Làm thế nào để giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc nói chung và địa phương nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập là một vấn đề quan trọng và cần phải có định hướng đúng đắn. Nghị quyết 29 - NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học”. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo dục gắn với DSVH địa phương chính là hướng tiếp cận hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay một cách thiết thực nhất.
Từ năm 2013, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch hướng dẫn đưa Di sản vào nội dung dạy học ở phổ thông, từ đó thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hoá các hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo. “Sử dụng di sản văn hoá trong dạy học ở trường THPT, TTGDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hoá, rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh” (Trích hướng dẫn sử dụng dạy học di sản trong trương THPT 2013). Trong “chiến lược phát triển văn hoá đến 2030” Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1909/QĐ-TTQ ngày 12/11/2021 xác định: “…xây dựng và phát triển văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng, các dân tộc,…ở đó giáo dục di sản văn hoá trong nhà trường là thành tố quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá”. Tối ngày 23/11/2022, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc cuộc thi tìm hiểu di sản văn hoá Nghệ An năm 2022 với chủ đề “ Em yêu di sản quê em” nhằm giúp cho các em học sinh và người dân hiểu thêm về lịch sử, vùng đất, con người, di sản văn hoá xứ Nghệ; qua đó góp phần bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước, tự hào, tự tôn dân tộc, tôn trọng và gìn giữ bản sắc văn hoá để rồi ý thức được trách nhiệm trong việc bảo vệ, và phát huy giá trị di sản.
Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bộ và Sở giáo dục đào tạo Nghệ An, việc dạy học gắn với bảo tồn và gìn giữ di sản là một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống giáo dục. Thông qua giáo dục, những chủ trương chính sách, cũng như giá trị nhân văn của tư tưởng được triển khai một cách hệ thống bài bản. Quan trọng hơn là qua giáo dục thế hệ trẻ sẽ được đánh thức tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với các di sản văn hóa quý báu của ông cha. Ở trường THPT, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Diễn Châu - vùng đất Hoan Diễn xưa, trên mỗi mảnh đất, đường làng, xóm nhỏ, mỗi ngôi đền, nghĩa trang; mỗi ngọn núi, khúc sông, bãi biển,… đều in đậm dấu vết lịch sử và văn hoá; nơi nào cũng vang vọng khí thế anh hùng, bất khuất của cha ông. Nơi đây còn lưu giữ được một hồn cốt của Nghệ thuật ca trù - loại hình di sản văn hoá phi vật thể. Là những giáo viên dạy học bộ môn Lịch sử, trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của quê hương, củng cố, bổ sung và làm phong phú, cụ thể hoá những kiến thức lịch sử học sinh đã được học; bên cạnh đó rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu những vấn đề lịch sử địa phương, có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá mà cha ông để lại nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử trên địa bàn huyện Diễn Châu - Nghệ An” để nghiên cứu.
Từ năm 2013, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch hướng dẫn đưa Di sản vào nội dung dạy học ở phổ thông, từ đó thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hoá các hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo. “Sử dụng di sản văn hoá trong dạy học ở trường THPT, TTGDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hoá, rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh” (Trích hướng dẫn sử dụng dạy học di sản trong trương THPT 2013). Trong “chiến lược phát triển văn hoá đến 2030” Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1909/QĐ-TTQ ngày 12/11/2021 xác định: “…xây dựng và phát triển văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng, các dân tộc,…ở đó giáo dục di sản văn hoá trong nhà trường là thành tố quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá”. Tối ngày 23/11/2022, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc cuộc thi tìm hiểu di sản văn hoá Nghệ An năm 2022 với chủ đề “ Em yêu di sản quê em” nhằm giúp cho các em học sinh và người dân hiểu thêm về lịch sử, vùng đất, con người, di sản văn hoá xứ Nghệ; qua đó góp phần bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước, tự hào, tự tôn dân tộc, tôn trọng và gìn giữ bản sắc văn hoá để rồi ý thức được trách nhiệm trong việc bảo vệ, và phát huy giá trị di sản.
Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bộ và Sở giáo dục đào tạo Nghệ An, việc dạy học gắn với bảo tồn và gìn giữ di sản là một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống giáo dục. Thông qua giáo dục, những chủ trương chính sách, cũng như giá trị nhân văn của tư tưởng được triển khai một cách hệ thống bài bản. Quan trọng hơn là qua giáo dục thế hệ trẻ sẽ được đánh thức tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với các di sản văn hóa quý báu của ông cha. Ở trường THPT, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Diễn Châu - vùng đất Hoan Diễn xưa, trên mỗi mảnh đất, đường làng, xóm nhỏ, mỗi ngôi đền, nghĩa trang; mỗi ngọn núi, khúc sông, bãi biển,… đều in đậm dấu vết lịch sử và văn hoá; nơi nào cũng vang vọng khí thế anh hùng, bất khuất của cha ông. Nơi đây còn lưu giữ được một hồn cốt của Nghệ thuật ca trù - loại hình di sản văn hoá phi vật thể. Là những giáo viên dạy học bộ môn Lịch sử, trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của quê hương, củng cố, bổ sung và làm phong phú, cụ thể hoá những kiến thức lịch sử học sinh đã được học; bên cạnh đó rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu những vấn đề lịch sử địa phương, có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá mà cha ông để lại nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử trên địa bàn huyện Diễn Châu - Nghệ An” để nghiên cứu.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử trên địa bàn huyện Diễn Châu - Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử trên địa bàn huyện Diễn Châu - Nghệ An
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 ---------- --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU - NGHỆ AN Lĩnh vực: Lịch sử Nhóm người thực hiện: Phạm Thị Kính - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0375938126 Email: thuykinhpham@gmail.com Nguyễn Thị Vân Hà - Trường THPT Diễn Châu SĐT:0916171974 Email: anhhungminhsh@gmail.com Cao Thị Thảo - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0989264179 Email: thanhthaodc5@gmail.com Năm thực hiện: 2022 - 2023 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 3. Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong dạy học lịch sử THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu- Nghệ An. .............................................. 16 3.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về DSVH địa phương với bài lịch sử nội khoá ..... 16 3.1.1. Sử dụng lễ hội truyền thống ở địa phương với bài dạy nội khoá. ................ 16 3.1.2. Sử dụng hình thức nghệ thuật ca trù ở địa phương với bài dạy nội khoá ..... 18 3.1.3. Sử dụng dân ca ví, giặm để tiến hành bài học lịch sử địa phương trên lớp. . 23 3.1.4. Sử dụng DSVH tại địa phương để tiến hành tiết dạy thực hành trên lớp ..... 26 3.1.5. Sử dụng DSVH ở địa phương để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.........................................................................................................28 3.2. Giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy giá trị DSVH tại địa phương thông qua các hoạt động trải nghiệm. .......................................................................................... 31 3.2.1. Hoạt động lao động công ích ...................................................................... 32 3.2.2. Tham gia cuộc thi/hội thi ............................................................................ 33 3.2.3. Tham quan CLB ca trù ở địa phương Diễn Châu ........................................ 35 3.2.4. Tham quan, dã ngoại tại di tích. .................................................................. 36 3.2.5. Tham gia lễ hội Đền Cuông. ...................................................................... 37 4. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................... 38 4.1. Mục đích và nguyên tắc tiến hành thực nghiệm sư phạm ............................... 38 4.1.1. Mục đích .................................................................................................... 38 4.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm .............................................................. 39 4.2. Nhiệm vụ và phương pháp thực nghiệm ........................................................ 39 4.2.1. Nhiệm vụ .................................................................................................... 39 4.2.2. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 39 4.3. Giáo án thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 40 4.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 40 4.4.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ...................................................................... 40 4.4.2. Khảo sát chất lượng học sinh trước thực nghiệm ........................................ 40 4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm ....................................................................... 41 5. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất .............................. 43 5.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................... 43 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................................ 43 5.2.1. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 43 5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .................................................... 44 5.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 44 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 45 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1. GV Giáo viên 2. HS Học sinh 3. TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên 4. NXB Nhà xuất bản 5. PPDH Phương pháp dạy học 6. SGK Sách giáo khoa 7. THPT Trung học phổ thông 8 DSVH Di sản văn hoá 9 DHLS Dạy học lịch sử 10 LSVN Lịch sử Việt Nam 11 LSDT Lịch sử dân tộc 12 BGH Ban giám hiệu 13 VHPVT Văn hoá phi vật thể 14 CLB Câu lạc bộ 15 UBND Uỷ ban nhân dân 16 TN Thực nghiệm 17 ĐC Đối chứng 18 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 19 TNSP Thực nghiệm sư phạm 20 CNTT Công nghệ thông tin yêu quê hương đất nước, tự hào, tự tôn dân tộc, tôn trọng và gìn giữ bản sắc văn hoá để rồi ý thức được trách nhiệm trong việc bảo vệ, và phát huy giá trị di sản. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bộ và Sở giáo dục đào tạo Nghệ An, việc dạy học gắn với bảo tồn và gìn giữ di sản là một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống giáo dục. Thông qua giáo dục, những chủ trương chính sách, cũng như giá trị nhân văn của tư tưởng được triển khai một cách hệ thống bài bản. Quan trọng hơn là qua giáo dục thế hệ trẻ sẽ được đánh thức tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với các di sản văn hóa quý báu của ông cha. Ở trường THPT, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Diễn Châu - vùng đất Hoan Diễn xưa, trên mỗi mảnh đất, đường làng, xóm nhỏ, mỗi ngôi đền, nghĩa trang; mỗi ngọn núi, khúc sông, bãi biển, đều in đậm dấu vết lịch sử và văn hoá; nơi nào cũng vang vọng khí thế anh hùng, bất khuất của cha ông. Nơi đây còn lưu giữ được một hồn cốt của Nghệ thuật ca trù - loại hình di sản văn hoá phi vật thể. Là những giáo viên dạy học bộ môn Lịch sử, trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của quê hương, củng cố, bổ sung và làm phong phú, cụ thể hoá những kiến thức lịch sử học sinh đã được học; bên cạnh đó rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu những vấn đề lịch sử địa phương, có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá mà cha ông để lại nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử trên địa bàn huyện Diễn Châu - Nghệ An” để nghiên cứu. 2. Tính mới của đề tài Đề tài chưa có tác giả nào đề cập đến trong giảng dạy môn Lịch sử ở nhà trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, nhằm giúp giáo viên hướng đến giải quyết các vấn đề dạy học gắn với bảo tồn các di sản văn hóa ở địa phương. Đề tài được thực hiện có giá trị về lý thuyết và thực tiễn. Góp phần làm phong phú thêm tri thức của học sinh về quê hương, nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. Qua đó, giáo dục các em lòng yêu quý, gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên, dần dần hình thành ý thức và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy giá trị DSVH địa phương. Đề tài cũng hướng đến sự đổi mới trong phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Nâng cao chất lượng giờ học môn Lịch sử. 2 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm về ý thức Theo triết học Mác - Lênin: “ý thức” là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất. Theo tâm lý học: “ý thức” là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Theo từ điển Tiếng Việt: “ý thức” là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ hành động cần phải có (ý thức được việc làm của mình) (Hoàng Phê, 2003). Như vậy, ta có thể hiểu, ý thức bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) là tổng hòa tri thức, tình cảm và ý chí bảo tồn DSVH thông qua các hoạt động của con người, nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của DSVH nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển của DSVH và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tại lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội. 1.2. Khái niệm và phân loại DSVH Luật DSVH của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, do con người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Theo Luật Di sản văn hoá (Ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung 2009, năm 2013). Di sản văn hoá là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) và Luật Di sản văn hoá của Việt Nam ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2013, về cơ bản di sản văn hoá được chia thành hai loại hình: di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia. Theo Luật Di sản văn hoá (Ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung 2009, năm 2013). 4 Một là, nó phải được coi là tinh hoa, là một giá trị đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài với thời gian, là cái giá trị của nhiều thời (tức là có giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ sôi động. 1.4. Khái niệm phát huy giá trị DSVH Từ điển tiếng Việt cắt nghĩa: Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt toả sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm. Phát huy được hiểu là những tác động làm cho cái hay, cái đẹp, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cao đến thấp, từ đơn giản đến phức tạp. Có thể nói phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm một cách có hiệu quả. Giá trị là chỉ tính có ích, có ý nghĩa của từng sự vật, có khả năng thoã mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người. Hệ thống di sản văn hoá chứa đựng các mặt giá trị tiêu biểu sau: Giá trị lịch sử, gắn với những sự kiện hay ký ức lịch sử quan trọng, những nhân vật lịch sử và huyền thoại, những anh hùng văn hoá có tầm ảnh hưởng lớn, có công lao với quá trình hình thành và phát triển của quê hương, đất nước. Giá trị văn hoá, thể hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hoá của cộng đồng, qua đó biểu hiện nét độc đáo về văn hoá. Giá trị khoa học, gắn với những tri thức về tự nhiên và vũ trụ, những kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm sống được tích luỹ trong quá trình hoạt động của con người. Giá trị kinh tế, là phương tiện giao lưu văn hoá, đồng thời là một sản phẩm văn hoá phục vụ du lịch, góp phần thúc đảy kinh tế - xã hội. Phát huy giá trị DSVH là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích là phục vụ cho sử tiến bộ của xã hội, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè năm châu. Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời điểm có khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào văn hoá của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người. Nhưng tất thảy các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di sản, làm tôn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hoá đó. Bảo tồn và phát huy DSVH luôn gắn kết chặt chẽ, biện chứng. Đó là hai lĩnh vực thống nhất, tương trở, chi phối, ảnh hưởng qua lại trong hoạt động giữ gìn tài sản văn hoá. Bảo tồn DSVH thành công, thì mới phát huy được các giá trị của di sản. phát huy cũng là một cách bảo tồn di sản tốt nhất, lưu giữ những giá trị đó trong ý thức cộng đồng xã hội. 6 Thứ ba, đây cũng là những dịp để địa phương quảng bá và giới thiệu giá trị DSVH rộng rãi đến các đối tượng công chúng trong toàn xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, sử dụng DSVH tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT có ý nghĩa cho HS về cả ba mặt: Trước hết về mặt nhận thức. Sử dụng DSVH ở địa phương trong dạy học LSVN sẽ góp phần làm phong phú thêm tri thức của HS về quê hương, nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Việc sử dụng DSVH tại địa phương trong DHLS góp phần cụ thể hóa kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa mà HS cần thu nhận. Từ đó hình thành trong đầu các em những biểu tượng chân thực, giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu sự kiện liên quan đến bài giảng với đầy đủ khía cạnh của nó. Bên cạnh đó, DSVH tại địa phương cũng góp phần tăng thêm tính sinh động của giờ giảng và thái độ của các em đối với những sự kiện, hiện tượng thông qua biểu tượng tạo được trong đầu HS. Ngoài ra, sử dụng DSVH ở địa phương còn góp phần mở rộng kiến thức cho HS. HS không chỉ được học những kiến thức đã có trong chương trình mà còn có những kiến thức mới được khám phá trong quá trình trải nghiệm. Từ đó, giúp cho HS dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, giải thích một cách khoa học hơn về các hiện tượng liên quan đến thế giới xung quanh. Thứ hai về phát triển kỹ năng cho HS. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu DSVH nói riêng nếu được sử dụng hợp lý trong dạy học LSVN góp phần rèn luyện, phát triển kỹ năng cho HS như: tri giác tài liệu, tìm kiếm và xử lý thông tin, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và đặc biệt là phát triển năng lực học tập bộ môn, năng lực thực hành; giúp các em dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống Thứ ba về mặt giáo dục. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu DSVH tại địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc (LSDT) góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, kính yêu quần chúng nhân dân; trân trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc. Trên cơ sở đó, HS được tiếp xúc với những DSVH liên quan đến mảnh đất, con người cụ thể nơi các em đang sống và học tập, qua đó khơi dậy trong trái tim các em lòng kính yêu, khâm phục những người đã sáng tạo ra DSVH, để từ đó nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị của DSVH địa phương, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, sử dụng DSVH tại địa phương trong dạy học LSDT còn là một biện pháp tích cực để thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn với xã hội”, “lý luận gắn với thực tiễn”, là thực hiện lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thắm đượm hơn cuộc đời thực, HS lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh” 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ton_va_p.pdf